Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung - Phạm Xuân Trường

CÚ SỐC CẦU • Giả sử nền kinh tế ban đầu cân bằng tại Y*. Nếu đầu tư và tiêu dùng giảm thì đường tổng cầu dịch chuyển sang trái từ AD1 đến AD2; • Trong ngắn hạn, nền kinh tế di chuyển dọc từ A đến B theo đường tổng cung ngắn hạn AS1. Sản lượng giảm từ Y* đến Y2 và mức giá giảm từ P1 đến P2; • Sự suy giảm sản lượng cho thấy nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái. . CÚ SỐC CUNG • Các cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực trong nền kinh tế. • Các cú sốc làm giảm tổng cung được gọi là cú sốc cung bất lợi. Ngược lại, các cú sốc làm tăng tổng cung được gọi là cú sốc cung có lợi; • Các ví dụ về cú sốc cung bất lợi như: thời tiết xấu làm giảm sản xuất lương thực; do sức ép của công đoàn làm tăng tiền lương

pdf60 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung - Phạm Xuân Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BÀI 5 MÔ HÌNH TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG TS. Phan Thế Công Giảng viên trường Đại học Thương mại MỤC TIÊU BÀI HỌC Phân tích được hệ thống kinh tế vĩ mô được đặc trưng bởi tổng cầu, tổng cung và hộp đen kinh tế vĩ mô. Trình bày được mô hình IS-LM, mô hình AD-AS và vận dụng các mô hình đó vào phân tích kinh tế vĩ mô. Phân tích và đánh giá được các cú sốc của tổng cung và tổng cẩu trong ngắn hạn và dài hạn; xem xét tác động của nó như thế nào đến sản lượng, giá cả và việc làm của nền kinh tế. 01 02 03 2 NỘI DUNG BÀI HỌC 5.1. Mô hình IS–LM trong nền kinh tế đóng 5.2. Xây dựng đường tổng cầu 5.3. Xây dựng đường tổng cung 5.4. Giới thiệu hệ thống kinh tế vĩ mô 5.5. Mối quan hệ giữa các mô hình AD-AS và IS-LM trong ngắn hạn và dài hạn 5.6. Hai nguyên nhân gây ra biến động kinh tế 3 4Đường IS và các yếu tố tác động đến đường IS Đường LM và các yếu tố tác động đến đường LM Phân tích chính sách dựa trên mô hình IS-LM 5.1.1 5.1.2 5.1.3 5.1. MÔ HÌNH IS–LM TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG 5.1.1. ĐƯỜNG IS VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG IS 5 • Thiết lập đường IS; • Sự di chuyển và dịch chuyển của đường IS; • Độ dốc của đường IS; • Hàm số của đường IS. 5.1.1. ĐƯỜNG IS VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG IS (tiếp theo) 6 Đường IS là quỹ tích của tất cả các kết hợp giá trị thu nhập và lãi suất mà tại đó, tiết kiệm dự kiến bằng đầu tư dự kiến. Y r 0 IS Hình 5.1. Đường IS 75.1.1. ĐƯỜNG IS VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG IS (tiếp theo) a. Thị trường hàng hóa cân bằng Hình 5.2. Thị trường hàng hóa cân bằng Sản lượng Tổng chi tiêu 0 AE=Y AE2=C+I+G2 AE1=C+I+G1 AE1=Y1 Y2=AE2 ∆G ∆Y E2 E1 85.1.1. ĐƯỜNG IS VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG IS (tiếp theo) r  I  E  Y Hình 5.3. Xây dựng đường IS b. Thiết lập đường IS Y E 0 E=Y AE2=C+I(r2)+G AE1=C+I(r1)+G AE1=Y1 Y2=AE2 ∆I  ∆Y Y r 0 IS Y1 Y2 r1 r2 E2 E1 D C 95.1.1. ĐƯỜNG IS VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG IS (tiếp theo) • Khi lãi suất giảm thúc đẩy các hãng tăng đầu tư, làm tăng chi tiêu theo kế hoạch AE; • Để duy trì trạng thái cân bằng của thị trường hàng hóa, thu nhập của nền kinh tế phải tăng lên; • Mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. c. Tại sao đường IS có độ dốc âm 10 5.1.1. ĐƯỜNG IS VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG IS (tiếp theo) Khi lãi suất thay đổi, thu nhập cân bằng thay đổi, xảy ra hiện tượng di chuyển các điểm trên đường IS. Hình 5.4. Sự dịch chuyển các điểm trên đường IS d. Sự di chuyển các đường trên đường IS Sản lượng Tổng chi tiêu 0 AE2=C+I(r2)+G AE1=C+I(r1)+G ∆I  Y1 Y2 E2 E1 Sản lượng Mức lãi suất 0 IS Y1 Y2 r1 r2 C D 11 5.1.1. ĐƯỜNG IS VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG IS (tiếp theo) IS2 ∆Y AE=Y E2 E1• Với bất kỳ mức lãi suất r, khi G  E  Y thì đường IS sẽ dịch chuyển sang phải. • Khoảng cách theo chiều ngang của sự dịch chuyển đường IS bằng: Hình 5.5. Sự dịch chuyển đường IS khi chỉ tiêu của Chính phủ tăng lên e. Sự dịch chuyển đường IS Sản lượng Tổng chi tiêu 0 AE2=C+I(r2)+G AE1=C+I(r1)+G Y1 Y2 Sản lượng Mức lãi suất 0 IS1 Y1 Y2 r1 1 Y G 1 MPC     12 5.1.1. ĐƯỜNG IS VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG IS (tiếp theo) • Hàm số của đường IS: • Giá trị chính là độ dốc của đường IS. • Nếu d hoặc m’ càng lớn thì đường IS càng thoải và ngược lại. • Nếu t tăng hoặc MPC giảm đều làm cho m’ giảm, đường IS trở nên dốc hơn và ngược lại. • Độ dốc của đường IS cho biết mức độ tác động của chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ đến thu nhập, lãi suất, thất nghiệp và lạm phát trong nền kinh tế như thế nào. f. Phương trình và độ dốc của đường IS A 1 r Y d d m'     1 d m' 5.1.2. ĐƯỜNG LM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG LM 13 • Thiết lập đường LM; • Sự di chuyển và dịch chuyển của đường LM; • Hàm số của đường LM; • Độ dốc của đường LM. 5.1.2. ĐƯỜNG LM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG LM 14 a. Thế nào là đường LM? Đường LM là đường bao gồm quỹ tích tất cả các điểm phản ánh mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập khi thị trường tiền tệ cân bằng. Hình 5.6. Đường LM Y r 0 LM 5.1.2. ĐƯỜNG LM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG LM 15 b. Thị trường tiền tệ cân bằng Giả sử Chính phủ giảm cung tiền, cân bằng mới trên thị trường tiền tệ là tại điểm E1. Hình 5.7. Thị trường tiền tệ cân bằng M/P r 0 L(r) MS2 MS1 r2 r1 E2 E1 M1/P _ M2/P _ 5.1.2. ĐƯỜNG LM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG LM (tiếp theo) 16 Y2 E’2 E’1 c. Thiết lập đường LM Hình 5.8. Thiết lập đường LM M/P r 0 L(r,Y1) MS r2 r1 E2 E1 (a) Thị trường tiền tệ cân bằng M/P _ L(r,Y2) Y r 0 r2 r1 (b) Đường LM Y1 LM 5.1.2. ĐƯỜNG LM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG LM (tiếp theo) 17 d. Tại sao đường LM lại dốc lên? • Một sự gia tăng của thu nhập làm tăng cầu tiền; • Vì cung tiền là cố đinh, với mức lãi suất ban đầu sẽ có dư cầu tiền; • Mức lãi suất phải tăng lên để duy trì sự cân bằng trên thị trường tiền tệ; • Mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập của nền kinh tế là cùng chiều. 5.1.2. ĐƯỜNG LM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG LM (tiếp theo) 18 e. Sự di chuyển (trượt dọc) các điểm trên đường LM Khi thu nhập thay đổi Hình 5.9. Cách xây dựng đường LM Mức cung tiền Mức lãi suất 0 MD(r,Y1) MS r2 r1 E2 E1 (a) Thị trường tiền tệ cân bằng M1/P _ MD(r,Y2) Sản lượng Mức lãi suất 0 r2 r1 (b) Đường LM Y1 LM E1’ E2’ Y2 5.1.2. ĐƯỜNG LM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG LM (tiếp theo) 19 f. Sự dịch chuyển đường LM Khi cung tiền thay đổi Hình 5.10. Sự dịch chuyển đường LM Mức cung tiền Mức lãi suất 0 L(r,Y1) MS2 r2 r1 (a) Thị trường tiền tệ cân bằng M2/P _ MS1 M1/P _ ∆MS Sản lượng Mức lãi suất 0 r2 r1 (b) Đường LM Y1 LM1 LM2 5.1.2. ĐƯỜNG LM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG LM (tiếp theo) 20 g. Hàm số đường LM • Hàm số của đường LM: • Trong đó:  là mức cung tiền thực tế;  h là độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất;  k là độ nhạy cảm của cầu tiền và thu nhập. 1 M r (k Y ) h P     M 5.1.2. ĐƯỜNG LM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG LM (tiếp theo) 21 h. Giá trị độ dốc của đường LM • Giá trị độ dốc của đường LM là k/h. • Khi k/h tăng, đường LM sẽ dốc hơn và ngược lại. Nếu (h) càng lớn thì đường LM càng thoải và ngược lại; nếu (k) càng lớn thì đường LM càng dốc và ngược lại. • Độ dốc của đường LM cho chúng ta biết được mức độ tác động của chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ đến thu nhập, lãi suất, thất nghiệp, lạm phát trong nền kinh tế như thế nào. 1 M r (k Y ) h P     5.1.3. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN MÔ HÌNH IS-LM 22 • Cân bằng đồng thời hai thị trường hàng hóa và tiền tệ; • Tác động của chính sách tài khóa mở rộng; • Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng; • Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. 5.1.3. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN MÔ HÌNH IS-LM (tiếp theo) 23 a. Cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường • Đường IS phản ánh các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập khi thị trường hàng hóa cân bằng. • Đường LM phản ánh trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ cũng ứng với những tổ hợp này. • Tác động qua lại giữa hai thị trường ấn định mức lãi suất và thu nhập cân bằng đồng thời tại (r0, Y0). Hình 5.11. Trạng thái cân bằng đồng thời trên cả thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ Sản lượng Mức lãi suất 0 LM IS r0 E Y0 5.1.3. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN MÔ HÌNH IS-LM (tiếp theo) 24 b. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng • Trong nền kinh tế đóng, giả sử Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, tăng một lượng là G, tổng cầu tăng, đường IS dịch chuyển sang phải từ IS1 đến IS2 do tổng cầu tăng thêm một lượng là Y, cầu tiền tăng, đẩy lãi suất tăng lên từ r1 đến r2; • Chính sách tài khóa làm tăng thu nhập trong nền kinh tế đóng. Hình 5.12. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình IS-LM Sản lượng Mức lãi suất 0 LM IS1 r1 E1 IS2 E2 r2 Y1 Y2 5.1.3. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN MÔ HÌNH IS-LM (tiếp theo) 25 b. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng • Trạng thái cân bằng ban đầu của nền kinh tế là E1, bây giờ là E2. Đầu tư giảm kéo theo sản lượng của nền kinh tế chỉ tăng từ Y1 đến Y2. Mức sản lượng tăng Y = Y2 - Y1 này nhỏ hơn mức tăng của tổng cầu. • Lãi suất tăng là nguyên nhân làm giảm đầu tư (đây chính là hiện tượng tháo lui đầu tư). Hình 5.12. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình IS-LM Sản lượng Mức lãi suất 0 LM IS1 r1 E1 IS2 E2 r2 Y1 Y2 5.1.3. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN MÔ HÌNH IS-LM (tiếp theo) 26 E2 E1 E’1 c. Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng Hình 5.13. Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng M r 0 MD MS1 r1 r2 M1 MS2 M2 Y r 0 IS LM1 r1 r2 Y1 LM2 Y2 ∆M  E’2 5.1.3. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN MÔ HÌNH IS-LM (tiếp theo) 27 c. Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng • Trong nền kinh tế đóng, Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng, bằng việc hoặc giảm tỷ lệ dự bắt buộc, hoặc giảm lãi suất chiết khấu, hoặc mua trái phiếu trên thị trường mở, cung tiền tăng. Đường LM dịch chuyển sang phải (xuống dưới), lãi suất giảm từ r1 xuống r2, thu nhập cân bằng tăng lên từ Y1 đến Y2. • Như vậy, chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế đóng làm tăng đầu tư, tăng thu nhập của nền kinh tế. Hình 5.14. Chính sách tiền tệ mở rộng, đường LM dịch chuyển sang phải Y r 0 IS LM1 r1 r2 Y1 LM2 Y2 ∆M  5.1.3. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN MÔ HÌNH IS-LM (tiếp theo) 28 d. Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ • Sự phối hợp chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng; • Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt; • Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ mở rộng; • Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt chặt. 5.1.3. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN MÔ HÌNH IS-LM (tiếp theo) 29 d. Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Sự phối hợp giữa chính sách tài khóamở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng: Hình 5.15. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng • Trong nền kinh tế đóng, Chính phủ tăng chi tiêu, tổng cầu sẽ tăng, đường IS sẽ dịch chuyển từ IS1  IS2. Lãi suất tăng từ r1  r2, sản lượng từ Y1  Y2, đầu tư giảm. • Để tránh được hiện tượng tháo lui đầu tư, Chính phủ phải kết hợp chính sách tiền tệ lỏng. Khi tăng MS, đường LM dịch chuyển sang phải, cân bằng mới của nền kinh tế là tại E3. Thu nhập tăng nhanh từ Y1 đến Y3 và ổn định được lãi suất. Y r 0 IS1 LM1 r2 r1 Y1 LM2 Y3 IS2 Y2 E2 E3 E1 5.1.3. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN MÔ HÌNH IS-LM (tiếp theo) 30 • Nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát tăng nhanh; • Chính sách tài khóa thắt chặt: Tăng thuế T, giảm chi tiêu G để giảm tổng cầu AD; • Chính sách tiền tệ thắt chặt: Giảm mức cung tiền MS, tăng lãi suất r để giảm tổng cầu AD, giảm sản lượng Y, kiềm chế lạm phát. d. Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt chặt: Hình 5.16. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt Y r 0 IS2 LM1 r1 r2 Y3 LM2 Y1 IS1 Y2 E2 E1 E3 31 Xây dựng đường tổng cầu dựa trên mô hình IS-LM Chính sách tài khóa và đường tổng cầu Chính sách tiền tệ và đường tổng cầu 5.2.1 5.2.2 5.2.3 5.2. XÂY DỰNG ĐƯỜNG TỔNG CẦU 5.2.1. XÂY DỰNG ĐƯỜNG TỔNG CẦU DỰA TRÊN MÔ HÌNH IS-LM 32 Khái niệm tổng cầu của nền kinh tế • Tổng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ một nước (GDP) mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá. • Hàm tổng cầu: AD C I G X IM     5.2.1. XÂY DỰNG ĐƯỜNG TỔNG CẦU DỰA TRÊN MÔ HÌNH IS-LM 33 Khái niệm tổng cầu của nền kinh tế Hình 5.17. Đường tổng cầu Lượng cầu hoá (Y) Mức giá (P) 0 AD P1 P2 Y2Y1 B A 5.2.1. XÂY DỰNG ĐƯỜNG TỔNG CẦU DỰA TRÊN MÔ HÌNH IS-LM 34 Hình 5.18. Đường tổng cầu (i) IS-LM. (ii) AD Sản lượng (Y) Mức lãi suất (r) 0 LM2(P2) r1 r2 Y1 LM3(P3) Y3Y2 B A C b a c LM1(P1) r3 IS (i) Sản lượng (Y) Mức giá (P) 0 P1 P2 P3 Y1 Y3Y2 AD (ii) 5.2.2. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ ĐƯỜNG TỔNG CẦU 35 • Chính sách tài khóa mở rộng (G và/hoặc T thì C), sẽ làm tăng AD  IS dịch phải  Y tại mỗi mức giá P. Hình 5.19. Chính sách tài khóa và đường AD (i) IS-LM (ii) AD Y r 0 IS1 r2 r1 Y1 Y2 E1 E2 IS2 LM (I) Y P 0 AD1 P1 Y1 Y2 AD2 (II) 5.2.3. CHÍNH SÁCH TIềN TỆ VÀ ĐƯỜNG TỔNG CẦU 36 E’1 Hình 5.20. Chính sách tiền tệ và đường AD (i) IS-LM (ii) AD Y P 0 AD1 P1 Y1 Y2 AD2 (II) E1 E2 Y r 0 r1 r2 Y2Y1 IS LM1(P1M1) (I) LM2(P1M1+∆M) • Đường LM1 ứng với mức giá P1 và khối lượng tiền tệ danh nghĩa là M1 và LM2 ứng với mức giá P1, khối lượng tiền tệ là tương ứng • Đường tổng cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2 1 M M  E’2 37 Đường tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn Phương trình của đường tổng cung 5.3.1 5.3.2 5.3. XÂY DỰNG ĐƯỜNG TỔNG CUNG 5.3.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN 38 • Đường tổng cung cổ điển thuần túy được thiết lập trên cơ sở giả định về sự cân bằng thị trường và quá trình điều chỉnh tiền lương thực tế; • Cung về hàng hóa trong dài hạn phụ thuộc vào công nghệ, khối lượng tư bản và lực lượng lao động sẵn có, đường tổng cung về̀ hàng hóa trong dài hạn (LRAS) thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng. Hình 5.21. Đường tổng cung dài hạn P LRAS Y 0 P1 P2 A B Y* 5.3.1. ĐƯỜNG TỔNG CUNG TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN 39 • Đường tổng cung trong ngắn hạn là đường dốc lên. Hình 5.22. Đường tổng cung ngắn hạn SRAS Y P 0 P1 P2 A B Y2 Y1 5.3.2. PHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐƯỜNG TỔNG CUNG 40 a. Các mô hình giải thích về đường tổng cung trong ngắn hạn Các mô hình khác nhau giải thích về đường tổng cung ngắn hạn: • Mô hình tiền lương cứng nhắc; • Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân; • Mô hình thông tin không hoàn hảo; • Mô hình giá cả cứng nhắc. 5.3.2. PHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐƯỜNG TỔNG CUNG (tiếp theo) 41 eY Y * (P P )   Có 3 kết luận rút ra từ phương trình đường tổng cung: • Đường tổng cung có độ dốc dương: • Trong đó:  là một số dương và Pe biểu diễn kỳ vọng về mức giá. Phương trình này chỉ ra rằng sản lượng (Y) có thể khác mức tự nhiên dài hạn (Y*) nếu như mức giá trên thực tế khác với mức giá mà mọi người dự kiến; • Đường tổng cung ngắn hạn cắt đường tổng cung dài hạn tại mức giá Pe, do đó khi Pe tăng thì đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái. Tham số  đo lường phản ứng của sản lượng với chênh lệch giữa giá cả thực tế và giá cả dự kiến. Hình 5.22. Đường tổng cung ngắn hạn Y P 0 SRAS P1 P2 A B Y2 Y1 5.3.2. PHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐƯỜNG TỔNG CUNG (tiếp theo) 42 b. Mô hình tiền công cứng nhắc • Mô hình này nhấn mạnh đến quá trình thỏa thuận tiền lương giữa doanh nghiệp và công nhân; • Tiền lương danh nghĩa được xác định bằng công thức: Trong đó: w là mục tiêu về tiền lương thực tế. eW w P  5.3.2. PHƯƠNG TRÌNH CỦA ĐƯỜNG TỔNG CUNG (tiếp theo) 43 b. Mô hình tiền công cứng nhắc • Theo lý thuyết tân cổ điển: • Hàm cầu về lao động: • Đường cầu lao động dịch chuyển khi mức giá thay đổi. Mô hình này hàm ý rằng chúng ta có thể biểu diễn đường tổng cung bằng phương trình sau: d eL (P P ) d eL (P P ) d eL (P P ) eWP W L L 0 Hình 5.23. Mô hình tiền lương cứng nhắc e L W P MP w P P    d d WL L ( ) P  eY Y * (P P )   5.3.2. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TỔNG CUNG (tiếp theo) 44 c. Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân • Mô hình này nhấn mạnh đến thị trường lao động; • Mô hình này khác mô hình tiền lương cứng nhắc ở hai điểm: tiền lương được giả thiết hoàn toàn linh hoạt và giả thiết công nhân không thể nhận thức đúng về mức giá, cũng như về thị trường lao động phụ thuộc vào tiền lương thực tế/dự kiến; • Cầu về̀ lao động phụ thuộc vào tiền lương thực tế, cung về̀ lao động lại phụ thuộc vào tiền lương dự kiến. eY Y * (P P )   5.3.2. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TỔNG CUNG (tiếp theo) 45 c. Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân • Nếu P > Pe, thì lao động được cung ứng hơn tại mọi mức tiền lương thực tế và do đó sản lượng tạo ra nhiều hơn và ngược lại; • Đường tổng cung trong mô hình này dốc hơn so với mô hình tiền lương cứng nhắc, vì tiền lương danh nghĩa thay đổi khi giá thay đổi. Hình 5.24. Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân - Sự gia tăng của mức giá d eL (P P ) d eL (P P ) d eL (P P ) eWP W L L 0 sL 5.3.2. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TỔNG CUNG (tiếp theo) 46 d. Mô hình thông tin không hoàn hảo • Mọi người không có đủ thông tin. Mô hình này do R.Lucas đưa ra, một phần nhằm chính thức hóa mô hình nhận thức sai lầm của công nhân. Đường tổng cung đưa ra dựa trên mô hình này đôi khi được gọi là đường tổng cung Lucas. • Mô hình thông tin không hoàn hảo khẳng định rằng khi giá cả cao hơn mức dự kiến, các nhà cung cấp tăng sản lượng của họ. Do vậy, mô hình có đường tổng cung dưới dạng: eY Y * (P P )   47 Hệ thống kinh tế vĩ mô Giới thiệu về tổng cầu (AD) Giới thiệu về tổng cung (AS) Cân bằng trên mô hình AD-AS 5.4.1 5.4.2 5.4.3 5.4.4 5.4. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ 5.4.1. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ 48 Các biến số Biến số kinh tế Biến số phi kinh tế Hộp đen kinh tế Tổng cung Tổng cầu Đầu ra Sản lượng Việc làm Giá cả Cán cân thương mại 5.4.2. GIỚI THIỆU VỀ ĐƯỜNG TỔNG CẦU (AD) 49 a. Khái niệm Tổng cầu (AD) là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với mức giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế khác đã cho. b. Các yếu tố tác động đến tổng cầu • Chi tiêu của các hộ gia đình; • Đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân; • Chi tiêu của Chính phủ; • Xuất khẩu ròng; • Mức giá chung; • Thu nhập của công chúng; • Các chính sách thuế của Chính phủ; • Khối lượng tiền tệ; • Lãi suất. 5.4.2. GIỚI THIỆU VỀ ĐƯỜNG TỔNG CẦU (AD) 50 c. Đồ thị đường tổng cầu • Trục tung là mức giá chung (chẳng hạn chỉ số CPI); • Trục hoành là sản lượng thực tế (Y). Hình 5.25. Đường tổng cầu Sản lượng thực tế (Y) Mức giá (P) 0 AD 5.4.3. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CUNG (AS) 51 a. Khái niệm Tổng cung (AS) bao gồm tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các doanh nghiệp sẽ sản xuất và bán ra trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho. b. Các yếu tố ngắn hạn làm thay đổi AS ngắn hạn và dài hạn • Nguồn nhân lực càng đông, khối lượng sản phẩm và dịch vụ sản xuất càng lớn; • Cơ sở vật chất kỹ thuật, tiến bộ công nghệ; • Nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao, thành thạo nghề nghiệp; • Sự dồi dào của nguồn tài nguyên, vật liệu • Điều kiện thời tiết, khí hậu; • Những yếu tố kích thích: Các chính sách kinh tế của Chính phủ, sự hỗ trợ từ bên ngoài. 5.4.3. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CUNG (AS) 52 c. Đồ thị đường tổng cung Đường tổng cung dài hạn (LRAS): • Là đường song song với trục tung và cắt trục hoành ở mức sản lượng tiềm năng; • Về mặt dài hạn, chi phí đầu vào đã điều chỉnh, các doanh nghiệp không còn động cơ tăng sản lượng; • Giá cả sẽ tăng lên nhanh chóng để đáp ứng với sự thay đổi của cầu. Hình 5.26. Đường tổng cung trong dài hạn Sản lượng (Y) Mức giá (P) 0 LRAS Y* 5.4.3. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CUNG (AS) 53 c. Đồ thị đường tổng cung Đường tổng cung ngắn hạn (SRAS): • Ban đầu tương đối nằm ngang, sau khi vượt qua điểm sản lượng tiềm năng, đường tổng cung sẽ dốc ngược lên; • Dưới mức Y*, một sự thay đổi nhỏ về giá cả đầu ra sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng nhanh sản lượng để đáp ứng nhu cầu đang tăng. Hình 5.27. Đường tổng cung trong ngắn hạn Sản lượng (Y) Mức giá (P) 0 LRAS Y* SRAS 5.4.4. CÂN BẰNG TRÊN MÔ HÌNH AD-AS 54 • Tại E0 ta có AD = LRAS = SRAS. Mức giá P0 gọi là giá cân bằng của nền kinh tế. • Mức sản lượng Y0 bằng mức sản lượng tiềm năng Y*. Hình 5.28. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế trong mô hình AD–AS Sản lượng (Y) Mức giá (P) 0 LRAS Y*Y0 SRAS AD0 E0 AD1 E1 P0 P1 5.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MÔ HÌNH AD-AS VÀ IS-LM TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN 55 • Giả sử chi tiêu của Chính phủ tăng, đường IS sẽ dịch chuyển sang phải. Mặt bằng giá cả của nền kinh tế tăng lên; • Cung tiền thực tế (M/P) tăng, đường LM dịch chuyển sang phải. Nếu Y < Y* thì mức giá sẽ càng giảm, M/P sẽ càng tăng, đường LM sẽ càng dịch chuyển sang phải; • Quá trình này sẽ tiếp diễn cho đến khi Y = Y*. Hình 5.29. Ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn của cú sốc đường IS Y* r Y P LRAS P1 0 0 Y LRAS P2 Y* LM(P1) LM(P2) ASS1 ASS2 AD1 AD2 IS1 IS2 56 Cú sốc cầu Cú sốc cung 5.6.1 5.6.2 5.6. HAI NGUYÊN NHÂN GÂY RA BIẾN ĐỘNG KINH TẾ 5.6.1. CÚ SỐC CẦU 57 • Giả sử nền kinh tế ban đầu cân bằng tại Y*. Nếu đầu tư và tiêu dùng giảm thì đường tổng cầu dịch chuyển sang trái từ AD1 đến AD2; • Trong ngắn hạn, nền kinh tế di chuyển dọc từ A đến B theo đường tổng cung ngắn hạn AS1. Sản lượng giảm từ Y* đến Y2 và mức giá giảm từ P1 đến P2; • Sự suy giảm sản lượng cho thấy nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái. Hình 5.30. Ảnh hưởng của sự cắt giảm tổng cầu đến sản lượng và mức giá P1 P2 P3 P A B C AS1 AS2 LRAS AD1 AD2 Y2 Y* Y0 5.6.2. CÚ SỐC CUNG 58 • Các cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực trong nền kinh tế. • Các cú sốc làm giảm tổng cung được gọi là cú sốc cung bất lợi. Ngược lại, các cú sốc làm tăng tổng cung được gọi là cú sốc cung có lợi; • Các ví dụ về cú sốc cung bất lợi như: thời tiết xấu làm giảm sản xuất lương thực; do sức ép của công đoàn làm tăng tiền lương Hình 5.31. Cú sốc bất lợi và chính sách điều tiết phù hợp P3 P2 P1 P C B A AS2 AS1 ASL AD2 AD1 Y2 Y* Y0 5.6.2. CÚ SỐC CUNG 59 • Các cú sốc cung bất lợi làm tăng chi phí sản xuất, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái từ AS1 đến AS2. • Trong ngắn hạn, nền kinh tế rơi vào suy thoái, lạm phát tăng, hiện tượng này được gọi là suy thoái đi kèm lạm phát. • Sự thay đổi trong chính sách làm đường tổng cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2. Hình 5.31. Cú sốc bất lợi và chính sách điều tiết phù hợp P3 P2 P1 P C B A AS2 AS1 ASL AD2 AD1 Y2 Y* Y0 60 TỔNG KẾT CUỐI BÀI • Mô hình IS-LM trong nền kinh tế đóng. • Xây dựng đường tổng cầu. • Xây đựng đường tổng cung. • Giới thiệu hệ thống kinh tế vĩ mô. • Mối quan hệ giữa các mô hình AD-AS và IS-LM trong ngắn hạn và dài hạn. • Hai nguyên nhân gây ra biến động kinh tế: Cú sốc cầu và cú sốc cung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_bai_5_mo_hinh_tong_cau_va_tong_cung.pdf