Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Bài 1: Khái lược về khởi sự kinh doanh - Ngô Thị Việt Nga

Quan điểm nào dưới đây SAI? Doanh nhân có lòng tự tin thể hiện ở: A.sự bình thản trước biến cố. B.tinh thần lạc quan. C.kiên quyết theo đuổi kế hoạch đã chọn dù nhiều khó khăn. D.thích cái mới lạ. Trả lời: •Đáp án: D. thích cái mới lạ. •Giải thích: Thích mới lạ là biểu hiện của năng khiếu chịu mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro, và người có tính sáng tạo chứ không phải là biểu hiện của lòng tự tin

pdf27 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Bài 1: Khái lược về khởi sự kinh doanh - Ngô Thị Việt Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015102203 KHỞI SỰ KINH DOANH GIảng viên: TS. Ngô Thị Việt Nga TS. Vũ Trọng Nghĩa ThS. Nguyễn Thu Thủy ThS. Nguyễn Thị Phương Lan ThS. Phạm Hương Thảo Bộ môn: Quản trị kinh doanh tổng hợp Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015102203 GIỚI THIỆU HỌC PHẦN I. Mục tiêu học phần: Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Nắm vững các phương thức, yêu cầu và quá trình khởi sự kinh doanh; (2) Biết cách tìm kiếm, hình thành và lựa chọn ý tưởng kinh doanh; (3) Có kỹ năng xây dựng một kế hoạch kinh doanh; (4) Biết được những vấn đề cần lựa chọn khi khởi sự kinh doanh. II. Nội dung nghiên cứu Bài 1: Khái lược về khởi sự kinh doanh. Bài 2: Phương thức khởi sự kinh doanh. Bài 3: Hình thành, đánh giá và lựa chọn ý tưởng kinh doanh. Bài 4: Lập kế hoạch kinh doanh. Bài 5: Các nội dung chủ yếu của kế hoạch kinh doanh. Bài 6: Tài chính với quá trình khởi sự kinh doanh. Bài 7: Tạo lập và triển khai hoạt động kinh doanh. 2 v1.0015102203 BÀI 1 KHÁI LƯỢC VỀ KHỞI SỰ KINH DOANH Giảng viên: ThS. Nguyễn Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 3 v1.0015102203 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Sinh viên đại học khởi nghiệp Minh tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân sau khi đã có bằng đại học thứ nhất về Công nghệ thông tin. Sau khi ra trường với bằng đại học loại giỏi, Minh phải đi kiếm tiền để tự nuôi mình vì bố mẹ ở quê và không thể chu cấp tiền cho Minh nữa. Minh cũng mong muốn mua được nhà ở Hà Nội để định cư lâu dài. 4 1. Hãy đưa ra các phương án nghề nghiệp cho Minh lựa chọn? 2. Đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi phương án nghề nghiệp. 3. Các điều kiện Minh cần có để có thể khởi sự kinh doanh? v1.0015102203 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Hiểu được thế nào là khởi sự kinh doanh. • Phân biệt các loại hình khởi sự kinh doanh khác nhau. • Nắm vững một doanh nhân thành công thì cần có các tố chất như thế nào. • Hiểu được để khởi sự kinh doanh cần chuẩn bị những gì. 5 v1.0015102203 NỘI DUNG 6 Các vấn đề cơ bản về khởi sự kinh doanh Đặc trưng cơ bản của doanh nhân thành đạt Chuẩn bị khởi sự kinh doanh v1.0015102203 1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHỞI SỰ KINH DOANH 7 1.2. Lý do khởi sự kinh doanh 1.1. Khái niệm 1.3. Phân biệt các loại hình khởi sự kinh doanh v1.0015102203 1.1. KHÁI NIỆM Hai cách tiếp cận: • Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp: Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình. • Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới: Khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu. Tuy có sự khác biệt nhưng khởi sự kinh doanh đều đề cập tới việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tạo dựng một công việc kinh doanh mới. 8 v1.0015102203 1.2. LÝ DO KHỞI SỰ KINH DOANH • Trở thành người chủ của chính mình. • Theo đuổi ý tưởng của chính mình. • Theo đuổi lợi ích tài chính. 9 v1.0015102203 1.3. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH 10 Theo tiêu chí nền tảng kiến thức khi khởi sự: •Thứ nhất, khởi sự vì kế sinh nhai:  Cá nhân bị bắt buộc phải khởi sự do yếu tố môi trường, hoàn cảnh.  Người khởi sự thường thiếu kiến thức nghề nghiệp cần thiết.  Sản phẩm/dịch vụ thông thường, đơn giản, đã có trên thị trường mà không có sự cải tiến nào. v1.0015102203 1.3. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH (tiếp theo) 11 Theo tiêu chí nền tảng kiến thức khi khởi sự: •Thứ hai, khởi sự kinh doanh trên cơ sở có kiến thức nghề nghiệp:  Nhằm tìm kiếm, khám phá, khai thác cơ hội để kiếm lợi nhuận.  Chủ doanh nghiệp có kiến thức, coi kinh doanh là một nghề.  Doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh mới đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới. v1.0015102203 1.3. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH (tiếp theo) 12 Theo mục đích khởi sự: • Thứ nhất, khởi sự tạo lập doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận:  Chủ doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp để làm giàu cho bản thân.  Khởi sự kinh doanh thường bắt nguồn từ sự hấp dẫn về tiền bạc.  Phần lớn các doanh nhân khởi sự kinh doanh vì mục đích này. v1.0015102203 1.3. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH (tiếp theo) 13 Theo mục đích khởi sự: • Thứ hai, người khởi sự không vì mục tiêu lợi nhuận:  Mục tiêu khởi sự không vì lợi ích cá nhân mà vì xã hội.  Doanh nghiệp xã hội lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, dùng mục tiêu kinh tế để đạt được mục tiêu xã hội/môi trường.  Những người khởi sự doanh nghiệp xã hội có thể là doanh nhân, nhân viên xã hội, nhà hoạt động từ thiện v1.0015102203 1.3. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH (tiếp theo) 14 Theo phạm vi kinh doanh sau khởi sự: • Thứ nhất, khởi sự kinh doanh ở phạm vi quốc tế: Chủ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khởi sự tạo lập doanh nghiệp đáp ứng cầu của thị trường nước ngoài. • Thứ hai, khởi sự kinh doanh phạm vi thị trường trong nước: Doanh nghiệp mới thành lập thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ tại thị trường trong nước. • Thứ ba, khởi sự kinh doanh phạm vi thị trường cả trong nước và quốc tế. v1.0015102203 1.3. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH (tiếp theo) 15 Theo tính chất của sản phẩm/dịch vụ sẽ kinh doanh: • Thứ nhất, khởi sự kinh doanh với sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới:  Kinh doanh sản xuất và cung cấp loại sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới, chưa hề có trước đó.  Thường chứa đựng tính rủi ro rất cao vì:  Các nhà khoa học thường ít kiến thức kinh doanh.  Cần đầu tư lớn khi khởi sự và gắn với rủi ro không bán được sản phẩm/dịch vụ là rất cao.  Sản phẩm/dịch vụ mới thường xuất hiện ở các cơ quan nghiên cứu, các công ty đã phát triển và còn phải ở các quốc gia có truyền thống sáng tạo. v1.0015102203 1.3. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH (tiếp theo) 16 Theo tính chất của sản phẩm/dịch vụ sẽ kinh doanh: • Thứ hai, khởi sự kinh doanh với sản phẩm/dịch vụ đã có:  Kinh doanh sản phẩm/dịch đã có trên thị trường.  Không cần gắn với người có tính sáng tạo cao mà chỉ cần có trình độ sao chép kết hợp với cải tiến, nâng cao giá trị cho khách hàng.  Không đòi hỏi nguồn kinh phí cho nghiên cứu lớn.  Thị trường đã chấp nhận sản phẩm.  Rủi ro:  Khó thâm nhập thị trường.  Khó phát triển dài hạn. v1.0015102203 1.3. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH (tiếp theo) 17 Theo nguồn gốc người khởi sự: • Thứ nhất, khởi sự bằng cách tạo doanh nghiệp mới độc lập:  Doanh nghiệp mới được tạo dựng bởi một hoặc nhiều cá nhân độc lập, không bị kiểm soát hoặc tài trợ bởi các doanh nghiệp đang hoạt động khác.  Doanh nghiệp thuộc sở hữu của cá nhân các sáng lập viên và các nhà đầu tư. • Thứ hai, khởi sự trong doanh nghiệp (intrapreneurship):  Tạo dựng một doanh nghiệp mới từ việc khai thác các cơ hội phát sinh từ doanh nghiệp hiện đang hoạt động.  Khởi sự doanh nghiệp mới phát sinh do:  Ý tưởng mới được hình thành trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũ.  Do doanh nghiệp cũ không khai thác hiệu quả một nguồn lực nào đó.  Doanh nghiệp mới được hỗ trợ và sở hữu (một phần) bởi các công ty hiện đang hoạt động. v1.0015102203 2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT 18 • Thứ nhất, tự tin. • Thứ hai, có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành để đạt tới kết quả đã dự tính. • Thứ ba, năng khiếu chịu mạo hiểm. v1.0015102203 2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT 19 • Thứ tư, năng khiếu chỉ huy. Để hoàn thành sứ mệnh người lái thuyền, cần có năng lực chỉ huy người khác. • Thứ năm, năng khiếu đặc biệt. Chủ doanh nghiệp cần có các năng khiếu đặc biệt gắn với kinh doanh. • Thứ sáu, biết lo về tương lai, có tầm nhìn dài hạn về tương lai. v1.0015102203 3. CHUẨN BỊ KHỞI SỰ KINH DOANH 3.2. Chuẩn bị các kiến thức cần thiết 3.1. Chuẩn bị các tố chất cần thiết 20 v1.0015102203 3.1. CHUẨN BỊ CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT • Khát vọng (Desire). • Động lực (Drive). • Kỷ luật (Discipline). • Quyết tâm (Determination). 21 v1.0015102203 3.2. CHUẨN BỊ CÁC KIẾN THỨC CẦN THIẾT • Thứ nhất, bạn phải chuẩn bị cho mình các kiến thức kinh doanh cần thiết. • Thứ hai, chuẩn bị các kiến thức quản trị cần thiết. 22 v1.0015102203 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Các phương án nghề nghiệp cho Minh: • Đi làm thuê cho doanh nghiệp công nghệ thông tin hoặc các doanh nghiệp kinh doanh theo nghề đã học. Có thể doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước. • Mở công ty về công nghệ thông tin. 2. Đánh giá: • Phương án 1 an toàn nhưng khó giàu nhanh để mua nhà mất 10 năm. • Phương án 2 rủi ro hơn nhưng là cách thức để làm giàu nhanh. 3. Điều kiện để Minh khởi sự kinh doanh: • Có tư chất doanh nhân; • Có kiến thức: Kiến thức quản trị, kiến thức kinh doanh, kinh nghiệm, kỹ năng 23 v1.0015102203 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Quan điểm nào dưới đây SAI? Doanh nhân có lòng tự tin thể hiện ở: A.sự bình thản trước biến cố. B.tinh thần lạc quan. C.kiên quyết theo đuổi kế hoạch đã chọn dù nhiều khó khăn. D.thích cái mới lạ. Trả lời: •Đáp án: D. thích cái mới lạ. •Giải thích: Thích mới lạ là biểu hiện của năng khiếu chịu mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro, và người có tính sáng tạo chứ không phải là biểu hiện của lòng tự tin. 24 v1.0015102203 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Công việc nào dưới đây là hoạt động khởi sự kinh doanh? A.Đi làm. B.Đi làm thêm ngoài giờ. C.Thừa kế gia tài của bố mẹ. D.Thành lập doanh nghiệp. Trả lời: •Đáp án: D. Thành lập doanh nghiệp. •Giải thích: Khởi sự kinh doanh là tạo lập một công việc kinh doanh mới. 25 v1.0015102203 CÂU HỎI TỰ LUẬN Khẳng định sau là sai hay đúng? Chủ doanh nghiệp thành đạt phải có ngoại hình đẹp. Trả lời: Sai vì chủ doanh nghiệp thành đạt cần có một số tố chất nhất định nhưng không phải ngoại hình đẹp. 26 v1.0015102203 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Khái niệm khởi sự kinh doanh. • Phân biệt các loại hình khởi sự kinh doanh khác nhau theo các tiêu thức phân loại khác nhau. • Tố chất doanh nhân thành đạt: nhiều đặc trưng tuy nhiên có 6 tố chất quan trọng cần lưu ý. • Chuẩn bị trở thành chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị tố chất và chuẩn bị kiến thức cần thiết. 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_khoi_su_kinh_doanh_bai_1_khai_luoc_ve_khoi_su_kinh.pdf
Tài liệu liên quan