Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Bài 5: Các nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh - Nguyễn Thị Phương Lan
Kế hoạch kinh doanh được hiểu là một văn bản trình bày ý tưởng kinh doanh và
cách thức hiện thực hóa ý tưởng đó của người khởi sự kinh doanh.
• Vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh trong các doanh nghiệp được
thể hiện thông qua các mục tiêu cơ bản:
Trình bày về cơ hội kinh doanh tiềm năng mà người tạo lập doanh nghiệp dự tính
khởi sự.
Kế hoạch kinh doanh trình bày các công việc kinh doanh dự tính khởi sự để khai
thác các cơ hội.
Giúp người khởi sự định hình tầm nhìn ban đầu cho doanh nghiệp bằng cách
đưa ra những câu hỏi then chốt và nghiên cứu để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
• Có ba loại kế hoạch kinh doanh, mỗi loại sẽ có quy tắc khác nhau về chiều dài và
mức độ chi tiết
30 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Bài 5: Các nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh - Nguyễn Thị Phương Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015102203
BÀI 5
CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
KẾ HOẠCH KINH DOANH
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015102203
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Lập kế hoạch kinh doanh
Ông Hoàng đang dự định mở một Công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng kinh nghiệm
khi đi du lịch. Dịch vụ cung cấp của công ty nhằm giúp khách hàng cuốn hút cả tâm trí lẫn
tinh thần, đồng thời nâng cao hiểu biết về các nền văn hóa thông qua âm nhạc. Công ty
được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của những người yêu âm nhạc. Cả hai tour du lịch
nội địa và quốc tế có kèm dịch vụ âm nhạc đầy đủ sẽ được giới thiệu cho các cá nhân và
tập thể có nhu cầu trong các thị trường đặc biệt. Sản phẩm của công ty bao gồm du lịch trọn
gói từ các thành phố của việt Nam đến các địa điểm nổi tiếng có nền âm nhạc dân gian đặc
sắc. Khả năng thành công của Công ty là khá cao. Vì xu hướng hiện tại trong du lịch là thám
hiểm. Tuy nhiên thành công chỉ có thể đạt được khi công ty có một kế hoạch tiếp thị hợp lý
và chu đáo. Mùa có nhiều khách du lịch nhất của Công ty thường là từ tháng 5 đến tháng 9
hàng năm, khoảng thời gian còn lại sẽ được dùng cho công việc tiếp thị và chuẩn bị cho
mùa du lịch năm tới. Mục tiêu của công ty là trở thành nhà điều hành các tuyến du lịch kết
hợp âm nhạc tốt nhất ở việt Nam, nhằm cung cấp cho khách hàng các tour du lịch mạo
hiểm nhưng được bảo vệ an toàn và để lại trong lòng khách hàng cảm giác yên bình, thoải
mái sau những ngày làm việc đầy căng thẳng.
2
v1.0015102203
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
3
Bạn hãy giúp công ty lập bản kế hoạch kinh doanh: xác định các nội
dung của từng phần.
v1.0015102203
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được nội dung sau:
• Mô tả chi tiết từng phần nội dung trong bản kế hoạch kinh doanh.
• Ứng dụng được để viết bản kế hoạch cho ý tưởng kinh doanh của mình.
4
v1.0015102203
NỘI DUNG
Trang bìa ngoài
Mục lục
Nội dung chính
Tóm tắt
5
v1.0015102203
1. TRANG BÌA NGOÀI
• Trang bìa ngoài của bản kế hoạch kinh
doanh nhằm mục đích chỉ cho người đọc
thấy họ sắp đọc gì và làm sao để liên lạc
được với người viết.
• Nội dung trang bìa ngoài:
Tên công ty.
Câu khẩu hiệu hoặc logo (nếu có).
Tên người và địa chỉ liên lạc.
Ngày, tháng gửi.
Số điện thoại, fax, địa chỉ email.
Thông điệp cảnh báo.
Số copy của bản kế hoạch.
6
v1.0015102203
Công ty Cổ phần Tam Điệp
Connecting People
Phạm Thị Mai
số 10 ngõ 184 phố Vương Thừa Vũ, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT : 04 5636574
Email: ds@vnn.vn
Ngày 12/ 4/2006
Bản kế hoạch kinh doanh này được gửi đi trên cơ sở bảo mật. Nội dung của bản kế
hoạch này không thể được sao chép, lưu trữ hoặc copy dưới bất kỳ hình thức nào.
Nhận được bản kế hoạch này, người nhận coi như đã đồng ý giữ kín nội dung thông
tin và gửi trả lại nếu có yêu cầu. Không copy, fax, sao chép hoặc phân phát khi chưa
được phép.
3/5 Gửi cho: Văn phòng ADT
7
v1.0015102203
1. TRANG BÌA NGOÀI (tiếp theo)
Lưu ý:
• Người liên lạc (ghi cụ thể tên, địa chỉ liên lạc và số điện thoại).
• Nên ghi rõ những thông điệp ở trang bìa.
• Ghi số thứ tự của bản copy.
• Trình bày trang bìa cần hấp dẫn và bắt mắt.
8
v1.0015102203
2. MỤC LỤC
• Cung cấp cho người đọc cách tìm nhanh và dễ
dàng các phần cụ thể của kế hoạch.
• Giúp người đọc tiếp cận nhanh với các mục,
phần mà họ quan tâm.
• Lưu ý:
Mục lục phải có số trang.
Lựa chọn mức độ chi tiết (khi có nhiều mục,
tiểu mục).
Nên chọn chế độ lập mục lục tự động từ
Microword (Insert/Reference/Index and table)
và lập mục lục sau cùng.
Liệt kê đầy đủ tựa đề các phần lớn cũng như
các phần nhỏ quan trọng khác.
9
v1.0015102203
3. TÓM TẮT
• Là phần được người đọc sẽ xem đầu tiên.
• Nếu không tốt thì có thể là phần cuối cùng họ đọc
về công ty bạn.
• Nội dung:
Mô tả cơ hội kinh doanh.
Ý tưởng kinh doanh xuyên suốt của doanh nghiệp.
Phác hoạ bối cảnh ngành.
Thị trường mục tiêu.
Lợi thế cạnh tranh.
Mô hình kinh doanh và các mục tiêu kinh tế.
Nhóm sáng lập, nguồn huy động vốn và sử
dụng vốn.
10
v1.0015102203
4. NỘI DUNG CHÍNH
4.1. Phân tích bối cảnh
4.2. Mô tả công ty và sản phẩm
4.3. Kế hoạch marketing
4.4. Kế hoạch sản xuất
4.5. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp
4.6. Mô tả bộ máy quản trị và điều hành
4.7. Rủi ro cơ bản và biện pháp đối phó
11
v1.0015102203
4. NỘI DUNG CHÍNH (tiếp theo)
12
4.8. Kế hoạch tài chính
4.9. Phụ lục
v1.0015102203
4.1. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH
Phân tích ngành
• Doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong một ngành kinh doanh “nóng”.
• Khi phân tích có thể sử dụng mô hình 3M: quy mô thị trường (market size), cầu thị
trường (market demand), phân tích lợi nhuận biên (margin analysis).
• Lưu ý khái niệm “ngành” – Bao gồm toàn bộ các chủ thể kinh doanh liên quan tới sản
phẩm/ nhóm sản phẩm được đề cập trong kế hoạch kinh doanh.
Sản phẩm: Khi sản phẩm có tính đồng nhất cao (ô tô, máy bay, giấy).
Nhóm sản phẩm: Khi sản phẩm rất đa dạng, nhiều kiểu dáng, kích cỡ (ấm chén,
bút viết, thực phẩm,).
• Một vài lời khuyên:
Cố gắng thuyết minh cơ hội kinh doanh một cách ấn tượng.
Kết hợp phân tích định lượng với phân tích, đánh giá định tính.
Trả lời “câu hỏi tại sao” làm cho mọi miêu tả trở nên thuyết phục hơn.
Sử dụng số liệu từ nhiều nguồn để đối chiếu.
Đừng sợ khi đưa những thông tin tiêu cực về ngành của bạn
13
v1.0015102203
4.1. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH
14
Phân tích khách hàng
• Khách hàng của doanh nghiệp bạn là ai? Cá nhân hay tổ chức? Đặc điểm của họ?
• Tại sao họ mua hàng? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình mua hàng?
• Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng trong hiện tại?
• Xu hướng biến động nhu cầu của khách hàng trong tương lai.
• Phân tích đối thủ cạnh tranh.
• Ai là những đối thủ cạnh tranh chính trên đoạn thị trường được lựa chọn?
• Chúng hoạt động trên đoạn thị trường này được bao lâu?
• Quy mô của các đối thủ (doanh số bán và các nguồn lực).
• Tình trạng hoạt động?
• Tỷ phần thị trường của mỗi đối thủ chiếm bao nhiêu?
• Ai là đối thủ mạnh nhất? Tại sao?
v1.0015102203
4.2. MÔ TẢ CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM
• Mô tả Công ty:
Công ty bạn thuộc loại kinh doanh nào?
Công ty bạn được thành lập khi nào?
Cơ cấu pháp lý của doanh nghiệp bạn là gì?
Những người đứng đầu công ty là ai và họ
có kinh nghiệm phù hợp nào?
Bạn sẽ hướng đến thị trường nào?
Hệ thống hỗ trợ nào sẽ được tận dụng?
15
v1.0015102203
4.2. MÔ TẢ CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM (tiếp theo)
16
• Mô tả sản phẩm:
Sản phẩm của bạn có những đặc tính gì?
Sản phẩm sẽ đem đến cho khách hàng những
giá trị gia tăng nào?
Nhu cầu chưa được đáp ứng nào của khách
hàng sẽ được thoả mãn bởi sản phẩm mà bạn
cung cấp?
Doanh nghiệp có chính sách bảo hành hay
không? Cách thức như thế nào?
Sản phẩm sẽ được nâng cấp như thế nào?
Thời gian sẽ tiến hành nâng cấp?
v1.0015102203
4.3. KẾ HOẠCH MARKETING
• Đánh giá thị trường:
Xác định thị trường mục tiêu.
Xác định nhu cầu của khách hàng hoặc xác định lợi ích mang lại cho khách hàng
khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
• Kế hoạch xúc tiến hỗn hợp:
Xúc tiến hỗn hợp là tất cả các hoạt động nhằm truyền bá những thông tin về sản
phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua:
Hoạt động quảng cáo, khuyến mại;
Bán hàng trực tiếp;
Thiết lập mối quan hệ với công chúng.
Cần làm rõ:
Phương tiện quảng cáo doanh nghiệp sẽ sử dụng;
Mô tả các chương trình quảng bá sản phẩm.
17
v1.0015102203
4.3. KẾ HOẠCH MARKETING (tiếp theo)
18
• Kế hoạch giá:
Xác định phương thức định giá
Xác định mục tiêu định giá
Xác định lượng cầu trên thị trường mục tiêu.
Phân tích giá của đối thủ cạnh tranh và khả năng dao động giá của họ.
Lựa chọn các mô hình định giá
Xác định mức giá cuối cùng và mức dao động giá mà doanh nghiệp có thể chấp
nhận được.
• Kế hoạch phân phối:
Thị trường và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ.
Đặc điểm của các trung gian phân phối.
Đặc điểm kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh.
Đặc điểm của công ty.
Đặc điểm môi trường chung mà công ty đang hoạt động.
v1.0015102203
4.3. KẾ HOẠCH MARKETING (tiếp theo)
• Kế hoạch ngân quĩ marketing:
Xác định ngân quĩ cho hoạt động marketing theo tỷ lệ % trên doanh số bán.
Phương pháp cân bằng cạnh tranh.
Phương pháp dựa vào mục tiêu kinh doanh và tình trạng thị trường.
Phương pháp theo khả năng.
• Dự tính doanh thu
TR = ∑PDKi × Qi
Với TR bằng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.
PDKi là giá bán dự kiến loại sản phẩm thứ i.
Qi là sản lượng loại sản phẩm thứ i có thể bán trong một thời kỳ.
19
v1.0015102203
4.4. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
• Mô tả sản phẩm và số lượng.
• Phương pháp sản xuất.
• Máy móc thiết bị và nhà xưởng.
• Nguyên vật liệu và các nguồn lực khác.
• Dự báo chi phí hoạt động.
• So sánh doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh (chi phí,
sản phẩm, chất lượng).
• Một số sai sót thường gặp trong lập kế hoạch sản xuất:
Xác định không đúng và đầy đủ các loại chi phí
phát sinh trong quá trình sản xuất.
Bố trí mặt bằng nhà máy không hợp lý.
Không có kế hoạch đảm bảo nhu cầu vật tư, kế
hoạch dự trữ.
Sử dụng các phương án huy động nguồn lực không
phù hợp nên không đáp ứng nhu cầu hoặc không
tiết kiệm chi phí
20
v1.0015102203
4.5. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
• Đưa ra các điểm mốc chính.
• Được kiểm soát trong quá trình phát triển.
• Một vài lời khuyên:
Nên viết tên người cụ thể gắn với những công việc phải làm, người chịu trách
nhiệm chính đảm bảo các điểm mốc quan trọng đó sẽ đạt được.
Đối với những sản phẩm đang trong quá trình phát triển, bạn cần tích cực để có
được kết quả đúng như trong thời hạn.
21
v1.0015102203
4.6. MÔ TẢ BỘ MÁY QUẢN TRỊ VÀ ĐIỀU HÀNH
• Vai trò và mô tả cá nhân của mỗi thành viên nhóm điều hành:
Sơ yếu lý lịch tóm tắt đội ngũ quản lý chủ chốt.
Sơ đồ tổ chức (hiện này và tương lai).
Bảng bố trí nhân lực.
Ban tư vấn.
Ban giám đốc.
Sơ đồ tổ chức.
• Ban cố vấn, hội đồng quản trị, các đối tác chiến lược và các đối tác bên ngoài:
Chọn ban cố vấn tốt.
Đưa ra danh sách các đối tác.
• Vấn đề thù lao và quyền sở hữu:
Vai trò và chế độ đãi ngộ.
Phần vốn sở hữu các thành viên chính của nhóm điều hành.
Mức thù lao sẽ nhận được khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.
22
v1.0015102203
4.7. RỦI RO CƠ BẢN VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ
• Đối thủ cạnh tranh hạ giá.
• Một khách hàng chủ chốt cắt hợp đồng.
• Tăng trưởng của ngành giảm.
• Chi phí sản xuất và thiết kế cao hơn mức dự đoán.
• Kế hoạch doanh thu của bạn không thực hiện được.
• Một kế hoạch quảng cáo quan trọng thất bại.
• Một nhà thầu phụ không thể giao hàng đúng thời hạn.
• Các đối thủ cạnh tranh vượt trội bằng việc tung ra sản phẩm, dịch vụ mới tốt hơn.
• Ý kiến công chúng đối với sản phẩm và dịch vụ của bạn thay đổi.
• Bạn không thể thuê lao động có tay nghề.
•
23
v1.0015102203
4.8. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
• Chỉ ra nhu cầu cụ thể về lượng vốn và cơ cấu vốn cần thiết để tiến hành hoạt động
đầu tư.
• Phản ánh tiềm lực tài chính của doanh nghiệp để có thể tiến hành các hoạt động đầu tư.
• Lập các báo cáo tài chính dự kiến của dự án đầu tư.
• Tính toán các chỉ tiêu tài chính của hoạt động đầu tư để quyết định lựa chọn hay bác
bỏ dự án kinh doanh.
• Phân tích điểm hoà vốn của hoạt động đầu tư.
• Tính toán và xây dựng các phương án thu – chi, đảm bảo cân đối luồng tiền mặt
nhằm đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Phân tích hiệu quả tài chính (hiệu quả tổng hợp) của sản xuất kinh doanh phục vụ
quá trình ra quyết định và lựa chọn phương án hoạt động của doanh nghiệp.
24
v1.0015102203
CÁC THÀNH PHẦN CỦA KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Kế hoạch
• Markeing
• Sản xuất
• Nhân sự
Nhu cầu tài
trợ/kế hoạch
vay vốn
Tình hình
tài chính
Báo cáo
thu chi
Bảng cân đối
tài sản
Báo cáo dòng
tiền mặt
Phân tích
hòa vốn
Phân tích
khả thi
25
v1.0015102203
4.9. PHỤ LỤC
• Bản sơ yếu lý lịch.
• Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.
• Hợp đồng thuê địa điểm.
• Hợp đồng thuê thiết bị.
•
26
v1.0015102203
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Dựa vào các nội dung đã học để viết bản kế hoạch kinh doanh cho dự án mở công ty du lịch.
27
v1.0015102203
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Trang bìa ngoài bản kế hoạch kinh doanh gồm:
A. tên công ty, tên và địa chỉ người liên lạc.
B. tên công ty, tên và địa chỉ người liên lạc, tên người nhận và số copy.
C. tên người nhận, tên người gửi và số copy.
D. tên công ty.
Trả lời:
• Đáp án: B. tên công ty, tên và địa chỉ người liên lạc, tên người nhận và số copy.
• Giải thích: Nội dung của trang bìa ngoài bao gồm: Tên công ty; tên và địa chỉ người
liên lạc, tên người nhận và số copy.
28
v1.0015102203
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Một trong những nội dung của kế hoạch sản xuất là
A. luận giải về chủng loại, số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất.
B. thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
C. phát triển sản xuất trong quá khứ.
D. nguồn lực đầu vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Trả lời:
• Đáp án: A. luận giải về chủng loại, số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất.
• Giải thích: Nội dung của kế hoạch sản xuất bao gồm: Mô tả sản phẩm và số lượng;
Phương pháp sản xuất; Máy móc thiết bị và nhà xưởng; Nguyên vật liệu và các
nguồn lực khác để từ đó dự báo chi phí sản xuất.
29
v1.0015102203
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Kế hoạch kinh doanh được hiểu là một văn bản trình bày ý tưởng kinh doanh và
cách thức hiện thực hóa ý tưởng đó của người khởi sự kinh doanh.
• Vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh trong các doanh nghiệp được
thể hiện thông qua các mục tiêu cơ bản:
Trình bày về cơ hội kinh doanh tiềm năng mà người tạo lập doanh nghiệp dự tính
khởi sự.
Kế hoạch kinh doanh trình bày các công việc kinh doanh dự tính khởi sự để khai
thác các cơ hội.
Giúp người khởi sự định hình tầm nhìn ban đầu cho doanh nghiệp bằng cách
đưa ra những câu hỏi then chốt và nghiên cứu để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
• Có ba loại kế hoạch kinh doanh, mỗi loại sẽ có quy tắc khác nhau về chiều dài và
mức độ chi tiết.
(GIỐNG TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 4)
30
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_khoi_su_kinh_doanh_bai_5_cac_noi_dung_co_ban_cua_k.pdf