Bài giảng - Kinh tế tri thức

BÀI MỞ ĐẦU Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo đói, lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng, đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm cho chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém. Có lẽ mỗi ý kiến đều có phần đúng. Cái khó là nhận thức sao cho khách quan, đúng mức và thực tế. Chúng ta phải nhận thức rõ một điều, toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, có những mặt tiêu cực cần đấu tranh chống lại, nhưng vẫn phải chấp nhận nó, hơn nữa, tuân thủ các luật chơi mới để tìm cách vươn lên. Luật chơi mới chính là: ganh đua, cạnh tranh trí tuệ. Vì vậy, khôgn thể phát triển kinh tế tri thức mà từ chối toàn cầu hoá, mặt khác, cũng không thể cạnh tranh nôỉ trong nền kinh tế toàn cầu hoá nếu không mở cánh cửa vào kinh tế tri thức. Những diễn biến gần đây cho thấy ta hội nhập quốc tế mà không theo kịp họ trong kinh tế tri thức sẽ bị thua thiệt. Lịch sử phát triển của kinh tế tri thức - Lịch sử phát triển của kinh tế tri thức/ Nền kinh tế tri thức, tính tất yếu khách quan trong lịch sử nhân loại Trong quá trình phát triển của nhân loại, từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh công nghiệp và vươn tới nền văn minh trí tuệ, lịch sử đã cho thấy bao biến động diễn ra trong sự phát triển kinh tế của thế giới, cũng như sự phát triển thăng trầm từng quốc gia. Đặc biệt trong mấy thập kỷ gần đây, những biến cố trong đời sống nhân loại càng thu hút nhiều người Việt Nam quan tâm hơn đến những vấn đề kinh tế đã và đang diễn ra. Đó là: - Sự thần kỳ của nền kinh tế Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, - sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế công nghiệp mới Đông Á, - là hình ảnh về nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển cùng xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới và ngay cả những vấn đề bức xúc về cơn bão khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á tuy đã qua nhưng không ít người vẫn muốn tìm hiểu thêm những nguyên nhân sâu xa của nó. - Đó là sự tan rã của một mô hình kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu qua cải tổ, cải cách là thành công của những nền kinh tế chuyển đổi, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam v.v Như chúng ta đã từng chứng kiến, nhân loại phát triển kinh tế nông nghiệp từ khoảng mười nghìn năm trước đây. Trong tất cả muôn loài, chỉ có loài người là có tri thức và biết lao động. Vì vậy, khi bắt đầu bất kỳ một hoạt động lao động sản xuất nào, con người cũng phải suy nghĩ, vận dụng mọi hiểu biết, tức là tri thức, để đạt kết quả có lợi nhất. Điều đó nói lên rằng, không phải chỉ từ sản xuất nông nghiệp, mà từ rất lâu trước đó, con người đã phải vận dụng tri thức cần thiết trong mọi hoạt động, mà trước hết là hoạt động của sản xuất. Trong quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người, tri thức được tích lũy ngày càng nhiều và được sử dụng trong sản xuất ngày càng tăng, đặc biệt là các tri thức được trải nghiệm, do thực nghiệm và nghiên cứu khoa học. Những tri thức về vận động cơ học được phát triển ngày càng sâu sắc và đến giữa thế kỷ 18, nhờ các tri thức cơ giới, sáng tạo ra máy móc cơ khí, đặc biệt là máy hơi nước. Máy móc cơ khí đã tạo ra cách mạng công nghiệp của thế kỷ 18 và hình thành nền kinh tế công nghiệp (cổ điển). Trong nền kinh tế công nghiệp, tri thức, nhất là tri thức khoa học, đã có vai trò đáng kể, thể hiện "bằng sáng chế" và "sở hữu trí tuệ". Nhưng tri thức vẫn chỉ có vai trò thứ yếu đứng sau tài nguyên và lao động hay tư bản và lao động (tư bản để mua tài nguyên và thuê lao động). Một tình thế mâu thuẫn âm ỷ phát triển và trở nên ngày càng nghiêm trọng. Ðó là tri thức, nhất là tri thức khoa học phát triển ngày càng nhanh và dẫn tới đột phá mới: cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai xảy ra vào nửa sau thế kỷ 19 với sự hình thành nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí - điện và tự động hóa cục bộ. Vai trò của tri thức có dấu hiệu thách thức vai trò của tư bản trong lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại . Khối lượng tri thức của nhân loại tăng ngày càng nhanh, nổi bật là thòi kỳ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, từ giữa thế kỷ 20. Nói gọn lại là tri thức tăng theo hàm mũ với thời gian. Sự bùng nổ thông tin, tri thức xảy ra ngày càng mạnh và được ứng dụng vào mọi khâu, mọi quy trình, mọi phương tiện của sản xuất, ngày càng sâu rộng, đến mức áp đảo cả tư bản (tiền vốn). Ðã tới lúc tiền vốn tuy vẫn còn cần nhưng không quan trọng bằng các tri thức sáng tạo nữa. Ðó là vào khoảng cuối những năm sáu mươi của thế kỷ trước và người nêu ra một tên gọi nổi tiếng "Nền kinh tế tri thức Knowledge economy" là nhà kinh tế học hàng đầu của Hoa Kỳ Peter Drucker, viết trong cuốn sách có tiếng vang lớn. Sau này còn có các tên gọi khác như: Nền kinh tế số (Digital economy). Nền kinh tế mạng (Network economy). Nền kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge-based economy) . Nhưng cho đến nay, đa số các nhà kinh tế và Ngân hàng thế giới đều chấp nhận tên gọi nền kinh tế tri thức (KTTT). Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển cho thấy sự hình thành và xuất hiện nền kinh tế tri thức là một tất yếu lịch sử mang tính khách quan. Cũng như kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức ra đời không phụ thuộc vào ý chí của một nhóm người nào, mà hoàn toàn tuân theo quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử của xã hội loài người. Gồm 4 chương

doc38 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng - Kinh tế tri thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h một dạng đầu vào của tư duy, nhận thức. Thí dụ: Tại một địa điểm đo nhiệt độ hằng ngày ta có bảng, biểu các số đo nhiệt độ, đó là các cơ sở dữ liệu. Xử lý các bảng, biểu này ta có thông tin về thời tiết nóng lạnh các ngày. Thông tin có ý nghĩa xác định và khách quan. Tri thức: một khối lượng thông tin đã được xử lý, đồng hoá, đưa vào nhận thức của cá nhân, là thông tin + phán đoán; Xử lý các thông tin bằng tư duy, nhận thức ta đạt được các hiểu biết về tự nhiên và xã hội, đó là các tri thức. Tri thức chỉ trở  thành khách quan khi nó phù hợp với thực tiễn. Trong các yếu tố của ý thức con người thì tri thức là cơ bản. Tri thức thường là sản phẩm của lao động và mọi sản phẩm của lao động đều là vật hóa của tri thức. + Có hai loại tri thức: Tri thức hiện là tri thức có thể diễn tả được bằng chữ viết, lời nói, hình vẽ, âm thanh, v.v. nghĩa là có thể biểu diễn bằng công nghệ số (digitaliser). Tri thức hiện có thể ngày nay được phổ biến rất nhanh. Tri thức ẩn là tri thức chủ yếu tập trung ở não người sở hữu nó, khó truyền bá, chỉ có thể truyền bảo theo kiểu "cầm tay chỉ việc" cho những môn đệ, thí dụ một số nghề thủ công, tinh xảo... Tri thức ẩn rất phong phú và quan trọng cho phát triển. Mối quan hệ giữa dữ liệu, thông tin, tri thức, thông tuệ, minh triết thường được biểu thị bằng tháp trí tuệ. Khôn ngoan: kết quả của sự phối hợp kiến thức với các giá trị và kinh nghiệm. Kinh tế tri thức Hiện nay, có nhiều quan điểm và định nghĩa về kinh tế tri thức. Có người dẫn lời Các Mác nói rằng, khi hàm lượng cơ bắp trong sản phẩm do con người làm ra giảm đến mức cực nhỏ thì lúc đó sẽ xuất hiện giai cấp công nhân khoa học. Và cho rằng điều đó đang được chứng minh trong nền Kinh tế Tri thức (KTTT). Thực ra, không cần phải đến KTTT mới xuất hiện giai cấp công nhân khoa học của Mác. Trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại được tự động hóa hoàn toàn như sản xuất xe ô tô, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất hóa chất... hàm lượng cơ bắp đã được giảm đến mức thấp nhất ngay từ khi chưa xuất hiện khái niệm KTTT. Cũng có những ý kiến đánh đồng KTTT với một số ngành kinh tế thường được gọi là ngành kinh tế mới như Kinh tế Internet, hay Công nghệ tin học và truyền thông, để từ đó cho rằng KTTT là nền kinh tế dựa vào tri thức, trong đó kinh tế Internet trở thành nội dung chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng rõ ràng là, bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào cũng phải dựa vào tri thức và nền kinh tế Internet cũng chỉ là một trong những ngành kinh doanh, tuy đóng một vai trò ngày càng quan trọng, nhưng không thể trở thành một ngành kinh doanh độc lập mang tính quyết định cho một nền kinh tế được. Sự sụp đổ của hàng loạt công ty kinh doanh Internet (cả của các công ty kinh doanh Tin học và Truyền thông) hiện nay có thể sẽ giúp chúng ta thận trọng hơn, phân biệt rõ hơn khái niệm và vai trò của các ngành kinh doanh với một nền kinh tế. Khái niệm kinh tế tri thức ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPCD nêu ra "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống". Sau đó, năm 2003 chương trình "Tri thức vì sự phát triển" đã đưa ra một khái niệm rộng hơn: "Là nền kinh tế sử dụng một cách hiệu quả tri thức cho sự phát triển KT-XH. Điều này bao gồm việc chuyển giao, cải tiến công nghệ nước ngoài cũng như sự thích hợp hoá và sáng tạo hoá các tri thức cho những nhu cầu riêng biệt". Theo Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu - Trưởng ban Công nghệ thông tin thì "Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống". Trong nền kinh tế tri thức, hai ngành công nghiệp và nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và chiếm đa số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Đó có thể là những ngành mới như công nghiệp thông tin (công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm), các ngành công nghiệp, dịch vụ mới dựa vào công nghệ cao, và cũng có thể là những ngành truyền thống (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được cải tạo bằng khoa học, công nghệ cao. Ví dụ, ngành công nghiệp sản xuất ô tô thông minh không cần người lái; nông nghiệp sử dụng công nghệ sinh học, tự động điều khiển, hầu như không có người lao động; ngành công nghiệp dệt may sử dụng Internet để sản xuất và cung cấp hàng may mặc theo yêu cầu của khách hàng trên khắp thế giới... Như vậy, tri thức trở thành lực lượng sản xuất của thế kỷ 21. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức là thị trường chất xám. Trong đó, con người là vốn quý nhất. Tri thức là yếu tố quyết định của sản xuất, sáng tạo đổi mới là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Công nghệ mới trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, công nghệ thông tin được ứng dụng một cách rộng rãi. Muốn nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm phải có tri thức, phải làm chủ được tri thức, phải biết vận dụng, quản lý tri thức mới có thể cạnh tranh và đồng thời đảm bảo phát triển bền vững. Mới chỉ trong vài năm gần đây, qua việc theo dõi sáu ngành công nghiệp then chốt của tương lai là: Công nghệ kỹ thuật tin học và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ kỹ thuật hàng không-vũ trụ mới, và công nghệ kỹ thuật bảo vệ môi trường, người ta đã ghi nhận sự xuất hiện của một nền kinh tế hoạt động theo một công thức khác hẳn về bản chất so với công thức của nền kinh tế hàng hóa mà loài người từng biết. Hoạt động của nền kinh tế hàng hóa- dù đó là kinh tế thị trường hay kinh tế kế hoạch- đều tuân theo công thức nổi tiếng: Tiền - Hàng - Tiền. Trong khi đó, nền kinh tế mới xuất hiện lại hoạt động theo công thức: Tiền- Tri thức- Tiền. Theo đánh giá chung của những học giả hàng đầu ở phương Tây thì ngày nay KTTT mới chỉ đang định hình ở 03 nước công nghiệp phát triển nhất là Mỹ, Đức và Nhật bản. Vì vậy chưa thể đưa ra được một định nghĩa hay một công thức xác định thế nào là KTTT. Thông qua việc nghiên cứu sáu ngành công nghiệp then chốt đã nói ở trên, người ta chỉ có thể ghi nhận được một số đặc trưng cơ bản nhất- cần chứ chưa phải đã đủ- của nền kinh tế mới này như sau: * Sự xuất hiện các xí nghiệp sản xuất được tự động hóa cao độ và rất linh hoạt, do tác động đồng bộ của tiến bộ khoa học trong hàng loạt lĩnh vực, mà đặc biệt là trong Công nghệ kỹ thuật tin học và truyền thông. Sản phẩm của những xí nghiệp này là những sản phẩm "thông minh". Đó là những sản phẩm không chỉ chứa một hàm lượng thông tin cao, mà còn cả một hàm lượng tri thức cao hơn hẳn sản phẩm công nghiệp cổ điển, khiến cho nó có khả năng sử dụng, chế biến thông tin, đáp ứng nhu cầu riêng của khách hàng. Trong năm 2000, những sản phẩm thông minh (ví dụ: hệ thống dẫn đường cá nhân) đã tạo ra tới 30% giá trị của một chiếc xe ô tô loại sang trọng và ngày càng trở thành yếu tố cạnh tranh quyết định trong ngành sản xuất xe ô tô. * Các công nghệ mới đang làm thay đổi triệt để qúa trình sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Chẳng hạn, kỹ thuật Gen bắt đầu thay đổi một cách căn bản qúa trình sản xuất, sản phẩm và cơ cấu sản phẩm trong công nghiệp dược phẩm, công nghiệp hóa chất. Tương tự như vậy, công nghệ sản xuất vật liệu mới cũng thay đổi một cách sâu sắc sản phẩm của công nghiệp sản xuất vật liệu cổ điển. Ví dụ: Sứ có tính năng đặc biệt đã được dùng trong công nghiệp sản xuất ô tô. Trong tương lai không xa sẽ xuất hiện động cơ bằng sứ chịu được nhiệt độ cao hơn hẳn thế hệ động cơ hiện tại và vì vậy sẽ tiết kiệm nhiều nhiên liệu hơn. Hay những vật liệu siêu tinh khiết mới cho công nghiệp sản xuất vi mạch điện tử, v.v... * Lý thuyết của Ricardo về lợi thế đối chiếu (so sánh) vùng không còn giá trị nữa đối với sáu ngành công nghiệp then chốt. Theo Ricardo (đầu thế kỷ 19), mỗi nước do diều kiện tự nhiên đều có sẵn những thuận lợi đặc biệt cho việc sản xuất những hàng hóa nhất định so với nước khác. Chẳng hạn nước Bồ đào nha đầy ánh nắng mặt trời sẽ có lợi thế vùng lớn hơn Anh quốc trong việc sản xuất rượu vang; ngược lại, Anh quốc được lợi thế hơn trong sản xuất vật liệu. Lợi thế vùng theo thuyết Ricardo hiện đại được đánh giá qua ba yếu tố sản xuất quen thuộc là: đất, vốn tư bản, sức lao động. Rõ ràng các yếu tố này có trở thành lợi thế cho sản xuất hay không là rất khác nhau đối với mỗi quốc gia. Trong nền KTTT, lợi thế vùng này không tồn tại vì phần đóng góp của giá đất, sức lao động là hết sức nhỏ bé khi so với phần của tri thức trong qúa trình sản xuất. Với thị trường tài chính có tính chất tòan cầu, việc gọi vốn không còn phụ thuộc vào biên giới quốc gia nữa và do số vốn đầu tư trong KTTT rất lớn, lại phải huy động trong khoảng thời gian ngắn nên- nói chung- nó cũng nằm ngoài khả năng một quốc gia. Vì vậy, những lợi thế sản xuất trong KTTT chỉ có thể do chính các doanh nghiệp tạo ra. Để so sánh, nên lưu ý là thuyết Ricardo hiện vẫn còn nguyên giá trị trong qúa trình toàn cầu hóa nền kinh tế hàng hóa hiện đại. Nhiều nước đang phát triển thậm chí coi việc phát huy lợi thế về sức lao động, giá đất là chiến lược hấp dẫn đầu tư. * Vốn đầu tư cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như xây dựng nhà máy sản xuất trong nền KTTT là hết sức lớn. Để có thể hoàn vốn đầu tư, sản phẩm phải được sản xuất với số lượng lớn tối đa. Không những thế, doanh nghiệp trong KTTT phải bằng mọi cách hoàn vốn trong thời gian ngắn nhất trước khi sản phẩm thế hệ mới của công ty khác được tung ra thị trường, đây là điều xẩy ra rất nhanh trong KTTT. Thị trường của các doanh nghiệp trong nền KTTT vì vậy phải là thị trường toàn cầu. Rõ ràng là chỉ có không nhiều doanh nghiệp đáp ứng được những điều kiện cạnh tranh gay gắt này. Và cũng sẽ chỉ có một vài quốc gia đủ khả năng hỗ trợ tài chính cho các tập đoàn kinh doanh tòan cầu, cũng như giữ ổn định môi trường luật pháp-xã hội-chính trị để các công ty này không chuyển trụ sở sang nước khác. * Như vậy, ta có thể đưa ra nhận xét sơ bộ nhất để trả lời câu hỏi "KTTT là gì?" như sau: KTTT là hình thái phát triển cao nhất hiện nay của nền kinh tế hàng hóa tư bản, trong đó công thức hoạt động cơ bản Tiền-Hàng-Tiền được thay thế bằng Tiền- Tri Thức- Tiền và vai trò quyết định của Tri thức được thể hiện qua các mặt sau đây: Vai trò của tri thức * Hàm lượng Tri thức trong qúa trình sản xuất phải chiếm phần quyết định. Theo nhiều học giả thì hàm lượng này phải chiếm ít nhất là từ 60 đến 65% giá thành sản xuất và ít nhất là 35% giá trị sản phẩm. (Các con số này trong một số ngành công nghiệp then chốt ở Đức hiện nay trung bình là 60 và 30%, ở Hoa Kỳ là 62 và 35%). Hàng hóa trong KTTT là Tri thức. * Trong KTTT, Tri thức vừa được sử dụng để quản lý, điều khiển, tham gia vào qúa trình sản xuất như công cụ sản xuất, vừa trực tiếp là thành tố trong sản phẩm như nguyên liệu sản xuất. Vì vậy, ngoài vai trò là hàng hóa trong KTTT, Tri thức- khác với hàng hóa trong kinh tế hàng hóa- cũng là tư liệu sản xuất. Trí thức để xử lý tri thức, để làm ra tri thức, tri thức quản lý điều hành... cũng trở thành hàng hóa và đó là những thứ hàng hóa được sản xuất không theo qúa trình sản xuất quen thuộc trong nền Kinh tế Hàng hóa. Chưa bao giờ Hàng hóa của một nền Kinh tế lại đồng thời giữ nhiều vai trò quyết định khác nhau đến vậy trong cả phương thức sản xuất lẫn quan hệ sản xuất như Hàng hóa Tri thức trong nền Kinh tế Tri thức. Còn qúa sớm để dự báo những thay đổi quan hệ xã hội trong tương lai. Nhưng chắc chắn KTTT sẽ dẫn đến những thay đổi triệt để và hết sức sâu rộng trong xã hội hơn tất cả những thay đổi do các cuộc cách mạng công nghiệp, khoa học kỹ thuật và xã hội mà loài người từng trải qua. Người ta đã bắt đầu nói đến Xã hội Tri thức. * Sự phát triển như vũ bão của công nghệ tin học và truyền thông rút ngắn càng ngày càng nhanh thời gian chọn lọc, đánh giá, sử dụng và sáng tạo thông tin, khiến cho giá trị sử dụng tri thức cũng bị rút ngắn lại nhanh chóng. Một tri thức hôm nay có giá trị hàng tỷ Dollars, ngày mai đã có thể vô giá trị. Vì vậy, việc tiếp cận và trao đổi Tri thức ở phạm vi toàn cầu trong KTTT có ý nghĩa sống còn. Cạnh tranh trong KTTT trước hết là cạnh tranh với thời gian. Để bảo đảm sự phát triển bình thường của mình, KTTT sẽ dẫn đến việc xóa bỏ biên giới quốc gia, ít nhất và trước mắt là trong lĩnh vực thông tin. * Do tích chất đặc biệt của hàng hóa Tri thức, không những các ngành công nghiệp sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học mà cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị cũng phụ thuộc và đan quyện vào nhau một cách chặt chẽ hơn bao giờ hết trong KTTT. KTTT- với sản phẩm là Tri thức- sẽ dẫn đến tái cấu trúc kinh tế-xã hội và chính trị trên phạm vi toàn cầu. Trước mắt, cuộc cạnh tranh giữa các nhà nước (các nước công nghiệp phát triển) trong tư cách các hệ thống kinh tế- xã hội- chính trị với những lợi thế khác nhau về luật lệ, về thuế, về tiêu chuẩn an sinh xã hội... đã bắt đầu trở nên gay gắt để thu hút đầu tư. Ai tái cấu trúc nhanh, người đó sẽ thắng. Kinh tế tri thức là một khái niệm mà nó không có trong chủ nghĩa Mác Lê nin cũng như trong các tài liệu triết học trước đó. Nó ra đời trong bối cảnh nền CNTT toàn cầu phát triển mạnh mẽ với tốc độ chưa từng có. Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức, dưới góc độ nào, công nghệ thông tin vẫn có vai trò rất quan trọng và là một trong những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức. Có một số khái niệm về kinh tế tri thức như sau: Trong báo cáo “Kinh tế lấy tri thức làm nền tảng”, cơ quan nghiên cứu của Liên hợp quốc đã định nghĩa: “Kinh tế tri thức là kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin”. Từ định nghĩa nền kinh tế tri thức có thể rút ra hai tiêu chí chủ yếu: Lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then chốt để phát triển kinh tế và tri thức, trí óc trở thành yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của nền kinh tế giống như yếu tố sức lao động và tài nguyên; Trong quá trình phát triển sản xuất của nền kinh tế, tri thức có thể hình thành nên một ngành kinh tế, tức là kinh tế chuyên ngành với tiêu chí là ngành khoa học kỹ thuật cao. Tiêu chí thứ hai là một nét mới, gợi nhiều nội dung đáng suy nghĩ cho công tác thống kê như: phân ngành kinh tế; xác định phạm vi của ngành kinh tế mới này; phương pháp đánh giá kết quả sản xuất và đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm. Trong nền kinh tế tri thức nguồn vốn quan trọng nhất là nguồn vốn trí tuệ và công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọng. Nền kinh tế tri thức mang tính toàn cầu hóa; quan hệ phân phối và trao đổi mang tính vừa hợp tác, vừa cạnh trạnh rất cao; quan hệ sở hữu và sử dụng luôn có sự đan xen[4]. Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã đưa ra chiến lược xây dựng và phát triển đất nước theo tiêu thức của nền kinh tế tri thức. Trong “Chương trình năm 2000”, Liên minh châu Âu cũng đặt việc tri thức hóa vào vị trí ưu tiên hàng đầu, điều này chứng tỏ kinh tế tri thức là xu thế phát triển tất yếu của thời đại, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã đưa ra chiến lược xây dựng và phát triển đất nước theo tiêu thức của nền kinh tế tri thức. Trong “Chương trình năm 2000”, Liên minh châu Âu cũng đặt việc tri thức hóa vào vị trí ưu tiên hàng đầu, điều này chứng tỏ kinh tế tri thức là xu thế phát triển tất yếu của thời đại, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức thể hiện trong ba nội dung: * Kinh tế hóa tri thức nghĩa là nhân tố tri thức với chủng loại ngày càng phong phú, trình độ ngày càng cao hòa nhập vào quá trình hoạt động kinh tế và cũng chỉ ra kết quả của việc hòa nhập này. Trình độ “Kinh tế hóa” của tri thức có thể đánh giá bằng tỷ trọng của sản nghiệp tri thức trong nền kinh tế quốc dân(xem [4], trang 27). Với cách hiểu về kinh tế hóa tri thức nêu trên, ngành Thống kê sẽ dùng chỉ tiêu gì để đánh giá trình độ kinh tế hóa của tri thức?. Sản nghiệp là thuật ngữ mô tả tổng thể nói chung những tài sản để sinh sống hoặc để kinh doanh và như vậy sản nghiệp tri thức là biểu hiện sức sản xuất thuộc thế hệ mới. Theo tôi, sản nghiệp tri thức có thể đánh giá bằng giá trị của các bằng phát minh sáng chế; giá trị bản quyền; chương trình phần mềm; giá trị các công trình nghiên cứu khoa học đưa vào áp dụng mang lại lợi ích cho thực tiễn,v.v… Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ kinh tế hóa tri thức là tỷ lệ của sản nghiệp tri thức so với tổng giá trị tài sản của nền kinh tế, chỉ tiêu này có thể phân theo ngành kinh tế. * Tri thức hóa kinh tế là xu hướng tri thức của quá trình kinh tế và kết quả của nó càng tăng mạnh thì hàm lượng tri thức càng tăng cao. Trong quá trình phát triển, yếu tố tri thức không ngừng đan xen và nảy nở vào mọi lĩnh vực của đời sống. Chẳng hạn, thiết kế mẫu mã hàng hóa mang bản sắc văn hóa, trang trí, tuyên truyền quảng cáo hàng hóa là các hoạt động đưa yếu tố tri thức vào kinh doanh nói riêng và vào quá trình kinh tế nói chung. Chỉ tiêu thống kê dùng để mô tả đặc trưng này có thể là tỷ trọng chi cho thiết kế mẫu mã, trang trí đóng gói, quảng cáo sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ so với giá trị nguyên vật liệu và các chi phí có tính vật chất để sản xuất ra sản phẩm. * Sản nghiệp hóa tri thức là vật chất hóa văn hoá, tinh thần, ý tưởng sáng tạo, là sự thăng hoa của nền kinh tế hàng hóa và sản nghiệp (xem [4], trang 28). Như vậy, sản nghiệp hóa tri thức biểu hiện nét đặc trưng quan hệ đồng nhất, thống nhất của tri thức và kinh tế. Trong tiến trình phát triển, các nhà kinh tế đều nhận định ngoài sản nghiệp thứ nhất thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; sản nghiệp thứ hai thuộc lĩnh vực công nghiệp và sản nghiệp thứ ba thuộc khu vực dịch vụ truyền thống, đã manh nha sản nghiệp mới được cấu thành bởi những yếu tố cơ bản như văn hóa, trí óc, tri thức, nhân tài, tin tức, khoa học kỹ thuật, ý tưởng sáng tạo (xem [4], trang 29). Không có chỉ tiêu thống kê đơn thuần được đưa ra tính toán để mô tả nét đặc trưng thứ ba của nền kinh tế tri thức. Theo tôi, có thể dùng bảng Cân đối liên ngành để phân tích ảnh hưởng của một số ngành văn hóa, du lịch văn hóa, du lịch tri thức đối với các ngành sản xuất vật chất và tiêu dùng của dân cư qua các chỉ tiêu: nhân tử đầu ra (Output multiplier); liên hệ ngược (Backward linkage) và liên hệ xuôi (Fordward linkage). Nền kinh tế tri thức có 5 đặc trưng nổi bật: Vai trò quan trọng của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin; Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và chủ yếu; Thời gian để tiến hành công nghiệp hóa được rút ngắn; nguồn nhân lực trong xã hội nhanh chóng được tri thức hóa; Cơ cấu kinh tế, hình thức tổ chức xã hội thay đổi cơ bản. Tri thức, thông tin, công nghệ luôn có vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất và vai trò ấy tăng dần cùng với quá trình phát triển. CHÚ Ý: NGHIÊN CỨU 10 ĐẶC ĐIỂM SAU CỦA KINH TẾ TRI THỨC, LỰA CHỌN NỘI DUNG ĐỂ ĐƯA VÀO PHÂN TÍCH 5 ĐẶC TRƯNG CỐT LÕI CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC TRÊN ĐÂY KHI PHÂN TÍCH Thứ nhất là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong 15 năm qua, các nền kinh tế phát triển trên thế giới đã có những chuyển đổi to lớn, sâu sắc về cơ cấu kinh tế, về cách thức hoạt động và các qui tắc hoạt động; đang phát triển nhanh các ngành kinh tế dựa vào tri thức; các ý tưởng đổi mới và công nghệ là chìa khoá cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thứ hai là sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai. Các ngành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển. Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồng thời có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ, có thể gọi là doanh nghiệp tri thức, trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hoá, không còn phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng, những người làm việc trong đó là công nhân tri thức, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất. Thứ ba là việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Mọi người đều có nhu cầu thông tin và được truy nhập vào các kho thông tin cần thiết cho mình. Mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, cũng chính vì vậy nhiều người gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh tế số hay kinh tế mạng. Thứ tư là các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Trong cùng một lĩnh vực, khi một công ty thành công hơn, lớn mạnh hơn, thì công ty khác tìm cách sáp nhập vào hoặc chuyển hướng khác ngay, nếu không muốn bị phá sản. Thứ năm là xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá. Mọi người đều dễ dàng truy cập đến các thông tin cần thiết. Dân chủ hoá các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội được mở rộng. Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về các quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức có liên quan đến họ và họ có thể có ý kiến ngay nếu thấy không phù hợp. Thứ sáu, xã hội thông tin là một xã hội học tập. Giáo dục rất phát triển. Hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi người có thể học tập bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Mạng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng cho việc học tập suốt đời. Thứ bảy, vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo sự tăng trưởng. Không phải như các nguồn lực khác bị mất đi khi sử dụng, tri thức và thông tin có thể được chia sẻ và trên thực tế lại tăng lên khi sử dụng. Nền kinh tế tri thức do đó là một nền kinh tế dư dật chứ không phải khan hiếm. Thứ tám, sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn; quá trình từ lúc ra đời, phát triển rồi tiêu vong của một lĩnh vực sản xuất, hay một công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ được và phát triển thì phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm. Sáng tạo là linh hồn của sự đổi mới. Thứ chín, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hoá. Thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu, một sản phẩm sản xuất ở bất kỳ nơi nào cũng có thể nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới. Quá trình toàn cầu hoá cũng là quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức thúc đẩy nhau, gắn quyện với nhau, là hai anh em sinh đôi của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Thứ mười là sự thách thức đối với văn hoá. Trong nền kinh tế tri thức - xã hội thông tin, văn hoá có điều kiện phát triển nhanh và văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Do thông tin, tri thức bùng nổ, trình độ văn hoá nâng cao, nội dung và hình thức các hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng. Nhu cầu thưởng thức văn hoá của người dân cũng tăng cao. Nhờ các phương tiện truyền thông tức thời, nhất là Internet, một sáng tác ra đời tức thời lan truyền đến mọi nơi trên thế giới. Giao lưu văn hoá hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho các nền văn hoá có thể tiếp thu các tinh hoa của nhân loại để phát triển nền văn hoá của mình. Nhưng mặt khác các nền văn hoá đứng trước những rủi ro rất lớn: bị pha tạp, dễ mất bản sắc, dễ bị các sản phẩm văn hoá độc hại tấn công phá hoại, mà rất khó ngăn chặn. Nền văn hoá bị pha tạp lai căng không còn là chính mình nữa thì sẽ suy thoái, tiêu tan. Nhiệm vụ gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá mỗi dân tộc trở nên rất nặng nề. Cái chính là phải giáo dục truyền thống, phát huy các giá trị truyền thống, xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, có đủ sức mạnh nội sinh. Chính vì vậy dự án "Chính phủ điện tử" hướng cho chúng ta đi tắt đón đầu và là một mục tiêu quan trọng, động lực thúc đẩy cho quá trình phát triển, là mắt xích không thể thiếu trong nền Kinh tế tri thức. Tiêu chí của nền kinh tế tri thức được biểu hiện qua hai nhóm: nhóm tiêu chí về cấu trúc kinh tế và nhóm tiêu chí xã hội. Các tiêu chí phản ánh nền kinh tế tri thức * Nhóm tiêu chí về cấu trúc kinh tế Lực lượng sản xuất và tư liệu sản xuất là hai nhóm yếu tố tác động tới tiến trình phát triển của một quốc gia. Lực lượng sản xuất xã hội bao gồm người lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động. Trong nền kinh tế tri thức, khoa học kỹ thuật tiến bộ được thể hiện trong cả ba yếu tố của lực lượng sản xuất. Dĩ nhiên, trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, con người là yếu tố “động nhất”, quan trọng nhất. Tư liệu sản xuất thay đổi, phù hợp với từng xã hội. Trong xã hội nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất; trong xã hội công nghiệp, công xưởng và nguyên liệu thay thế đất đai. Còn trong xã hội thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin và nguồn tài nguyên tin tức sẽ là tư liệu sản xuất quan trọng nhất (xem [4], trang 178). Để xây dựng và phát triển thành nền kinh tế tri thức cần phải đầu tư và phát triển bốn cột trụ quan trọng của nó: công nghệ cao; nhân lực chất lượng cao; cơ sở hạ tầng thông tin và nguồn tài nguyên tin tức; thị trường. Thông tin thống kê phản ánh cấu trúc kinh tế của nền kinh tế tri thức nên chia thành hai nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh ở tầm vĩ mô và nhóm chỉ tiêu phản ánh tầm vi mô. Đối với tầm vĩ mô bao gồm các chỉ tiêu: chi cho nghiên cứu và triển khai các công trình khoa học vào thực tiễn so với tổng chi ngân sách nhà nước; chi mua và nhận chuyển giao công nghệ so với tổng chi ngân sách nhà nước; chi cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao so với tổng chi cho giáo dục của toàn xã hội; năng suất nhân tố tổng hợp (TFP),v.v… Đối với tầm vi mô bao gồm các chỉ tiêu: chi cho nghiên cứu và triển khai các công trình khoa học vào thực tiễn so với tổng vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp; tỷ lệ cán bộ làm nghiên cứu và triển khai công nghệ của khu vực doanh nghiệp so với tổng số lao động của khu vực doanh nghiệp; số lượng máy tính dùng trong khu vực doanh nghiệp,v.v… * Nhóm tiêu chí về xã hội Từ định nghĩa của nền kinh tế tri thức, có thể khẳng định tri thức và thông tin là hai yếu tố then chốt và nó quyết định bản chất xã hội của nền kinh tế này - đó là “xã hội thông tin”. Xã hội thông tin đòi hỏi năm điều kiện sau đây: - Cơ cấu sức lao động có sự thay đổi căn bản, những người làm công tác thông tin chiếm hơn 50% tổng số người đang làm việc; - Trong tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế, kinh tế thông tin chiếm hơn 50%; - Công nghiệp thông tin phát triển đầy đủ, xây dựng được mạng lưới thông tin tiên tiến; - Thông tin hóa đời sống xã hội; - Tri thức trở thành nguồn tài nguyên to lớn và động lực thúc đẩy chủ yếu cho xã hội phát triển. Năm điều kiện của xã hội thông tin gợi cho các nhà Thống kê đưa ra hệ thống chỉ tiêu để phản ánh, đo lường nền kinh tế tri thức qua các chỉ tiêu về lao động như: tỷ lệ lao động làm công tác thông tin so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế, tỷ lệ lao động trí óc so với lao động chân tay; các chỉ tiêu về tiếp cận, sử dụng và thụ hưởng thông tin trong đời sống hằng ngày của dân cư. Để phát triển đất nước theo hướng nền kinh tế tri thức, việc hoạch định chính sách của Chính phủ đóng vai trò quan trọng. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển năng lực công nghệ của đất nước thực hiện qua ba giai đoạn: giai đoạn bắt chước sao chép công nghệ; giai đoạn bắt chước sáng tạo công nghệ (hai giai đoạn này các tri thức cần có có thể sao chép hoặc mua) và giai đoạn đổi mới công nghệ (giai đoạn phát minh), đáng để cho chúng ta tham khảo. Đi cùng với chính sách của Chính phủ, ngành Thống kê nên chủ động nghiên cứu, đưa ra các thông tin thống kê phục vụ kịp thời cho nhu cầu quản lý và phát triển. Một số chỉ tiêu thống kê phản ánh nền kinh tế tri thức 1. Các chỉ tiêu vĩ mô Chi nghiên cứu và triển khai các công trình khoa học vào thực tiễn so với tổng chi ngân sách nhà nước; Chi cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao so với tổng chi cho giáo dục của toàn xã hội; Tỷ lệ vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin so với tổng vốn đầu tư; Giá trị chuyển giao công nghệ so với tổng chi ngân sách nhà nước; Tỷ lệ doanh thu của ngành công nghệ thông tin so với tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế; Tỷ lệ doanh thu bán phần mềm so với tổng doanh thu của khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế; Tỷ lệ giá trị tăng thêm của các ngành thông tin so với tổng sản phẩm trong nước; Tỷ lệ của sản nghiệp tri thức so với tổng giá trị tài sản của nền kinh tế; Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP); Hệ số đổi mới tài sản cố định; Nhân tử đầu ra của ngành văn hóa, du lịch văn hóa, du lịch tri thức đối với các ngành sản xuất vật chất và tiêu dùng của dân cư; Hệ số liên hệ xuôi (Fordward linkage), hệ số liên hệ ngược (Backward linkage) của ngành văn hóa, du lịch văn hóa, du lịch tri thức đối với các ngành sản xuất vật chất và tiêu dùng của dân cư; Tỷ lệ lao động làm công tác thông tin so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế; Tỷ lệ lao động trí óc so với lao động chân tay; Số lượng các đơn vị khoa học công nghệ trong nền kinh tế. Các chỉ tiêu vi mô Chi cho nghiên cứu và triển khai các công trình khoa học vào thực tiễn so với tổng vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp; Tỷ lệ cán bộ làm nghiên cứu và triển khai công nghệ của khu vực doanh nghiệp so với tổng số lao động của khu vực doanh nghiệp; Số máy tính dùng trong khu vực doanh nghiệp; Tỷ lệ doanh nghiệp có Website và truy cập internet; Tỷ lệ dân cư truy cập internet so với tổng dân số; Tỷ lệ dân cư tham gia hoạt động thương mại điện tử so với tổng dân số; Số điện thoại thuê bao tính cho 1000 dân; Các chỉ tiêu về tiếp cận, sử dụng và thụ hưởng thông tin trong đời sống hằng ngày của dân cư. Các điều kiện cơ bản để xây dựng nền kinh tế tri thức Trước hết, cần khẳng định rằng, kinh tế tri thức không phải là một bước nhảy đột biến, hay một sáng tạo của một lý thuyết nào đó, mà là hình thái phát triển cao hơn nữa, có tính tiến hoá cảu nền kinh tế hàng hoá tư bản với sự kế thừa của các quy luật của nền kinh tế thị trường. chính sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị đến mức cao độ ở các nước phát triển đã tạo tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế tri thức. Cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ 18 tại Anh đã đưa nước này lên vị trí lãnh đạo thế giới, nhấn chìm Trung Quốc và Ấn Độ (2 nước giầu trong thế kỷ 17) xuống hàng thứ các nước thuộc địa Sau 100 năm, Đức và Mỹ đã trở thành 2 cường quốc hàng đầu thế giới với sự phát triển 3 ngành công nghiệp; điện, hoá chất, chế tạo động cơ. 100 năm sau, chúng ta chứng kiến cuộc cách mạng thứ 2: cuộc cách mạng kinh tế- xã hội- công nghệ, nẩy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất. cuộc cách mạng công nghệ đã đưa các quốc gia công nghiệp phát triển đến xã hội tin học bằng cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế- xã hội này oqr Mỹ, Nhật, Đức đã tạo những tiền đề hình thành nền kinh tế tri thức: Tự động hoá cao độ: Công nghệ tin học và thông tin phát triển cao độ Môi trường an toàn và ổn định Kinh tế thị trường phát triển cao với các thị trường tài chính quốc tế hoạt động hữu hiệu Phát triển mô hình nhà nước pháp quyền Trình độ đào tạo dân trí Tự động hoá cao độ quá trình sản xuất không những giám đến mức thấp nhất chi phí cho các yếu tố phi tri thức, mà còn rút ngắn một cách đáng kể thời gian nghiên cứu, phát triển đến sản xuất hàng loạt. và như vậy, mới gia tăng một cách đáng kể hàm lượng tri thức trong sản phẩm. Ngoài ra, chỉ có sự tự động hoá cao độ mới đáp ứng được nhu cầu chuyên biệt của khách hàng ở những thị trường khác nhau trên thế giới. Công nghệ tin học và thông tin phát triển cao độ: Đây là một trong những điều kiện căn bản nhất đảm bảo sự phát triển của kinh tế tri thức. Nó không những là một ngành kinh tế then chốt sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tri thức mà còn là điều kiện đảm bảo hiệu quả của việc tiếp cận, trao đổi, xử lý thông tin và sáng tạo tri thức của các ngành kinh tế- xã hội khác. Trong sản xuất kinh doanh, sự phát triển công nghệ này đã dẫn đến cuộc cách mạng giảm chi phái quản lý điều hành. Chi phí liên lạc rất thấp cũng góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp có những phản ứng kịp thời cho mọi biến động trong phạm vi toàn cầu, thúc đẩy toàn cầu hoá DN. Ngoài ra, công nghệ tin học và thông tin phát triển cao đọ có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao tri thức cho người tiêu thụ bình thường, giúp họ nâng cao khả năng sử dụng sản phẩm tri thức. Bảo vệ có hiệu quả một môi trường an toàn và ổn định cho việc hình thành, sản xuất và tiêu thụ tri thức. Đó là một môi trường pháp lý bảo đảm tự do hoàn toàn cho việc tiếp cận, trao đổi và xử lý thông tin, trong đó giá trị tri thức được bảo vệ bằng luật SHTT, sở hữu tư nhân phải được tôn trọng và bảo vệ. Một nền kinh tế thị trường phát triển cao với các thị trường tài chính quốc tế hoạt động hữu hiệu. như đã nói ở trên, doanh nghiệp trong kinh tế tri thức vừa cần vốn đầu tư khỏng lồ, vừa phải chạy đua với thời gian và đương đầu với những rủi ro lớn, nên hơn bao giờ hết, hoạt động của họ trong kinh tế tri thức phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp vốn từ các thị trường tài chính. Ngược lại, sự ổn định của thị trường tài chính cũng gắn bó mật thiết với công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp. bảo đảm sự hoạt động của một nền kinh tế với những quan hệ đan quyện phức tạp và nhạy cảm như vậy chỉ có thể thành công tại những quốc gia đã có nền kinh tế thị trường vững mạnh. Quan trọng hơn cả, đó là kinh tế tri thức chỉ có thể hình thành ở những nhà nước pháp quỳên dân chủ, nơi mà doanh nghiệp có thể lường trước được mọi rủi ro trong kinh doanh trên cơ sở những quy luật thị trường trong một khung pháp lý rõ ràng, ổn định không bị thay đổi một cách tuỳ tiện. Trình độ đào tạo dân trí cũng có thể được xem như điều kiện tiên quyết hình thành kinh tế tri thức. tuy nhiên có những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Trình độ đào tạo dân trí đóng một vai trò không thể thiếu để hình thành nguồn cung cấp tri thức, và giúp người dân với tư cách người tiêu thụ, sử dụng sản phẩm tri thức. Chứ không phải là một điều kiện tiên quyết. Một trong những khác nhau căn bản của kinh tế tri thức với các hình thái kinh tế sử dụng tri thức khác là sự gia tăng- có tính chất đột biến- giá trị tri thức “nguồn” (cúng có tác giả gọi là tri thức đầu vào) thông qua quá trình sản xuất kinh tế tri thức với sự tham gia của các nguồn tri thức khác. Không có quá trình sản xuất rất đặc thù này, tri thức nguồn vẫn chỉ là những thông tin với vai trò quen thuộc trong kinh tế hàng hoá. Chương 2 VAI TRÒ CỦA TRI THỨC VÀ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG DOANH NGHIỆP Ở NỀN KINH TẾ TRI THỨC Tri thức và năng lực là các nguồn tài sản mang tính chiến lược [1] Tri thức và lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế [2] Technology and knowledge are now the key factors of production Công nghệ và tri thức đã và đang trở thành lực lượng sản xuất chính, trực tiếp của sản xuất trong nền kinh tế tri thức. Romer's theory differs from neo-classical economic theory in several important ways: Knowledge is the basic form of capital. Kiến thức là hình thức cơ bản về vốn. Economic growth is driven by the accumulation of knowledge. tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi sự tích lũy kiến thức. While any given technological breakthrough may seem to be random, Romer considers that new technological developments, rather than having one-off impact, can create technical platforms for further innovations, and that this technical platform effect is a key driver of economic growth. Trong khi đưa ra bất kỳ công nghệ đột phá có thể dường như ngẫu nhiên, phát triển mới công nghệ, thay vì phải tác động một lần, có thể tạo ra các nền tảng kỹ thuật cho sự đổi mới hơn nữa, và đó là nền tảng kỹ thuật và là một động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Technology can raise the return on investment, which explains why developed countries can sustain growth and why developing economies, even those with unlimited labour and ample capital, cannot attain growth. Công nghệ có thể nâng cao lợi tức đầu tư, điều này giải thích tại sao các nước phát triển có thể duy trì tăng trưởng và lý do tại sao các nền kinh tế đang phát triển, ngay cả những người lao động không giới hạn và vốn phong phú, không thể đạt được tăng trưởng. Traditional economics predicts that there are diminishing returns on investment. kinh tế truyền thống dự đoán rằng có giảm dần trở lại vào đầu tư. New Growth theorists argue that the non-rivalry and technical platform effects of new technology can lead to increasing rather than diminishing returns on technological investment. Các nhà lý thuyết tăng trưởng mới cho rằng sự cạnh tranh không và các hiệu ứng nền tảng kỹ thuật của công nghệ mới có thể dẫn đến gia tăng hơn là giảm dần trở lại đầu tư công nghệ. Investment can make technology more valuable and vice versa. Đầu tư có thể thực hiện công nghệ có giá trị hơn và ngược lại. According to Romer, the virtuous circle that results can raise a country's growth rate permanently. Romer argues that earning monopoly rents on discoveries is important in providing an incentive for companies to invest in R&D for technological innovation. Thu tiền thuê độc quyền về những khám phá quan trọng trong việc cung cấp một sự khuyến khích cho các công ty để đầu tư vào R & D để đổi mới công nghệ. Traditional economics sees "perfect competition" as the ideal. kinh tế truyền thống nhìn thấy "đối thủ cạnh tranh hoàn hảo" như lý tưởng. Những năng lực cốt lõi ở nền kinh tế trị thức (Thế mạnh của các cơ chế quản lý tài sản trí tuệ Trong những giây phút vượt ra ngoài sự khống chế của bản thân, chính tính cách đã phát huy tác dụng một cách có ý thức, hoặc không có ý thức. Ngay từ khi hình thành tính cách đã quyết định tất thảy những bước đi sau này của mỗi con người. theo quan niệm của người đời, tính cách thể hiện như một loại thói quen. Người phương Đông từ lâu đã có câu: Nếu bạn gieo hình vi, bạn sẽ gặt thói quen Nếu bạn gieo thói quen, bạn sẽ gặt tính cách Nếu bạn gieo tính cách, bạn sẽ gặt số phận Vì vậy, trong cuộc đời phải hành động, muố hành động phải có năng lực. muốn có năng lực hành động phải học tập, rèn luyện, trau gồi, phải chuẩn bị tỷ mỉ và kiên nhẫn, tích luỹ dần dần. Chỉ có sẵn sàng những năng lực cần thiết, thì khi gặp những tình huống cụ thể, chúng ta mới hành động phù hợp. Năng lực sẽ trả lời câu hỏi “ta có thể làm được gì?” năng lực là hành động dựa vào năng lực của mình, là sự kết hợp với hành động của người khác và ảnh hưởng tới kết quả hành động. Trong nền kinh tế tri thức cần thiết chuẩn bị những năng lực cốt lõi sau đây: Năng lực tiếp thu tri thức Tiếp thu tri thức có hiệu quả (làm thế nào?) Tiếp thu tri thức một cách có suy nghĩ độc lập và sáng tạo Gạt bỏ thành kiến cá nhân và có thái độ học hỏi chân thành Năng lực chiếm hữu lượng tri thức phong phú và vận dụng sắc bén để trải nghiệm Năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin Làm thế nào để tóm bắt được những thông tin hữu hiệu Khả năng sàng lọc thông tin Khả năng phân tích thông tin Khả năng tổ chức, quy nạp và chọn lọc Khả năng hiểu rõ tình hình và nắm bắt cơ hội ngàn đời táo vẫn cứ rơi từ trên cây xuống, nhưng biết bao đời nay chỉ có Newton tiếp thu thông tin ấy và phát hiện định luật vạn vật hấp dẫn, chứng minh cho tầm trí tuệ siêu việt của thiên tài Năng lực diễn đạt tư duy Trí tuệ con người ít liên quan đến thể tích bộ não mà đến cấu trúc tri thức của bộ não Năng lực tư duy phụ thuộc vào sự tích luỹ tri thức và cấu trúc tri thức Năng lực diễn đạt tư duy sẽ dễ đạt được sự thông hiểu và đồng tình của người khác Năng lực dám thể hiện suy nghĩ trước công chúng Năng lực diễn đạt bằng lời Tư duy và năng lực diễn đạt là nhân tố cơ bản đảm bảo thành công trong thời đại tri thức Năng lực sáng tạo và đổi mới. Cụ thể là: Năng lực tìm tòi cái mới, tư tưởng mới Năng lực học hỏi thông minh Dám thực thi tư tưởng mới lạ trong thực tiễn Năng lực tổ chức và quản lý Là dựa trên nhiệm vụ được quy định trong tổ chức, chấp hành xuất sắc mệnh lệnh, thiện chí, tôn trọng đồng nghiệp và biết cách động viên người thừa hành. Năng lực tổ chức và quản lý tóm gọn ở cách xử lý 3 mối quan hệ sau: Quan hệ với cấp trên, tôn trọng kỷ luật, ngay thẳng, trung thực Xử lý mối quan hệ với đồng nghiệp: qua sự thi đua, hợp tác, thiện chí, công tâm nhìn nhận mọi người trong đơn vị một cách bình đẳng. Xử lý tốt mối quan hệ với cấp dưới: động viên, khích lệ, tạo sức cuốn hút và uy quyền đối với những người thừa hành Năng lực hoạt động xã hội Đây là năng lực quan trọng để phát huy các năng lực cá nhân khác của mỗi người. Không quan trọng là nói gì mà là nói như thế nào. Đề cập đến tài ứng xử, quyền biến, thông minh của con người. Cách sử dụng các giác quan trong diễn tả suy nghĩ và hành động của mình hay “body language”- nụ cười, khoé mắt, cách bắt tay, cử chỉ thân thiện…có thể thu hoạch được những điều thiết thực. Nguyên tắc đối xử tối cao để giao tiếp hay hoạt động xã hội tốt có thể có từ xa xưa. Chẳng hạn câu trong Kinh thánh: “Con hãy đối xử với người xung quanh như con mong đợi người xung quanh đối xử với mình”; hay Khổng Tử đã nói: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”- Đừng làm cho người khác những điều ta không muốn. Hay “hễ ta không muón thì người chẳng ưa Nắm giữ giá trị tri thức và năng lực cạnh tranh [5] Bản chất và đặc điểm của tri thức Tri thức không bị hao mòn, giá trị của thông tin, tri thức ngày càng tăng. Khi chuyển giao tri thức cho người khác, người sở hữu tri thức vẫn còn nguyên vốn tri thức của mình. Khi tri thức chuyển giao cho nhiều người thì vốn tri thức được nhân lên gấp bội với chi phi không đáng kể Tiếp nhận vốn tri thức không dễ dàng như tiếp nhận vồn bằng tiền. việc chuyển giao, tiếp nhận phải thông qua giáo dục và đào tạo. Người lao động tri thức phải thực sự được làm chủ, hợp tác bình đẳng trong tổ chức kinh doanh, tạo ra và phân phối của cải. Vấn đề quản trị tri thức trở thành yếu tố cần thiết Các hoạt động của tổ chức để tận dụng các nguồn tri thức để tạo lợi thế cạnh tranh [10] Quy trình hoá các hoạt động kinh doanh Tổ chức học tập Xây dựng hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng Hình thành và duy trì hoạt động các nhóm lao động tri thức Trao đổi thông tin với khách hàng Tận dụng đội ngũ chuyên gia thuê ngoài Chuyển giao công nghệ Vai trò của nguồn nhân lực tri thức trong doanh nghiệp ở nền kinh tế tri thức Nguồn nhân lực tri thức- khái niệm và tiêu chí đo lường Vai trò của nguồn nhân lực tri thức đối với phát triển tổ chức trong nền kinh tế tri thức Chương 3 CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ỨNG DỤNG TRI THỨC TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở NỀN KINH TẾ TRI THỨC Những xu hướng phát triển kinh tế ở nền kinh tế tri thức Xu hướng phát triển thị trưởng và xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh Chiến lược kinh doanh định hướng khách hàng Chiến lược kinh doanh lấy con người làm trọng tâm Chiến lược cạnh tranh công bằng và bình đẳng Chiến lược kinh doanh thương mại điện tử Chiến lược kinh doanh toàn cầu Xu hướng phát triển phương thức quản lý mới để phát triển doanh nghiệp Công cụ làm việc của người lao động trình độ cao Quản lý tình huống thay đổi – Cơ cấu tổ chức từ tập quyền sang phân quyền, quy mô lớn sang quy mô nhỏ Chia sẻ quyền lực quản lý và khuyến khích nhân viên Phát triển mô hình thuê chuyên gia tư vấn quản lý ngoài Quản trị chiến lược sẽ chiếm ưu thế Mục tiêu của quản lý điều hành công ty là gia tăng giá trị cổ đông Mô hình quản lý linh hoạt, năng động “tinh mắt, nhanh chân” Xu hướng công nghệ mới và chuyển giao công nghệ Công nghệ tìm hiểu quá trình tư duy của con người- thuốc thông minh Xu hướng công nghệ vi xử lý “nhỏ hơn- nhanh hơn” Vệ tinh chạy bằng năng lượng mặt trời- NL sạch Hệ thống chuyên gia- người máy Công nghệ nhận biết và tổng hợp tiếng nói Công nghệ cáp quang Sơ đồ định vị sức khoẻ Công nghệ sinh học sẽ thay đổi đặc biệt Xu hướng mạng toàn cầu và thương mại điện tử Tăng cường thông tin liên lạc là điều chủ chốt của thị trường toàn cầu Tiếp xúc với thế giới để tìm sự tăng trưởng Xu hướng kinh doanh an toàn Phát triển các công ty đa quốc gia Hài hoà hoá các nền văn hoá, sắc tộc Xu hướng liên minh kinh doanh qua cổ phần hoá Những mô hình ứng dụng tri thức trong quản trị kinh doanh Mô hình ứng dụng tri thức dựa trên giá trị People-Track KM = Management of People. Các nhà nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực này định hướng việc đào tạo về triết lý, tâm lý, xã hội học, hoặc quản trị kinh doanh. họ ưu tiên bị cuốn hút vào việc đánh giá, thay đổi và hoàn thiện Các kỹ năng và hành vi, thói quen của con người, đối với họ kiến thức là một quá trình, một hệ thống phức tạp và hoàn chỉnh của những ý tưởng, kỹ năng, bí quyết mà những điều này thường xuyên thay đổi, Và họ thường bị lôi cuốn vào việc học tập và làm chủ những tiềm năng này một cách cá nhân như: triết lý của một tổ chức, các nhà triết học, các nhà xã hội học. Xu hướng này tương đối cũ và không được phát triển lắm trong giai đoạn hiện nay Mô hình ứng dụng tri thức dựa trên công nghệ thông tin IT-Track KM = Management of Information. Các nhà nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực quản trị tri thức có dự định đào tạo về máy tính hoặc công nghệ thông tin. họ đang bị lôi cuốn vào việc xây dựng hệ thống quản trị thông tin MIS. Mục đích của họ là xác định và nắm bắt được hệ thống thông tin. Đêy là hướng mới và phát triển rất nhanh trong những năm vừa qua, hoạt động này được hỗ trợ bởi sử phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. Chương 4 NHẬN DẠNG NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM VÀ XU THẾ KINH TẾ TRI THỨC TOÀN CẦU 4.1 Các cơ hội và thách thức của Việt Nam trong xu thế kinh tế tri thức toàn cầu 4.1.1 Những cơ hội phát triển Kinh tế tri thức là chiếc chìa khoá vàng để các nước đang phát triển vươn lên bằng trí tuệ của mình để tránh tụt hậu và bắt kịp xu hướng phát triển chung của toàn cầu. Có động lực để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có tri thức và nâng cao kiến thức và trình độ cho người lao động. Có điều kiện mở rộng hoạt động để nâng cao trình độ và nhận thức của người dân về vai trò của hội nhập Trong bối cảnh quốc tế hiện nay xu thế toàn cầu hoá là một kết quả tất yếu khách quan về sự phát triển KHKT thế giới Cơ hội phát triển kinh tế, góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, bắt kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới 4.1.2 Những thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta trong thời kỳ kinh tế tri thức Trình độ chung về hiện đại hoá nông nghiệp còn thấp, Thiếu công nghệ hiện đại. Năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp tương đối thấp. Khi gia nhập AFTA và WTO, chúng ta phải đương đầu với cạnh tranh quốc tế do toàn cầu hoá mậu dịch đem lại Đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế- xã hội như tệ nạn xã hội, phân biệt giầu nghèo… Chỉ số giáo dục của VN giảm nhẹ từ 3,56 (1995) còn 3,50 trong năm 2006. (dưới mức bình quân của thế giới (4,35) và dưới bình quân của khu vực (5,26) ở tất cả các khía cạnh; từ chất lượng quản lý các trường, đào tạo cán bộ và giáo dục trung học mặc dù số công nhân có tay nghề nhìn chung tăng 12,3% (1996) lên 27% (2005). Công tác R&D tách biệt khỏi các đối tác sáng tạo khác. Tình hình có cải thiện khi VN thực hiện kinh tế thị trường, với số viện nghiên cứu tăng đáng kể, từ 519 lên 1.120 (giai đoạn 1995 - 2005) và các viện nghiên cứu công được thay bằng việc gia tăng số viện nghiên cứu tư. Tuy nhiên dù số bài báo khoa học có tăng, nhưng đa số chúng được công bố trên các ấn bản VN hơn là quốc tế. ICT: Đây là chỉ số tăng mạnh nhất của VN trong bốn trụ cột của KTTT, tới 1,29 điểm, đạt 3,49 điểm (so sánh với điểm bình quân của thế giới là 6,0, Malaysia 7,30, Singapore 9,19). Tuy nhiên, vấn đề là lực lượng lao động IT của VN còn ít, chưa có kinh nghiệm. Trong 40 triệu công nhân VN, chỉ có 20.000 lao động trong lĩnh vực IT, trong khi chỉ 3.500-4.000 sinh viên tốt nghiệp với các bằng cấp IT hằng năm. Ngoài ra, khu vực ICT VN tiếp tục chậm phát triển nhất khu vực. Chỉ số ICT VN chỉ 3,49 so với 7,04 của châu Á - Thái Bình Dương. Chế độ các định chế và kinh tế: VN xếp hạng thấp trên các tiêu chí về quản trị, nhất là về nạn tham nhũng, chất lượng (thực thi) luật pháp. "Tính hiệu quả của quản trị và sự cai trị của luật pháp thậm chí còn có vấn đề chứ không chỉ (bị xếp hạng) thấp", và "sự ổn định chính trị là chỉ dấu mạnh nhất" trong lĩnh vực này. 4.2 Nhận dạng kinh tế tri thức ở Việt nam 4.2.1 Môi trường chính sách vĩ mô Chú trọng cải tổ, đổi mới chiến lược phát triển kinh tế Xây dựng nhiều chính sách mới phù hợp với xu thế phát triển của thế giới Hài hoà hoá chính sách phát triển Minh bạch hoá chính sách và chiến lược phát triển Kiểm soát thực hiện chính sách 4.2.2 Hệ thống định chế tài chính đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ Được hoàn thiện cùng với hệ thống chính sách phát triển chung Phù hợp hơn Hướng tới phát triển công nghệ toàn cầu Có tính khả thi Không áp đặt 4.2.3 Chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục phát triển nhân lực tri thức Giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu của sự phát triển Xây dựng chiến lược xã hội học tập Có chế độ ưu tiên cho giáo dục phổ thông Đặc biệt quan tâm tới đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao Hợp tác quốc tế trong giáo dục được nhà nước quan tâm và hỗ trợ đầu tư… 4.2.4 Chiến lược phát triển khu công nghệ cao Là vấn đề được bàn sớm Tập trung trước tiên ở các thành phố lớn Tận dụng phối hợp liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng Là động lực thúc đẩy phát triển 4.2.5 Hoạt động sở hữu trí tuệ Những vấn đề về sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp đã được quan tâm nhiều Các công ước quốc tế về SHTT Luật SHTT đã được ban hành năm 2005 Thị trường thương mại các hoạt động SHTT đã mở ra Tuân thủ những chế định và công ước quốc tế… 4.3 Công cuộc đổi mới để phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam 4.3.1 Đổi mới cơ chế quản lý và phát triển kinh tế 4.3.2 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thônn 4.3.3 Đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp và dịch vụ 4.3.4 Đổi mới triệt để ngành giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực 4.3.5 phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và hạ tầng cơ sở kỹ thuật để phát triển thương mại điện tử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_kinh_te_tri_thuc_tai_lieu_gui_sinh_vien_ngay_19_12_2010_1208.doc
Tài liệu liên quan