Bài giảng Kinh tế phát triển - Bài 8: Ngoại thương với việc phát triển kinh tế - Vũ Thị Phương Thảo
TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC HƯỚNG NGOẠI ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
• Tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế
mới năng động;
• Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong
nước lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh
quốc tế;
• Tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho
đất nước.
NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐÒN BẨY THÚC ĐẨY CHIẾN LƯỢC
HƯỚNG NGOẠI
Trợ giúp từ phía Nhà nước nhằm tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường
quốc
tế như:
• Chính sách tỷ giá hối đoái;
• Cần trợ cấp cho một số sản phẩm xuất
khẩu để khuyến khích các nhà sản xuất
đầu tư vào hàng xuất khẩu;
• Chính phủ cần tạo ra sức hấp dẫn cho việc
sản xuất hàng xuất khẩu
27 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế phát triển - Bài 8: Ngoại thương với việc phát triển kinh tế - Vũ Thị Phương Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0013111225
1
BÀI 8
NGOẠI THƯƠNG VỚI VIỆC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
ThS. Vũ Thị Phương Thảo
v1.0013111225
2
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây là một điểm sáng của nền kinh tế,
kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các năm và đạt xấp xỉ 50 tỷ USD trong năm
2007, năm 2011 là 96,3 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2010.
Nhờ có xuất khẩu tăng khá nên nhập khẩu hàng hóa cũng tăng qua các năm, kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa năm 2007 đã đạt 62,68 tỷ USD, năm 2011 đạt gần 106 tỷ USD,
tăng gần 24,7% so với năm 2010. Nhưng tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu vẫn cao
hơn xuất khẩu.
Tỷ lệ nhập siêu theo đó cũng vẫn ở mức cao, đặc biệt nhập siêu năm 2007 lên đến 12
tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và theo dự báo nhập siêu còn tiếp tục tăng cao trong
năm tới.
Theo anh (chị) vấn đề ngoại thương có vai trò quan trọng như thế nào đối với
Việt Nam?
v1.0013111225
3
MỤC TIÊU
Hiểu được lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối trong hoạt động
ngoại thương
Hiểu được chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu, chiến lược
xuất khẩu sản phẩm thô, chiến lược hướng ra thị trường quốc tế
v1.0013111225
4
NỘI DUNG BÀI HỌC
Lợi thế của hoạt động ngoại thương
Chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô
Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế
2
1
3
4
v1.0013111225
5
1. LỢI THẾ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG
1.1. Lợi thế tuyệt đối của ngoại thương
1.2. Lợi thế tương đối (lợi thế so sánh)
1.3. Tác động của ngoại thương đến tăng trưởng kinh tế
v1.0013111225
6
1.1. LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI CỦA NGOẠI THƯƠNG
• Lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí sản xuất để sản
xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí sản
xuất cao hơn có thể nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn.
• Lợi thế này được xem xét từ hai phía:
Nước sản xuất sản phẩm sẽ thu được lợi nhuận
nhiều hơn khi bán trên thị trường quốc tế.
Nước sản xuất sản phẩm với chi phí cao hơn sẽ có
được sản phẩm mà trong nước không có khả năng
sản xuất, không đem lại lợi nhuận.
v1.0013111225
7
1.2. LỢI THẾ TƯƠNG ĐỐI (LỢI THẾ SO SÁNH)
Lợi thế so sánh của ngoại thương là khả năng nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của một đất
nước thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa với nước khác dựa trên cơ sở chi phí so sánh
những hàng hóa đó.
v1.0013111225
8
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI THƯƠNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
• Hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước bao gồm 3 nội dung:
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ;
Hợp tác về vốn;
Các giao dịch về lợi tức sở hữu và chuyển nhượng.
Kết quả của hoạt động ngoại thương của một đất nước được đánh giá qua cân đối
thu chi ngoại tệ dưới hình thức “cán cân thanh toán xuất nhập khẩu”; làm tăng hoặc
giảm thu nhập của đất nước do đó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế.
• Các chiến lược phát triển ngoại thương cơ bản, bao gồm:
Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu;
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô;
Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế.
Mỗi chiến lược có những tác động khác nhau đến phát triển kinh tế của đất nước.
v1.0013111225
9
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC
Theo các bạn, hoạt động ngoại thương của một đất nước bao gồm những nội
dung nào?
v1.0013111225
10
2. CHIẾN LƯỢC THAY THẾ SẢN PHẨM NHẬP KHẨU
2.1. Điều kiện thực hiện chiến lược
2.2. Các chính sách bảo hộ của Chính phủ
v1.0013111225
11
2.1. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
• Nội dung cơ bản của chiến lược:
Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trong nước, trước hết là công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng, sau đó là các ngành sản suất công nghiệp khác nhằm sản
xuất sản phẩm nội địa bằng thay thế các sản phẩm nhập khẩu.
• Điều kiện thực hiện:
Chiến lược phát huy đối với những nước có dân số tương đối đông;
Các ngành công nghiệp trong nước có thể còn nhỏ bé nhưng phải tạo ra được
những yếu tố đảm bảo khả năng phát triển;
Vai trò của Chính phủ: Xây dựng hàng rào bảo hộ bằng các hình thức trợ cấp,
thuế quan hoặc hạn ngạch nhập khẩu.
v1.0013111225
12
2.2. CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ CỦA CHÍNH PHỦ
2.2.1. Bảo hộ của chính phủ bằng thuế quan
2.2.2. Bảo hộ của Chính phủ bằng hạn ngạch
2.2.3. Hạn chế chiến lược thay thế nhập khẩu
v1.0013111225
13
2.2.1. BẢO HỘ CỦA CHÍNH PHỦ BẰNG THUẾ QUAN
• Bảo hộ thuế quan danh nghĩa: Là hình thức đánh
thuế của Nhà nước vào hàng nhập khẩu có sức
cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước, làm cho
giá hàng trong nước cao hơn giá hàng trên thị
trường quốc tế.
• Bảo hộ thuế quan thực tế: Là sự tác động của hai
loại thuế là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu và
nguyên vật liệu nhập khẩu sao cho đảm bảo lợi
nhuận cho nhà sản xuất.
v1.0013111225
14
2.2.2. BẢO HỘ CỦA CHÍNH PHỦ BẰNG HẠN NGẠCH
Bảo hộ hạn ngạch là hình thức Nhà nước
xác định trước lượng hàng nhập khẩu và cấp
giấy phép nhập khẩu cho một số tổ chức có
đủ tiêu chuẩn được nhập khẩu khối lượng
hàng hóa này.
v1.0013111225
15
2.2.3. HẠN CHẾ CHIẾN LƯỢC THAY THẾ NHẬP KHẨU
• Làm giảm khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong nước;
• Làm nảy sinh tiêu cực, bảo hộ bằng thuế
dẫn đến tình trạng trốn thuế, hối lộ đội ngũ
thuế quan;
• Hạn chế xu hướng công nghiệp hóa của
đất nước;
• Làm tăng nợ nước ngoài của các nước
đang phát triển.
v1.0013111225
16
3. CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÔ
3.1. Tác động của xuất khẩu sản phẩm thô đến phát triển kinh tế
3.2. Trở ngại đối với sự phát triển dựa vào chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô
3.3. Các giải pháp khắc phục hạn chế
v1.0013111225
17
3.1. TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÔ ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô dựa chủ yếu vào
việc sử dụng rộng rãi nguồn tài nguyên sẵn có và các
điều kiện thuận lợi của đất nước.
• Tạo điều kiện để phát triển kinh tế theo chiều rộng;
• Tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế;
• Tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa.
v1.0013111225
18
3.2. TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DỰA VÀO CHIẾN LƯỢC XUẤT
KHẨU SẢN PHẨM THÔ
• Cung – cầu sản phẩm thô không ổn định;
• Giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với
hàng công nghệ;
• Thu nhập từ sản phẩm thô biến động;
v1.0013111225
19
3.3. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ
3.3.1. Trật tự kinh tế quốc tế mới (NIEO của Liên Hợp Quốc)
3.3.2. Kho đệm dự trữ quốc tế
v1.0013111225
20
3.3.1. TRẬT TỰ KINH TẾ QUỐC TẾ MỚI (NIEO CỦA LIÊN HỢP QUỐC)
• Nghị quyết này kêu gọi thành lập tổ chức
mà các thành viên tham gia có khả năng
khống chế được đại bộ phận lượng cung
một loại sản phẩm thô trên thị trường
quốc tế.
• Nội dung của các tổ chức này ký là các
hiệp định nhằm xác định lượng cung sản
phẩm thô trên thị trường quốc tế sao cho
giữ được ổn định hoặc tăng giá hàng hóa.
v1.0013111225
21
3.3.2. KHO ĐỆM DỰ TRỮ QUỐC TẾ
• Quỹ này được dùng để mua hàng hóa dự trữ gọi là “kho đệm dự trữ quốc tế” nhằm
ổn định 18 loại mặt hàng trong số những hàng quan trọng nhất của các nước đang
phát triển: Chuối, ca cao, cà phê, đường, chè, thịt, dầu thực vật, bông sợi, cao su,
đay, gỗ xẻ, bô xít, đồng, quặng, phốt phát, măng gan và thiếc.
• Khó khăn của hình thức này là:
Để ổn định giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới cần phải có một sự chỉ huy
tập trung (một công ty lớn, một tổ hợp tư nhân, một nhóm các nước xuất khẩu
hay một cơ quan quốc tế đứng ra chỉ huy việc can thiệp vào thị trường). Tổ
chức này sẽ ra các quyết định về việc mua hàng vào khi giá giảm và bán hàng
từ kho đệm khi giá tăng.
Không có thông tin đầy đủ từ kho đệm đến sản xuất làm cho những người sản
xuất nhận được tín hiệu không đúng về cung – cầu sản phẩm.
v1.0013111225
22
4. CHẾN LƯỢC HƯỚNG RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
4.1. Nội dung của chiến lược
4.2. Tác động của chiến lược hướng ngoại đến phát triển kinh tế
4.3. Những chính sách đòn bẩy để thúc đẩy chiến lược hướng ngoại
v1.0013111225
23
4.1. NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC
• Chiến lược hướng ngoại của các nước NISC
Nội dung: Là sản xuất những mặt hàng xuất khẩu
tận dụng lợi thế so sánh của đất nước, thực hiện
nhất quán chính sách giá cả (giá trong nước phải
phản ánh sát với hàng trên thị trường quốc tế).
• Chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN và các nước đang phát triển
Nội dung: Tận dụng lợi thế so sánh để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu và
khuyến khích sản xuất các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước.
v1.0013111225
24
4.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC HƯỚNG NGOẠI ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
• Tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế
mới năng động;
• Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong
nước lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh
quốc tế;
• Tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho
đất nước.
v1.0013111225
25
4.3. NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐÒN BẨY THÚC ĐẨY CHIẾN LƯỢC
HƯỚNG NGOẠI
Trợ giúp từ phía Nhà nước nhằm tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường
quốc
tế như:
• Chính sách tỷ giá hối đoái;
• Cần trợ cấp cho một số sản phẩm xuất
khẩu để khuyến khích các nhà sản xuất
đầu tư vào hàng xuất khẩu;
• Chính phủ cần tạo ra sức hấp dẫn cho việc
sản xuất hàng xuất khẩu.
v1.0013111225
26
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC
Theo anh (chị), chính sách hướng ra thị trường quốc tế nào quan trọng nhất?
v1.0013111225
27
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Hoạt động ngoại thương đã góp phần tạo ra một xu thế phát triển thế
giới: Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này xuất phát từ lợi thế so
sánh của hoạt động ngoại thương.
• Chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu giúp các nước đang phát triển
tăng khả năng sản xuất trong nước và hạn chế sản phẩm nhập khẩu.
• Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô tạo điều kiện phát triển kinh tế theo
chiều rộng, tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế, góp phần tạo vốn
tích lũy công nghiệp hóa. Tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định.
• Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế đã tạo ra khả năng xây dựng cơ
cấu kinh tế mới, năng động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_phat_trien_bai_8_ngoai_thuong_voi_viec_pha.pdf