Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 7: Thị trường yếu tố sản xuất - Hồ Đình Bảo
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1v1.0013101204 27
Đáp án nào sau đây là sai?
a. Cung lao động cá nhân có dạng cong về phía sau.
b. Cung lao động thị trường có dạng cong về phía sau.
c. Cầu lao động là đường sản phẩm doanh thu cận biên.
d. Cầu lao động dịch chuyển khi giá hàng hóa thay đổi.
Trả lời:
Đáp án đúng là: b. Cung lao động thị trường có dạng cong về phía sau.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2v1.0013101204 28
• Nguyên tắc sử dụng tối ưu các yếu tố sản xuất.
• Xây dựng đường cầu lao động.
• Đặc tính cơ bản của cung lao động
28 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 7: Thị trường yếu tố sản xuất - Hồ Đình Bảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0013101204
BÀI 7
THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT
Giảng viên: ThS. Hồ Đình Bảo
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
1
v1.0013101204 2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
1. Tại sao nói cầu hàng hóa dịch vụ giảm dẫn đến cầu lao động giảm và tiền
lương giảm?
2. Theo các bạn chính phủ Mỹ cần làm gì để khắc phục tình huống này?
Nỗi lo về sự ảnh hưởng của vách đá tài khóa: Suy thoái kinh tế làm giảm cầu đối với
hàng hóa dịch vụ. Do đó làm giảm cầu lao động và tiền lương trả cho người lao động.
v1.0013101204 3
• Nắm bắt được tính chất đặc thù của cầu đối với yếu tố sản xuất;
• Xây dựng được nguyên tắc sử dụng tối ưu các yếu tố sản xuất nói chung và
lao động nói riêng của các doanh nghiệp;
• Giải thích được hành vi cung ứng của người lao động trên thị trường.
MỤC TIÊU
v1.0013101204 4
Thị trường lao động
Những vấn đề chung về thị trường yếu tố sản xuất
NỘI DUNG
v1.0013101204
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT
1.2. Giá và thu nhập các yếu tố sản xuất
1.1. Giả định
1.3. Cầu với các yếu tố sản xuất
1.4. Nguyên tắc sử dụng các yếu tố sản xuất
5
v1.0013101204
1.1. GIẢ ĐỊNH
Các yếu tố sản xuất của thị trường chia thành ba nhóm cơ bản:
• Lao động (L_ Labour) - giá lao động: w (wage);
• Đất đai (Land) – giá của đất: r (rent);
• Vốn (Kapital) –giá của vốn: I (interest).
6
v1.0013101204
1.2. GIÁ VÀ THU NHẬP CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
• Giá và sản lượng cân bằng Q*f và
P*f được xác định tại giao điểm của
đường cung và đường cầu.
• Bất kỳ sự thay đổi của cung và cầu
trên thị trường yếu tố sẽ dẫn tới sự
thay đổi giá các yếu tố sản xuất.
Lượng
yếu tố
sản xuất f
Sf
Df
Qf
Pf
Lượng yếu tố
sản xuất f
Thu nhập
của yếu tố
sản xuất f
7
v1.0013101204
1.3. CẦU ĐỐI VỚI YẾU TỐ SẢN XUẤT
• Đặc điểm đường cầu yếu tố:
Cầu đối với mỗi yếu tố sản xuất là cầu thứ phát;
Đường cầu dốc xuống.
• Các chỉ tiêu để các doanh nghiệp đánh giá sử dụng các yếu tố sản xuất:
Sản phẩm hiện vật cận biên (MPPf):
(MPPf) cho biết số đầu ra tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một đơn
vị đầu vào (K,L).
Công thức:
Đặc điểm:
– Tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần;
– Sử dụng hiện vật để đo lường.
f
QMPP
f
8
v1.0013101204
1.3. CẦU ĐỐI VỚI YẾU TỐ SẢN XUẤT (tiếp theo)
Sản phẩm doanh thu cận biên (MRPf):
Là phần doanh thu tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất f
trong quá trình sản xuất.
Công thức:
Chi phí cận biên của yếu tố sản xuất (MCf):
Là phần chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một đơn vị yếu tố
sản xuất f.
Công thức:
f
TRMRP
f
f f
TC dTCMC (TC)'
f df
9
v1.0013101204
1.4. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
• Ta xét:
Π= TR – TC Max
• Xét các trường hợp:
MRPf > MCf tăng f vì lợi nhuận đang tăng.
MRPf < MCf giảm f vì lợi nhuận đang giảm.
MRPf = MCf tối đa hóa lợi nhuận.
'
f f f
f f
d dTR dTC 0
df df df
d dTR dQ dTC 0
df dQ df df
MRP MC 0
MRP MC
10
v1.0013101204
2. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
2.2. Cung lao động
2.1. Cầu lao động
2.3. Cân bằng trên thị trường lao động
11
v1.0013101204
2.1. CẦU LAO ĐỘNG
Các khái niệm:
• Cầu lao động của hãng: là số lượng lao động mà hãng có khả năng và sẵn sàng thuê
ở các mức tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian xác định, các yếu tố khác
không đổi.
• Lượng cầu: số lượng lao động mà hãng muốn thuê và có khả năng thuê tại một mức
lương nhất định.
Cầu lao động là cầu thứ phát
• Xét một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, giả sử doanh nghiệp có nhà máy thiết bị máy
móc, vấn đề đặt ra bây giờ là cần xác định số lượng lao động cần thiết. Dựa vào nguyên tắc
chung cho việc thuê mua các yếu tố sản xuất:
MRPL = MCL
• Thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì nguyên tắc này trở thành: MRPL = w (tiền lương)
MRPL = MR × MPL = P0 × MPL
MPL xu hướng giảm dần MRPL cũng có xu hướng giảm dần.
12
v1.0013101204
2.1. CẦU LAO ĐỘNG (tiếp theo)
• Cầu lao động trong ngắn hạn:
Số lượng
công nhân
mỗi ngày (L)
Số lượng giầy da
được sản xuất mỗi
ngày (Q) (đôi)
Sản phẩm
cận biên
(MPL )
Tổng doanh thu
(1000 đồng)
(TR = P × Q)
Sản phẩm doanh thu cận
biên (1000 đồng) (MRPL
hay= P × MPL )
0 0 - 0 -
1 6 6 30 30
2 10 4 50 20
3 12 2 60 10
4 12 0 60 0
5 10 -2 50 -10
13
v1.0013101204
2.1. CẦU LAO ĐỘNG (tiếp theo)
30
20
10
MRPL ≡ DL
VND
321
Cầu lao động trong ngắn hạn
• Nguyên tắc:
MRPL = w
• Giả sử: w = 20.000 thì công ty
giày da sẽ thuê 2 công nhân.
14
v1.0013101204
2.1. CẦU LAO ĐỘNG (tiếp theo)
Cầu lao động trong ngắn hạn:
• Tóm tắt:
MPL > w hãng sẽ thuê thêm lao động
vì lợi nhuận đang tăng.
MPL < w hãng sẽ giảm lao động vì lợi
nhuận đang giảm.
MPL = w lợi nhuận tối đa.
• Kết luận: Đường sản phẩm doanh thu cận
biên chính là đường cầu về lao động bởi vì
căn cứ vào nguyên tắc thuê lao động, chúng
ta thấy đường sản phẩm doanh thu cận biên
thể hiện mối quan hệ giữa tiền lương và các
mức lao động tối ưu cần thiết tương ứng với
mức tiền lương đó.
W1
W2
W3 MRPL ≡ DL
VND
15
v1.0013101204
2.1. CẦU LAO ĐỘNG (tiếp theo)
Cầu lao động trong dài hạn:
• Trong dài hạn, hãng có thể lựa chọn hai
hay nhiều yếu tố đồng thời, do đó vấn đề
thuê lao động trở nên khó khăn hơn vì sự
thay đổi giá yếu tố này làm thay đổi cầu đối
với yếu tố khác.
• Mức lương là w1 thì số lao động được thuê
là L1. mức lương giảm xuống là w2, hãng sẽ
thuê nhiều lao động hơn, (MRP>w) nhưng
trong tình trạng số máy móc thiết bị là cố
định. Khi đơn giá tiền lương giảm sẽ
khuyến khích các hãng đầu tư thêm cả lao
động và máy móc và vì thế MRPl gia tăng
và dịch chuyển tới MRPL2
Đơn giá
tiền
lương
(nghìn
đồng/giờ)
MRPL2
MRPL1
w1
w2
A
B
C
L1 L’1 L2
DLR
0
16
v1.0013101204
2.1. CẦU LAO ĐỘNG (tiếp theo)
Các yếu tố tác động tới cầu lao động:
• Giá hàng hóa dịch vụ: khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên (điều kiện các yếu tố khác không
đổi) sẽ làm tăng giá trị sản phẩm doanh thu cận biên dẫn đến đường cầu lao động ngắn hạn
dịch chuyển sang phía bên phải.
• Giá của các yếu tố sản xuất khác:
Ngắn hạn: không ảnh hưởng.
Dài hạn: khi giá của tư bản giảm xuống, doanh nghiệp có xu hướng thay thế lao động
bằng tư bản, do đó làm cho cầu về lao động giảm và ngược lại.
• Công nghệ: việc thay đổi công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm cận biên của lao
động và do đó ảnh hưởng đến cầu lao động.
• Ví dụ, doanh nghiệp áp dụng dây chuyền công nghệ tự động sẽ làm giảm năng suất cận biên
của lao động thủ công, nhưng làm tăng năng suất cận biên của lao động có kỹ năng vận hành
dây chuyền. Như vậy việc thay đổi công nghệ này làm cho cầu dài hạn đối với lao động thủ
công giảm nhưng cầu dài hạn đối với lao động có kỹ năng tăng lên.
17
v1.0013101204
Cầu thị trường lao động
Khi w giảm xuống hãng thuê nhiều lao động hơn đường cung thị trường hàng hóa dịch chuyển sang
phải, giá thị trường của sản phẩm sẽ giảm xuống đường MRP dịch sang trái như hình bên trái, số lượng
lao động bây giờ được thuê là L2 chứ không phải L3.
2.1. CẦU LAO ĐỘNG (tiếp theo)
W
(đồng/giờ)
W
(đồng/giờ)
Giờ lao động Giờ lao động
w1 w1
w2
l1 l2 l3 l1 l2 l3
Đường cầu lao động của ngành
khi giá sản phẩm giảm
Đường cầu lao động
của ngành khi giá sản
phẩm không đổi
MRPL1
MRPL2 00
w2
18
v1.0013101204
2.2. CUNG LAO ĐỘNG
• Khái niệm:
Cung lao động: lượng thời gian mà một cá nhân sẵn sàng và có khả năng làm
việc ở các mức lương khác nhau trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Lượng cung: là lượng thời gian được cung ứng tại một mức lương cụ thể trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi.
• Giả định: Thời gian lao động + thời gian nghỉ ngơi = 24h.
Lao động kiếm tiền để mua sắm hàng hóa, dịch vụ. nghỉ ngơi tạo ra lợi ích trực
tiếp từ hoạt động đó.
Luôn tồn tại mâu thuẫn đánh đổi giữa thu nhập kiếm được và số giờ nghỉ ngơi
trong ngày. Số giờ nghỉ ngơi càng lớn thì số giờ lao động càng nhỏ.
Chúng ta coi nghỉ ngơi và làm việc như hai hàng hóa. Tiền lương là giá cả của
thời gian nghỉ ngơi (chi phí cơ hội của việc nghỉ ngơi) do vậy tiền lương tăng
lên thì giá cả của nghỉ ngơi cũng tăng lên.
19
v1.0013101204
2.2. CUNG LAO ĐỘNG (tiếp theo)
Ảnh hưởng tăng tiền lương:
• Ảnh hưởng thay thế: khi giá nghỉ ngơi cao, người lao động nhận nhiều tiền lương hơn
nên mong muốn làm việc nhiều hơn, vì thế thời gian nghỉ ngơi ít hơn. Như vậy ảnh
hưởng thay thế làm thời gian nghỉ ngơi ít đi.
• Ảnh hưởng thu nhập: tiền lương cao hơn, người lao động có nhiều tiền hơn để mua
hàng hóa, dịch vụ, và nghỉ ngơi cùng là hàng hóa tăng lên. Như vậy ảnh hưởng thay thế
có tác động làm tăng thời gian nghỉ ngơi.
20
v1.0013101204
2.2. CUNG LAO ĐỘNG (tiếp theo)
Ảnh hưởng tăng tiền lương:
• Ban đầu khi tiền lương tăng lên,
ảnh hưởng thay thế sẽ lớn hơn ảnh
hưởng thu nhập.
• Ở giai đoan sau, ảnh hưởng thu
nhập đủ lớn và lấn át ảnh hưởng
thay thế.
W
W1
W2
W3
L1 L2L3 L
SL
21
v1.0013101204
2.2. CUNG LAO ĐỘNG (tiếp theo)
Cung thị trường:
• Cung lao động thị trường được hình
thành từ sự tổng hợp tất cả các đường
cung lao động cá nhân trên thị trường
• Cung lao động thị trường vẫn được coi
là đường dốc lên (SM).
S1
S2 SM
W
L
22
v1.0013101204
2.2. CUNG LAO ĐỘNG (tiếp theo)
Các yếu tố ảnh hưởng cung lao động:
• Sở thích: khi cá nhân đánh giá lợi ích của hoạt động nghỉ ngơi cao hơn, cung lao động có
xu hướng giảm xuống, ngược lại khi cá nhân muốn có nhiều hàng hoá dịch vụ hơn cung lao
động sẽ tăng lên.
• Thu nhập: Khi thu nhập tăng lên sẽ làm tăng cầu đối với nghỉ ngơi và cung lao động giảm.
Phân biệt: sự vận động và dịch chuyển:
Thu nhập tăng do tiền lương sự vận động.
Thu nhập tăng do nguồn khác sự dịch chuyển.
• Giá của các hàng hoá dịch vụ có liên quan: khi giá cả đi lại giảm sẽ làm cho cung lao
động tăng lên hay ngược lại nếu giá của các hoạt động giải trí giảm có thể làm cho cầu về
nghỉ ngơi tăng và cung lao động giảm.
• Dân số: khi dân số tăng sẽ làm tăng cung lao động.
Hiện tượng di dân tự nhiên hay nhập khẩu lao động vào các trung tâm công nghiệp cũng
gây ra áp lực làm giảm tiền lương do cung lao động tăng lên.
23
v1.0013101204
2.3. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Cân bằng thị trường lao động và cân bằng của hãng
Sw w, MRPL
D
wCwC
LC
S
l* lL
MRPL
(b)(a)
A
0 0
Đơn giá tiền lương cân bằng là wc, và lượng lao động cân bằng là LC
24
v1.0013101204
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Chi tiêu chính phủ giảm, thuế tăng Cầu hàng hóa giảm P giảm cầu lao động
giảm Tiền lương giảm.
• Thỏa thuận giữa 2 đảng.
25
v1.0013101204 26
Có sự vận động dọc theo cầu lao động khi:
a. tiền lương thay đổi.
b. giá hàng hóa thay đổi.
c. năng suất lao động thay đổi.
d. giá tư bản thay đổi.
Trả lời:
Đáp án đúng là: a. tiền lương thay đổi.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
v1.0013101204 27
Đáp án nào sau đây là sai?
a. Cung lao động cá nhân có dạng cong về phía sau.
b. Cung lao động thị trường có dạng cong về phía sau.
c. Cầu lao động là đường sản phẩm doanh thu cận biên.
d. Cầu lao động dịch chuyển khi giá hàng hóa thay đổi.
Trả lời:
Đáp án đúng là: b. Cung lao động thị trường có dạng cong về phía sau.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
v1.0013101204 28
• Nguyên tắc sử dụng tối ưu các yếu tố sản xuất.
• Xây dựng đường cầu lao động.
• Đặc tính cơ bản của cung lao động.
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_vi_mo_bai_7_thi_truong_yeu_to_san_xuat_ho.pdf