Bài giảng Kinh tế phát triển - Bài 4: Lao động với phát triển kinh tế - Vũ Thị Phương Thảo
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
• Tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào số lượng
mà còn phụ thuộc vào chất lượng lao động. Để nâng
cao chất lượng lao động, các nước đang phát triển cần
thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
• Chiến lược này gồm 4 nội dung cơ bản sau:
Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ
công chức Nhà nước;
Bồi dưỡng đội ngũ các nhà doanh nghiệp;
Phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí;
Cải thiện điều kiện y tế, dinh dưỡng và môi trường.
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố khác vì lao động có vai trò
hai mặt:
Là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các
hoạt động kinh tế;
Là bộ phận của dân số.
• Dưới góc độ kinh tế học: Lực lượng lao động phản ánh số lượng lao
động mà các hộ gia đình sẵn sàng đem trao đổi trên thị trường.
• Đặc trưng cơ bản của thị trường lao động ở các nước đang phát triển
là đại bộ phận người lao động làm việc trong khu vực nông thôn, số
người “tự tạo việc làm” chiếm đa số và thị trường lao động bị
phân mảng.
• Thị trường lao động khu vực thành thị chính thức, khu vực thành thị
không chính thức và khu vực nông thôn có điểm khác biệt cơ bản về
tính chất công việc, về quan hệ giữa lao động và việc làm, về trình độ
của người lao động.
25 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế phát triển - Bài 4: Lao động với phát triển kinh tế - Vũ Thị Phương Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0012109218
1
BÀI 4
LAO ĐỘNG
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
ThS. Vũ Thị Phương Thảo
v1.0012109218
2
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Lao động – nguồn nội lực quan trọng của Việt Nam
• Trong ba yếu tố đầu vào tác động tới tăng trưởng kinh tế (vốn, lao động, nhân tố
năng suất tổng hợp) thì lao động là yếu tố Việt Nam có nhiều tiềm năng, là nội lực
và là chủ thể để sử dụng có hiệu quả hai yếu tố còn lại.
• Việt Nam hiện là nước có dân số đông (dân số trung bình năm 2007 lên tới gần
85,5 triệu người) – đông thứ 4 khu vực Đông Nam Á.
• Tốc độ tăng dân số mặc dầu đã giảm xuống những năm gần đây nhưng vẫn cao,
hàng năm vẫn còn tăng trên 1 triệu người
Theo anh chị lao động có vai trò quan trọng như thế nào đối với quá trình tăng
trưởng và phát triển của Việt Nam?
v1.0012109218
3
MỤC TIÊU
Nắm được đặc điểm, vai trò của lao động đến phát triển kinh tế
Hiểu được các yếu tố tác động đến cung và cầu của lao động
Hiểu được sự phân chia thị trường lao động ở các nước đang phát triển
Nắm và vận dụng được chiến lược phát triển nguồn nhân lực
v1.0012109218
4
NỘI DUNG
Lao động và vai trò của lao động trong tăng trưởng và
phát triển kinh tế
Các yếu tố tác động đến cung cầu lao động
Phân chia thị trường lao động ở các nước đang phát triển
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
2
1
3
4
v1.0012109218
5
1. LAO ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG TRONG TĂNG TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Nguồn lao động và lực lượng lao động
1.2. Vai trò của lao động ở các nước đang phát triển
v1.0012109218
6
1.1. NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
1.1.1. Nguồn lao động
1.1.2. Lực lượng lao động
v1.0012109218
7
1.1.1. NGUỒN LAO ĐỘNG
• Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi
lao động theo quy định của pháp luật có khả
năng lao động và những người ngoài độ tuổi
lao động đang làm việc trong các ngành nghề
kinh tế quốc dân.
• Ở Việt Nam độ tuổi lao động theo quy định của
Luật lao động (1994): Nam từ 15-60 tuổi, nữ
15-55 tuổi.
• Nguồn lao động luôn được xem xét trên 2 mặt
biểu hiện: mặt số lượng và chất lượng.
v1.0012109218
8
1.1.2. LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
Lực lượng lao động theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) là bộ phận
dân số trong độ tuổi lao động quy định theo thực tế đang có việc làm và những người
thất nghiệp.
v1.0012109218
9
1.2. VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố
khác bởi lao động có vai trò 2 mặt:
• Lao động là nguồn lực sản xuất chính và
không thể thiếu được trong các hoạt động
kinh tế: Lao động là yếu tố đầu vào, nó ảnh
hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng
các yếu tố sản xuất khác.
• Lao động là một bộ phận của dân số: Lao
động là người được hưởng thụ lợi ích của
quá trình phát triển.
v1.0012109218
10
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CUNG CẦU LAO ĐỘNG
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động
2.3. Thất nghiệp ở các nước đang phát triển
v1.0012109218
11
2.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG LAO ĐỘNG
2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động về số lượng
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động về chất lượng
v1.0012109218
12
2.1.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG LAO ĐỘNG VỀ SỐ LƯỢNG
Dân số: Là cơ sở hình thành nên lực lượng
lao động. Sự biến động của dân số là kết
quả của quá trình nhân khẩu học và có tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô,
cơ cấu cũng như sự phân bố theo không
gian của dân số trong độ tuổi lao động.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Có thể
khác nhau giữa các nhóm tuổi, giữa nam và
nữ. Yếu tố tác động đến tỷ lệ tham gia lao
động là yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa.
• Dưới góc độ kinh tế học, lực lượng lao động phản ánh số lượng lao
động mà các hộ gia đình sẵn sàng đem trao đổi trên thị trường.
• Trong nền kinh tế, số lượng lao động phụ thuộc vào các yếu tố sau:
v1.0012109218
13
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC
Theo anh chị số lượng lao động phụ thuộc vào những yếu tố nào?
v1.0012109218
14
2.1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG LAO ĐỘNG VỀ
CHẤT LƯỢNG
• Chất lượng lao động là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chất lượng, đến sự chuyển
đổi cơ cấu việc làm theo trình độ kỹ thuật.
• Chất lượng lao động được đánh giá qua: Trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ năng
lao động của lao động cũng như sức khỏe của họ.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động về
chất lượng:
Giáo dục: Tăng tích lũy tri thức cho con
người, tạo ra lực lượng có trình độ, kỹ năng;
cung cấp thông tin và kiến thức;
Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cải thiện
chất lượng lao động;
Tác phong công nghiệp, tính kỷ luật của
người lao động.
v1.0012109218
15
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU LAO ĐỘNG
Cầu lao động phụ thuộc chủ yếu vào:
• Quy mô sản lượng: Lao động là yếu tố đầu vào cần thiết để sản xuất một lượng
hàng hóa, dịch vụ nhất định. Điều này có nghĩa quy mô sản xuất hàng hóa dịch vụ
sẽ quyết định đầu vào được sử dụng.
• Hệ số co giãn việc làm đối với sản lượng đầu ra: Hệ số co giãn việc làm thể hiện tỷ
lệ phần trăm thay đổi việc làm khi đầu ra thay đổi 1%.
v1.0012109218
16
2.3. THẤT NGHIỆP Ở NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
• Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số
người trong độ tuổi lao động muốn có việc
làm nhưng không thể tìm được việc làm ở
mức tiền công nhất định.
• Người thất nghiệp là người trong độ tuổi
lao động có khả năng lao động không có
việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm.
• Tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được đánh giá bằng chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp.
Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp và lực lượng lao
động trong độ tuổi lao động.
• Hình thức thất nghiệp:
Thất nghiệp hữu hình là tình trạng thất nghiệp chủ yếu ở khu vực thành thị.
Thất nghiệp trá hình hay còn gọi là thiếu việc làm.
v1.0012109218
17
3. PHÂN CHIA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN
3.1. Đặc trưng cơ bản của thị trường lao động ở các nước đang phát triển
3.2. Phân chia thị trường lao động ở những nước đang phát triển
v1.0012109218
18
3.1. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN
• Đại bộ phận việc làm là trong khu vục nông
nghiệp: Việc làm trong nông nghiệp ở các
nước đang phát triển có xu hướng giảm theo
thời gian nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
• Số người tự làm việc còn chiếm đa số (người
lao động tự bản thân họ khai thác sức lao
động của mình mà không cần có bất cứ
sự thay đổi nào – họ được coi là “người tự
làm việc”).
• Thị trường lao động được phân mảng.
v1.0012109218
19
3.2. PHÂN CHIA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN
3.2.1. Thị trường lao động khu vực thành thị chính thức
3.2.2. Thị trường lao động ở khu vực thành thị không chính thức
3.3.3. Thị trường lao động ở khu vực nông thôn
v1.0012109218
20
3.2.1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KHU VỰC THÀNH THỊ CHÍNH THỨC
• Khu vực thành thị chính thức là khu vực bao gồm các tổ chức kinh tế có quy mô
tương đối lớn và hoạt động ở nhiều lĩnh vực như sản xuất (công nghiệp, xây dựng);
dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế, du lịch) và lĩnh vực quản lý.
• Lao động ở khu vực này có đặc điểm: Học vấn và tay nghề cao.
• Các tổ chức này trong quá trình hoạt động có các đặc điểm sau:
Hoạt động theo luật lệ quy định của Nhà nước;
Được Nhà nước đảm bảo tạo điều kiện để hoạt động;
Dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực;
Có cơ cấu tổ chức tương đối hoàn chỉnh;
Phải làm nghĩa vụ thuế đối với Chính phủ.
v1.0012109218
21
3.2.2. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KHU VỰC THÀNH THỊ
KHÔNG CHÍNH THỨC
• Là khu vực kinh tế bao gồm các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, các hoạt động kinh tế của các cá nhân và
hộ gia đình ở thành thị.
• Hoạt động ở khu vực kinh tế này có đặc điểm sau:
Là khu vực kinh tế có tính dễ thâm nhập;
Hoạt động không theo luật và phần lớn không
có đăng ký;
Không chịu sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.
v1.0012109218
22
3.2.3. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KHU VỰC NÔNG THÔN
• Khu vực nông thôn là khu vực mà việc làm chủ
yếu trong nông nghiệp và phi nông nghiệp (công
nghiệp chế biến, dịch vụ) chiếm tỷ lệ nhỏ.
• Thị trường lao động ở khu vực này có đặc điểm:
Người lao động chủ yếu làm việc trong kinh tế
hộ gia đình, lao động tự làm là chính;
Cung lao động khu vực nông thôn co giãn
nhiều vì khu vực này có tỷ lệ tăng dân số
nhanh hơn khu vực thành thị. Cầu lao động
lại ít co giãn vì cơ cấu sản xuất nông nghiệp
chậm thay đổi, các nguồn lực cho sản xuất bị
hạn chế.
v1.0012109218
23
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC
Anh (chị) trình bày cơ cấu thị trường lao động ở các nước đang phát triển?
v1.0012109218
24
4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
• Tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào số lượng
mà còn phụ thuộc vào chất lượng lao động. Để nâng
cao chất lượng lao động, các nước đang phát triển cần
thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
• Chiến lược này gồm 4 nội dung cơ bản sau:
Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ
công chức Nhà nước;
Bồi dưỡng đội ngũ các nhà doanh nghiệp;
Phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí;
Cải thiện điều kiện y tế, dinh dưỡng và môi trường.
v1.0012109218
25
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố khác vì lao động có vai trò
hai mặt:
Là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các
hoạt động kinh tế;
Là bộ phận của dân số.
• Dưới góc độ kinh tế học: Lực lượng lao động phản ánh số lượng lao
động mà các hộ gia đình sẵn sàng đem trao đổi trên thị trường.
• Đặc trưng cơ bản của thị trường lao động ở các nước đang phát triển
là đại bộ phận người lao động làm việc trong khu vực nông thôn, số
người “tự tạo việc làm” chiếm đa số và thị trường lao động bị
phân mảng.
• Thị trường lao động khu vực thành thị chính thức, khu vực thành thị
không chính thức và khu vực nông thôn có điểm khác biệt cơ bản về
tính chất công việc, về quan hệ giữa lao động và việc làm, về trình độ
của người lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_phat_trien_bai_4_lao_dong_voi_phat_trien_k.pdf