Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 7: Tiền tệ và lạm phát - Phạm Thế Anh

Rắc rối và bất tiện • Khi NHTƯ tăng cung tiền và gây ra lạm phát, nó bào mòn giá trị thực của đơn vị hạch toán. • Lạm phát khiến cho đồng tiền có giá trị thực khác nhau ở các thời điểm khác nhau. • Do vậy, khi giá cả tăng, sẽ khó so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận thực theo thời gian hơn. Tác hại của lạm phát không dự kiến: Tái phân phối của cải một cách tùy tiện • Lạm phát không dự kiến tái phân phối của cải trong công chúng theo hướng không có lợi và cũng không cần thiết. • Sự tái phân phối này xảy ra bởi vì nhiều khoản vay trong nền kinh tế được tính theo đơn vị hạch toán—tiền. • Khi lạm phát thực tế lớn hơn lạm phát dự kiến, người đi vay được lợi còn người cho vay bị thiệt. Tóm tắt chương • Nguyên lý về tính trung lập của tiền khẳng định rằng những thay đổi của cung tiền chỉ ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa chứ không ảnh hưởng đến các biến thực tế. • Chính phủ có thể trang trải cho chi tiêu của mình bằng cách in thêm tiền. • Điều này có thể dẫn đến “thuế lạm phát” và siêu lạm phát. Tóm tắt chương • Theo hiệu ứng Fisher, khi tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa tăng một lượng tương ứng, và lãi suất thực không đổi. • Các nhà kinh tế đã chỉ ra 6 tác hại của lạm phát: • Chi phí giầy da • Chi phí thực đơn • Gia tăng biến động giá cả tương đối • Những thay đổi không dự kiến về nghĩa vụ thuế • Rắc rối và bất tiện • Tái phân phối của cải một cách tuỳ tiện

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 7: Tiền tệ và lạm phát - Phạm Thế Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29/08/2018 1 Môn học: Kinh tế Vĩ mô 1 Chương 7: TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT Bài giảng của PGS. TS. Phạm Thế Anh Bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Khoa Kinh tế học, ĐH KTQD Những nội dung chính 1. Lý thuyết cổ điển về lạm phát 2. Những tác hại của lạm phát Mục tiêu của chương • Tìm hiểu mối quan hệ giữa tiền tệ và lạm phát. • Giúp sinh viên hiểu được thế nào là thuế lạm phát. • Xem xét những tác hại của lạm phát trong nền kinh tế. 1. Lý thuyết cổ điển về lạm phát • Lạm phát (inflation) là sự gia tăng của mức giá chung. • Lạm phát phi mã (galloping inflation) và siêu lạm phát (hyperinflation) là khi tỷ lệ lạm phát đặc biệt cao. • Thiểu phát (disinflation) thể hiện tốc độ tăng giá giảm dần theo thời gian. • Giảm phát (deflation) phản ánh sự giảm sút của mức giá chung. Lý thuyết cổ điển về lạm phát • Lạm phát: Những con số lịch sử ▪ Từ 2010 đến nay, ở Việt Nam giá cả đã tăng trung bình khoảng 6,6% một năm. ▪ Giảm phát, có nghĩa là mức giá trung bình giảm, xảy ra ở Mĩ trong thế kỷ 19, ở Việt Nam năm 2000-2001. ▪ Siêu lạm phát phản ánh tỷ lệ lạm phát cao ví dụ như đã xảy ra ở Đức trong những năm 1920, hay ở Việt Nam những năm cuối 1980. Lý thuyết cổ điển về lạm phát • Lạm phát là một hiện tượng phổ biến của nền kinh tế liên quan đến giá trị của phương tiện thanh toán. • Khi mức giá chung tăng, giá trị của tiền giảm. 29/08/2018 2 Lý thuyết cổ điển về lạm phát • Lý thuyết số lượng tiền tệ được sử dụng để giải thích những nhân tố quyết định mức giá và tỷ lệ lạm phát trong dài hạn. • Lý thuyết số lượng tiền tệ nhằm giải thích mức giá được quyết định thế nào và tại sao nó có thể thay đổi theo thời gian. • Lượng tiền có trong nền kinh tế quyết định giá trị của tiền. • Nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát là sự gia tăng lượng tiền. Sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền • Các biến danh nghĩa là các biến được tính theo đơn vị tiền tệ. • Các biến thực là các biến được tính theo đơn vị hiện vật. Sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền • Theo Hume và các nhà kinh tế khác, các biến kinh tế thực không thay đổi theo sự thay đổi của cung tiền. ▪ Theo sự phân đôi cổ điển, các lực lượng khác nhau có ảnh hưởng đến các biến thực và các biến danh nghĩa. • Sự thay đổi của cung tiền tác động đến các biến danh nghĩa chứ không phải các biến thực. • Sự độc lập của những thay đổi tiền tệ đối với các biến thực được gọi là tính trung lập của tiền. Tốc độ lưu chuyển và phương trình số lượng V = (P  Y)/M ▪ Trong đó: V = Tốc độ lưu chuyển của tiền, phản ánh tốc độ chu chuyển của đồng tiền từ ví người này sang ví người khác trong nền kinh tế. P = mức giá Y = sản lượng M = lượng tiền Tốc độ lưu chuyển và phương trình số lượng • Viết lại phương trình trên cho ta phương trình số lượng tiền tệ: M  V = P  Y • Phương trình số lượng phản ánh mối liên hệ giữa lượng tiền (M) với giá trị danh nghĩa của sản lượng (P  Y). Nó cho thấy, khi M tăng ▪ mức giá phải tăng, ▪ sản lượng phải tăng, hoặc ▪ tốc độ lưu chuyển tiền phải giảm. GDP danh nghĩa, lượng tiền, và tốc độ lưu chuyển của tiền Chỉ số (1960 = 100) 2,000 1,000 500 0 1,500 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 GDP danh nghĩa Tốc độ lưu chuyển M2 29/08/2018 3 Tốc độ lưu chuyển và phương trình số lượng • Tốc độ lưu chuyển của tiền là tương đối ổn định theo thời gian. • Khi NHTƯ thay đổi cung tiền, nó dẫn đến sự thay đổi cùng tỷ lệ về giá trị danh nghĩa của sản lượng (P  Y). • Do tiền có tính trung lập, tiền không ảnh hưởng đến sản lượng. Milton Friedman: “inflation is always and everywhere a monetary phenomenon” (lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ) Milton Friedman (1912 – 2006), Nobel Prize in Economic Science, 1976 Lạm phát và tiền tệ Tình huống: Tiền và giá cả ở 4 nước trong thời kì siêu lạm phát • Siêu lạm phát là lạm phát vượt mức 50%/tháng. • Siêu lạm phát xảy ra ở một số nước do chính phủ in quá nhiều tiền để trang trải cho chi tiêu của họ. Tiền và giá cả ở 4 nước trong thời kì siêu lạm phát (a) Austria (b) Hungary Cung tiền Mức giá Chỉ số (01/1921 = 100) Chỉ số (07/1921 = 100) Mức giá 100,000 10,000 1,000 100 19251924192319221921 Cung tiền 100,000 10,000 1,000 100 19251924192319221921 Tiền và giá cả ở 4 nước trong thời kì siêu lạm phát (c) Germany 1 Chỉ số (01/1921 = 100) (d) Poland 100,000,000,000,000 1,000,000 10,000,000,000 1,000,000,000,000 100,000,000 10,000 100 Cung tiền Mức giá 19251924192319221921 Mức giá Cung tiền Chỉ số (01/1921 = 100) 100 10,000,000 100,000 1,000,000 10,000 1,000 19251924192319221921 Thuế Lạm phát • Khi chính phủ tăng doanh thu bằng cách in tiền, tức là chính phủ đã đánh thuế lạm phát. • Lạm phát giống như thuế đánh vào các cá nhân giữ tiền. • Lạm phát kết thúc khi chính phủ thực thi các cải cách tài chính ví dụ như cắt giảm chi tiêu. 29/08/2018 4 Hiệu ứng Fisher • Hiệu ứng Fisher phản ánh sự điều chỉnh theo tỷ lệ 1 : 1 của lãi suất danh nghĩa với tỷ lệ lạm phát. • Theo hiệu ứng Fisher, khi tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa tăng cùng một lượng. • Lãi suất thực không đổi. Lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát % năm 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 0 3 6 9 12 15 Lạm phát Lãi suất danh nghĩa 2. Tác hại của lạm phát • Chi phí giầy da • Chi phí thực đơn • Biến động giá cả tương đối • Sai lệch về thuế • Rắc rối và bất tiện • Tuỳ tiện tái phân phối của cải Chi phí giầy da (shoe leather cost) • Chi phí giầy da là các nguồn lực bị lãng phí khi lạm phát khiến cho nhiều người giảm lượng tiền nắm giữ. • Lạm phát làm giảm giá trị thực của tiền, do vậy mọi người có động cơ tối thiểu hoá lượng tiền mặt mà họ nắm giữ. Chi phí giầy da • Tiền mặt tí hơn đòi hỏi mọi người phải đến ngân hàng thường xuyên hơn để rút tiền từ những tài khoản có lãi suất. • Chi phí của việc giảm lượng tiền nắm giữ đó là thời gian và sự tiện lợi mà bạn phải từ bỏ khi giữ ít tiền mặt hơn. • Việc đến ngân hàng thường xuyên hơn cũng làm giảm thời gian dành cho các hoạt động sản xuất. Chi phí thực đơn (menu cost) • Chi phí thực đơn là chi phí điều chỉnh giá cả. • Trong những thời kỳ lạm phát, doanh nghiệp cần phải cập nhật đơn giá và các loại giá cả đã niêm yết. • Đây là một quá trình tiêu tốn nguồn lực đối với các hoạt động sản xuất khác. 29/08/2018 5 Sự biến động giá cả tương đối và sự phân bổ nguồn lực kém hiệu quả • Lạm phát bóp méo giá cả tương đối. • Các quyết định của người tiêu dùng bị bóp méo, và thị trường ít có khả năng phân bổ nguồn lực một cách tốt nhất. Sự sai lệch của thuế do lạm phát gây ra • Lạm phát phóng đại lợi tức vốn và tăng gánh nặng thuế đối với loại thu nhập này. • Với thuế luỹ tiến, lợi tức vốn bị đánh thuế nặng hơn. Sự sai lệch của thuế do lạm phát gây ra • Thuế thu nhập coi tiền lãi danh nghĩa của tiết kiệm là thu nhập, mặc dù một phần của lãi suất danh nghĩa thuần tuý để bù đắp cho lạm phát. • Lãi suất thực sau thuế giảm, khiến cho tiết kiệm ít hấp dẫn hơn. Ví dụ: Lạm phát làm tăng gánh nặng thuế đối với tiết kiệm Copyright©2004 South-Western Rắc rối và bất tiện • Khi NHTƯ tăng cung tiền và gây ra lạm phát, nó bào mòn giá trị thực của đơn vị hạch toán. • Lạm phát khiến cho đồng tiền có giá trị thực khác nhau ở các thời điểm khác nhau. • Do vậy, khi giá cả tăng, sẽ khó so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận thực theo thời gian hơn. Tác hại của lạm phát không dự kiến: Tái phân phối của cải một cách tùy tiện • Lạm phát không dự kiến tái phân phối của cải trong công chúng theo hướng không có lợi và cũng không cần thiết. • Sự tái phân phối này xảy ra bởi vì nhiều khoản vay trong nền kinh tế được tính theo đơn vị hạch toán—tiền. • Khi lạm phát thực tế lớn hơn lạm phát dự kiến, người đi vay được lợi còn người cho vay bị thiệt. 29/08/2018 6 Tóm tắt chương • Nguyên lý về tính trung lập của tiền khẳng định rằng những thay đổi của cung tiền chỉ ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa chứ không ảnh hưởng đến các biến thực tế. • Chính phủ có thể trang trải cho chi tiêu của mình bằng cách in thêm tiền. • Điều này có thể dẫn đến “thuế lạm phát” và siêu lạm phát. Tóm tắt chương • Theo hiệu ứng Fisher, khi tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa tăng một lượng tương ứng, và lãi suất thực không đổi. • Các nhà kinh tế đã chỉ ra 6 tác hại của lạm phát: • Chi phí giầy da • Chi phí thực đơn • Gia tăng biến động giá cả tương đối • Những thay đổi không dự kiến về nghĩa vụ thuế • Rắc rối và bất tiện • Tái phân phối của cải một cách tuỳ tiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_1_chuong_7_tien_te_va_lam_phat_pham.pdf
Tài liệu liên quan