Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 10: Sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp - Phạm Thế Anh

Tóm tắt chương • Đường Phillips mô tả mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và thất nghiệp. • Bằng cách mở rộng tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn một điểm trên đường Phillips với lạm phát cao và thất nghiệp thấp. • Bằng cách thắt chặt tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn một điểm trên đường Phillips với lạm phát thấp và thất nghiệp cao. Tóm tắt chương • Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp mô tả bởi đường Phillips chỉ đúng trong ngắn hạn. • Đường Phillips dài hạn thẳng đứng tại mức thất nghiệp tự nhiên. • Đường Phillips ngắn hạn cũng dịch chuyển do các cú sốc tổng cung. • Cú sốc cung bất lợi khiến các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với sự đánh đổi kém hấp dẫn hơn giữa lạm phát và thất nghiệp. Tóm tắt chương • Khi NHTƯ cắt giảm tăng trưởng cung tiền nhằm giảm lạm phát, họ di chuyển nền kinh tế dọc theo đường Phillips ngắn hạn. • Điều này dẫn đến thất nghiệp cao tạm thời. • Cái giá của việc giảm lạm phát phụ thuộc vào tốc độ điều chỉnh giảm của kì vọng về lạm phát.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 10: Sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp - Phạm Thế Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29/08/2018 1 Môn học: Kinh tế Vĩ mô 1 Chương 10: SỰ ĐÁNH ĐỔI TRONG NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Bài giảng của PGS. TS. Phạm Thế Anh Bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Khoa Kinh tế học, ĐH KTQD Những nội dung chính 1. Giới thiệu chung. 2. Đường Phillips và sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. 3. Lạm phát kỳ vọng và sự dịch chuyển của đường phillips. 4. Các cú sốc cung. 5. Cái giá của việc cắt giảm lạm phát. Mục tiêu của chương • Nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp thông qua đường Phillips. • Nghiên cứu vai trò của lạm phát kỳ vọng và các cú sốc cung đối với sự dịch chuyển của đường Phillips. • Xem xét cái giá của việc cắt giảm lạm phát. 1. Gới thiệu chung • Thất nghiệp tự nhiên (dài hạn) phụ thuộc vào nhiều đặc tính của thị trường lao động. • Ví dụ: luật tiền lương tối thiểu, sức mạnh thị trường của công đoàn, vai trò của tiền lương hiệu quả, và tính hiệu quả của quá trình tìm việc. • Tỷ lệ lạm phát phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng cung tiền – kiểm soát bởi ngân hàng trung ương. 1. Gới thiệu chung • Xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa thất nghiệp và lạm phát. • Nếu các nhà hoạch định chính sách mở rộng tổng cầu, họ có thể làm giảm thất nghiệp, tuy nhiên cái giá phải trả là lạm phát cao hơn. • Nếu thắt chặt tổng cầu, họ có thể làm giảm lạm phát, nhưng cái giá phải trả là thất nghiệp tạm thời cao hơn. 2. Đường Phillips • Đường Phillips minh hoạ mối quan hệ trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. 29/08/2018 2 Hình 1: Đường Phillips Tỷ lệ thất nghiệp (% năm) 0 Lạm phát (% năm) Đường Phillips 4 B6 7 A 2 Tổng Cầu, Tổng Cung, và Đường Phillips • Đường Phillips cho thấy các cách kết hợp trong ngắn hạn giữa thất nghiệp và lạm phát, xuất hiện do tổng cầu thay đổi làm nền kinh tế chuyển dịch dọc theo đường tổng cung ngắn hạn. Tổng Cầu, Tổng Cung, và Đường Phillips • Tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ càng lớn thì sản lượng của nền kinh tế càng lớn, và mức giá càng cao. • Sản lượng càng lớn thì thất nghiệp càng nhỏ. Hình 2: Đường Phillips có liên quan gì đến Tổng Cầu và Tổng Cung Sản lượng0 AS ngắn hạn (a) Mô hình Tổng Cầu và Tổng Cung Thất nghiệp (% năm) 0 Lạm phát (% năm) Mức giá (b) Đường Phillips Đường Phillips AD1 AD2 (Y là 8000) B 4 6 (Y là 7500) A 7 2 8,000 (U là 4%) 106 B (U là 7%) 7,500 102 A Sự dịch chuyển của đường phillips: Vai trò của kì vọng • Đường Phillips có vẻ như cho các nhà hoạch định chính sách một danh sách các kết cục lạm phát và thất nghiệp có thể xảy ra. Đường Phillips trong dài hạn • Trong những năm 1960, Friedman và Phelps kết luận rằng không có mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn. • Đường Phillips dài hạn thẳng đứng tại mức thất nghiệp tự nhiên. • Chính sách tiền tệ có thể có hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng không hiệu quả trong dài hạn. 29/08/2018 3 Hình 3: Đường Phillips dài hạn Thất nghiệp (%)0 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Lạm phát (%) Đường Phillips dài hạn B LP cao LP thấp A 2. . . . Tuy nhiên thất nghiệp vẫn ở mức tự nhiên trong dài hạn 1. Khi NHTƯ tăng tốc độ tăng trưởng cung tiền, tỷ lệ lạm phát tăng Hình 4: Đường Phillips có liên quan gì đến Tổng Cầu và Tổng Cung Sản lượngMức sản lượng tự nhiên Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 0 Mức giá P AD1 Tổng cung dài hạn Đường Phillips dài hạn (a) Mô hình Tổng Cầu và Tổng Cung Tỷ lệ thất nghiệp0 Tỷ lệ lạm phát (b) Đường Phillips 2. . . . làm tăng mức giá . . . 1. Sự gia tăng cung tiền làm tăng tổng cầu A AD2 B A 4. . . .tuy nhiên sản lượng và thất nghiệp vẫn ở mức tự nhiên 3. . . . Và làm tăng tỷ lệ lạm phát . . . P2 B 3. Kì vọng và đường Phillips ngắn hạn • Lạm phát kì vọng đo lường mức độ thay đổi của mức giá chung mà mọi người dự kiến. • Trong dài hạn, lạm phát kì vọng điều chỉnh theo những thay đổi của lạm phát thực tế. • Khả năng của NHTƯ trong việc tạo ra lạm phát kì vọng chỉ tồn tại trong ngắn hạn. ▪ Một khi mọi người dự đoán được lạm phát, cách duy nhất để đưa thất nghiệp xuống dưới mức tự nhiên là để lạm phát thực tế tăng lên trên tỷ lệ dự đoán. • Trong đó,  là tỷ lệ lạm phát thực tế, e là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng; u là tỷ lệ thất nghiệp thực tế; un là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và; v là cú sốc cung (chi phí). Kì vọng và đường Phillips ngắn hạn ( )= e nu u v  − − + Hình 5: Lạm phát kì vọng làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn thế nào Tỷ lệ thất nghiệp0 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Tỷ lệ lạm phát Đường Phillips dài hạn Đường Phillips ngắn hạn với lạm phát kì vọng cao Đường Phillips ngắn hạn với lạm phát kì vọng thấp 1. Chính sách mở rộng làm di chuyển nền kinh tế dọc theo đường Phillips ngắn hạn . . . 2. . . . tuy nhiên trong dài hạn, lạm phát kì vọng tăng, và đường Phillips ngắn hạn dịch phải. C B A Hình 6: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp những năm 1960-70 1 2 3 4 5 6 7 8 9 100 2 4 6 8 10 Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ lạm phát (% năm) 1973 1966 1972 1971 1961 1962 1963 1967 1968 1969 1970 1965 1964 29/08/2018 4 4. Sự dịch chuyển đường phillips: Vai trò của các cú sốc cung • Các sự kiện trong quá khứ cho thấy rằng đường Phillips ngắn hạn có thể dịch chuyển do sự thay đổi của kì vọng. Sự dịch chuyển đường phillips: Vai trò của các cú sốc cung • Các sự kiện trong quá khứ cho thấy rằng đường Phillips ngắn hạn có thể dịch chuyển do sự thay đổi của lạm phát kì vọng. • Đường Phillips ngắn hạn cũng dịch chuyển do các cú sốc tổng cung. ▪ Những thay đổi bất lợi của tổng cung có thể làm tồi tệ thêm sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. ▪ Một cú sốc cung bất lợi làm cho các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với sự đánh đổi kém mong muốn hơn giữa lạm phát và thất nghiệp. Sự dịch chuyển đường phillips: Vai trò của các cú sốc cung • Cú sốc cung là một sự kiện trực tiếp làm thay đổi chi phí của doanh nghiệp, và cuối cùng là làm thay đổi mức giá mà doanh nghiệp thiết lập. • Điều này làm dịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế. . . • . . . và cuối cùng là dịch chuyển đường Phillips. Hình 7: Cú sốc cung bất lợi và tổng cung Sản lượng0 P AD (a) Mô hình Tổng Cầu và Tổng Cung Tỷ lệ thất nghiệp0 Tỷ lệ lạm phát (b) Đường Phillips 3. . . . và tăng giá . . . AS2 AS1 A 1. Sự dịch chuyển bất lợi của tổng cung . . . 4. . . . các nhà hoạch định chính sách đối mặt với sự đánh đổi kém mong muốn hơn. BP2 Y2 P A Y PC1 2. . . . làm giảm sản lượng PC2 B Sự dịch chuyển đường phillips: Vai trò của các cú sốc cung • Trong những năm 1970, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với hai sự lựa chọn khi OPEC cắt giảm sản lượng và tăng giá dầu. ▪ Chống thất nghiệp bằng cách mở rộng tổng cầu và gia tăng lạm phát. ▪ Chống lạm phát bằng cách thắt chặt tổng cầu và gây ra thất nghiệp cao. Hình 8: Các cú sốc cung những năm 1970 1 2 3 4 5 6 7 8 9 100 2 4 6 8 10 Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ lạm phát (% năm) 1972 19751981 1976 1978 1979 1980 1973 1974 1977 29/08/2018 5 Các nguyên nhân gây lạm phát • lạm phát do cầu kéo: lạm phát do các cú sốc cầu. Các cú sốc dương đối với tổng cầu khiến cho thất nghiệp giảm xuống dưới mức tự nhiên, “kéo” tỷ lệ lạm phát lên cao. • lạm phát do chi phí đẩy: lạm phát xuất phát từ các cú sốc cung. Các cú sốc cung bất lợi thường làm tăng chi phí sản xuất và khiến cho doanh nghiệp tăng giá, “đẩy” lạm phát lên cao. • lạm phát do kỳ vọng: do sự thay đổi kỳ vọng. ( )= e nu u v  − − + 5. Cái giá của việc cắt giảm lạm phát • Để giảm lạm phát, NHTƯ phải theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ. • Khi NHTƯ giảm tốc độ tăng cung tiền, điều đó sẽ thu hẹp tổng cầu. • Điều này làm giảm lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra của các doanh nghiệp. • Và làm tăng thất nghiệp. Hình 9: Chính sách tiền tệ giảm lạm phát trong ngắn và dài hạn Tỷ lệ thất nghiệp0 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Tỷ lệ lạm phát Đường Phillips dài hạn Đường Phillips ngắn hạn với lạm phát kì vọng cao Đường Phillips ngắn hạn với lạm phát kì vọng thấp 1. Chính sách thắt chặt dịch chuyển nền kinh tế dọc xuống dưới đường Phillips ngắn hạn 2. . . . tuy nhiên trong dài hạn, Lạm phát kì vọng giảm và đường Phillips ngắn hạn dịch trái. BC A Cái giá của việc cắt giảm lạm phát • Để giảm lạm phát, nền kinh tế phải trải qua một thời kì thất nghiệp cao và sản lượng thấp. ▪ Khi NHTƯ chống lạm phát, nền kinh tế trượt dọc xuống đường Phillips ngắn hạn. ▪ Nền kinh tế có được mức lạm phát thấp nhưng cái giá phải trả là thất nghiệp cao hơn. Cái giá của việc cắt giảm lạm phát • Tỷ lệ hi sinh là số điểm phần trăm sản lượng hàng năm bị mất đi trong quá trình cắt giảm lạm phát một điểm phần trăm. ▪ Ước tính tỷ lệ hy sinh này vào khoảng 5 ở nền kinh tế Mỹ trong những năm 1970-80. ▪ Để giảm lạm phát từ khoảng 10% trong năm 1979- 1981 xuống còn 4% nền kinh tế phải hi sinh 30% sản lượng hàng năm! Kì vọng duy lý và khả năng cắt giảm lạm phát không tốn phí • Lý thuyết về kì vọng hợp lý cho rằng con người sử dụng tối ưu tất cả những thông tin mà họ có được, bao gồm cả thông tin về các chính sách của chính phủ, khi dự báo tương lai. • Sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp phụ thuộc vào mức độ điều chỉnh nhanh hay chậm của kì vọng. • Lý thuyết kì vọng hợp lý cho rằng tỷ lệ hy sinh có thể nhỏ hơn con số ước lượng nhiều. 29/08/2018 6 Tóm tắt chương • Đường Phillips mô tả mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và thất nghiệp. • Bằng cách mở rộng tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn một điểm trên đường Phillips với lạm phát cao và thất nghiệp thấp. • Bằng cách thắt chặt tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn một điểm trên đường Phillips với lạm phát thấp và thất nghiệp cao. Tóm tắt chương • Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp mô tả bởi đường Phillips chỉ đúng trong ngắn hạn. • Đường Phillips dài hạn thẳng đứng tại mức thất nghiệp tự nhiên. • Đường Phillips ngắn hạn cũng dịch chuyển do các cú sốc tổng cung. • Cú sốc cung bất lợi khiến các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với sự đánh đổi kém hấp dẫn hơn giữa lạm phát và thất nghiệp. Tóm tắt chương • Khi NHTƯ cắt giảm tăng trưởng cung tiền nhằm giảm lạm phát, họ di chuyển nền kinh tế dọc theo đường Phillips ngắn hạn. • Điều này dẫn đến thất nghiệp cao tạm thời. • Cái giá của việc giảm lạm phát phụ thuộc vào tốc độ điều chỉnh giảm của kì vọng về lạm phát.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_1_chuong_10_su_danh_doi_trong_ngan_h.pdf
Tài liệu liên quan