Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế vĩ mô - Trần Mỹ Minh Châu
CPI VÀ CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP
• Giá cả của hàng hóa tư bản (vốn)
- Có trong chỉ số điều chỉnh GDP (nếu sản xuất nội địa)
- Không có trong CPI
• Giá của hàng tiêu dùng nhập khẩu
- Có trong CPI
- Không có trong chỉ số điều chỉnh GDP
• Giỏ hàng hóa
- CPI: cố định
- Chỉ số điều chỉnh GDP : thay đổi hàng năm
THẤT NGHIỆP
Đi làm: có việc được trả lương
Thất nghiệp: không đi làm nhưng đang tìm kiếm việc làm
Lực lượng lao động: là lượng lao động sẵn sàng sản xuất hàng hóa và dịch vụ,
gồm những người đang đi làm và những người thất nghiệp
Ngoài lực lượng lao động : không đi làm và không tìm kiếm việc
Tỷ lệ thất nghiệp: là phần trăm lực lượng lao động không có việc làm
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: là phần trăm dân số trưởng thành tham gia
vào lực lượng lao động
31 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế vĩ mô - Trần Mỹ Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ VĨ MÔ
TRẦN MỸ MINH CHÂU
MOTIVATION
NỘI DUNG MÔN HỌC
I. MỞ ĐẦU
Chương 1: Tổng quan về kinh tế vĩ mô
II. NỀN KINH TẾ TRONG DÀI HẠN
Chương 2: Sản xuất và phân phối thu nhập quốc dân
Chương 3: Nền kinh tế mở
Chương 4: Tăng trưởng kinh tế
III. NỀN KINH TẾ TRONG NGẮN HẠN
Chương 5: Giới thiệu những biến động kinh tế
Chương 6: Tổng cầu
Chương 7: Tổng cung
Chương 8: Mô hình Mundell-Fleming
Chương 9: Mô hình IS-LM-BP
Chương 10: Những tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô và ngân sách chính phủ
HỌC LIỆU
HỌC LIỆU BẮT BUỘC
1. Mankiw, Gregory. Nguyên lý kinh tế học, tập II. Nhà XB Thống kê, 2003.
2. Colander, David và Edward Gamber. Macroeconomics. Prentice Hall, 2002.
3. Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công. Giáo trình Kinh tế học, tập 2. Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế Quốc dân, 2012.
HỌC LIỆU THAM KHẢO
4. Begg, David, Gianluigi Vernasca, Stanley Fischer and Rudiger Dornbusch. Economics.
10th edition, McGraw-Hill Company, 2011.
5. Olivier Blanchard. Macroeconomics, 5th edition, Prentice Hall, 2009.
6. Nguyễn Văn Ngọc. Bài giảng Kinh tế vĩ mô. Nhà XB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013.
ĐÁNH GIÁ
I. Đánh giá giữa kỳ
- Chuyên cần + Bài tập về nhà: 10%
- Bài tập nhóm: 10%
- Kiểm tra giữa kỳ: 20%
II. Đánh giá cuối kỳ
- Thi cuối kỳ: 60%
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VĨ MÔ
▪ Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của kinh tế vĩ mô
▪ Phương pháp tư duy của các nhà kinh tế
▪ Dữ liệu của kinh tế vĩ mô
- Đo lường sản lượng của nền kinh tế
- Đo lường lạm phát
- Đo lường thất nghiệp
KINH TẾ HỌC
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà các tác nhân trong nền kinh tế
lựa chọn kinh tế tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm.
▪ Kinh tế vi mô: Là một bộ phận của kinh tế học chuyên nghiên cứu và phân tích các
hành vi kinh tế của các tác nhân trong nền kinh tế: nguời tiêu dùng, các hãng sản
xuất kinh doanh và Chính phủ.
▪ Kinh tế vĩ mô: là một bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng
hợp của một nền kinh tế như tăng truởng, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách kinh
tế vĩ mô
KINH TẾ VĨ MÔ
▪ Tại sao chi phí sinh hoạt tăng lên?
▪ Tại sao hàng triệu người thất nghiệp,
thậm chí khi nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh?
▪ Suy thoái là do đâu?
Liệu chính phủ có thể chống lại suy thoái?
▪ Thâm hụt ngân sách là gì?
Điều này ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào?
▪ Tại sao các quốc gia thâm hụt ngân sách nặng nề?
▪ Tại sao có quá nhiều quốc gia nghèo?
Chính sách nào có thể giúp họ vượt qua nghèo đói?
PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ
I. Mô hình kinh tế
▪ Biến số
- Biến nội sinh: phát sinh từ mô hình – đầu ra của mô hình
- Biến ngoại sinh: phát sinh từ ngoài mô hình – đầu vào, giải thích mô hình
Ví dụ: Mô hình cung cầu
- Biến nội sinh:
- Biến ngoại sinh:
II. Sử dụng đa mô hình
𝐵𝑖ế𝑛 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 𝑠𝑖𝑛ℎ ⇒ 𝑀ô ℎì𝑛ℎ ⇒ 𝐵𝑖ế𝑛 𝑛ộ𝑖 sinh(𝐺𝐷𝑃, 𝑙ạ𝑚 𝑝ℎá𝑡, 𝑡ℎấ𝑡 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝)
▪ Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau của nền kinh tế
▪ Các vấn đề khác nhau sẽ được giải quyết bằng những mô hình khác nhau, với những
giả thuyết khác nhau.
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG CỦA NỀN KINH TẾ
▪ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
NGUYÊN TẮC TÍNH GDP
- Hàng hóa đã qua sử dụng: không được tính vào GDP
Ví dụ: Sách cũ đã qua sử dụng được bán lại. Đây là hoạt động chuyển quyền
sở hữu, nhưng không có hàng hóa mới nào được sản xuất.
- Sử dụng hàng tồn kho: Hàng tồn kho sản xuất trong năm nay nhưng không
được bán thì vẫn được tính vào GDP của năm nay. Tuy nhiên nếu hàng tồn
kho này bị hư hỏng thì sẽ không thể đem ra bán trên thị trường và không được
tính vào GDP
- Hàng hóa trung gian và giá trị gia tăng: Chỉ có giá trị của hàng hóa cuối
cùng được tính vào GDP. Hoặc GDP là tổng giá trị gia tăng được tạo nên bởi
các doanh nghiệp trong nền kinh tế
NGUYÊN TẮC TÍNH GDP
- Các dịch vụ nhà ở và các quy đổi khác: Hàng hóa dịch vụ không được mua bán trên thị
trường muốn được tính vào GDP phải có giá trị quy đổi. Giá trị dịch vụ công cộng như
chữa cháy, công an, giáo dục thường dựa trên chi phí tạo ra chúng (tiền lương trả cho
người lao động). Một số dịch vụ tự cấp tự túc như chăn nuôi để phục vụ nhu cầu gia
đình, hay bố mẹ kèm con cái học bài, do không có giá trị thị trường nên thường không
được tính vào GDP. Các giao dịch trên thị trường chợ đen thường không được tính vào
GDP
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG HAY THU NHẬP QUỐC GIA
Dòng luân chuyển của nền kinh tế
Thị trường
hàng hóa
dịch vụ
Thị trường
các yếu tố
sản xuất
Doanh nghiệp Hộ gia đình
Lao động,
Đất, Vốn
Thu nhập(=GDP)Chi phí và lợi
nhuận (=GDP)
Doanh thu (=GDP) Chi tiêu (=GDP)
HH & DV
được mua
HH & DV
được bán
Yếu tố sản xuất
ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI
Phương pháp luồng sản phẩm (Phương pháp chi tiêu): Tính những cái mà các
tác nhân trong nền kinh tế bỏ tiền ra mua.
Phương pháp thu nhập: tính những cái mà các tác nhân trong nền kinh tế nhận
được
Phương pháp sản xuất: Tính những cái mà hãng kinh doanh sản xuất ra.
PHƯƠNG PHÁP LUỒNG SẢN PHẨM
GDP là tổng của bốn bộ phận cấu thành chính:
- Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân về hàng hóa và dịch vụ (C)
- Tổng đầu tư tư nhân trong nước (I)
- Chi tiêu của Chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ (G)
- Xuất khẩu ròng (NX): NX = X – IM
GDP = C + I + G + NX
TIÊU DÙNG
- Định nghĩa: Giá trị của tất cả hàng hóa và
dịch vụ được mua bởi hộ gia đình.
- Phân loại:
Hàng hóa lâu bền
vd: ô tô, đồ dùng trong nhà
Hàng hóa chóng hỏng
vd: thức ăn, quần áo
Dịch vụ
vd: giặt là, du lịch.
ĐẦU TƯ
- Định nghĩa: Chi tiêu cho vốn (nhân tố của sản
xuất) hoặc chi tiêu cho hàng hóa sẽ được sử dụng
trong tương lai.
- Bao gồm:
Đầu tư cố định cho kinh doanh
Chi cho nhà xưởng và thiết bị dùng để sản
xuất ra hàng hóa và dịch vụ.
Đầu tư cố định cho nhà ở
Chi cho nhà ở bởi người tiêu dùng và chủ đất.
Đầu tư tồn kho
Thay đổi trong giá trị hàng tồn kho của hãng.
CHI TIÊU CHÍNH PHỦ
- Định nghĩa: bao gồm tất cả các khoản chi cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ.
- Chi tiêu công không bao gồm không bao gồm các khoản chuyển nhượng (e.g., trả bảo hiểm thất
nghiệp), vì chúng không thể hiện các khoản chi cho hàng hóa và dịch vụ. .
XUẤT KHẨU RÒNG
- Xuất khẩu ròng (NX) = Xuất khẩu (X) – Nhập khẩu (IM)
PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ
Theo phương pháp này, GDP bao gồm các bộ phận cấu thành sau:
- Tiền lương (w- wage)
- Tiền lãi (chi phí thuê vốn i – interest)
- Tiền thuê nhà, đất (r – rent)
- Lợi nhuận (Pr – profit)
- Khấu hao (De – Depreciation)
- Thuế gián thu (Ti)
PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT
GDP = ∑ Giá trị gia tăng của nền kinh tế
= ∑ (Giá trị hàng hóa dịch vụ đầu ra – Chi phí trung gian)
=∑ Giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng
MỘT SỐ CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN GDP
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra bằng yếu tố sản xuất của một quốc gia trong một thời gian nhất
định (thường là 1 năm).
GNP = GDP + NFA
NFA: thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài
NFA bằng thu nhập người Việt Nam từ các nhân tố ở nước ngoài (lao động, tiền
vốn,) trừ đi thu nhập người nước ngoài từ các nhân tố ở Việt Nam
Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
NNP = GNP – De
Thu nhập quốc dân (NI)
NI = NNP – Thuế gián thu
MỘT SỐ CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN GDP
Thu nhập cá nhân (PI)
PI = NI – lợi nhuận công ty và các khoản giữ lại + trợ cấp chính phủ
Thu nhập cá nhân khả dụng (Yd )
Yd = PI – thuế trực thu ròng
Yd = C + S
CÁC ĐỒNG NHẤT THỨC KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN
Đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư
- Nền kinh tế giản đơn
GDP = C + I = C + S
⇒ S = I
- Nền kinh tế đóng:
GDP = C + I + G
⇒ GDP – C – G = I ⇒ GDP – C – T + T – G = I
⇒ 𝐒QG = Y – C – G = (Y – C –T) + (T – G)
Stư nhân Schính phủ
CÁC ĐỒNG NHẤT THỨC KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN
Đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư
- Nền kinh tế mở:
GDP = C + I + G + X - IM
⇒ GDP – C – G + IM – X = I ⇒ GDP – C – T + T – G + IM – X = I
⇒ 𝐒QG = Y – C – G = (Y – C –T) + (T – G) + (IM – X)
Stư nhân Schính phủ Snước ngoài
Xuất phát từ đồng nhất thức:
(S – I) + (T – G) + (IM – X) = 0
⇒ S + T + IM = I + G + X
ĐO LƯỜNG MỨC GIÁ VÀ LẠM PHÁT
GDP thực tế và GDP danh nghĩa
GDP là giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng.
▪ GDP danh nghĩa: đo lường theo mức giá hiện hành
▪ GDP thực tế: đo lường theo giá cố định của năm cơ sở
Thay đổi của GDP danh nghĩa có thể do:
▪ Thay đổi giá cả
▪ Thay đổi sản lượng đầu ra
Thay đổi của GDP thực tế phản ánh sự thay đổi về sản lượng
Chỉ số điều chỉnh GDP
DGDP = 100 ×
𝐺𝐷𝑃𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎĩ𝑎
𝐺𝐷𝑃𝑡ℎự𝑐 𝑡ế
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
• Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ
mà một người tiêu dung điển hình mua
• Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến
động của giá bản lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của
dân cư và các hộ gia đình
• Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng, người tiêu
dùng phải chi nhiều tiền hơn để có thể mua được một lượng hàng hóa và dịch
vụ như cũ nhằm duy trì mức sống trước đó của họ
XÂY DỰNG CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CPI
• Bước 1: Chọn năm cơ sở và xác định giỏ hàng hóa cho năm cơ sở
• Bước 2: Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ hàng cố định cho các năm
• Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng cố định theo giá thay đổi ở các năm
• Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm theo công thức
𝐶𝑃𝐼𝑡 = 100 ×
∑𝑝𝑖
𝑡 × 𝑞𝑖
0
∑𝑝𝑖
0 × 𝑞𝑖
0
CPI VÀ CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP
• Giá cả của hàng hóa tư bản (vốn)
- Có trong chỉ số điều chỉnh GDP (nếu sản xuất nội địa)
- Không có trong CPI
• Giá của hàng tiêu dùng nhập khẩu
- Có trong CPI
- Không có trong chỉ số điều chỉnh GDP
• Giỏ hàng hóa
- CPI: cố định
- Chỉ số điều chỉnh GDP : thay đổi hàng năm
CÁCH TÍNH TỶ LỆ LẠM PHÁT
𝜋𝑡 =
𝐶𝑃𝐼𝑡 − 𝐶𝑃𝐼𝑡−1
𝐶𝑃𝐼𝑡−1
× 100
Trong đó, 𝜋𝑡 là tỷ lệ lạm phát năm t, 𝐶𝑃𝐼𝑡 là chỉ số giá tiêu dùng năm t
THẤT NGHIỆP
Đi làm: có việc được trả lương
Thất nghiệp: không đi làm nhưng đang tìm kiếm việc làm
Lực lượng lao động: là lượng lao động sẵn sàng sản xuất hàng hóa và dịch vụ,
gồm những người đang đi làm và những người thất nghiệp
Ngoài lực lượng lao động : không đi làm và không tìm kiếm việc
Tỷ lệ thất nghiệp: là phần trăm lực lượng lao động không có việc làm
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: là phần trăm dân số trưởng thành tham gia
vào lực lượng lao động
THẤT NGHIỆP
POP = E + U + NL
trong đó: POP là tổng dân số, E là số người có việc, U là lực lượng thất nghiệp,
và NL là những người không thuộc lực lượng lao động
Ta có lực lượng lao động L = E + U
Tỷ lệ có việc: 𝑒 =
𝐸
𝐿
Tỷ lệ thất nghiệp: 𝑢 =
𝑈
𝐿
= 1 − 𝑒
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_vi_mo_chuong_1_tong_quan_ve_kinh_te_vi_mo.pdf