Bài giảng Kinh tế chia sẻ trong hội nhập của Việt Nam

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT BƢỚC ĐẦU • Nâng cao nhận thức về kinh tế chia sẻ, cần chú ý đến khải niệm kinh tế chia sẻ, kinh tế kết nối, kinh tế internet, kinh tế hạ tầng, kinh tế ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin .Do đó, cần mở rộng phạm vi kinh tế chia sẻ • Kinh tế chia sẻ đang có xu hướng lan rộng: chính phủ số, doanh nghiệp số, khách hàng số, công cụ số, chữ ký số cho nên thể chế cần có tính đón đầu • Hoàn thiện hệ thống luật pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế chia sẻ và thu lợi ích từ sự sáng tạo giá trị (nhất là luật cạnh tranh) • Xây dựng và nhanh chóng áp dụng Đề án về kinh tế chia sẻ để tận dụng kịp thời cơ hội tiến tới xây dựng hệ sinh thái kinh tế chia sẻ • Phát triển kinh tế chia sẻ mang đặc thù Việt Nam dựa trên sở hữu toàn dân là nền tảng chung và hạ tầng công nghệ thông tin đang được liên tục hoàn thiện • Phát huy tính chủ động, sáng tạo chủ thể, thay thế giao dịch truyền thống bằng giao dịch điện tử và khai thác các ứng dụng mới

pdf13 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế chia sẻ trong hội nhập của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ CHIA SẺ TRONG HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thƣờng Lạng Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân Email: langnguyen3300@gmail.com ĐT: 0983478486 Bài trình bày tại hội thảo khoa học “Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về mô hình kinh tế chia sẻ theo hƣớng tăng trƣởng xanh và tiêu dùng bền vững ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ƣơng tổ chức ngày 13/11/2018 Page 2 CUNG ỨNG DỊCH VỤ: KINH TẾ CHIA SẺ ĐẶC TRƢNG KINH TẾ CHIA SẺ • Phương thức tổ chức giao dịch kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ thông tin • Các vấn đề cơ bản là chia sẻ cái gì? Chia sẻ như thế nào? và chia sẻ cho ai? • Tạo ra lợi thế kinh tế mới- lợi thế đạt được nhờ chia sẻ (economies of sharing) QUAN NIỆM KINH TẾ CHIA SẺ (tiếp) • Kinh tế chia sẻ (sharing hoặc shared, share economy) là một hệ thống kinh tế trong đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ giữa các cá nhân tư nhân miễn phí hoặc không thông qua mạng internet. (Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary, 2015)) • Theo cách định nghĩa, kinh tế chia sẻ là: • - Một hệ thống kinh tế có các tác nhân là cá nhân tư nhân, tài sản và dịch vụ • - Các tài sản và dịch vụ được chia sẻ miễn phí hoặc không giữa các tác nhân • - Phương tiện thực hiện sự chia sẻ là mạng internet QUAN NIỆM VỀ KINH TẾ CHIA SẺ (tiếp) • Kinh tế chia sẻ là mô hình kinh doanh (PWC, E*S*R*C, 2017) để thu lợi nhuận từ sự thuận lợi sẵn có của đầu vào mà các chủ thể có thể sử dụng lẫn nhau. Kinh tế chia sẻ có thể tiếp cận từ góc độ kinh doanh để thu lợi nhuận như là một quy luật phát triển tự thân, lấy lợi nhuận để sáng tạo lợi nhuận. • - Kinh tế chia sẻ là mô hình kinh doanh thu lợi nhuận • - Lấy chia sẻ nguồn lực để tạo giá trị mới nghĩa là tổng nguồn lực không đổi nhưng giá trị tăng lên cao hơn so với trước. • - Sáng tạo các kiểu tổ chức kinh doanh mới chưa được áp dụng trước đây và tạo kết quả là lợi nhuận • - Hình thành hướng phát triển mới như là căn cứ để tiến hành các đầu tư hoặc phát triển các mạng lưới kết nối. QUAN NIỆM VỀ KINH TẾ CHIA SẺ (tiếp) • Kinh tế chia sẻ là một hệ sinh thái kinh tế- xã hội được xây dựng nhằm chia sẻ các nguồn lực vật chất và con người trong thiết kế, sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân và tổ chức khác nhau (Nasscom, 2015). • Kinh tế chia sẻ là mô hình tổ chức kinh tế của tương lai nhân loại (R. Gururaj (2015), N. Yaraghi & S. Ravi (2017)). QUAN NIỆM KINH TẾ CHIA SẺ (tiếp) • Kinh tế chia sẻ là một phương thức tổ chức các giao dịch kinh tế nhằm sáng tạo giá trị dựa trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin phát triển cao và thống nhất toàn cầu, các tác nhân kết nối trực tiếp không làm phát sinh chi phí giao dịch hoặc chi phí giao dịch thấp hơn đáng kể so với bình thường nhưng tốc độ giao dịch tối đa (Nguyễn Thường Lạng, 2018). YẾU TỐ THÚC ĐẨY KINH TẾ CHIA SẺ • - Tính linh hoạt cao, thích nghi nhanh với cơ hội xuất hiện và thay đổi trong thời gian ngắn, đòi hỏi chủ thể sáng tạo lớn và năng động của • - Tiện lợi và dễ áp dụng, chi phí ít hơn nhất là chi phí giao dịch bị loại trừ và giá trị thu được lớn hơn. • - Rào cản thâm nhập thấp, khả năng tiếp cận nhanh chóng với cơ hội rất cao • - Quy định tối giản, thủ tục đơn giản và các loại chi phí không chính thức bị loại trừ. KINH TẾ CHIA SẺ NẰM GIỮA HAI TRẠNG THÁI KINH TẾ ĐẦU CẦU * Nguồn: Nguyễn Thường Lạng (2018) PHÂN BIỆT KINH TẾ CHIA SẺ VỚI KINH TẾ KHÁC • Kinh tế thật: kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức gắn với nguồn lực sử dụng • Kinh tế bao trùm: Phân phối các thành quả kinh tế để không ai bị bỏ rơi hay bị gạt ra khỏi guồng máy kinh tế • Kinh tế tuần hoàn: Tái sử dụng các sản phẩm và nguồn lực đã qua sử dụng • Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Mô hình tổng quát mang bản chất kinh tế - chính trị, nhằm xây dựng một hình thái kinh tế xã hội- chủ nghĩa theo học thuyết Mác- Lênin ở Việt Nam • Kinh tế chia sẻ là kinh tế tích hợp công nghệ kỹ thuật số toàn cầu, kinh tế của sự tiên lợi cao nhất! SỰ TIẾP NHẬN VIỆT NAM • Sở hữu toàn dân- nền tảng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Hiến pháp 2013) tạo cơ sở kinh tế của sự chia sẻ • Hạ tầng thông tin- nền tảng công nghệ để phát triển các chức năng, hình thành phiên bản kinh tế mới • Các hình thức kinh tế chia sẻ xuất hiện và phát triển ở Việt Nam: Uber, Grab, chia sẻ kỳ nghỉ, chia sẻ dữ liệu về bệnh nhân của các bệnh viên, sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin thư viện điện tử thống nhất của các trường đại học • Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, và, kinh tế chia sẻ góp phần sử dụng hiệu quả các nguồn lực này, cho nên cần tiếp nhận chủ động mô hình kinh tế chia sẻ. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT BƢỚC ĐẦU • Nâng cao nhận thức về kinh tế chia sẻ, cần chú ý đến khải niệm kinh tế chia sẻ, kinh tế kết nối, kinh tế internet, kinh tế hạ tầng, kinh tế ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin.Do đó, cần mở rộng phạm vi kinh tế chia sẻ • Kinh tế chia sẻ đang có xu hướng lan rộng: chính phủ số, doanh nghiệp số, khách hàng số, công cụ số, chữ ký sốcho nên thể chế cần có tính đón đầu • Hoàn thiện hệ thống luật pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế chia sẻ và thu lợi ích từ sự sáng tạo giá trị (nhất là luật cạnh tranh) • Xây dựng và nhanh chóng áp dụng Đề án về kinh tế chia sẻ để tận dụng kịp thời cơ hội tiến tới xây dựng hệ sinh thái kinh tế chia sẻ • Phát triển kinh tế chia sẻ mang đặc thù Việt Nam dựa trên sở hữu toàn dân là nền tảng chung và hạ tầng công nghệ thông tin đang được liên tục hoàn thiện • Phát huy tính chủ động, sáng tạo chủ thể, thay thế giao dịch truyền thống bằng giao dịch điện tử và khai thác các ứng dụng mới CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA QUÝ VỊ!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_chia_se_trong_hoi_nhap_cua_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan