Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở - Phạm Xuân Trường
Nhận xét chung
• Chính sách tài khóa hiệu quả trong chế độ tỷ giá cố định, chính sách tiền tệ không hiệu quả
trong chế độ tỷ giá cố định.
• Chính sách tài khóa không hiệu quả trong chế độ tỷ giá thả nổi, chính sách tiền tệ hiệu quả
trong chế độ tỷ giá thả nổi.
• Trong chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, mức độ quản lý càng chặt chính sách tiền tệ càng kém
hiệu quả, chính sách tài khóa càng tăng hiệu quả và ngược lại.
GIẢI BÀI TẬP 7.1
• Chi phí cơ hội sản xuất gạo:
Việt Nam: 1 kg = 0,01 ô tô.
Hàn Quốc: 1 kg = 0,016 ô tô.
Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất gạo khi so với Hàn Quốc.
• Chi phí sản xuất ô tô:
Việt Nam 1 ô tô = 100kg
Hàn Quốc 1 ô tô = 62,5 kg
Hàn Quốc có lợi thế so sánh trong sản xuất ô tô.
Việt Nam chuyên môn hóa sản xuất gạo rồi xuất khẩu gạo và nhập khẩu ô tô.
Hàn Quốc chuyên môn hóa sản xuất ô tô rồi xuất khẩu ô tô và nhập khẩu gạo.
Tỷ lệ trao đổi: 62,5 kg gạo < 1 ô tô < 100 kg gạo
TỔNG KẾT CUỐI BÀI
• Lý thuyết về lợi thế so sánh và xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế.
• Những quan điểm hạn chế thương mại quốc tế và các công cụ để hạn chế
thương mại quốc tế.
• Cán cân thanh toán quốc tế: Tài khoản vãng lai; tài khoản vốn; cân bằng cán
cân thanh toán quốc tế.
• Tỷ giá hối đoái và các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái; thị trường ngoại hối;
các hệ thống tỷ giá hối đoái.
• Tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau
bao gồm hoạt động của chính sách tài khóa và tiền tệ.
44 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở - Phạm Xuân Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BÀI 7
KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
ThS. Phạm Xuân Trường
Giảng viên trường Đại học Ngoại thương
• Phân tích được lý thuyết về lợi thế so sánh
và xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế,
các hạn chế thương mại quốc tế.
• Phân tích được cán cân thanh toán quốc tế,
tỷ giá hối đoái.
• Chỉ ra được tác động của chính sách
vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác
nhau và vốn luân chuyển hoàn hảo.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
2
3NỘI DUNG BÀI HỌC
Lý thuyết về lợi thế so sánh và
xu hướng tự do hóa thương
mại quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế
Tác động của chính sách
vĩ mô dưới các hệ thống
tỷ giá hối đoái khác nhau
7.1
7.3
7.5
Xu hướng hạn chế thương mại
quốc tế
Tỷ giá hối đoái
7.2
7.4
7.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH
VÀ XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lý thuyết về lợi thế so sánh7.1.1
Xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế7.1.2
4
7.1.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH
5
Số lượng sản phẩm làm ra trong 1 giờ
Quốc gia A Quốc gia B
Sản phẩm X 5 8
Sản phẩm Y 10 3
Lợi thế tuyệt đối
• Quốc gia A được coi là có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia B khi sản xuất sản phẩm X nếu năng
suất lao động của quốc gia A lớn hơn quốc gia B trong việc sản xuất sản phẩm X hoặc chi phí
sản xuất sản phẩm X của quốc gia A nhỏ hơn quốc gia B.
• Ví dụ:
Theo ví dụ quốc gia A có lợi thế tuyệt đối khi sản xuất sản phẩm Y (10 > 3) và quốc gia B có lợi thế
tuyệt đối khi sản xuất sản phẩm X (8 > 5).
7.1.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH (tiếp theo)
6
• Dựa trên lợi thế tuyệt đối, quốc gia A nên chuyên môn hóa dồn nguồn lực để sản xuất Y;
quốc gia B nên chuyên môn hóa dồn nguồn lực để sản xuất X.
• Sau đó hai nước tiến hành trao đổi hàng hóa với nhau (A xuất khẩu Y, nhập khẩu X; B
xuất khẩu X nhập khẩu Y). Kết quả là hai nước đều có khả năng tiêu dùng ở điểm nằm ngoài
đường giới hạn khả năng sản xuất.
7.1.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH (tiếp theo)
7
Lợi thế so sánh
• Quốc gia A được coi là có lợi thế so sánh so với quốc gia B khi sản xuất sản phẩm X nếu
chi phí cơ hội để sản xuất sản phẩm X ở quốc gia A nhỏ hơn chi phí cơ hội để sản xuất sản
phẩm X ở quốc gia B hay quốc gia A sản xuất sản phẩm X hiệu quả hơn tương đối so với
quốc gia B.
• Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối, A sẽ sản xuất hết X và Y rồi xuất khẩu sang B; còn B không
sản xuất X và Y. Trên thực tế, A và B vẫn có thương mại.
• Ví dụ:
Số lượng sản phẩm làm ra trong 1 giờ
Quốc gia A Quốc gia B
Sản phẩm X 5 8
Sản phẩm Y 3 10
7.1.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH (tiếp theo)
8
Chi phí cơ hội để sản xuất sản phẩm X ở A:
1X = 0,6Y (vì trong 1 giờ lao động ở A có thể làm ra hoặc 5X hoặc 3Y)
Chi phí cơ hội để sản xuất sản phẩm X ở B:
1X = 1,25Y (vì trong 1 giờ lao động ở B có thể làm ra hoặc 8X hoặc 10Y)
→ A có lợi thế so sánh trong việc sản xuất sản phẩm X (0,6 < 1,25).
Tương tự, có thể tính toán chi phí cơ hội để rút ra kết luận: Quốc gia B có lợi thế so sánh
trong việc sản xuất sản phẩm Y.
• Giống như lợi thế tuyệt đối, quốc gia A nên chuyên môn hóa dồn nguồn lực để sản xuất X;
quốc gia B nên chuyên môn hóa dồn nguồn lực để sản xuất Y.
• Sau đó hai nước tiến hành trao đổi hàng hóa với nhau (A xuất khẩu X, nhập khẩu Y, B xuất
khẩu Y nhập khẩu X).
• Tỷ lệ trao đổi nằm giữa hai mức chi phí cơ hội khi hai quốc gia tự sản xuất (0,6Y < 1X < 1,25Y).
Kết quả là hai nước đều có khả năng tiêu dùng ở điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng
sản xuất.
7.1.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH (tiếp theo)
9
Bài tập 7.1: Cho bảng số liệu sau (số liệu trong bảng là sản lượng làm ra trong 1 giờ)
Xác định lợi thế so sánh của Việt Nam và Hàn Quốc?
Tỷ lệ trao đổi gạo – ô tô giữa Việt Nam và Hàn Quốc nằm trong khoảng nào?
Việt Nam Hàn Quốc
Gạo 100 kg 250 kg
Ô tô 1 chiếc 4 chiếc
7.1.2. XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
10
7.1.2. XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (tiếp theo)
11
Tỷ trọng XNK/GDP (độ mở của nền kinh tế) ngày càng lớn.
Số lượng các hiệp định thương mại tự do được ký kết gia tăng.
Các hàng rào phi thuế quan được quy chuẩn và trở nên minh bạch hơn.
Thuế nhập khẩu bình quân giảm.
7.2. XU HƯỚNG HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Những quan điểm hạn chế thương mại quốc tế7.2.1
Những công cụ để hạn chế thương mại quốc tế7.2.2
12
• Hạn chế sản xuất trong nước phát triển.
• Gây mất cân bằng cán cân thanh toán (cán cân thương mại).
• Nguy cơ phụ thuộc vào bên ngoài.
• Không đảm bảo được quốc phòng, an ninh.
• Có thể làm mai một văn hóa bản sắc dân tộc.
7.2.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
13
7.2.2. NHỮNG CÔNG CỤ ĐỂ HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
14
Thương mại tự do
(Sd+w)
Hạn chế thương mại
(Sd+w+t)
Thặng dư
tiêu dùng (CS)
a + b + c + d + e + f + g e + f + g
Thặng dư
sản xuất (PS)
h h + a
So sánh
sau khi áp
thuế nhập khẩu
(CS + PS) mất đi phần diện tích b + c + d. Trong
đó c là phần thu thuế của Chính phủ còn (b + d)
là phần mất không của xã hội khi không được
chuyển hóa thành lợi ích của đối tượng nào.
Công cụ thuế quan
7.2.2. NHỮNG CÔNG CỤ ĐỂ HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (tiếp theo)
15
Bài tập 7.2: Một nước nhỏ với đường cung và cầu như hình vẽ. Giá thế giới ban đầu là 4;
sau đó nước này áp thuế 2 đồng/sản phẩm. Hãy tính phần thuế mà Chính phủ thu được
(IHKL) và phần mất không xã hội (EHK và ILF).
4
6
8
100 150 200 250 300
Mức giá
Lượng hàng hóa
nhập khẩu
I
LK
H
FE
D
S
7.2.2. NHỮNG CÔNG CỤ ĐỂ HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(tiếp theo)
16
Lời giải:
IHKL
(6 4) (250 150) 200S
EHK
(6 4) (150 100)
50
2S
ILF
(6 4) (300 250)
50
2S
Phần mất không xã hội DWL = 50 + 50 = 100.
Công cụ phi thuế quan (hạn ngạch)
Hình vẽ tương tự như của công cụ thuế quan; tuy nhiên diện tích phần c lúc này sẽ không được
Chính phủ thu hồi, vì thế mất không của xã hội (DWL) sẽ lớn hơn, bằng diện tích b + c + d.
(Trong trường hợp Chính phủ đấu giá quyền nhập khẩu - licenses auction thì Chính phủ có thể
thu về diện tích c).
So sánh tác động của hai công cụ
• Công cụ hạn ngạch gây nên mất không xã hội nhiều hơn.
• Khi cầu trong nước thay đổi, tác động của hai công cụ là khác nhau. Ví dụ trong trường hợp
cầu trong nước tăng lên thì:
Thuế quan: Lượng nhập khẩu tăng, mức giá như cũ;
Hạn nghạch: Lượng nhập khẩu như cũ, mức giá tăng.
7.2.2. NHỮNG CÔNG CỤ ĐỂ HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(tiếp theo)
17
7.3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Tài khoản vãng lai7.3.1
Tài khoản vốn7.3.2
Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế7.3.2
18
7.3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (tiếp theo)
19
Cán cân thanh toán quốc tế là một bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ nước
ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
Cán cân thanh toán toán quốc tế ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần
còn lại của thế giới. Những giao dịch này thường phát sinh dòng ngoại hối chảy vào hoặc
chảy ra.
• Những giao dịch mang lại ngoại hối cho trong nước được ghi vào cột có (+). Ví dụ: Xuất
khẩu, đầu tư nước ngoài vào trong nước.
• Những giao dịch mà trong nước phải thanh toán ngoại hối cho nước ngoài được ghi vào
cột nợ (-). Ví dụ: Nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài.
7.3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (tiếp theo)
20
Thành phần của cán cân thanh toán:
Cán cân thanh toán = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Sai số thống kê.
• Nếu cột có (+) > cột nợ (-): Thặng dự cán cân thanh toán;
• Nếu cột có (+) < cột nợ (-): Thâm hụt cán cân thanh toán;
• Nếu cột có (+) = cột nợ (-): Cân bằng cán cân thanh toán.
7.3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (tiếp theo)
21
Cán cân thanh toán của Việt Nam qua từng năm (Đơn vị: Triệu USD)
2002 2003 2004 2005
Cán cân tài khoản vãng lai -673 -1932 -1565 218
Cán cân thương mại -1803 -2860 -3178 -1944
Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 19654 23421 30352 36618
Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 21457 26780 33511 38562
Thu nhập từ đầu tư -791 -812 -891 -1219
Nhận 167 125 188 364
Trả 958 937 1079 1583
Chuyển khoản ròng 1921 2239 2485 3380
Cán cân tài khoản vốn 1136 4083 2447 1913
Đầu tư trực tiếp ròng từ nước ngoài 2045 1829 1252 2045
Trả các khoản vay FDI 414 590 819 414
Vay trung và dài hạn (ròng) 523 1045 1396 1405
Vốn ngắn hạn -996 1734 -291 -1790
Cán cân tổng thể 463 2151 883 2131
Tài trợ chính thức -463 -2151 -883 -2131
7.3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (tiếp theo)
22
Cán cân thanh toán của Việt Nam qua từng năm
Nhìn chung, Việt Nam thường duy trì thặng dư cán cân thanh toán qua từng năm.
7.3.1. TÀI KHOẢN VÃNG LAI
23
Tương tự cũng có khái niệm thặng dư, thâm hụt, cân bằng tài khoản vãng lai.
Cột có (+) Cột nợ (-)
• Xuất khẩu;
• Thu nhập người trong nước
làm ra ở nước ngoài;
• Các khoản tiếp nhận tài trợ,
viện trợ từ nước ngoài.
• Nhập khẩu;
• Thu nhập người nước ngoài
làm ra ở trong nước;
• Các khoản tài trợ, viện trợ ra
nước ngoài.
Cột có (+) Cột nợ (-)
Tài khoản vốn bao gồm:
Tương tự cũng có khái niệm thặng dư, thâm hụt, cân bằng tài khoản vốn.
7.3.2. TÀI KHOẢN VỐN
• Tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp,
gián tiếp từ nước ngoài (thể
hiện qua giá trị tài sản ở nước
ngoài ở trong nước gia tăng);
• Vay nợ;
• Nhận trả nợ.
• Đầu tư vốn trực tiếp, gián tiếp
ra nước ngoài (thể hiện qua giá
trị tài sản trong nước ở nước
ngoài gia tăng);
• Cho vay;
• Trả nợ.
24
Về cơ bản cán cân thanh toán sẽ cân bằng:
Tổng giá trị cột có (+) = Tổng giá trị cột nợ (-)
• Để đảm bảo điều này xảy ra, người ta áp dụng kỹ thuật “bút toán kép” trong ghi chép
cán cân thanh toán. Bút toán kép = ghi giá trị ở cột có thì cũng ghi giá trị tương ứng ở
cột nợ;
• Nếu cuối cùng vẫn không đảm bảo cân bằng thì sẽ có khoản mục sai số thống kê để
điều chỉnh.
7.3.3. CÂN BẰNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
25
7.4. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Tỉ giá hối đoái và các yếu tố tác động đến tỷ giá
hối đoái
7.4.1
Thị trường ngoại hối7.4.2
Các hệ thống tác động tỷ giá hối đoái7.4.2
26
7.4.1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
27
Yết giá gián tiếp cho biết số lượng
đơn vị ngoại tệ cần thiết để mua một
đơn vị nội tệ (sử dụng nhiều ở quốc
gia phát triển, đồng tiền mạnh như
Mỹ). Tỷ giá tăng có nghĩa là đồng nội
tệ tăng giá, đồng ngoại tệ mất giá và
ngược lại.
Tỉ giá hối đoái là tỉ lệ trao đổi giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
Có hai cách niêm yết tỷ giá hối đoái:
Yết giá trực tiếp cho biết số lượng
đơn vị nội tệ cần thiết để mua một
đơn vị ngoại tệ (sử dụng nhiều ở
quốc gia đang phát triển, đồng tiền
yếu như Việt Nam). Tỷ giá tăng có
nghĩa là đồng ngoại tệ tăng giá, đồng
nội tệ mất giá và ngược lại.
Trong bài thống nhất sử dụng cách yết giá trực tiếp khi nói về tỷ giá VND/USD.
7.4.1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
(tiếp theo)
28
*E P
P
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (E):
1 đơn vị ngoại tệ = ? đơn vị nội tệ
• Tỷ giá hối đoái thực tế (Ɛ):
1 đơn vị hàng hóa nước ngoài = ? đơn vị hàng hóa trong nước
Trong đó P* là mức giá nước ngoài, P là mức giá trong nước.
7.4.1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
(tiếp theo)
29
Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái:
• Cán cân thương mại (xuất nhập khẩu);
• Chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia;
• Sự vận động của dòng vốn (chảy ra, chảy vào);
• Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ.
7.4.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
30
Xét cụ thể cho thị trường USD ở Việt Nam
• Cung ngoại hối (cung USD) bắt nguồn từ tất cả các giao dịch quốc tế của Việt Nam
tạo ra nguồn thu về ngoại hối (cột có trong các tài khoản của cán cân thanh toán).
Cung ngoại hối tăng/giảm khi tỷ giá hối đoái (E) tăng/giảm.
• Cầu ngoại hối (cầu USD) bắt nguồn từ tất cả các giao dịch quốc tế của Việt Nam trong
đó phải thanh toán ngoại hối với nước ngoài (cột nợ trong các tài khoản của cán cân
thanh toán).
Cầu ngoại hối tăng/giảm khi tỷ giá hối đoái (E) giảm/tăng.
7.4.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo)
31
• Các hoạt động của cột (+) tạo nên SUSD
• Các hoạt động ở cột (-) tạo nên DUSD
• Cân bằng của thị trường ngoại hối tại E0:
SUSD = DUSD (giá trị cột có = giá trị cột nợ
→ cán cân thanh toán cân bằng).
Nếu E2 > E0 thì: SUSD > DUSD → E giảm.
Nếu E1 < E0 thì: SUSD < DUSD → E tăng.
Cân bằng trên thị trường ngoại hối E0
E1
E0
E2
SUSD
DUSD
QUSD
EVND/US
D
Dư cung USD (cán cân
thanh toán thặng dư)
Dư cầu USD (cán cân
thanh toán thâm hụt)
7.4.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo)
32
Thay đổi tỷ giá trên thị trường ngoại hối do sự dịch chuyển của đường cung, cầu ngoại hối hay các
hoạt động ở cột (+), cột (-) trong cán cân thanh toán thay đổi.
• Nhập khẩu tăng làm tăng DUSD, từ đó làm đường DUSD dịch sang phải → cân bằng từ E0 sang E1
→ USD tăng giá, VND giảm giá.
• Xuất khẩu tăng làm tăng SUSD, từ đó làm đường SUSD dịch sang phải → cân bằng từ E1 sang E0
→ USD giảm giá, VND tăng giá.
E0
E1
SUSD
DUSD
QUSD
EVND/USD
Q0 Q1
D’USD
a. Sự dịch chuyển của đường cầu
E0
E1
SUSD
DUSD
QUSD
EVND/USD
Q0 Q1
S’USD
b. Sự dịch chuyển của đường cung
7.4.3. CÁC HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
33
Tỷ giá hối đoái thả nổi
• Là chế độ tỷ giá mà tỷ giá được xác định hoàn toàn bởi các lực lượng cung và cầu của
thị trường, không có sự can thiệp nào của Chính phủ.
• Ưu điểm: Hoạt động theo quy luật thị trường, không gây nên sự bóp méo.
• Hạn chế: Không có tính ổn định (do điều kiện thị trường thay đổi liên tục) gây khó khăn
cho hoạt động kinh tế, đặc biệt là ngoại thương.
7.4.3. CÁC HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (tiếp theo)
34
Tỷ giá hối đoái cố định
• Là chế độ tỷ giá trong đó giá trị của đồng nội tệ được gắn với giá trị của một đồng tiền khác
(thường là USD) hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác (vàng).
• Để cố định tỷ giá, ngân hàng trung ương làm như sau:
Nếu tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá cố định (giá trị đồng nội tệ thấp hơn mức cố định): Ngân
hàng trung ương bán ngoại tệ làm tăng cung ngoại tệ và giảm cung nội tệ khiến đồng
nội tệ tăng giá;
Nếu tỷ giá thực tế thấp hơn tỷ giá cố định (giá trị đồng nội tệ cao hơn mức cố định):
Ngân hàng trung ương mua ngoại tệ làm giảm cung ngoại tệ và tăng cung nội tệ khiến
đồng nội tệ giảm giá.
• Ưu điểm: Tỷ giá ít biến động tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế, đặc biệt là ngoại thương.
• Hạn chế: Dễ bị tấn công tiền tệ, đòi hỏi quốc gia phải có lượng dự trữ dồi dào, đôi lúc làm mất
tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước khi giá trong nước tăng.
7.4.3. CÁC HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (tiếp theo)
35
Tỷ giá thả nổi có quản lý
• Là chế độ tỷ giá trong đó tỷ giá được phép thay đổi phù hợp với điều kiện thị trường, nhưng
đôi khi Chính phủ can thiệp vào để ngăn ngừa không cho nó vận động ra ngoài các giới hạn
nhất định.
• Mục đích của sự can thiệp của ngân hàng trung ương trong hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý
là hạn chế hoặc thu hẹp biên độ dao động của tỷ giá hối đoái.
• Cách thức điều chỉnh giống như hệ thống tỷ giá cố định:
Nếu tỷ giá vượt giới hạn trên (đồng nội tệ đang mất giá quá mức): Ngân hàng trung ương
bán ngoại tệ;
Nếu tỷ giá vượt giới hạn dưới (đồng nội tệ đang tăng giá quá mức): Ngân hàng trung ương
mua ngoại tệ.
7.5. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VĨ MÔ DƯỚI CÁC HỆ THỐNG TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI KHÁC NHAU
36
Hoạt động của chính sách tài khóa dưới các hệ thống
tỷ giá hối đoái khác nhau
7.5.1
Hoạt động của chính sách tiền tệ dưới các hệ thống
tỷ giá hối đoái khác nhau
7.5.2
7.5. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VĨ MÔ DƯỚI CÁC HỆ THỐNG TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI KHÁC NHAU (tiếp theo)
37
Giả định chung: Xét nền kinh tế nhỏ, vốn lưu chuyển một cách hoàn hảo.
Mô hình dùng để phân tích dựa trên mô hình IS – LM, tuy nhiên có thêm một đường nữa gọi là
đường BP (tập hợp các kết hợp giữa lãi suất và thu nhập để cán cân thanh toán cân bằng).
Vì là một nước nhỏ, vốn lưu chuyển hoàn hảo nên lãi suất trong nước luôn bằng lãi suất thế giới
(r*) – nước chấp nhận giá.
Với bất cứ sự thay đổi nào dẫn tới cân bằng không còn nằm trên đường BP:
• Nếu cân bằng ở phía trên: vốn chảy vào trong nước, cán cân thanh toán thặng dư, đồng nội tệ
tăng giá;
• Nếu cân bằng ở phía dưới: vốn chảy ra nước ngoài, cán cân thanh toán thâm hụt, đồng nội tệ
giảm giá.
Sự thay đổi giá trị của đồng nội tệ sẽ dẫn đến:
• Sự thay đổi của NX và tiếp đến là đường IS nếu trong chế độ tỷ giá thả nổi;
• Sự thay đổi của MS (cung tiền) và tiếp đến là đường LM nếu trong chế độ tỷ giá cố định.
7.5.1. HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA DƯỚI CÁC HỆ THỐNG
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI KHÁC NHAU
38
Trong chế độ tỷ giá thả nổi
• Chính sách tài khóa mở rộng → Đường IS dịch phải;
• Cân bằng từ E0 sang E1, đồng nội tệ tăng giá → NX giảm;
• IS dịch trái quay về vị trí ban đầu. Cân bằng từ E1 về E0.
Kết quả: Y không đổi.
(Phân tích tương tự cho chính sách tài khóa thắt chặt).
r*
r1
LM0
IS0
Mức sản lượng (Y)
Mức lãi suất (r)
Y0 Y1
IS1
E0
E1
0
7.5.1. HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA DƯỚI CÁC HỆ THỐNG
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI KHÁC NHAU (tiếp theo)
39
Trong chế độ tỷ giá cố định
• Chính sách tài khóa mở rộng → Đường IS dịch phải;
• Cân bằng từ E0 sang E1, đồng nội tệ tăng giá;
• Ngân hàng trung ương tăng cung tiền → Đường LM
dịch phải. Cân bằng từ E1 sang E2.
Kết quả: Y tăng.
(Phân tích tương tự cho chính sách tài khóa thắt chặt).
r*
r1
LM0
IS0
Mức sản lượng (Y)
Mức lãi suất (r)
Y0 Y1
IS1
E0
E1
0
Y2
LM1
E2
7.5.2. HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ DƯỚI CÁC HỆ THỐNG
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI KHÁC NHAU
40
Trong chế độ tỷ giá thả nổi
• Chính sách tiền tệ mở rộng → Đường LM dịch phải;
• Cân bằng từ E0 sang E1, đồng nội tệ giảm giá
→ NX tăng;
• IS dịch sang phải. Cân bằng từ E1 sang E2.
Kết quả: Y tăng.
(Phân tích tương tự cho chính sách tiền tệ thắt chặt).
r*
r1
LM0
IS0
Mức sản lượng (Y)
Mức lãi suất (r)
Y0 Y1
IS1
E0
E1
0
Y2
LM1
E2
7.5.2. HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ DƯỚI CÁC HỆ THỐNG
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI KHÁC NHAU (tiếp theo)
41
Trong chế độ tỷ giá cố định:
• Chính sách tiền tệ mở rộng → Đường LM dịch sang phải;
• Cân bằng từ E0 sang E1, đồng nội tệ giảm giá;
• Ngân hàng trung ương giảm cung tiền → Đường LM dịch
sang trái quay về vị trí ban đầu. Cân bằng từ E1 về E0.
Kết quả: Y không đổi.
r*
r1
LM0
IS0
Mức sản lượng (Y)
Mức lãi suất (r)
Y0 Y1
E0
E1
0
LM1
E2
Nhận xét chung
• Chính sách tài khóa hiệu quả trong chế độ tỷ giá cố định, chính sách tiền tệ không hiệu quả
trong chế độ tỷ giá cố định.
• Chính sách tài khóa không hiệu quả trong chế độ tỷ giá thả nổi, chính sách tiền tệ hiệu quả
trong chế độ tỷ giá thả nổi.
• Trong chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, mức độ quản lý càng chặt chính sách tiền tệ càng kém
hiệu quả, chính sách tài khóa càng tăng hiệu quả và ngược lại.
7.5. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ DƯỚI CÁC HỆ THỐNG
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI KHÁC NHAU
42
GIẢI BÀI TẬP 7.1
• Chi phí cơ hội sản xuất gạo:
Việt Nam: 1 kg = 0,01 ô tô.
Hàn Quốc: 1 kg = 0,016 ô tô.
Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất gạo khi so với Hàn Quốc.
• Chi phí sản xuất ô tô:
Việt Nam 1 ô tô = 100kg
Hàn Quốc 1 ô tô = 62,5 kg
Hàn Quốc có lợi thế so sánh trong sản xuất ô tô.
Việt Nam chuyên môn hóa sản xuất gạo rồi xuất khẩu gạo và nhập khẩu ô tô.
Hàn Quốc chuyên môn hóa sản xuất ô tô rồi xuất khẩu ô tô và nhập khẩu gạo.
Tỷ lệ trao đổi: 62,5 kg gạo < 1 ô tô < 100 kg gạo
43
TỔNG KẾT CUỐI BÀI
• Lý thuyết về lợi thế so sánh và xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế.
• Những quan điểm hạn chế thương mại quốc tế và các công cụ để hạn chế
thương mại quốc tế.
• Cán cân thanh toán quốc tế: Tài khoản vãng lai; tài khoản vốn; cân bằng cán
cân thanh toán quốc tế.
• Tỷ giá hối đoái và các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái; thị trường ngoại hối;
các hệ thống tỷ giá hối đoái.
• Tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau
bao gồm hoạt động của chính sách tài khóa và tiền tệ.
44
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_vi_mo_bai_7_kinh_te_vi_mo_trong_nen_kinh_t.pdf