Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học - Phạm Thế Anh

Tóm tắt chương • Thương mại có thể đem lại lợi ích hai chiều. • Thị trường thường là phương thức tốt để tổ chức các hoạt động kinh tế. • Đôi khi chính phủ có thể cải thiện các kết cục của thị trường khi thị trường thất bại trong việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hoặc công bằng. • Năng suất là yếu tố quan trọng quyết định mức sống. • Tăng cung tiền là nguồn gốc quan trọng nhất gây ra lạm phát. • Trong ngắn hạn, xã hội đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Tóm tắt chương • Kinh tế học chia làm hai phân ngành: • Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi và cách thức ra quyết định của các thành viên kinh tế • Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng thể của nền kinh tế • Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động của các biến số vĩ mô theo thời gian (thu nhập, lãi suất, tỷ giá, việc làm, lạm phát) và các chính sách tác động đến nền kinh tế (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách thương mại và chính sách tỷ giá).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học - Phạm Thế Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
04/09/2018 1 Học phần: KINH TẾ VĨ MÔ 1 • Giảng viên: PGS. TS. Phạm Thế Anh • Email: pham.theanh@neu.edu.vn • Tầng 8 – Nhà A1 – Đại học Kinh tế Quốc dân, website: www.economics.neu.edu.vn • Trợ giảng: (1) PGS. TS. Hà Quỳnh Hoa; (2) ThS. Lưu Thị Phương; (3) ThS. Phạm Thị Ngọc Quỳnh PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN Loại điểm Tỷ trọng 1 Điểm chuyên cần (Tham dự lớp và chuẩn bị bài tập/đóng góp thảo luận,) 10% 2 Điểm kiểm tra giữa kỳ: 04 bài x 10% mỗi bài. 40% 3 Điểm thi hết môn (Hình thức thi: Trắc nghiệm, 40 câu hỏi 4 đáp án, trong 60 phút) 50% Điều kiện dự thi: Điểm chuyên cần >=5; Điều kiện hoàn thành môn học: Điểm TB >=4,5, đồng thời Điểm thi >=4,5. KỶ LUẬT LỚP HỌC Quy tắc 1: Đi học đúng giờ (Không vào lớp sau khi bài giảng đã bắt đầu) Quy tắc 2: Không sử dụng điện thoại, tán gẫu, cười đùa, ngủ, trong lớp học) Quy tắc 3: Chuẩn bị bài tập trước khi tới giờ thực hành Sinh viên vi phạm các quy tắc trên sẽ bị trừ vào điểm chuyên cần tùy mức độ. Lần thứ nhất trừ 1 điểm; lần thứ hai trừ thêm 2 điểm; lần thứ ba trừ thêm 3 điểm (học lại). NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 1: Tổng quan về Kinh tế học Chương 2: Đo lường Thu nhập và Mức giá Chương 3: Sản xuất và Tăng trưởng Chương 4: Đầu tư, Tiết kiệm và Hệ thống Tài chính Chương 5: Thất nghiệp Chương 6: Tiền tệ và Chính sách Tiền tệ Chương 7: Tiền tệ và Lạm phát Chương 8: Kinh tế vĩ mô của Nền kinh tế mở Chương 9: Tổng cầu và Tổng cung Chương 10: Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp Chương 11: Một số tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế học (tập II), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, 2012; 2. Principles of Economics, N. Gregory Mankiw, 7th Edition, 2013; 3. Bài tập Nguyên lý Kinh tế học Vĩ mô, Nguyễn Văn Công (Chủ biên), Nxb Lao động, 2012 4. Slides bài giảng của Phạm Thế Anh, https://sites.google.com/site/theanh982/principle s-of-macroeconomics-lecture-tutorial Môn học: Kinh tế Vĩ mô 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC Bài giảng của PGS. TS. Phạm Thế Anh Bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Khoa Kinh tế học, ĐH KTQD 04/09/2018 2 Những nội dung chính 1. Định nghĩa Kinh tế học 2. Mười nguyên lý Kinh tế học 3. Phân nhánh Kinh tế học 4. Phương pháp nghiên cứu của Kinh tế học 5. Nội dung nghiên cứu của Kinh tế học vĩ mô Mục tiêu của chương • Chương này giới thiệu tổng quan về kinh tế học nói chung và kinh tế học vĩ mô nói riêng: • Hiểu được Kinh tế học là gì • Giới thiệu 10 nguyên lý Kinh tế học • Giới thiệu các phân nhánh của Kinh tế học • Giới thiệu phương pháp nghiên cứu Kinh tế học • Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế học vĩ mô 1. Định nghĩa Kinh tế học • Paul A. Samuelson định nghĩa “Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức xã hội sử dụng các nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra hàng hóa và phân phối chúng cho các thành viên trong xã hội” • G. Mankiw định nghĩa “Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm như thế nào” 1. Định nghĩa Kinh tế học • Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu vô hạn. • Các nguồn lực bao gồm: vốn/tư bản hiện vật, tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn con người và tiến bộ khoa học công nghệ. 1. Định nghĩa Kinh tế học • Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng. • Ba vấn đề kinh tế cơ bản: • Sản xuất cái gì? • Sản xuất như thế nào? • Sản xuất cho ai? 2. Một số nguyên lý của Kinh tế học • Nguyên lý là “sự thật” về hành vi hoặc sự vận hành của nền kinh tế; • Có nhiều nguyên lý khác nhau, Gregory Mankiw, một giáo sư kinh tế của ĐH Harvard, trong cuốn Principles of Economics của mình đã nêu ra 10 nguyên lý sau: 04/09/2018 3 Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi “Không có bữa ăn trưa nào là miễn phí” (no free lunch!) Việc ra quyết định đòi hỏi sự đánh đổi mục tiêu này lấy mục tiêu khác. Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi Để đạt được một điều gì đó, chúng ta thường phải từ bỏ những thứ khác. ▪ Vũ khí và bơ sữa ▪ Thực phẩm và quần áo ▪ Thời gian nghỉ ngơi và lao động ▪ Hiệu quả và công bằng Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi • Hiệu quả và công bằng ▪ Hiệu quả có nghĩa là xã hội tối đa hoá đầu ra từ nguồn lực khan hiếm của mình. ▪ Công bằng có nghĩa là ích lợi của những nguồn lực này được phân phối đều giữa các thành viên trong xã hội. Nguyên lý 2: Chi phí của một cái gì đó là những thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó • Các quyết định đòi hỏi sự so sánh giữa chi phí và lợi ích của các phương án thay thế. ▪ Đi học đại học hay làm việc? ▪ Học hay hẹn hò với bạn bè? ▪ Đến lớp hay ngủ? • Chi phí cơ hội của một cái gì đó là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó. Nguyên lý 2: Chi phí của một cái gì đó là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó Ngôi sao bóng rổ của LA Laker, Kobe Bryant, chọn việc không đi học đại học để chơi bóng rổ chuyên nghiệp và kiếm được hàng triệu đôla. Con người ra quyết định bằng cách so sánh chi phí và lợi ích tại điểm cận biên. Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên. • Những thay đổi biên là nhỏ, là những điều chỉnh thêm đối với kế hoạch hành động hiện thời. 04/09/2018 4 Nguyên lý 4: Con người phản ứng với những khuyến khích • Những thay đổi biên của chi phí hay lợi ích khuyến khích con người phản ứng. • Quyết định lựa chọn một phương án thay thế xảy ra khi lợi ích biên của phương án lớn hơn chi phí biên của nó! Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người cùng có lợi • Con người có lợi từ hoạt động thương mại của họ với người khác. • Cạnh tranh dẫn đến lợi ích từ thương mại. • Thương mại cho phép con người chuyên môn hoá vào lĩnh vực mà họ có khả năng nhất. Nguyên lý 6: Thị trường luôn là cách thức tốt để tổ chức các hoạt động kinh tế • Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế phân bổ nguồn lực thông qua các quyết định phi tập trung của nhiều doanh nghiệp và nhiều hộ gia đình khi họ tương tác với nhau trên thị trường hàng hoá và dịch vụ. ▪ Các hộ gia đình quyết định mua cái gì và làm việc cho ai. ▪ Các doanh nghiệp quyết định thuê ai và sản xuất cái gì. Nguyên lý 6: Thị trường luôn là cách thức tốt để tổ chức các hoạt động kinh tế • Adam Smith quan sát thấy rằng các hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác với nhau trên các thị trường hành động như thể được hướng dẫn bởi một “bàn tay vô hình.” ▪ Do các hộ gia đình và doanh nghiệp nhìn vào giá cả và quyết định mua gì, bán gì, họ không nhận thức được chi phí xã hội của hành động của họ. ▪ Kết quả là, giá cả hướng cho những người ra quyết định đạt được kết cục tối đa hoá phúc lợi của toàn xã hội. Nguyên lý 7: Chính phủ đôi khi có thể cải thiện được các kết cục thị trường • Thất bại thị trường xảy ra khi thị trường thất bại trong việc phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. • Khi thị trường thất bại chính phủ có thể can thiệp để làm tăng tính hiệu quả và công bằng. Nguyên lý 7: Chính phủ đôi khi có thể cải thiện được các kết cục thị trường • Thất bại thị trường có thể là do ▪ Ảnh hưởng ngoại hiện, là tác động của quyết định của một cá nhân hay doanh nghiệp đến phúc lợi của một người ngoài cuộc. ▪ Sức mạnh thị trường, là khả năng của một cá nhân hay doanh nghiệp chi phối giá cả thị trường. 04/09/2018 5 Nguyên lý 8: Mức sống phụ thuộc vào sản lượng của một quốc gia • Mức sống có thể được đo lường theo nhiều cách: ▪ Bằng cách so sánh thu nhập cá nhân. ▪ Bằng cách so sánh giá trị thị trường của sản lượng của một quốc gia. Nguyên lý 8: Mức sống phụ thuộc vào sản lượng của một quốc gia • Hầu hết mọi khác biệt về mức sống được giải thích bởi sự khác biệt về năng suất giữa các quốc gia. • Năng suất là lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra từ một giờ lao động của một công nhân. Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền. • Lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế. • Một nguyên nhân gây ra lạm phát là sự gia tăng cung tiền. • Khi chính phủ tạo ra một lượng lớn tiền, giá trị của tiền sẽ giảm. Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp • Đường Phillips minh hoạ sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp: • Lạm phát Thất nghiệp • Đó là sự đánh đổi trong ngắn hạn! 3. Phân nhánh Kinh tế học Kinh tế học Economics Kinh tế học vi mô Microeconomics Kinh tế học vĩ mô Macroeconomics 3. Phân nhánh Kinh tế học ➢Kinh tế vi mô ▪ Kinh tế vi mô là môn học nghiên cứu hành vi ra quyết định của hộ gia đình và doanh nghiệp, và sự tương tác giữa họ trên các thị trường. ➢Kinh tế vĩ mô ▪ Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu nền kinh tế dưới góc độ một tổng thể. ▪ Mục tiêu của nó là nhằm giải thích những thay đổi kinh tế ảnh hưởng đến nhiều hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp, và nhiều thị trường cùng lúc. 04/09/2018 6 3. Phân nhánh Kinh tế học • Kinh tế vĩ mô trả lời những câu hỏi như: ▪ Tại sao thu nhập trung bình lại cao ở một số nước và thấp ở một số nước khác? ▪ Tại sao giá cả lại tăng nhanh trong một số thời kì trong khi lại tương đối ổn định trong những thời kì khác? ▪ Tại sao sản lượng và việc làm lại tăng trong một số năm và giảm trong những năm khác? 4. Phương pháp nghiên cứu của Kinh tế học • Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc • Kinh tế học thực chứng trả lời cho câu hỏi “ là cái gì”, nghiên cứu thế giới thực tế và tìm cách lý giải một cách khoa học các hiện tượng quan sát được. • Kinh tế học chuẩn tắc trả lời cho câu hỏi “nên như thế nào”, có yếu tố đánh giá chủ quan của các nhà kinh tế. 4. Phương pháp nghiên cứu của Kinh tế học 2. Xây dựng mô hình 3. Kiểm định mô hình 1. Quan sát Đo lường 5. Nội dung nghiên cứu của Kinh tế học vĩ mô TĂNG TRƯỞNG THẤT NGHIỆP NỀN KINH TẾ LẠM PHÁT TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LÃI SUẤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI • Các biến số Kinh tế vĩ mô cơ bản Chính sách tài khóa • Các chính sách Kinh tế vĩ mô Chính sách tiền tệ Chính sách thu nhập Chính sách thương mại Chính sách tỷ giá hối đoái 5. Nội dung nghiên cứu của Kinh tế học vĩ mô Tóm tắt chương • Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng. • Do nguồn lực khan hiếm nên chúng ta luôn phải đối mặt với sự đánh đổi khi ra quyết định. • Chi phí cơ hội là giá trị của phương án thay thế tốt nhất bị bỏ qua. • Chi phí và lợi ích tại điểm cận biên ảnh hưởng đến việc ra quyết định của con người • Con người luôn phản ứng với các khuyến khích. 04/09/2018 7 Tóm tắt chương • Thương mại có thể đem lại lợi ích hai chiều. • Thị trường thường là phương thức tốt để tổ chức các hoạt động kinh tế. • Đôi khi chính phủ có thể cải thiện các kết cục của thị trường khi thị trường thất bại trong việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hoặc công bằng. • Năng suất là yếu tố quan trọng quyết định mức sống. • Tăng cung tiền là nguồn gốc quan trọng nhất gây ra lạm phát. • Trong ngắn hạn, xã hội đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Tóm tắt chương • Kinh tế học chia làm hai phân ngành: • Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi và cách thức ra quyết định của các thành viên kinh tế • Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng thể của nền kinh tế • Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động của các biến số vĩ mô theo thời gian (thu nhập, lãi suất, tỷ giá, việc làm, lạm phát) và các chính sách tác động đến nền kinh tế (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách thương mại và chính sách tỷ giá).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_1_chuong_1_tong_quan_ve_kinh_te_hoc.pdf