Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trườn - Hồ Đình Bảo
3. ĐIỀU TIẾT ĐỘC QUYỀN (tiếp theo)
22v1.0012108210
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Các doanh nghiệp không tự nguyện trong việc khắc phục những hậu quả
của ô nhiễm.
• Can thiệp của chính phủ:
Thuế môi trường;
Giấy phép xả thải;
Quy định tiêu chuẩn.
23v1.0012108210 24
Lượng hàng hóa công cộng do thị trường không bị điều tiết sản xuất có xu hướng:
a. ít hơn mức sản lượng có hiệu quả.
b. bằng mức sản lượng có hiệu quả.
c. lớn hơn mức sản lượng có hiệu quả.
d. là mức sản lượng tối đa hóa tổng lợi ích công cộ
26 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trườn - Hồ Đình Bảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0012108210
BÀI 8
VAI TRÒ CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
Giảng viên: ThS. Hồ Đình Bảo
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
1
v1.0012108210 2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
1. Hành vi chủ động của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường?
2. Vai trò của chính phủ?
Tình trạng ô nhiễm nước do xả thải ở các sông ở vùng Đông Bắc Mỹ.
v1.0012108210 3
• Phân tích được những thất bại của kinh tế thị trường như: sức mạnh thị
trường, hiện tượng độc quyền, ngoại ứng, hàng hóa công cộng, công bằng,
thông tin không hoàn hảo;
• Nắm bắt được những quy tắc căn bản về sự can thiệp của chính phủ nhằm
khắc phục các thất bại của kinh tế thị trường.
MỤC TIÊU
v1.0012108210 4
Những thất bại của thị trường
Cân bằng hiệu quả - Hiệu quả Pareto
NỘI DUNG
Điều tiết độc quyền
v1.0012108210
1. CÂN BẰNG HIỆU QUẢ - HIỆU QUẢ PARETO
• Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế cạnh tranh hoàn hảo.
• Đường cung thị trường là tổng các chi phí cận biên của hãng.
• Đường cầu thị trường là tổng các lợi ích cận biên của người tiêu dùng.
5
v1.0012108210
1. CÂN BẰNG HIỆU QUẢ - HIỆU QUẢ PARETO (tiếp theo)
• Cân bằng thị trường tại điểm E:
Giá cân bằng P*.
Sản lượng cân bằng Q*.
Điều gì xảy ra tại điểm E???
• Tại điểm E:
P* = MC nên người sản xuất thu
được lợi nhuận tối đa.
P* = MC nên người tiêu dùng
thu được lợi ích ròng tối đa.
Như vậy hiểu quả PARETO đạt
được khi:
MU = MC = P*
6
v1.0012108210
2. THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG
2.2. Hàng hóa công cộng
2.1. Sức mạnh thị trường của độc quyền
2.3. Ngoại ứng
2.4. Phân phối thu nhập không công bằng
7
2.5. Thông tin không hoàn hảo
v1.0012108210
2.1. SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA ĐỘC QUYỀN
Q
P
MC=AC
DMR
Q*
P*
Độc quyền thì người bán
sẽ bán ít hơn và đặt giá
cao hơn Pm và Qm
Qm
Pm
• Tối đa hóa lợi nhuận khi MR = MC.
• Trong độc quyền thì P > MR.
P > MC.
• Độc quyền đặt giá cao hơn và sản
xuất sản lượng thấp hơn mức tối ưu
cho xã hội.
• Gây tổn thất về phúc lợi xã hội (DWL).
• Nếu thị trường là cạnh tranh, mức giá
và sản lượng tối ưu là P* và Q*.
8
v1.0012108210
Thặng dư tiêu dùng CS giảm
Thặng dư sản xuất PS tăng
Phần mất không do độc quyền gây ra
CS giảm chuyển một phần sang PS nên PS tăng
2.1. SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA ĐỘC QUYỀN (tiếp theo)
9
v1.0012108210
• Hàng hóa công cộng thuần túy:
Không có tính cạnh tranh;
Không có tính loại trừ.
• Hàng hóa công cộng không thuần túy.
• Hàng hóa công cộng gây ra vấn đề kẻ ăn không tức là thỏa mãn lợi ích của người tiêu
dùng nhưng không trả giá.
• Chi phí cận biên của việc cung sản phẩm đó cho người tiêu dùng bổ sung bằng không.
• Ví dụ về hàng hóa công cộng:
An ninh quốc phòng;
Sóng TV của đài truyền hình Việt Nam;
Sóng Radio.
2.2. HÀNG HÓA CÔNG CỘNG
10
v1.0012108210
Giả sử có hai người tiêu dùng
hàng hóa công cộng:
• Người thứ nhất sẵn sàng trả
giá P1 để sử dụng Q1 cung
cấp Q1.
• Người thứ hai sẵn sàng trả giá
P2 để sử dụng Q2 nhưng Q2
thuộc Q1 và do thuộc tính của
hàng hóa công cộng nên người
thứ 2 là kẻ ăn không.
2.2. HÀNG HÓA CÔNG CỘNG (tiếp theo)
E1
Q2
P1
P2
Q1
E2
S=MC
D1=MU1
D2=MU2
P
Q
11
v1.0012108210
E1
Q2
P1
P2
Q1
E2
S = MC
D1= MU1
D2= MU2
P
Q
P* = P1+ P2
D = NSB
Q*
E
2.2. HÀNG HÓA CÔNG CỘNG (tiếp theo)
• Mức giá và sản lượng tối
ưu cho xã hội là tại điểm E
(P*, Q*). Nếu cung cấp Q*
thì cả 2 người tiêu dùng
trên đều là kẻ ăn không.
• Liệu hàng hóa công cộng
có giá bán hay không???
12
v1.0012108210
2.3. NGOẠI ỨNG
• Là những hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng không được phản ánh trên
thị trường.
Tích cực.
Tiêu cực.
• Ngoại ứng và hàng hóa công cộng:
Ảnh hưởng ngoại ứng là những ảnh hưởng không chủ định lên hoạt động hoặc
chủ thể khác.
Cả hai đều dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả.
13
v1.0012108210
Ngoại ứng là những lợi ích hay chi phí ảnh hưởng ra bên ngoải
nhưng không được phản ánh qua giá cả.
Lợi ích ảnh hưởng ra bên ngoài
Ngoai ứng tích cực
Chi phí ảnh hưởng ra bên ngoài
Ngoại ứng tiêu cực
Đôi khi được gọi là những tác động đến bên thứ ba
2.3. NGOẠI ỨNG (tiếp theo)
14
v1.0012108210
2.3. NGOẠI ỨNG (tiếp theo)
Ngoại ứng tiêu cực Ngoại ứng tích cực
• Ô nhiễm và ùn tắc giao thông.
• Hàng xóm ồn ào.
• Khói thuốc lá.
• Phòng cháy.
• Tiêm phòng bệnh lây.
• Giáo dục.
• Nâng cấp nhà ở.
Tại sao ngoại ứng lại là thất bại của thị trường?
• Tiêu cực: Sản xuất ra quá nhiều.
• Tích cực: Sản xuất ra quá ít.
• Thị trường không hiệu quả.
15
v1.0012108210
Ngoại ứng tiêu cực
Các thuật ngữ liên quan:
• MSB: Lợi ích xã hội cận biên.
• MPC: Chi phí cá nhân cận biên.
• MEC: Chi phí ngoại ứng cận biên.
• MSC: Chi phí xã hội cận biên.
MSC = MPC + MEC
2.3. NGOẠI ỨNG (tiếp theo)
16
MPC
D = MSB
MEC
MSC = MPC + MEC
Q
P
QDNQXH
PXH
Sản xuất gây ô nhiễm
v1.0012108210
2.3. NGOẠI ỨNG (tiếp theo)
MCP1
Mức sửa nhà
Giá
Liệu ngoại ứng tích
cực có làm hạn chế
nghiên cứu và phát
triển hay không?
MSB
MEB
q*
P*
q1
D
Ngoại ứng tích cực
• Khi có ngoại ứng tích cực (lợi ích của việc
sửa nhà đối với hàng xóm) lợi ích xã hội
cận biên MSC lớn hơn lợi ích cận biên D.
• Một chủ nhà sửa nhà mức lợi ích q1 cho
bản thanh mình. Mức lợi ích của sửa nhà
lại là q* lớn hơn. Giá P1 cao hơn làm
người ta không muốn sửa nhà.
17
Với hàng hóa gây ra ngoại ứng tiêu cực,
MSC > MSB và hàng hóa có khuynh hướng
sản xuất ra quá nhiều.
Với hàng hóa gây ra ngoại ứng tích cực,
MSC < MSB và hàng hóa có khuynh hướng
sản xuất ra quá ít.
v1.0012108210
Nguồn gốc của thu nhập cá nhân phụ thuộc vào việc cung cấp các yếu tố sản xuất.
I = W × L + i × K + r × N
Sự khác nhau về sự sẵn có của các yếu tố là nguồn gốc của sự khác nhau trong thu nhập.
2.4. PHÂN PHỐI THU NHẬP KHÔNG CÔNG BẰNG
18
v1.0012108210
2.5. THÔNG TIN KHÔNG HOÀN HẢO
• Thông tin không dễ định nghĩa:
Khó khăn đo lường lượng thông tin đạt được từ các hành động khác nhau.
Rất nhiều hình thức thông tin cho phép hiểu đặc điểm giá, sản lượng chuẩn được
sử dụng trong phân tích Cung - Cầu.
• Trong nhiều tình huống, thiếu thông tin sẽ làm cho người ra quyết định gặp nhiều rủi ro.
Một cá nhân không thể biết chính xác kết cục của một hành động là gì.
• Thông tin tốt có thể giảm rủi ro và dẫn đến các quyết định tốt hơn cũng như lợi ích cao hơn.
• Thông tin về sản phẩm: Người bán hay người mua biết rõ???
• Thông tin về người lao động: Người lao động hay người sử dụng lao động?
• Giá cả không phát tín hiệu chính xác.
• Sản lượng sản xuất ra không hiệu quả.
• Giải quyết như thế nào?
19
v1.0012108210
• Độc quyền tự nhiên như các
ngành viễn thông, điện, giao
thông bị điều tiết mạnh trong
nhiều quốc gia.
• Nhiều nhà kinh tế tin rằng điều
tiết độc quyền quan trọng là
giá điều tiết phải phản ánh
đúng chi phí cận biên.
• Đặt giá bằng chi phí cận biên
sẽ làm nhà độc quyền bị lỗ.
Độc quyền tự nhiên thể hiện
chi phí bình quân giảm khi sản
lượng tăng.
3. ĐIỀU TIẾT ĐỘC QUYỀN
20
P
QQA
PA
C
A
B
MR
0
AC
MC
D
v1.0012108210
3. ĐIỀU TIẾT ĐỘC QUYỀN (tiếp theo)
Một cách thoát khỏi tình huống
khó khăn của việc đặt giá bằng
chi phí cận biên là thực hiện phối
hợp các mức giá khác nhau.
• Độc quyền cho phép bán
cho một số người với mức
giá cao hơn trong khi vẫn
duy trì mức giá thấp bằng
chi phí cận biên.
• Mức giá cao sẽ bù đắp thua
lỗ do mức giá thấp gây ra.
21
P
QQEQFQA
PA
PF
PE
C
A
B
H
J
MR
0
F
E
AC
MC
D
v1.0012108210
• Cách tiếp cận khác là cho phép nhà độc quyền cao hơn chi phí cận biên để đảm bảo
kiếm được mức lợi tức công bằng của khoản đầu tư.
• Nếu mức lợi tức lớn hơn so với thị trường cạnh tranh thì sẽ có động lực khuyến khích
sử dụng nhiều vốn hơn việc tối thiểu hóa chi phí.
3. ĐIỀU TIẾT ĐỘC QUYỀN (tiếp theo)
22
v1.0012108210
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Các doanh nghiệp không tự nguyện trong việc khắc phục những hậu quả
của ô nhiễm.
• Can thiệp của chính phủ:
Thuế môi trường;
Giấy phép xả thải;
Quy định tiêu chuẩn.
23
v1.0012108210 24
Lượng hàng hóa công cộng do thị trường không bị điều tiết sản xuất có xu hướng:
a. ít hơn mức sản lượng có hiệu quả.
b. bằng mức sản lượng có hiệu quả.
c. lớn hơn mức sản lượng có hiệu quả.
d. là mức sản lượng tối đa hóa tổng lợi ích công cộng.
Đáp án đúng là: a. ít hơn mức sản lượng có hiệu quả.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
v1.0012108210 25
Chính phủ có thể giải quyết vấn đề ngoại ứng bằng cách:
a. tổ chức một cuộc cấm vận sản phẩm có giới hạn.
b. đánh thuế vào ngoại ứng tích cực và trợ cấp cho ngoại ứng tiêu cực.
c. thực hiện bồi thường tổn thất.
d. đánh thuế vào ngoại ứng tiêu cực và trợ cấp cho ngoại ứng tích cực.
Đáp án đúng là: a. ít hơn mức sản lượng có hiệu quả.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
v1.0012108210 26
• Các thất bại của thị trường.
• Vai trò của chính phủ.
• Điều tiết độc quyền.
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_vi_mo_bai_8_vai_tro_chinh_phu_trong_nen_ki.pdf