Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học - Phan Thế Công

1.4.2. HỆ THỐNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TỰ DO • Ba vấn đề kinh tế cơ bản do thị trường quyết định thông qua các quy luật kinh tế khách quan. • Do “bàn tay vô hình” của thị trường quyết định. • Ưu điểm:  Tính cạnh tranh cao.  Năng động, sáng tạo, liên tục đổi mới. • Nhược điểm (những thất bại của thị trường):  Sản xuất ra những hàng hóa không tốt về mặt giá trị.  Không cung cấp đủ hàng hóa công cộng.  Vấn đề ảnh hưởng ngoại ứng.  Sự phân phối thu nhập không công bằng 1.4.3. MÔ HÌNH KINH TẾ HỖN HỢP • Kết hợp cơ chế thị trường + sự can thiệp của Chính phủ để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản. • Giảm thiểu được các khuyết tật. • Kết hợp giữa “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình”

pdf29 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học - Phan Thế Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.3014112228 1 KINH TẾ VI MÔ Giảng viên: TS. Phan Thế Công v2.3014112228 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VI MÔ Giảng viên: TS. Phan Thế Công 2 v2.3014112228 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Giải thích được các khái niệm, vấn đề cơ bản, đối tượng, nội dung, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học nói chung và kinh tế vi mô nói riêng. • Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc; vận dụng đường giới hạn khả năng sản xuất để phân tích vấn đề nguồn lực khan hiếm và chi phí cơ hội. • Vận dụng được ba vấn đề kinh tế cơ bản để phân tích các mô hình kinh tế, chỉ ra được các ưu và nhược điểm của từng mô hình kinh tế. 3 v2.3014112228 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt môn học này, người học phải có kiến thức ở đại số và hình học trung học phổ thông. 4 v2.3014112228 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình trước lúc nghe giảng. • Sử dụng tốt các phương pháp và công cụ trong kinh tế học (bao gồm kiến thức đại số và hình học lớp 12) để phân tích và nghiên cứu bài học. • Thực hành thường xuyên và liên tục các bài tập vận dụng để hiểu được lý thuyết và bài tập thực hành. 5 v2.3014112228 CẤU TRÚC NỘI DUNG Sự khan hiếm nguồn lực và đường giới hạn khả năng sản xuất1.2 Đối tượng và nội dung nghiên cứu kinh tế học vi mô1.1 Ba vấn đề kinh tế cơ bản1.3 Các hệ thống kinh tế1.4 6 v2.3014112228 1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC VI MÔ 1.1.1. Khái niệm kinh tế học và kinh tế học vi mô 1.1.2. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc 1.1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của kinh tế học vi mô 1.1.4. Phương pháp nghiên cứu kinh tế vi mô 7 v2.3014112228 1.1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VI MÔ • Kinh tế học: là môn khoa học xã hội, nghiên cứu cách thức mà các tác nhân trong nền kinh tế lựa chọn kinh tế tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. Người tiêu dùng Doanh nghiệp Chính phủ Sự khan hiếm Yếu tố nước ngoài Lựa chọn • Kinh tế vi mô: là một bộ phận của kinh tế học chuyên nghiên cứu và phân tích các hành vi kinh tế của các tác nhân người tiêu dùng và hãng sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế lựa chọn kinh tế tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. • Kinh tế vĩ mô: là một bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của một nền kinh tế như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách kinh tế vĩ mô 8 v2.3014112228 1.1.2. KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ KINH TẾ HỌC CHUẨN TẮC • Kinh tế học thực chứng:  Sự mô tả, phân tích, giải thích các sự kiện, hiện tượng kinh tế một cách khách quan, khoa học.  Trả lời cho câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Là như thế nào? Tại sao lại như thế? Điều gì xảy ra nếu?  Ví dụ: Nâng cao mức lương tối thiểu sẽ làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. • Kinh tế học chuẩn tắc:  Sự đánh giá chủ quan, phán xét về mặt giá trị.  Để trả lời cho câu hỏi: Nên làm gì? Nên làm như thế nào?  Ví dụ: Để bảo đảm đời sống cho người lao động, Chính phủ nên tăng tiền lương tối thiểu. 9 v2.3014112228 1.1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ HỌC VI MÔ • Đối tượng nghiên cứu: là hành vi kinh tế của các tác nhân trong nền kinh tế. • Nội dung nghiên cứu:  Công cụ mô tả sự khan hiếm nguồn lực và chi phí cơ hội;  Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường và sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường;  Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng;  Lý thuyết về hành vi người sản xuất;  Quyết định sản lượng và lợi nhuận của các hãng trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo;  Quyết định sản lượng và lợi nhuận của các hãng trên thị trường độc quyền;  Thị trường các yếu tố đầu vào. 10 v2.3014112228 1.1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ VI MÔ • Phương pháp chung: quan sát, thống kê số liệu. • Phương pháp đặc thù:  Cân bằng cục bộ, phân tích tối ưu;  Sử dụng các mô hình toán:  Bảng biểu;  Hàm số;  Đồ thị. 11 v2.3014112228 1.2. SỰ KHAN HIẾM NGUỒN LỰC VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT 1.2.1. Sự khan hiếm nguồn lực và chi phí cơ hội 1.2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất 1.2.3. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng 12 v2.3014112228 Khan hiếm 1.2.1. SỰ KHAN HIẾM NGUỒN LỰC VÀ CHI PHÍ CƠ HỘI • Khan hiếm: Tình trạng hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn lực không đủ so với mong muốn hay nhu cầu. • Tại sao nguồn lực khan hiếm? Nguồn lực Hàng hóa, dịch vụ Sản xuất Nhu cầu về hàng hóa dịch vụ là vô hạn Số lượng nguồn lực là hữu hạn >< Giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn kinh tế. CHI PHÍ CƠ HỘI ĐÁNH ĐỔI LỰA CHỌN 13 v2.3014112228 1.2.2. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT • Giả định để xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF). • Khảo sát một doanh nghiệp trong nền kinh tế với giả định sản xuất 2 loại hàng hoá là lương thực và quần áo với điều kiện chỉ có 4 lao động làm việc. • Mỗi lao động có thể làm việc hoặc trong ngành lương thực hoặc trong ngành quần áo. Lương thực Quần áo Phương ánLao động X Lao động Y 0 0 4 32 A 1 11 3 27 B 2 19 2 19 C 3 24 1 12 D 4 27 0 0 E Bảng 1.1. Khảo sát khả năng sản xuất lương thực và quần áo 14 v2.3014112228 1.2.2. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT (tiếp theo) 15 • Đường PPF là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được. • Đường PPF cho biết các mức phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có. Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF X Y 0 A B C D E G H32 27 19 12 11 19 24 27 v2.3014112228 1.2.2. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT (tiếp theo) 16 Không thể đạt tới với nguồn lực và công nghệ hiện có do nguồn lực khan hiếm. Nằm ngoài đường PPF Hình 1.2a. Đường PPF minh họa sự khan hiếm nguồn lực X Y 0 A B C D E H40 35 30 20 4 6 8 10 N ư ớ c đ ó n g c h a i ( t r i ệ u c h a i ) Đĩa CD (triệu đĩa) v2.3014112228 1.2.2. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT (tiếp theo) 17 Điểm nằm trên hoặc nằm trong đường PPF Có thể đạt tới Điểm nằm trên đường PPF Điểm hiệu quả Điểm nằm trong đường PPF Không hiệu quả Hình 1.2b. Đường PPF minh họa sự khan hiếm nguồn lực X Y 0 A B C D E H40 35 30 20 4 6 8 10 G N ư ớ c đ ó n g c h a i ( t r i ệ u c h a i ) Đĩa CD (triệu đĩa) v2.3014112228 1.2.3. QUY LUẬT CHI PHÍ CƠ HỘI NGÀY CÀNG TĂNG 18 Chi phí cơ hội để sản xuất thêm một đĩa CD Hình 1.3. Đường PPF mô tả chi phí cơ hội ngày càng tăng X Y 0 A B C D E H40 35 30 20 4 6 8 10 1 2 N ư ớ c đ ó n g c h a i ( t r i ệ u c h a i ) Đĩa CD (triệu đĩa) Y X    tan = độ dốc đường PPF v2.3014112228 1.2.3. QUY LUẬT CHI PHÍ CƠ HỘI NGÀY CÀNG TĂNG (tiếp theo) 19 Bảng 1.2. Đường PPF minh họa cho quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng Phương án sản xuất Nước đóng chai (triệu chai/năm) Đĩa CD (triệu đĩa/năm) Chi phí cơ hội A 40 0 B 35 4 5/4 C 30 6 5/2 D 20 8 5 E 0 10 10 v2.3014112228 1.2.3. QUY LUẬT CHI PHÍ CƠ HỘI NGÀY CÀNG TĂNG (tiếp theo) • Đường PPF minh họa cho quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng:  Nội dung quy luật: Để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa này, xã hội sẽ phải từ bỏ ngày càng nhiều các đơn vị của loại hàng hóa khác.  Giải thích:  Luôn bắt đầu sản xuất bằng cách sử dụng yếu tố đầu vào có năng suất cao nhất.  Khi yếu tố sản xuất này trở nên khan hiếm  buộc phải sử dụng yếu tố sản xuất có năng suất thấp hơn  chi phí tăng lên.  Do quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng nên đường PPF là một đường cong lõm (mặt lõm quay về gốc tọa độ). Hình 1.4. Sự dịch chuyển đường PPF  Tăng thêm về số lượng nguồn lực;  Chất lượng nguồn lực tăng lên;  Cải tiến về công nghệ;  Chính sách hỗ trợ. 20 H à n g h ó a Y Hàng hóa X PPF1 PPF2 0 v2.3014112228 1.3. BA VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN 1.3.1. Sản xuất cái gì? 1.3.2. Sản xuất như thế nào? 1.3.3. Sản xuất cho ai? 21 v2.3014112228 1.3.1. SẢN XUẤT CÁI GÌ? • Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, nền kinh tế không thể sản xuất tất cả các hàng hóa, dịch vụ mà cần có sự lựa chọn quyết định sản xuất hàng hóa gì với số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao? • Sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất? 22 v2.3014112228 1.3.2. SẢN XUẤT NHƯ THẾ NÀO? • Sản xuất như thế nào có nghĩa là do ai sản xuất, bằng công nghệ gì với những tài nguyên nào? • Phải kết hợp con người lao động và công nghệ, máy móc sản xuất như thế nào? • Bao nhiêu là hợp lý? • “Sản xuất như thế nào?”, tức là tìm ra phương pháp, công nghệ thích hợp cho sản xuất, sự kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra hàng hóa được lựa chọn để có thể tối thiểu được chi phí và tối đa lợi nhuận. 23 v2.3014112228 1.3.3. SẢN XUẤT CHO AI? • Câu hỏi này liên quan đến việc lựa chọn phương pháp phân phối các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra tới tay người tiêu dùng như thế nào? • “Ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ?”. Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng hóa và dịch vụ cung cấp. • Các cá nhân đưa ra quyết định loại và số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường sản phẩm và giá cả định hướng cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức giá thị trường. 24 v2.3014112228 1.4. CÁC HỆ THỐNG KINH TẾ 1.4.1. Nền kinh tế chỉ huy (kinh tế kế hoạch hoá tập trung) 1.4.2. Hệ thống kinh tế thị trường tự do 1.4.3. Mô hình kinh tế hỗn hợp 25 v2.3014112228 1.4.1. NỀN KINH TẾ CHỈ HUY (KINH TẾ KẾ HOẠCH HOÁ TẬP TRUNG) • Ba vấn đề kinh tế cơ bản do Chính phủ quyết định bằng các mệnh lệnh hành chính. • Do “bàn tay hữu hình” của Chính phủ. • Ưu điểm:  Quản lý tập trung thống nhất toàn bộ nền kinh tế.  Đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo. • Nhược điểm:  Quan liêu, bộ máy quản lý cồng kềnh.  Thiếu năng động sáng tạo.  Phân phối bình quân không khuyến khích sản xuất... 26 v2.3014112228 1.4.2. HỆ THỐNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TỰ DO • Ba vấn đề kinh tế cơ bản do thị trường quyết định thông qua các quy luật kinh tế khách quan. • Do “bàn tay vô hình” của thị trường quyết định. • Ưu điểm:  Tính cạnh tranh cao.  Năng động, sáng tạo, liên tục đổi mới. • Nhược điểm (những thất bại của thị trường):  Sản xuất ra những hàng hóa không tốt về mặt giá trị.  Không cung cấp đủ hàng hóa công cộng.  Vấn đề ảnh hưởng ngoại ứng.  Sự phân phối thu nhập không công bằng. 27 v2.3014112228 1.4.3. MÔ HÌNH KINH TẾ HỖN HỢP • Kết hợp cơ chế thị trường + sự can thiệp của Chính phủ để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản. • Giảm thiểu được các khuyết tật. • Kết hợp giữa “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình”. 28 v2.3014112228 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI  Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu cách thức mà các tác nhân trong nền kinh tế lựa chọn kinh tế tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm.  Kinh tế học vi mô chuyên nghiên cứu và phân tích các hành vi kinh tế của các tác nhân trong nền kinh tế: người tiêu dùng, các hãng sản xuất kinh doanh và Chính phủ.  Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của một nền kinh tế như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách kinh tế vĩ mô  Chi phí cơ hội là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn.  Đường PPF là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được ứng với một trình độ công nghệ hiện có.  Các vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? 29

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo_bai_1_tong_quan_ve_kinh_te_hoc_va_k.pdf
Tài liệu liên quan