Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản - Phạm Xuân Trường

CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP (tiếp theo) Theo nguồn số liệu của AMS và ADB, vào thời điểm năm 2013, dân số Việt Nam là 90 triệu người.Số người trưởng thành có việc làm là 43 triệu người. Số người thất nghiệp là 1,5 triệu người. Có 4,5 triệu người trưởng thành không nằm trong lực lượng lao động. Hỏi: • Lực lượng lao động bằng bao nhiêu? • Tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu? • Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là bao nhiêu? Trả lời: • Lực lượng lao động = 43 + 1.5 = 44.5 (triệu người) • Tỷ lệ thất nghiệp = 1,5/44,5 × 100% = 3,4% • Dân số trưởng thành = 44,5 + 4,5 = 49 (triệu người) • Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = 44,5/49 × 100% = 91% Ví dụ về tính toán tỉ lệ thất nghiệp 2.3. Thành phố A có dân số trưởng thành 100 triệu người, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 90%, số người có việc là 70 triệu người. Tính tỷ lệ thất nghiệp? 2.4. Số người có việc nhiều hơn số người thất nghiệp 70 triệu người. Dân số trưởng thành 90 triệu người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động gấp 25 lần tỷ lệ thất nghiệp. Tính tỷ lệ thất nghiệp? Bài tập liên quan đến thất nghiệp

pdf51 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản - Phạm Xuân Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2 ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN ThS. Phạm Xuân Trường Giảng viên trường Đại học Ngoại thương 1 MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.1. 1. Trình bày được cách đo lường các chỉ tiêu sản lượng quốc gia như GNP và GDP. 4. Phân tích được các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản. 3. Trình bày được cách đo lường tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. 2. Trình bày được cách đo lường các chỉ tiêu về mức giá cả chung: CPI, chỉ số điều chỉnh GDP. 2 2.1. Các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia NỘI DUNG BÀI HỌC 2.2. Các chỉ tiêu đo lường mức giá cả chung 2.3. Các chỉ tiêu vĩ mô khác 2.4. Các phương pháp xác định GDP 2.5. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản 2.6. Các chỉ tiêu đo lường thất nghiệp 3 2.1. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA 2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products – GDP) 2.1.2. Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products – GNP) 2.1.3. Tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) 2.1.4. Thu nhập quốc dân và thu nhập có thể sử dụng (Y và YD) 2.1.5. Ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô 4 Khái niệm: GDP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). 2.1.1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GROSS DOMESTIC PRODUCTS – GDP) 5 2.1.1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GROSS DOMESTIC PRODUCTS – GDP) (tiếp theo) Các thuật ngữ cần chú ý: • “Giá trị thị trường”; • “Của tất cả”; • “Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng”; • “Được sản xuất ra”; • “Trong một quốc gia”; • “Trong một thời kỳ nhất định”. 6 2.1.1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GROSS DOMESTIC PRODUCTS – GDP) (tiếp theo) Nguồn: IMF (2016) Top 20 quốc gia có GDP lớn nhất Rank Country 2015 % (share) 1 United States 17968 24.44 2 China 11385 15.49 3 Japan 4116 5.60 4 Germany 3371 4.59 5 United Kingdom 2865 3.90 6 France 2423 3.30 7 India 2183 2.97 8 Italy 1819 2.47 9 Brazil 1800 2.45 10 Canada 1573 2.14 11 Korea 1393 1.89 12 Austrailia 1241 1.69 13 Russia 1236 1.68 14 Spain 1221 1.66 15 Mexico 1161 1.58 16 Indonesia 873 1.19 17 Netherlands 751 1.02 18 Turkey 722 0.98 19 Swizerland 677 0.92 20 Saudi Arabia 632 0.86 7 2.1.1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GROSS DOMESTIC PRODUCTS – GDP) (tiếp theo) GDP danh nghĩa (nominal GDP – GDPn) và GDP thực tế (real GDP – GDPr): • GDP danh nghĩa: Đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của thời kỳ đó. • GDP thực tế: Đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả cố định ở một thời kỳ lấy làm gốc.  Sự thay đổi của GDP danh nghĩa phản ánh sự thay đổi của giá cả và sản lượng; sự thay đổi của GDP thực tế chỉ phản ánh sự thay đổi của sản lượng. 8 2.1.1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GROSS DOMESTIC PRODUCTS – GDP) (tiếp theo) Q táo (kg) Q gà (kg) P táo (đ/kg) P gà (đ/kg) GDPn GDPr Năm 1 (năm gốc) 5 10 6 8 5 × 6 +10 × 8 = 110 5 × 6 + 10 × 8 = 110 Năm 2 8 12 10 10 8 × 10 + 12 × 10 = 200 8 × 6 + 12 × 8 = 144 Năm 3 10 20 12 16 10 × 12 + 20 × 16 = 440 10 × 6 + 20 × 8 = 220 Ví dụ về tính toán GDPn, GDPr 9 2.1.1. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GROSS DOMESTIC PRODUCTS – GDP) (tiếp theo) Táo (kg) Gà (kg) Pt (đ/kg) Pg (đ/kg) Năm 1 10 35 20 10 Năm 2 (gốc) 16 30 15 15 Năm 3 20 28 25 20 Bài tập liên quan đến GDP 2.1. Cho bảng số liệu sau: ? Hãy tính toán GDPn và GDPr qua từng năm? 10 Khái niệm: GNP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ (thường lấy là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình. GNP = GDP – thu nhập người nước ngoài ở trong nước + thu nhập người trong nước ở nước ngoài = GDP + NFA Trong đó NFA (Net factor income from abroad) là thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài. NFA = thu nhập người trong nước ở nước ngoài – thu nhập người nước ngoài ở trong nước 2.1.2. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN (GROSS NATIONAL PRODUCTS – GNP) Đo lường: 11 NNP đo lường tổng thu nhập của người dân một quốc gia trong một thời kỳ (thường là một năm) sau khi đã loại trừ đi phần thu nhập bù đắp cho khấu hao. NNP = GNP – Dep 2.1.3. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN RÒNG (NNP) 12 2.1.4. THU NHẬP QUỐC DÂN VÀ THU NHẬP CÓ THỂ SỬ DỤNG (Y VÀ YD) Thu nhập quốc dân (thu nhập của khu vực tư nhân) là phần tổng sản phẩm quốc dân ròng trừ đi thuế gián thu ròng (thu nhập của Chính phủ). Thu nhập có thể sử dụng (thu nhập khả dụng) là phần thu nhập quốc dân sau khi đã đóng thuế thu nhập ròng (thuế trực thu). Thuế trực thu hay gián thu ròng là tổng thuế mà Chính phủ thu được trừ đi trợ cấp. Y = NI = NNP – Te YD = Y – Thuế trực thu ròng 13 2.1.4. THU NHẬP QUỐC DÂN VÀ THU NHẬP CÓ THỂ SỬ DỤNG (Y VÀ YD) (tiếp theo) Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia GNP (GNI) GDP (GDI) NNP (NNI) NI Yd NFA Dep TeZ Thuế trực thu ròng 14 2.1.5. Ý NGHĨA CỦA CÁC CHỈ TIÊU GNP VÀ GDP TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ • Các chỉ tiêu GDP/người hay GNP/người phản ánh mức sống của người dân; • Sử dụng để tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế, là thước đo để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia; • Là cơ sở cho việc lập chiến lược kinh tế, kế hoạch ngân sách ngắn và dài hạn, giúp Chính phủ đưa ra các chính sách kinh tế hợp lý trong từng thời kỳ; • Việc so sánh GNP và GDP cho biết quy mô kinh tế giữa các nước qua đó phản ánh tiềm lực quốc gia, vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. 15 2.1.5. Ý NGHĨA CỦA CÁC CHỈ TIÊU GNP VÀ GDP TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ (tiếp theo) Tuy có ý nghĩa như vậy, nhưng GNP và GDP chưa phải là thước đo hoàn hảo về thành tựu kinh tế cũng như phúc lợi của một quốc gia. Lý do: • GNP, GDP bỏ sót một số yếu tố làm gia tăng phúc lợi nhưng cũng tính vào một số yếu tố làm suy giảm phúc lợi như:  Hoạt động kinh tế tự cung tự cấp, hoạt động kinh tế ngầm;  Những thiệt hại về môi trường;  Thời gian nghỉ ngơi của con người. • GDP, GNP cũng chưa phản ánh được một số vấn đề của xã hội ảnh hưởng lớn đến phúc lợi như tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ ly dị, mức độ bất bình đẳng 16 2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG MỨC GIÁ CẢ CHUNG 2.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – consumer price index) 2.2.2. Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator – DGDP) 17 2.2.1. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI – CONSUMER PRICE INDEX) Khái niệm: Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua. Các thuật ngữ cần chú ý: • “Mức giá trung bình”; • “Giỏ hàng hóa và dịch vụ”; • “Một người tiêu dùng điển hình”. 18 2.2.1. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI – CONSUMER PRICE INDEX) (tiếp theo) Phương pháp tính toán: 5 bước 0 iq t ip  0iti qp • Bước 1: Chọn tháng (năm) cơ sở và xác định giỏ hàng cho tháng (năm) cơ sở: • Bước 2: Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ hàng cố định cho các tháng (năm): • Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng cố định theo giá thay đổi ở các tháng (năm): Chi phí mua giỏ hàng thời kỳ t = • Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các tháng (năm): (Tử số: Chi phí mua giỏ hàng thời kỳ hiện hành, mẫu số: Chi phí mua giỏ hàng thời kỳ gốc) • Bước 5: Tính tỷ lệ lạm phát: t 0 t i i 0 0 i i p q CPI 100 p q          t t 1 t t 1 CPI CPI 100% CPI       19 2.2.1. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI – CONSUMER PRICE INDEX) (tiếp theo) Giỏ hàng Tháng 1 (tháng cơ sở) Tháng 2 Tháng 3 Hàng hóa Số lượng Giá Chi tiêu Giá Chi tiêu Giá Chi tiêu Cam 5 0,8 4 1,2 6 1,6 8 Cắt tóc 6 11 66 12,5 75 12 72 Vé xe buýt 100 1,4 140 1,5 150 1,6 160 Chi phí mua giỏ hàng 210 231 240 CPI1= (210/210) × 100 = 100; CPI2 = (231/210) × 100 = 110 CPI3 = (240/210) × 100 = 114,3 Lạm phát tháng 2 = (110 − 100)/100 × 100% = 10% Lạm phát tháng 3 = (114,3 − 110)/110 × 100% = 4% Ví dụ về tính toán CPI 20 2.2.1. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI – CONSUMER PRICE INDEX) (tiếp theo) Quyền số được cố định và sử dụng để tính CPI ở Việt Nam từ 1/5/2006 Nguồn: Tổng cục Thống kê STT Nhóm hàng hóa và dịch vụ (chỉ số chung) Quyền số (%) 1 Lương thực - thực phẩm 42,85 2 Đồ uống và thuốc lá 4,56 3 May mặc, mũ nón, giày dép 7,21 4 Nhà ở và vật liệu xây dựng 9,99 5 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,62 6 Dược phẩm, y tế 5,42 7 Phương tiện đi lại, bưu điện 9,04 8 Giáo dục 5,41 9 Văn hóa, thể thao, giải trí 3,59 10 Đồ dung và dịch vụ khác 3,31 21 2.2.2. CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP (GDP deflator – DGDP) Phương pháp tính DGDP: 100 GDP GDP D t r t nt GDP  Tính tỉ lệ lạm phát: 100% D DD 1t GDP 1t GDP t GDP      Lạm phát thời kỳ t 22 2.2.2. CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP (GDP deflator – DGDP) (tiếp theo) Chỉ tiêu Năm 1 (năm cơ sở) Năm 2 Năm 3 Hàng hóa Số lượng Giá Số lượng Giá Số lượng Giá Cam 4240 1 4300 1,05 4310 1,1 Máy tính 5 2000 8 2100 10 2100 Bút 1060 1 1100 1 1110 1,05 GDP danh nghĩa 15300 22415 26906,5 GDP thực tế 15300 21400 25420 DGDP 100 104,7 105,8 Tỷ lệ lạm phát năm 2 = (104,7 − 100)/100 × 100% = 4,7% Tỷ lệ lạm phát năm 3 = (105,8 − 104,7)/104,7 × 100% = 1,05% Ví dụ về tính toán DGDP 23 2.2.2. CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP (GDP deflator – DGDP) (tiếp theo) • Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá của mọi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước, trong khi chỉ số giá tiêu dùng CPI phản ánh giá của mọi hàng hóa và dịch vụ được người tiêu dùng điển hình mua:  Hàng hóa có trong CPI mà không có trong DGDP: hàng nhập khẩu;  Hàng hóa có trong DGDP mà không có trong CPI: hàng hóa đầu tư (máy móc), hàng hóa quốc phòng. • Giỏ hàng CPI cố định trong một khoảng thời gian, còn giỏ hàng của DGDP thay đổi qua từng năm (có tính cập nhật hơn). So sánh CPI và DGDP 24 2.2.2. CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP (GDP deflator – DGDP) (tiếp theo) 2.2. Cho bảng số liệu sau: ? Hãy tính lạm phát tháng 2 và tháng 3? Bài tập liên quan đến CPI Giỏ hàng Giá tháng 1 (gốc) Giá tháng 2 Giá tháng 3 Gà (3kg) 20 15 30 Sách (1 cuốn) 30 25 30 Xăng (20 lít) 5 10 15 25 2.3.1. Lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực tế 2.3.2. Xác định mức toàn dụng nhân công 2.3.3. Đo lường tỷ lệ thất nghiệp 2.3.4. Tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm chính phủ 2.3. CÁC CHỈ TIÊU VĨ MÔ KHÁC 26 • Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được tính dựa trên thay đổi bằng phần trăm giá trị bằng tiền của một khoản tiền theo thời gian (lãi suất do ngân hàng công bố). Ký hiệu là i. • Lãi suất thực tế là lãi suất được tính dựa trên thay đổi bằng phần trăm sức mua của một khoản tiền theo thời gian. Ký hiệu là r. • Mối quan hệ: r = i – tỷ lệ lạm phát trong kỳ. 2.3.1. LÃI SUẤT DANH NGHĨA, LÃI SUẤT THỰC TẾ 27 Mức sản lượng toàn dụng nhân công (Y*) của nền kinh tế đạt được khi mà tất cả mọi người thuộc lực lượng lao động đều có việc làm. Lúc này nền kinh tế chỉ tồn tại thất nghiệp tự nhiên là những dạng thất nghiệp không thể tránh khỏi. Xem thêm 2.6 2.3.2. XÁC ĐỊNH MỨC TOÀN DỤNG NHÂN CÔNG 28 2.3.3. ĐO LƯỜNG TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Được phân tích kỹ tại mục 2.6. 29 2.3.4. TIẾT KIỆM TƯ NHÂN VÀ TIẾT KIỆM CHÍNH PHỦ Được phân tích kỹ tại mục 2.5. 30 2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP 2.4.1. Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô 2.4.2. Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm 2.4.3. Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập 2.4.4. Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng (VA) 31 2.4.1. SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN KINH TẾ VĨ MÔ Giả định: • Nền kinh tế đóng; • Hộ gia đình không tiết kiệm; • Có hai thị trường chính là: thị trường hàng hóa và thị trường yếu tố sản xuất. Hộ gia đình Doanh nghiệp thị trường hàng hóa thị trường yếu tố sản xuất Tiền (thu nhập) Tiền (Chi phí) Tiền (chi tiêu) Tiền (doanh thu) Yếu tố sản xuất Yếu tố sản xuất Hàng hóa dịch vụHàng hóa dịch vụ 32 2.4.1. SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN KINH TẾ VĨ MÔ (tiếp theo) Theo khái niệm GDP: Chi tiêu hộ gia đình ở thị trường hàng hóa = GDP Tổng doanh thu của doanh nghiệp = Tổng số tiền doanh nghiệp bỏ ra (chi phí) = Tổng thu nhập của hộ gia đình Và do số tiền này được lưu chuyển trọn vẹn trong sơ đồ nên: Như vậy có thể tính GDP theo 3 cách: • Phương pháp chi tiêu (theo luồng sản phẩm); • Phương pháp thu nhập (theo luồng thu nhập); • Phương pháp giá trị gia tăng (theo quy trình sản xuất). 33 GDP bằng tổng chi tiêu của các chủ thể trong nước (hộ gia đình, hãng, Chính phủ) và người nước ngoài cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nước. Trong đó: • C (consumption): Chi tiêu của hộ gia đình cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng; • I (investment): Chi tiêu của khu vực tư nhân cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng; • G (government spending): Chi tiêu của Chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng; • NX (net export) = X – M (export – import): Xuất khẩu ròng, chi tiêu ròng của người nước ngoài cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nước. 2.4.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP THEO LUỒNG SẢN PHẨM Chú ý: • C, I, G: Tính cả hàng sản xuất ở nước ngoài (nhập khẩu); • I: Bao gồm đầu tư của các hãng và đầu tư – chi tiêu của hộ gia đình cho nhà ở mới; • G: Không bao gồm các khoản chuyển giao thu nhập (trợ cấp). GDP = C + I + G – M + X = C + I + G + NX 34 GDP bằng tổng thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế (người lao động, chủ đất, nhà tư bản, Chính phủ) từ việc bán hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nước. Trong đó: • w (wage): Thu nhập của người lao động – lương. • i (interest): Thu nhập của người đóng góp vốn theo kiểu cho vay – Tiền lãi. • Pr (profit): Thu nhập của người đóng góp vốn theo kiểu góp vốn – Lợi nhuận. • R (rent): Thu nhập của chủ đất – tiền thuê. • Dep (depreciation): Hao mòn của máy móc trong quá trình sản xuất – Khấu hao. • Te (tax): Thuế gián thu ròng – Thu nhập ròng của Chính phủ (= Tổng thuế gián thu - Trợ cấp doanh nghiệp). 2.4.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP THEO LUỒNG THU NHẬP GDP = w + i + Pr + R + Dep + Te 35 GDP = Tổng VA các ngành hay GDP = Tổng VAT/thuế suất thuế GTGT 2.4.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP THEO GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VA) Trang trại trồng cà phê VA của trang trại cà phê Doanh nghiệp chế biến cà phê Giá trị cà phê nhân VA của doanh nghiệp chế biến cà phê Doanh nghiệp bán buôn Giá trị cà phê theo giá bán buôn sản xuất VA của doanh nghiệp bán buôn Doanh nghiệp bán lẻ và nhà hàng giải khát Giá trị cà phê theo giá bán buôn thương mại VA của doanh nghiệp bán lẻ Người tiêu dùng Giá trị cà phê theo giá bán lẻ = Chi tiêu cuối cùng cho cà phê (GDP ngành cà phê tính theo VA) Ví dụ về giá trị gia tăng và GDP Giá trị thị trường của cốc cà phê = Tổng GTGT ở các công đoạn sản xuất chế biến cốc cà phê (Diện tích màu xanh) 36 2.5. CÁC ĐỒNG NHẤT THỨC KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN 2.5.1. Đồng nhất thức tiết kiệm đầu tư 2.5.2. Đồng nhất thức mô tả các mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế 37 2.5.1. ĐỒNG NHẤT THỨC TIẾT KIỆM ĐẦU TƯ Ký hiệu GDP là Y Ta có trong nền kinh tế đóng: Y = C + I + G → Y – C – G = I Tương đương với: (Y – T – C) + (T – G) = I Trong đó: Y – T – C = Sp (Tiết kiệm khu vực tư nhân – hộ gia đình) T – G = Sg (Tiết kiệm khu vực công – Chính phủ) (T > G: Thặng dư ngân sách; T < G: Thâm hụt ngân sách; T = G: Cân bằng ngân sách). Hay: Sp + Sg = I Đối với nền kinh tế đóng Phát biểu: Trong một nền kinh tế đóng tổng tiết kiệm bao gồm tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm công sẽ bằng tổng đầu tư của khu vực tư nhân. 38 2.5.1. ĐỒNG NHẤT THỨC TIẾT KIỆM ĐẦU TƯ (tiếp theo) Đối với nền kinh tế mở Y = C + I + G + NX Y – C – G = I + NX hay Sp + Sg = I + NX Ta có: NX = NFI (Net foreign investment - đầu tư ròng ra nước ngoài) Nên: Sp + Sg = I + NFI Phát biểu: Trong một nền kinh tế mở, tổng tiết kiệm trong nước bằng đầu tư trong nước cộng đầu tư ròng ra nước ngoài. 39 2.5.2. ĐỒNG NHẤT THỨC MÔ TẢ CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC KHU VỰC TRONG NỀN KINH TẾ Đối với nền kinh tế đóng Từ Sp + Sg = I ta biến đổi Sp – I = − Sg = G – T Phát biểu: Trong một nền kinh tế đóng, thặng dư vốn của khu vực tư nhân bằng (tài trợ cho) thâm hụt ngân sách. Đối với nền kinh tế mở Từ Sp + Sg = I + NFI ta biến đổi Sp – I = (G – T) + NFI Phát biểu: Trong một nền kinh tế mở, thặng dư vốn của khu vực tư nhân bằng (tài trợ) thâm hụt ngân sách và đầu tư ròng ra nước ngoài. 40 2.6. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP 2.6.1. Các khái niệm cơ bản 2.6.2. Các chỉ tiêu đo lường thất nghiệp 41 2.6.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN • Lực lượng lao động (LLLĐ) là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc và mong muốn làm việc. • Dân số trưởng thành (những người trong độ tuổi lao động): Những người ở độ tuổi được Hiến pháp/Luật lao động quy định có nghĩa vụ và quyền lợi lao động. • Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, mong muốn làm việc nhưng lại không tìm được việc làm. • Người có việc làm là những người trong độ tuổi lao động đang làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, văn hóa, xã hội... hoặc các công việc mang tính chất tự tạo khác đem lại thu nhập cho bản thân hay là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, mong muốn làm việc và tìm được việc làm.  Hay: LLLĐ =Số người thất nghiệp + Số người có việc 42 2.6.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tiếp theo) Sơ đồ nguồn lực lao động trong nền kinh tế Người già Dân số trưởng thành (người trong độ tuổi lao động) Working-age population Trẻ em Có việc (E) Thất nghiệp (U) LLLĐ (L) Labor force Không nằm trong LLLĐ (nội trợ, học sinh – sinh viên, tàn tật,) Non-labor force Nam Nữ 0 0 15 15 60 55 43 2.6.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP Tỷ lệ thất nghiệp = Tỷ lệ có việc = 1 − tỷ lệ thất nghiệp = E/L × 100% Tỷ lệ tham gia LLLĐ = Số người thất nghiệp (U) LLLĐ (L) × 100% Dân số trưởng thành LLLĐ × 100% 44 2.6.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP (tiếp theo) Theo nguồn số liệu của AMS và ADB, vào thời điểm năm 2013, dân số Việt Nam là 90 triệu người.Số người trưởng thành có việc làm là 43 triệu người. Số người thất nghiệp là 1,5 triệu người. Có 4,5 triệu người trưởng thành không nằm trong lực lượng lao động. Hỏi: • Lực lượng lao động bằng bao nhiêu? • Tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu? • Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là bao nhiêu? Trả lời: • Lực lượng lao động = 43 + 1.5 = 44.5 (triệu người) • Tỷ lệ thất nghiệp = 1,5/44,5 × 100% = 3,4% • Dân số trưởng thành = 44,5 + 4,5 = 49 (triệu người) • Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = 44,5/49 × 100% = 91% Ví dụ về tính toán tỉ lệ thất nghiệp 45 2.6.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP (tiếp theo) 2.3. Thành phố A có dân số trưởng thành 100 triệu người, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 90%, số người có việc là 70 triệu người. Tính tỷ lệ thất nghiệp? 2.4. Số người có việc nhiều hơn số người thất nghiệp 70 triệu người. Dân số trưởng thành 90 triệu người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động gấp 25 lần tỷ lệ thất nghiệp. Tính tỷ lệ thất nghiệp? Bài tập liên quan đến thất nghiệp 46 GIẢI BÀI TẬP 2.1 Táo (kg) Gà (kg) Pt (đ/kg) Pg (đ/kg) GDPn GDPr Năm 1 10 35 20 10 = 10 × 20 + 35 × 10 = 550 = 10 × 15 + 35 × 15 = 675 Năm 2 (gốc) 16 30 15 15 = 16 × 15 + 30 × 15 = 690 = 16 × 15 + 30 × 15 = 690 Năm 3 20 28 25 20 = 20 × 25 × 28 × 20 = 1060 = 20 × 15 × 28 × 15 = 720 47 GIẢI BÀI TẬP 2.2 Giỏ hàng Giá tháng 1 Giá tháng 2 Giá tháng 3 Gà (3kg) 20 15 30 Sách (1 cuốn) 30 25 30 Xăng (20 lít) 5 10 15 Chi phí mua giỏ hàng = 3 × 20 + 1 × 30 + 20 × 5 = 190 = 3 × 15 + 1 × 25 + 20 × 10 = 270 = 3 × 30 + 1 × 30 + 20 × 15 = 420 CPI = 190/190 × 100 = 100 = 270/190 × 100 = 142 = 420/190 = 221 Lạm phát tương ứng = (142 − 100)/100 × 100% = 42% = (221 − 142)/142 × 100% = 55,6% 48 GIẢI BÀI TẬP 2.3 Theo giả thiết của bài ta có: Lực lượng lao động = 100 − 0,9 = 90 triệu người Số người thất nghiệp = 90 − 70 = 20 triệu người Tỷ lệ thất nghiệp = 20/90 − 100% = 22,22% 49 GIẢI BÀI TẬP 2.4 Gọi số người thất nghiệp là x (triệu người). Suy ra: Số người có việc là 70 + x; Lực lượng lao động: 70 + 2x Tỷ lệ thất nghiệp = x/(70 + 2x) Tỷ lệ tham gia Lực lượng lao động = (70 + 2x)/90 Theo giả thiết ta có: (70 + 2x)/90 = 25x/(70 + 2x) Hay (70 + 2x)2 = 4050x Giải phương trình bậc 2 ra 2 nghiệm: x1 = 2,5; x2 = 490 (loại do lớn hơn 90) Suy ra tỷ lệ thất nghiệp = 2,5/75 × 100% = 3,33% 50 TỔNG KẾT BÀI HỌC • Các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia; • Các chỉ tiêu đo lường mức giá cả chung; • Các chỉ tiêu vĩ mô khác; • Các phương pháp xác định GDP; • Đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản; • Các chỉ tiêu đo lường thất nghiệp. 51

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo_bai_2_do_luong_cac_bien_so_kinh_te.pdf
Tài liệu liên quan