Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô - Phan Thế Công

MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ • Thành tựu kinh tế vĩ mô được đánh giá theo ba dấu hiệu:  Ổn định kinh tế;  Tăng trưởng kinh tế;  Công bằng trong phân phối thu nhập. • Mục tiêu kinh tế vĩ mô:  Đạt mức sản lượng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh;  Tạo công ăn việc làm tốt và giảm tỷ lệ thất nghiệp;  Ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát;  Mục tiêu kinh tế đối ngoại;  Mục tiêu phân phối công bằng trong thu nhập. TỔNG KẾT BÀI HỌC • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế vĩ mô: Khái niệm, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô. • Sự khan hiếm nguồn sản xuất và đường giới hạn khả năng sản xuất: Sự khan hiếm nguồn lực, đường giới hạn khả năng sản xuất, khái niệm bản chất chi phí cơ hội. • Mục tiêu và các công cụ kinh tế vĩ mô: Mục tiêu kinh tế vĩ mô, các công cụ kinh tế vĩ mô và hệ thống kinh tế vĩ mô.

pdf20 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô - Phan Thế Công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ TS. Phan Thế Công Giảng viên trường Đại học Thương mại 1 MỤC TIÊU BÀI HỌC 3 Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.03 Sử dụng được các phương pháp và công cụ phân tích các mô hình kinh tế.04 01 Trình bày được mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu kinh tế học vĩ mô. 02 Phân tích được khái niệm, các mục tiêu, các công cụ cơ bản nhất của kinh tế vĩ mô. 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô Sự khan hiếm nguồn lực và đường giới hạn khả năng sản xuất Mục tiêu và các công cụ kinh tế vĩ mô 1.1 1.2 1.3 NỘI DUNG BÀI HỌC 3 1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ 1.1.1. Khái niệm kinh tế học vĩ mô 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu 1.1.3. Phương pháp nghiên cứu 4 • Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu những sự lựa chọn mà các cá nhân, doanh nghiệp, Chính phủ và toàn xã hội đưa ra trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. • Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. • Kinh tế học vĩ mô là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế “như một bức tranh lớn”. • Kinh tế học vi mô chuyên nghiên cứu những vấn đề kinh tế cụ thể của nền kinh tế. • Hai môn học là bộ phận của kinh tế học, giữa chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. 1.1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 5 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU • Tăng trưởng kinh tế; • Lạm phát; • Thất nghiệp; • Cán cân thương mại; • Sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội; • Các chính sách kinh tế (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập). 6 • Phương pháp phân tích cân bằng tổng quát; • Phương pháp mô tả thống kê; • Phân tích thống kê số lớn; • Mô hình hoá kinh tế. 1.1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 1.2. SỰ KHAN HIẾM NGUỒN LỰC VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT 1.2.1. Sự khan hiếm nguồn lực 1.2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất 1.2.3. Khái niệm và bản chất chi phí cơ hội 8 • Theo David Begg, một nguồn lực khan hiếm là nguồn lực mà tại điểm giá bằng không thì lượng cầu về nó lớn hơn lượng cung sẵn có. • Hầu hết các loại nguồn lực xung quanh chúng ta đều là những nguồn lực khan hiếm. • Tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu con người là có hạn, khan hiếm như: lao động, đất đai, khoáng sản, hải sản, lâm sản. 1.2.1. SỰ KHAN HIẾM NGUỒN LỰC 9 1.2.2. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT • Khảo sát một nền kinh tế với giả định sản xuất 2 loại hàng hóa là lương thực và quần áo với điều kiện chỉ có 4 lao động làm việc. • Mỗi lao động có thể làm việc hoặc trong ngành lương thực hoặc trong ngành quần áo. Lương thực Quần áo Phương án Lao động X Lao động Y 0 0 4 32 A 1 11 3 27 B 2 19 2 19 C 3 24 1 12 D 4 27 0 0 F Bảng 1.1. Khảo sát khả năng sản xuất 10 1.2.2. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT (tiếp theo) Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất Đường PPF cho biết các mức phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có. 11 1.2.2. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT (tiếp theo) Hình 1.2. Đồ thị thể hiện tác động của sự thay đổi công nghệ làm dịch chuyển đường PPF Yếu tố làm dịch chuyển đường PPF 12 1.2.3. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CHI PHÍ CƠ HỘI • Chi phí cơ hội là sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. • Xét trên đường PPF, chi phí cơ hội là chi phí của việc đánh đổi giữa phương án này để có được phương án khác. • Chi phí cơ hội với một người không nhất thiết phải được đánh giá về mặt tiền bạc mà nên được đánh giá theo thứ có giá trị nhất với người đó, hoặc với người đánh giá. Ví dụ: Nếu một thành phố quyết định xây một bệnh viện trên một khu đất trống của mình, thì chi phí cơ hội là một dự án nào khác có thể được thực hiện trên khu đất đó và kinh phí xây dựng bệnh viện. Khi xây bệnh viện, thành phố đã lỡ mất cơ hội xây một trung tâm thể thao, hay một bãi đỗ xe trên đó, hoặc khả năng bán khu đất ấy đi để thanh toán bớt các khoản nợ của chính quyền thành phố. 13 1.2.3. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CHI PHÍ CƠ HỘI (tiếp theo) Chi phí cơ hội bằng giá trị tuyệt đối của độ dốc của đường PPF:     Y tg X F 14 Hình 1.3. Chi phí cơ hội trên đường PPF 1.3. MỤC TIÊU VÀ CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ VĨ MÔ 1.3.1. Mục tiêu kinh tế vĩ mô 1.3.2. Các công cụ kinh tế vĩ mô 1.3.3. Hệ thống kinh tế vĩ mô 15 1.3.1. MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ • Thành tựu kinh tế vĩ mô được đánh giá theo ba dấu hiệu:  Ổn định kinh tế;  Tăng trưởng kinh tế;  Công bằng trong phân phối thu nhập. • Mục tiêu kinh tế vĩ mô:  Đạt mức sản lượng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh;  Tạo công ăn việc làm tốt và giảm tỷ lệ thất nghiệp;  Ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát;  Mục tiêu kinh tế đối ngoại;  Mục tiêu phân phối công bằng trong thu nhập. 16 1.3.2. CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ VĨ MÔ Chính sách tài khóa Chính sách kinh tế đối ngoại Chính sách tiền tệ Chính sách thu nhập 17 1.3.3. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ 18 Các biến số Hộp đen kinh tế Đầu ra Biến số kinh tế Biến số phi kinh tế Tổng cung Tổng cầu Sản lượng Việc làm Giá cả Cán cân thương mại 1.3.3. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ (tiếp theo) Hình 1.4. Đồ thị thể hiện sự dịch chuyển đường tổng cầu. Ví dụ: Tác động của việc tăng tiêu dùng của dân cư 19 TỔNG KẾT BÀI HỌC • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế vĩ mô: Khái niệm, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô. • Sự khan hiếm nguồn sản xuất và đường giới hạn khả năng sản xuất: Sự khan hiếm nguồn lực, đường giới hạn khả năng sản xuất, khái niệm bản chất chi phí cơ hội. • Mục tiêu và các công cụ kinh tế vĩ mô: Mục tiêu kinh tế vĩ mô, các công cụ kinh tế vĩ mô và hệ thống kinh tế vĩ mô. 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo_bai_1_tong_quan_ve_kinh_te_hoc_vi_m.pdf
Tài liệu liên quan