Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá - Phạm Thế Anh
Tóm tắt chương
• Tổng chi tiêu luôn bằng với tổng thu nhập trong
nền kinh tế.
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đo lường tổng
chi tiêu của một nền kinh tế đối với hàng hoá và
dịch vụ mới sản xuất, và tổng thu nhập kiếm
được từ quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ.
• GDP là giá trị thị trường của mọi hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm
vi một nước trong một thời kì nhất định.
Tóm tắt chương
• GDP được chia thành bốn thành phần chi tiêu:
tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, và xuất
khẩu ròng.
• GDP danh nghĩa sử dụng giá cả hiện hành để
định giá sản lượng của một nền kinh tế. GDP
thực sử dụng giá cả của năm cơ sở để định giá
sản lượng hành hoá và dịch vụ của nền kinh tế.
• Chỉ số điều chỉnh GDP – được tính bằng tỉ số
giữa GDP danh nghĩa trên GDP thực – đo lường
mức giá chung trong nền kinh tế.
Tóm tắt chương
• GDP là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế bởi
vì mọi người thích thu nhập cao hơn so với thu
nhập thấp.
• Nó không phải là thước đo hoàn hảo phản ánh
phúc lợi bởi vì nhiều thứ, ví dụ như thời gian
nghỉ ngơi và môi trường trong sạch, không
được tính vào GDP.
Tóm tắt chương
• Chỉ số giá tiêu dùng so sánh chi phí hiện hành của
một giỏ hàng hoá và dịch vụ so với chi phí của giỏ
hàng đó trong năm cơ sở.
• Chỉ số này được sử dụng để đo lường mức giá
chung trong nền kinh tế.
• Phần trăm thay đổi của CPI đo lường tỷ lệ lạm phát.
• Chỉ số giá tiêu dùng là một thước đo không hoàn
hảo chi phí sinh hoạt vì ba lý do: lệch thay thế, sự
xuất hiện của hàng hoá mới, và những thay đổi chất
lượng không đo lường được.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 2: Đo lường sản lượng và mức giá - Phạm Thế Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29/08/2018
1
Môn học: Kinh tế Vĩ mô 1
Phạm Thế Anh
Chương 2:
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG VÀ
MỨC GIÁ
Bài giảng của PGS. TS. Phạm Thế Anh
Bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Khoa Kinh tế học, ĐH KTQD
• Giới thiệu về hai biến số kinh tế vĩ mô
quan trọng:
• Tổng sản phẩm trong nước GDP
• Chỉ số giá tiêu dùng CPI
• Tìm hiểu định nghĩa, nội dung, cách thức
đo lường, tầm quan trọng và ứng dụng của
từng biến số trên trong đánh giá kinh tế vĩ
mô.
Mục tiêu của chương
Những nội dung chính
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC
1. Định nghĩa
2. Các phương pháp tính GDP
3. GDP danh nghĩa, GDP thực, và chỉ số điều
chỉnh GDP
4. GDP thực và phúc lợi kinh tế
5. Các thước đo khác về thu nhập quốc dân
6. Một số đồng nhất thức thu nhập quốc dân
Những nội dung chính
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
1. Định nghĩa
2. Phương pháp tính CPI
3. Những vấn đề với đo lường CPI
4. Phân biệt CPI và DGDP
5. Những ứng dụng của chỉ số giá
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG VÀ MỨC GIÁ
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG
HAY THU NHẬP
THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA MỘT NỀN
KINH TẾ
• Khi đánh giá liệu nền kinh tế có hoạt động tốt
hay kém, người ta thường nhìn vào tổng thu
nhập mà mọi người trong nền kinh tế tạo ra.
• Đối với toàn bộ nền kinh tế, thu nhập phải
bằng với chi tiêu bởi vì:
▪ Mọi giao dịch đều có bên mua và bên bán.
▪ Mỗi đồng chi tiêu bởi người mua là thu nhập của
người bán.
29/08/2018
2
1. Định nghĩa
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một thước
đo thu nhập và chi tiêu của một nền kinh tế.
• Nó là tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng
hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong một nước và trong một thời kì nhất định.
1. Định nghĩa
• “GDP là giá trị thị trường . . .”
▪ Sản lượng được định giá theo giá cả thị trường.
• “. . . Của mọi HH & DV cuối cùng . . .”
▪ Nó chỉ bao gồm giá trị của hàng hoá cuối cùng, không
phải hàng hoá trung gian (giá trị của nó chỉ được tính
một lần).
• “. . . Hàng hoá và dịch vụ . . . “
▪ Nó bao gồm cả hàng hoá hữu hình (thực phẩm, quần
áo, xe hơi) và những dịch vụ vô hình (cắt tóc, lau nhà,
khám bệnh).
1. Định nghĩa
• “. . . Được sản xuất ra . . .”
▪ Nó bao gồm những hàng hoá và dịch vụ được sản
xuất ra trong thời kì hiện tại, không gồm những giao
dịch liên quan đến hàng hoá sản xuất ra trong quá
khứ.
• “ . . . trong phạm vi một nước . . .”
▪ Nó đo lường giá trị sản lượng trong phạm vi địa lý
của một quốc gia.
• “. . . Trong một thời kì nhất định.”
▪ Nó đo lường giá trị sản lượng của một thời kì nhất
định, thường là một năm hay một quý (3 tháng).
CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP
• GDP bao gồm mọi mặt hàng được sản xuất ra
trong một nền kinh tế và được bán hợp pháp
trên các thị trường.
• GDP không bao gồm những gì?
▪ GDP không tính được hầu hết những mặt hàng được
sản xuất và tiêu thụ tại nhà và không được đem bán
trên thị trường.
▪ Nó không tính được những mặt hàng được sản xuất
và bán ngầm, ví dụ như ma tuý bất hợp pháp
2. Ba cách tính GDP
(1) Phương pháp chi tiêu
(2) Phương pháp thu nhập và
(3) Phương pháp giá trị gia tăng (sản xuất)
Ba phương pháp này là tương đương nhau và
cho cùng một kết quả.
Phương pháp chi tiêu
• Một cách tính GDP là cộng tổng tất cả các khoản
chi tiêu trong nền kinh tế. Phương pháp này
được gọi là phương pháp chi tiêu, và nó được
mô tả như sau:
▪ Tiêu dùng (C)
▪ Đầu tư (I)
▪ Chi tiêu chính phủ (G)
▪ Xuất khẩu ròng (NX)
GDP = C + I + G + NX
29/08/2018
3
Vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô
Labor
Tiết kiệm cá nhân
Chi tiêu
chính phủ
thu nhập
Nhập khẩu
Hộ gia đình Doanh nghiệp
Hệ thống
tài chính
Thuế
Thị trường nhân
tố sản xuất
Chi trả nhân tố
Thị trường hàng
hoá và dịch vụ
Đ
ầ
u
tư
Tiết kiệm
chính phủ
Tiêu dùng
Chính phủ
Người nước ngoài
Doanh thu
Xuất khẩu
Phương pháp chi tiêu:
Tiêu dùng (C)
▪ hàng lâu bền
có vòng đời dài
vd: xe hơi, thiết bị gia
đình
▪ hàng không lâu bền
có vòng đời ngắn
vd: thực phẩm, quần áo
▪ dịch vụ
những công việc phục vụ
người tiêu dùng
vd: giặt là, hàng không.
định nghĩa: là giá trị của mọi hàng hoá
và dịch vụ, trừ nhà ở mới, được mua
bởi các hộ gia đình. Nó bao gồm:
Phương pháp chi tiêu:
Đầu tư (I)
định nghĩa 1: là chi tiêu cho tư bản [nhân tố sản
xuất].
định nghĩa 2: là chi tiêu cho hàng hoá phục vụ mục
đích tiêu dùng trong tương lai.
Bao gồm:
▪ đầu tư cố định của doanh nghiệp
chi tiêu cho nhà xưởng và thiết bị mà doanh nghiệp sử
dụng để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác
▪ đầu tư cố định của dân cư
chi tiêu cho nhà ở của người tiêu dùng và chủ đất
▪ đầu tư hàng tồn kho
thay đổi giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp
Đầu tư và Tư bản
• Tư bản hay vốn là một nhân tố sản xuất.
Tại bất kì thời điểm nào, nền kinh tế có một lượng
tư bản nhất định.
• Đầu tư là chi tiêu cho tư bản mới.
Ví dụ (giả định không có hao mòn):
▪ 1/1/2017:
nền kinh tế có 500 tỉ $ giá trị tư bản
▪ trong năm 2017:
đầu tư = 37 tỉ $
▪ 1/1/2018:
nền kinh tế có 537 tỉ $ giá trị tư bản
Phương pháp chi tiêu:
Chi tiêu chính phủ (G)
• G bao gồm mọi khoản chi tiêu của chính phủ
cho hàng hoá và dịch vụ.
• G không bao gồm các khoản thanh toán chuyển
khoản
(vd. chi trả bảo hiểm thất nghiệp), bởi vì chúng
không tương ứng với hàng hoá và dịch vụ được
sản xuất ra trong thời kì hiện tại.
Phương pháp chi tiêu:
Xuất khẩu ròng (NX = EX - IM)
định nghĩa: là giá trị hàng xuất khẩu (EX)
trừ đi giá trị hàng nhập khẩu (IM)
• Xuất khẩu là những hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất trong nước nhưng bán ra nước ngoài.
• Nhập khẩu là những hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất ở nước ngoài nhưng tiêu thụ trong nước.
• Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu còn được
gọi là cán cân thương mại.
29/08/2018
4
Tại sao sản lượng = chi tiêu
• Những sản phẩm không bán được sẽ được đưa
vào kho,
và nó được tính là “đầu tư hàng tồn kho”
• bất kể hàng tồn kho tăng lên là có chủ
đích hay không.
• Thực chất chúng ta giả định rằng doanh nghiệp
mua sản phẩm của chính họ.
Phương pháp thu nhập
• GDP tương đương với tổng thu nhập nhận được
bởi các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất
trong một thời kì nhất định, thường là một năm.
▪ Thu nhập từ tiền công và tiền lương (w);
▪ Lợi nhuận của doanh nghiệp ();
▪ Thu nhập từ cho thuê tài sản (máy móc, thiết bị, đất đai,
nhà xưởng, (r);
▪ Thu nhập từ lãi vay (i);
▪ Khấu hao tài sản (dp);
▪ Thuế gián thu ròng (te).
Phương pháp giá trị gia tăng
• Giá trị gia tăng (value added):
Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp là
giá trị của sản lượng
trừ đi
giá trị của các hàng hoá trung gian mà doanh nghiệp sử
dụng để sản xuất ra sản lượng đó.
Phương pháp giá trị gia tăng
• Một nông dân trồng lúa mì và bán cho một người
xay bột với giá $1,00.
• Người xay bột xay lúa thành bột mì và bán cho
người làm bánh với giá $3,00.
• Người làm bánh sử dụng bột mì để làm ra một ổ
bánh mì và bán cho một kĩ sư với giá $6,00.
• Người kĩ sư ăn bánh mì.
• Hãy tính
• Giá trị gia tăng tại mỗi công đoạn sản xuất
• GDP
Hàng hoá cuối cùng, giá trị gia tăng,
và GDP
• GDP = giá trị của hàng hoá cuối cùng
= tổng giá trị gia tăng của tất cả các công
đoạn sản xuất
• Giá trị của hàng hoá cuối cùng đã bao gồm giá
trị của các hàng hoá trung gian,
do vậy, nếu tính cả những hàng hoá trung gian
vào GDP sẽ là tính hai lần.
3. GDP thực và danh nghĩa
• GDP là giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra.
• GDP danh nghĩa (nominal) đo lường những
giá trị này sử dụng giá cả hiện hành.
• GDP thực (real) đo lường những giá trị này sử
dụng giá cả của năm cơ sở/năm gốc.
29/08/2018
5
GDP thực kiểm soát được lạm phát
• Những thay đổi của GDP danh nghĩa có thể do:
▪ những thay đổi của giá cả
▪ những thay đổi của sản lượng
• Những thay đổi của GDP thực chỉ là do những
thay đổi của sản lượng,
bởi vì GDP thực được tính sử dụng giá cả cố định
của năm cơ sở.
Bài tập thực hành, phần 1
• Tính GDP danh nghĩa của mỗi năm
• Tính GDP thực của mỗi năm sử dụng năm 2001
là năm cơ sở.
2015 2016 2017
P Q P Q P Q
Hàng
hoá A
$30 900 $31 1,000 $36 1,050
Hàng
hoá B
$100 192 $102 200 $100 205
Chỉ số điều chỉnh GDP (Deflator)
• Tỷ lệ lạm phát là phần trăm gia tăng của mức
giá chung.
• Một thước đo mức giá chung đó là Chỉ số điều
chỉnh GDP, được tính như sau:
Chỉ số này cho chúng ta biết sự gia tăng của GDP
danh nghĩa do sự gia tăng của giá cả, chứ không
phải do sự gia tăng của sản lượng.
GDP danh nghia
Chi so dieu chinh GDP = 100
GDP thuc
Bài tập thực hành, phần 2
• Sử dụng câu trả lời của bạn ở phần trước để tính chỉ
số điều chỉnh GDP trong mỗi năm.
• Sử dụng chỉ số điều chỉnh GDP để tính tỉ lệ lạm phát
từ năm 2001 đến 2002, và từ 2002 đến 2003.
GDP
danh nghĩa
GDP
thực
Chỉ số
GDP
Tỷ lệ
lạm phát
2001 $46,200 $46,200 n.a.
2002 51,400 50,000
2003 58,300 52,000
Tính toán phần trăm thay đổi
Ví dụ: Nếu mức lương theo giờ của bạn tăng 5%
và thời gian bạn làm việc tăng 7%,
thì tiền lương của bạn sẽ tăng xấp xỉ 12%.
Đối với bất kì biến X và Y,
phần trăm thay đổi của (XY )
phần trăm thay đổi của X + phần trăm thay đổi của Y
phần trăm thay đổi của (X / Y )
phần trăm thay đổi của X - phần trăm thay đổi của Y
4. GDP và phúc lợi kinh tế
• GDP là thước đo phúc lợi kinh tế tốt nhất của một
xã hội.
• GDP bình quân đầu người cho chúng ta biết thu
nhập và chi tiêu của một cá nhân trung bình trong
nền kinh tế.
• GDP đầu người càng lớn phản ánh mức sống càng
cao.
• Tuy nhiên GDP không phải là thước đo hoàn hảo
phản ánh sự hạnh phúc và chất lượng cuộc sống.
29/08/2018
6
4. GDP và phúc lợi kinh tế
• Một số thứ ảnh hưởng đến phúc lợi nhưng không
được phản ánh trong GDP.
▪ Giá trị của sự nghỉ ngơi.
▪ Giá trị của môi trường trong sạch.
▪ Giá trị của hầu hết các hoạt động xảy ra ngoài thị
trường, ví dụ như giá trị của thời gian bố mẹ dành cho
con cái, và giá trị của các công việc tình nguyện.
5. Các thước đo thu nhập khác
• Tổng sản phẩm quốc dân (GNP);
• Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
• Thu nhập quốc dân (NI);
• Thu nhập cá nhân (PI);
• Thu nhập cá nhân khả dụng (DPI/Yd)
5. Các thước đo thu nhập khác:
GNP và GDP
• Tổng sản phẩm quốc dân (GNP):
tổng thu nhập tạo ra bởi các nhân tố sản xuất của một quốc
gia, bất kể ở đâu.
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
tổng thu nhập tạo ra bởi các nhân tố sản xuất ở trong nước,
bất kể chủ sở hữu là ai.
GNP = GDP + thu nhập nhân tố nhận được từ nước ngoài
– thu nhập nhân tố của người nước ngoài ở trong
nước.
(Tìm hiểu thêm GNI!)
5. Các thước đo thu nhập khác:
Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
Để tính được NNP, chúng ta lấy GNP trừ đi lượng
tư bản (nhà xưởng, máy móc, và nhà ở của dân cư)
đã hao mòn trong năm:
NNP = GNP – Khấu hao (Dp)
5. Các thước đo thu nhập khác:
Thu nhập quốc dân (NI)
NI cho biết mọi người trong nền kinh tế kiếm
được bao nhiêu sau khi trừ thuế gián thu.
NI = NNP – Thuế gián thu
5. Các thước đo thu nhập khác:
Thu nhập cá nhân (PI)
• PI phản ánh thu nhập đến được tay các cá nhân
trong nền kinh tế.
PI = NI – Lợi nhuận giữ lại
– Đóng góp bảo hiểm xã hội
+ Thanh toán chuyển giao từ chính phủ
29/08/2018
7
5. Các thước đo thu nhập khác:
Thu nhập cá nhân khả dụng (DPI hay Yd)
• Nếu trừ thuế thu nhập cá nhân khỏi PI chúng ta
sẽ có thu nhập cá nhân khả dụng, có thể sử
dụng cho tiêu dùng và/hoặc tiết kiệm.
DPI (Yd) = PI – Thuế thu nhập cá nhân
6. Một số đồng nhất thức thu nhập
quốc dân
Đồng nhất thức (identities) khác với phương trình
(equation), tức là hai vế bằng nhau về mặt định
nghĩa, không hàm ý mối quan hệ nhân quả.
Y = C + I + G + NX
Yd = Y – T, (T = TAX – TR)
Yd = C + Sp
S – I = NX
I + G + X = T + S + IM
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG VÀ MỨC GIÁ
ĐO LƯỜNG MỨC GIÁ
HAY CHI PHÍ SINH HOẠT
Đo lường Giá cả/Chi phí Sinh hoạt
• Lạm phát phản ánh tình trạng gia tăng của mức
giá chung trong nền kinh tế.
• Khi mức giá chung tăng, các hộ gia đình phải
chi tiêu nhiều hơn để duy trì mức sống cũ.
• Bên cạnh DGDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng
là một thước đo mức giá chung của nền kinh tế.
1. Chỉ số Giá Tiêu dùng
• Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một thước đo về
chi phí chung của hàng hoá và dịch vụ được mua
bởi một người tiêu dùng điển hình.
• Tổng Cục Thống kê (GSO) công bố CPI hàng
tháng.
• Nó được sử dụng để giám sát những thay đổi của
chi phí sinh hoạt theo thời gian.
2. Phương pháp tính CPI
• Bước 1: Cố định giỏ hàng. Xác định xem những
loại giá cả nào là quan trọng nhất đối với một
người tiêu dùng điển hình.
▪ Tổng cục Thống kê (GSO) xác định giỏ hàng hoá và
dịch vụ thị trường mà người tiêu dùng điển hình mua.
▪ Định kì (5 năm một lần), GSO thực hiện các cuộc điều
tra người tiêu dùng để xác định trọng số cho giá cả của
những hàng hoá và dịch vụ này.
29/08/2018
8
2. Phương pháp tính CPI
• Bước 2: Xác định giá. Thu thập giá của mỗi hàng
hoá và dịch vụ trong giỏ hàng tại mỗi thời điểm.
• Bước 3: Tính chi phí của giỏ hàng. Sử dụng số
liệu về giá tính chi phí của giỏ hàng hoá và dịch vụ
tại các thời điểm khác nhau.
• Bước 4: Chọn một năm cơ sở và tính chỉ số.
▪ Chọn một năm là năm cơ sở, coi đó là năm gốc để so
sánh với các năm khác.
▪ Tính chỉ số bằng cách chia giá của giỏ hàng trong một
năm nào đó cho giá của nó ở năm cơ sở và nhân với
100.
2. Phương pháp tính CPI
• Bước 5: Tính tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát và
phần trăm thay đổi của chỉ số giá so với thời kỳ
trước.
▪ Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:
CPI nam 2-CPI nam 1
Ty le lam phat trong nam 2= 100%
CPI nam 1
Một ví dụ về cách tính CPI
và tỷ lệ lạm phát
Copyright©2004 South-Western
Bước 1: Điều tra người tiêu dùng để xây dựng giỏ
hàng hoá cố định
4 cuốn sách, 2 chiếc bút
Bước 2: Thu thập giá của mỗi hàng hoá ở mỗi năm
Năm Giá sách Giá bút
2015 1$ 2$
2016 2$ 3$
2017 3$ 4$
Copyright©2004 South-Western
Bước 3: Tính chi phí của giỏ hàng ở mỗi năm
2015 1$*4 sách + 2$*2 bút = 8$
2016 2$*4 sách + 3$*2 bút = 14$
2017 3$*4 sách + 4$*2 bút = 20$
Một ví dụ về cách tính CPI và
tỷ lệ lạm phát
Bước 4: Lựa chọn năm cơ sở (2015) và Tính chỉ số
giá tiêu dùng của mỗi năm
2015 (8$/8$)*100 = 100
2016 (14$/8$)*100 = 175
2017 (20$/8$)*100 = 250
Copyright©2004 South-Western
Bước 5: Sử dụng CPI để tính tỷ lệ lạm phát so
với năm trước
2015 ---
2016 (175 - 100)*100/100 = 75%
2017 (250 – 175)*100/175 = 43%
Một ví dụ về cách tính CPI và
tỷ lệ lạm phát
Giỏ hàng CPI của Việt Nam bao gồm
những gì?
Copyright©2004 South-Western
Hàng ăn và dịch
vụ ăn uống
36.1%
Đồ uống và thuốc
lá¸
3.6%May mặc, mũ
nón, giầy dép
6.4%
Nhà ở, điện,
nước, chất đốt và
VLXD
15.7%
Thiết bị và đồ
dùng gia đình
7.3%
Thuốc và dịch vụ y
tế
5.0%
Giao thông
9.4%
Bưu chính viễn
thông
2.9%
Giáo dục
6.0%
Văn hoá, giải trí và
du lịch
4.3%
Hàng hoá và dịch
vụ khác
3.3%
29/08/2018
9
3. Những vấn đề đo lường chi
phí sinh hoạt
• CPI là một thước đo chính xác của những hàng
hoá được lựa chọn cấu thành một giỏ hàng điển
hình, tuy nhiên nó không phải là một thước đo
hoàn hảo về chi phí sinh hoạt.
▪ Lệch thay thế
▪ Sự xuất hiện của những hàng hóa mới
▪ Những thay đổi về chất lượng không đo lường được
3. Những vấn đề đo lường chi
phí sinh hoạt
• Lệch thay thế
▪ Giỏ hàng hoá không thay đổi để phản ánh phản ứng
của người tiêu dùng đối với những thay đổi của giá
cả tương đối.
• Người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng những hàng
hoá trở nên rẻ một cách tương đối.
• Chỉ số giá đã phóng đại sự gia tăng của chí phí sinh
hoạt khi không tính đến sự thay thế này.
• Sự xuất hiện của những hàng hoá mới
▪ Giỏ hàng hoá không phản ánh sự thay đổi của sức
mua do có sự xuất hiện của những sản phẩm mới.
• Những sản phẩm mới dẫn đến sự lựa chọn đa dạng
hơn, và làm cho đồng tiền có giá hơn.
• Người tiêu dùng cần ít tiền hơn để duy trì mức sống
trước đây.
3. Những vấn đề đo lường chi
phí sinh hoạt
3. Những vấn đề đo lường chi
phí sinh hoạt
• Những thay đổi về chất lượng không đo lường
được
▪ Nếu chất lượng của một mặt hàng tăng từ năm này qua
năm khác, giá trị của đồng tiền tăng, thậm chí khi giá
của mặt hàng đó không đổi.
▪ Nếu chất lượng của một mặt hàng giảm từ năm này
qua năm khác, giá trị đồng tiền giảm, thậm chí khi giá
của hàng hoá đó không đổi.
Lệch thay thế, sự xuất hiện của hàng hoá mới, và
những thay đổi về chất lượng không đo lường được
khiến cho CPI phóng đại chi phí sinh hoạt thật.
4. Sự khác biệt giữa DGDP và CPI
• Chỉ số điều chỉnh GDP được tính như sau:
• Chỉ số giá tiêu dùng CPI được tính như sau:
GDP
GDP danh nghia
D = 100
GDP thuc
Gia gio hang trong nam hien hanh
CPI= 100
Gia gio hang trong nam goc
• Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá của mọi hàng
hoá và dịch vụ sản xuất trong nước, trái lại chỉ số
giá tiêu dùng phản ánh giá của mọi hàng hoá và
dịch vụ mua bởi người tiêu dùng.
• Chỉ số giá tiêu dùng so sánh giá hiện hành của
một giỏ hàng cố định với giá của giỏ hàng đó
trong năm cơ sở (hiếm khi GSO thay đổi giỏ
hàng), trái lại chỉ số điều chỉnh GDP so sánh giá
hiện hành của hàng hoá và dịch vụ đang sản xuất
ra với giá của những hàng hoá và dịch vụ đó trong
năm cơ sở.
4. Sự khác biệt giữa DGDP và CPI
29/08/2018
10
• Các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách
theo dõi cả chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá
tiêu dùng để xem giá cả đang tăng nhanh thế nào.
• Ngoài ra, Tổng Cục Thống kê cũng tính các chỉ
số giá khác như Chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá nhập
khẩu,
4. Sự khác biệt giữa DGDP và CPI
5. Ứng dụng của các chỉ số giá:
Điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát đối
với các biến số kinh tế
• Các chỉ số giá được sử dụng để điều chỉnh ảnh
hưởng của lạm phát khi so sánh các đại lượng tại
các thời điểm khác nhau.
• Ví dụ, hãy chuyển đổi tiền lương của Babe Ruth
trong năm 1931 sang đồng đôla của năm 2018:
2018 1931
Muc gia nam 2018
Luong Luong
Muc gia nam 1931
214
$80.000
15,2
$1.126.316
=
=
=
Ví dụ: Chi phí sản xuất những bộ phim nổi tiếng
nhất mọi thời đại, điều chỉnh theo lạm phát
Copyright©2004 South-Western
5. Ứng dụng của các chỉ số giá:
Chỉ số hoá
• Khi một đại lượng nào đó được điều chỉnh tự
động theo lạm phát, thì đại lượng đó được gọi là
được chỉ số hoá theo lạm phát.
Ví dụ như tiền lương, tiền vay nợ,
5. Ứng dụng của các chỉ số giá:
Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa
• Tiền lãi phản ánh khoản thanh toán trong tương
lai cho một giao dịch tiền trong quá khứ.
▪ Lãi suất danh nghĩa là lãi suất niêm yết và không được
điều chỉnh theo lạm phát.
• Nó là lãi suất mà ngân hàng chi trả.
▪ Lãi suất thực tế là lãi suất danh nghĩa điều chỉnh theo
ảnh hưởng của lạm phát.
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa
– Tỷ lệ lạm phát
Tóm tắt chương
• Tổng chi tiêu luôn bằng với tổng thu nhập trong
nền kinh tế.
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đo lường tổng
chi tiêu của một nền kinh tế đối với hàng hoá và
dịch vụ mới sản xuất, và tổng thu nhập kiếm
được từ quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ.
• GDP là giá trị thị trường của mọi hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm
vi một nước trong một thời kì nhất định.
29/08/2018
11
Tóm tắt chương
• Tổng chi tiêu luôn bằng với tổng thu nhập trong
nền kinh tế.
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đo lường tổng
chi tiêu của một nền kinh tế đối với hàng hoá và
dịch vụ mới sản xuất, và tổng thu nhập kiếm
được từ quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ.
• GDP là giá trị thị trường của mọi hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm
vi một nước trong một thời kì nhất định.
Tóm tắt chương
• GDP được chia thành bốn thành phần chi tiêu:
tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, và xuất
khẩu ròng.
• GDP danh nghĩa sử dụng giá cả hiện hành để
định giá sản lượng của một nền kinh tế. GDP
thực sử dụng giá cả của năm cơ sở để định giá
sản lượng hành hoá và dịch vụ của nền kinh tế.
• Chỉ số điều chỉnh GDP – được tính bằng tỉ số
giữa GDP danh nghĩa trên GDP thực – đo lường
mức giá chung trong nền kinh tế.
Tóm tắt chương
• GDP là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế bởi
vì mọi người thích thu nhập cao hơn so với thu
nhập thấp.
• Nó không phải là thước đo hoàn hảo phản ánh
phúc lợi bởi vì nhiều thứ, ví dụ như thời gian
nghỉ ngơi và môi trường trong sạch, không
được tính vào GDP.
Tóm tắt chương
• Chỉ số giá tiêu dùng so sánh chi phí hiện hành của
một giỏ hàng hoá và dịch vụ so với chi phí của giỏ
hàng đó trong năm cơ sở.
• Chỉ số này được sử dụng để đo lường mức giá
chung trong nền kinh tế.
• Phần trăm thay đổi của CPI đo lường tỷ lệ lạm phát.
• Chỉ số giá tiêu dùng là một thước đo không hoàn
hảo chi phí sinh hoạt vì ba lý do: lệch thay thế, sự
xuất hiện của hàng hoá mới, và những thay đổi chất
lượng không đo lường được.
Tóm tắt chương
• Chỉ số điều chỉnh GDP khác với CPI bởi vì nó
bao gồm hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra
chứ không phải hàng hoá và dịch vụ được tiêu
dùng.
• Ngoài ra, CPI sử dụng một giỏ hàng cố định,
trong khi chỉ số điều chỉnh GDP tự động thay đổi
nhóm hàng hoá và dịch vụ theo thời gian khi
thành phần của GDP thay đổi.
Tóm tắt chương
• Các con số tính bằng tiền tại các thời điểm khác
nhau không thể so sánh với nhau về sức mua.
• Nhiều điều luật và các hợp đồng tư nhân sử dụng
các chỉ số giá để điều chỉnh ảnh hưởng của lạm
phát.
• Lãi suất thực tế bằng với lãi suất danh nghĩa trừ
đi tỷ lệ lạm phát.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_vi_mo_1_chuong_2_do_luong_san_luong_va_muc.pdf