Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 2 - Trần Mỹ Minh Châu

TIẾT KIỆM: ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ Khi thuế giảm một mức Δ𝑇, tiêu dung sẽ tăng một mức 𝑀𝑃𝐶 × Δ𝑇. Do đó tiết kiệm sẽ giảm với mức tương tự. Tiết kiệm giảm làm tăng lãi suất và giảm đầu tư. Do đó thuế giảm cũng giống như tăng chi tiêu chính phủ sẽ có hiệu ứng lấn át đầu tư và tăng lãi suất. THAY ĐỔI TRONG CẦU VỀ ĐẦU TƯ Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cầu về đầu tư: - Công nghệ: Công nghệ làm tăng cầu về đầu tư khi khuyến khích doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư để hưởng lợi những tiến bộ công nghệ - Quy định nhà nước về thuế: Chính phủ khuyến khích đầu tư bằng cách giảm thuế đánh trên doanh thu từ hoạt động đầu tư. Tuy nhiên nếu chúng ta thay đổi mô hình và cho phép tiêu dùng thay đổi theo lãi suất. Do lãi suất là thu nhập của đầu tư nên lãi suất tăng có thể làm giảm đầu tư và tăng tiết kiệm. Do đó cung về đầu tư là đường dốc lên, không phải đường thẳng đứng. Trong trường hợp đó sự tăng lên về cầu đầu tư có thể tăng lãi suất và đầu tư.

pdf28 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 2 - Trần Mỹ Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ VĨ MÔ TRẦN MỸ MINH CHÂU SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP QUỐC GIA ▪ Sản lượng mà doanh nghiệp trong nền kinh tế sản xuất ra? Điều gì quyết định thu nhập quốc gia? ▪ Ai sẽ nhận được thu nhập từ quá trình sản xuất? Bao nhiêu sẽ dành để trả lương? Bao nhiêu là thu nhập từ vốn đầu tư ▪ Ai sẽ là người tiêu dùng sản phẩm được sản xuất ra trong nền kinh tế? Bao nhiêu sẽ được tiêu dung bởi hộ gia đình (C), bao nhiêu sẽ dành cho đầu tư (I), và bao nhiêu chi tiêu bởi chính phủ (G) ▪ Điểm cân bằng cung cầu hàng hóa và dịch vụ là điểm nào? Điều gì tạo nên điểm cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu? DÒNG CHU CHUYỂN CỦA TIỀN Hộ gia đình Doanh nghiệpChính phủ Thị trường HHDV Thị trường yếu tố sản xuất Thị trường tài chính Thu nhập Tiết kiệm cá nhân Thuế Tiêu dùng Doanh thu Đ ầu t ư Chi phí yếu tố đầu vào Tiết kiệm công Chi tiêu chính phủ CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT Đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm vốn và lao động - Vốn: Công cụ sản xuất mà lao động sử dụng - Lao động: số giờ làm việc của người lao động Giả định - Giả định rằng vốn và lao động không đổi - Các yếu tố sản xuất được toàn dụng (thất nghiệp = 0) Hàm sản xuất: 𝑌 = 𝐹 𝐾, 𝐿 trong đó: 𝑌 là tổng sản lượng, 𝐾 là vốn, 𝐿 là lao động Hàm sản xuất phản ánh hiệu suất không đổi theo quy mô khi: 𝓏𝑌 = 𝐹 𝓏𝐾, 𝓏𝐿 (𝓏 > 0) CUNG HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Trong chương này, chúng ta giả định vốn, lao động và công nghệ cố định: 𝑌 = 𝐹 ഥ𝐾, ത𝐿 = ത𝑌 Do vậy 𝑌 cố định và bằng ത𝑌. PHÂN PHỐI THU NHẬP QUỐC GIA • Tổng thu nhập quốc gia của một nền kinh tế bằng tổng sản lượng do nền kinh tế sản xuất ra. Thu nhập này sẽ được phân bổ lại cho các tác nhân cung cấp yếu tố đầu vào (vốn và lao động). • Lý thuyết hiện đại về phân bổ thu nhập quốc gia dựa trên giá cả được quyết định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường yếu tố sản xuất • Cung của các yếu tố này cố định (giả định hàm sản xuất); cầu phụ thuộc vào sản phẩm cận biên của yếu tố sản xuất. Do vậy giá cả của yếu tố sản xuất phụ thuộc vào cầu các yếu tố này GIÁ CẢ YẾU TỐ SẢN XUẤT Giá yếu tố SX Lượng yếu tố sx Giá cân bằng thị trường QUYẾT ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH HOÀN HẢO Giá đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo được quyết định bởi thị trường Doanh nghiệp bán sản phẩm với mức giá 𝑃, trả lương 𝑊, trả chi phí thuê vốn 𝑅. Các yếu tố đầu vào đều được cung cấp bởi hộ gia đình Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận: 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 − 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 − 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑣ố𝑛 = PY - WL - RK = PF(K, L) - WL – RK Bài toán của doanh nghiệp: lựa chọn số lao động và vốn cần thuê để tối đa hóa lợi nhuận CẦU VỀ LAO ĐỘNG Sản phẩm cận biên của lao động: sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất khi sử dụng thêm một đơn vị lao động, với lượng vốn không đổi. MPL = F(K, L+1) – F(K, L) Các hàm sản xuất hầu hết có đặc điểm sản phẩm cận biên của lao động giảm dần: với lượng vốn không đổi, sản phẩm cận biên của lao động giảm dần khi lượng lao động tăng lên. GIÁ CẢ YẾU TỐ SẢN XUẤT Y L 𝐹(ഥ𝐾, 𝐿) MPL 1 1 1 MPL MPL Độ dốc hàm sản xuất bằng sản phẩm cận biên vốn Lượng lao động càng tăng lên, MPL càng giảm CẦU VỀ LAO ĐỘNG Khi quyết định thuê thêm 1 lao động, doanh nghiệp sẽ phải so sánh giữa doanh thu tăng thêm từ sản lượng tăng thêm được tạo ra từ lao động đó, và chi phí phải trả cho lao động tăng thêm: Δ𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 = Δ𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 − ΔChi phí = 𝑃 ×𝑀𝑃𝐿 −𝑊 Điều kiện để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận là: Δ𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 = 0 hay 𝑃 ×𝑀𝑃𝐿 = 𝑊 Hay: 𝑊 𝑃 = 𝑀𝑃𝐿. 𝑊 𝑃 chính là lương thực tế được đo bằng đơn vị sản lượng thay vì tiền. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sẽ thuê lao động đến mức sản phẩm cận biên của lao động bằng lương thực tế. CẦU VỀ VỐN Tương tự, với một lượng lao động cố định, sản phẩm cận biên của vốn giảm dần khi lượng vốn tăng lên và lợi nhuận tăng thêm khi thuê thêm một đơn vị vốn: Δ𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 = Δ𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 − ΔChi phí = 𝑃 ×𝑀𝑃𝐾 − 𝑅 Điều kiện để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận là: Δ𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 = 0 hay 𝑃 ×𝑀𝑃𝐾 = 𝑅 Hay: 𝑅 𝑃 = 𝑀𝑃𝐾. 𝑅 𝑃 chính là giá thuê vốn thực tế được đo bằng đơn vị sản lượng thay vì tiền. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sẽ thuê vốn đến mức sản phẩm cận biên của vốn bằng giá thuê vốn thực tế. PHÂN BỔ THU NHẬP QUỐC GIA Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ trả lương thực tế cho lao động bằng sản phẩm cận biên của của lao động và trả tiền thuê vốn thực tế bằng sản phẩm cận biên của vốn. Lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ bằng: 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡ế = 𝑌 − 𝑀𝑃𝐿 × 𝐿 − 𝑀𝑃𝐾 × 𝐾 Lợi nhuận và doanh thu ở đây chính là giá trị thực tế được đo bằng đơn vị sản phẩm thay vì tiền. 𝑌 = 𝑀𝑃𝐿 × 𝐿 − 𝑀𝑃𝐾 × 𝐾 + Lợi nhuận kinh tế Nếu hàm sản xuất có hiệu suất phản ánh hiệu suất không đổi theo quy mô, thì lợi nhuận sẽ bằng 0. Kết luận này tuân theo định lý Euler. PHÂN BỔ THU NHẬP QUỐC GIA Do vậy tổng sản lượng sẽ được phân bổ để trả lương cho lao động và trả phí thuê vốn dựa trên sản phẩm cận biên của các yếu tố này. Ví dụ về hàm sản xuất Cobb-Douglas: 𝐹 𝐾, 𝐿 = 𝐴𝐾𝛼𝐿1−𝛼 Hàm sản xuất này phản ánh hiệu suất không đổi theo quy mô. Sản phẩm cận biên của lao động và vốn lần lượt là: 𝑀𝑃𝐿 = 1 − 𝛼 𝐴𝐾𝛼𝐿−𝛼 𝑀𝑃𝐾 = 𝛼𝐴𝐾𝛼−1𝐿1−𝛼 Hay: 𝑀𝑃𝐿 = 1 − 𝛼 𝑌/𝐿 𝑀𝑃𝐾 = 𝛼𝑌/𝐾 PHÂN BỔ THU NHẬP QUỐC GIA Y/L , Y/K lần lượt là là năng suất trung bình của lao động và vốn MPL, MPK tỷ lệ thuận với năng suất trung bình của lao động và vốn 1 − 𝛼 là phần sản lượng được trả cho lao động 𝛼 là phần sản lượng được trả cho vốn thuê Tỷ lệ thu nhập từ lao động so với vốn là cố định: 1−𝛼 𝛼 CẦU VỀ HÀNG HÓA DỊCH VỤ 4 thành phần của GDP chúng ta học ở chương trước bao gồm: ▪ Tiêu dùng (C) ▪ Đầu tư (I) ▪ Chi tiêu chính phủ (G) ▪ Xuất khẩu ròng (NX) Ở chương này chúng ta xem xét nền kinh tế đóng, có nghĩa là không có hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy: 𝑌 = 𝐶 + 𝐼 + 𝐺 TIÊU DÙNG Như ở trên đã phân tích ở trên, thu nhập hộ gia đình bằng với sản lượng của nền kinh tế Y. Chính phủ đánh thuế T. Thu nhập khả dụng: Y – T. Hộ gia đình sẽ sử dụng thu nhập khả dụng để tiêu dung và tiết kiệm. Tiêu dùng phụ thuộc thu nhập khả dụng: C = C (Y – T) Phương trình ở trên có nghĩa chi tiêu là hàm của thu nhập khả dụng. Xu hướng tiêu dung cận biên (MPC) là lượng tiêu dùng tăng lên khi thu nhập tăng thêm một đơn vị. 𝑀𝑃𝐶 ∈ 0,1 . Ví dụ MPC = 0.7 có nghĩa là hộ gia đình dành 70 cent trong $1 tăng thêm của thu nhập khả dụng để chi tiêu và 30 cent còn lại là tiết kiệm. TIÊU DÙNG C Y - T 1 MPC ĐẦU TƯ Hộ gia đình và doanh nghiệp đều mua hàng hóa đầu tư. Doanh nghiệp mua hàng hóa đầu tư để tăng vốn và thay thế những máy móc đã khấu hao hết. Hộ gia đình mua nhà như một hình thức đầu tư Cầu về lượng đầu tư phụ thuộc vào lãi suất, hay còn gọi là chi phí vốn đầu tư. Khi lãi suất tăng lên, cầu về vốn đầu tư giảm. Phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế: - Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được niêm yết - Lãi suất thực tế là lãi suất sau khi đã điều chỉnh lạm phát Lãi suất thực tế phản ánh chi phí thực của đầu tư, và là nhân tố quyết định đầu tư CHI TIÊU CHÍNH PHỦ Chi tiêu chính phủ được tài trợ bởi thuế. ▪ G = T: cân đối ngân sách ▪ G > T: thâm hụt ngân sách ▪ G < T: thặng dư ngân sách Trong mô hình này chính ta giả định chi tiêu chính phủ và thuế là biến ngoại sinh, tiêu dung, đầu tư và lãi suất là biến nội sinh. 𝐺 = ҧ𝐺 𝑇 = ത𝑇 CÂN BẰNG CUNG CẦU Do lãi suất chính là chi phí của người đi vay vốn và là doanh thu của người cho vay vốn trên thị trường tài chính. Chúng ta có thể biến đổi phương trình thu nhập quốc gia dưới dạng: 𝑌 − 𝐶 − 𝐺 = 𝐼 𝑌 − 𝐶 − 𝐺 chính là tiết kiệm quốc gia (S) hay là phần sản lượng còn lại sau khi hộ gia đình và chính phủ đã thỏa mãn chi tiêu. Và để cụ thể chúng ta chia tiết kiệm quốc gia thành 2 phần: phần tiết kiệm tư nhân và phần tiết kiệm chính phủ: 𝑆 = 𝑌 − 𝑇 − 𝐶 + 𝑇 − 𝐺 = 𝐼 Do thu nhập, thuế, và chi tiêu chính phủ là cố định nên 𝑆 = ҧ𝑆 = 𝐼 𝑟 CÂN BẰNG CUNG CẦU r S, Iҧ𝑆 𝐼(𝑟) TIẾT KIỆM: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Mô hình này có thể sử dụng để miêu tả ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến nền kinh tế. Sự thay đổi của chính phủ trong chính sách thuế hoặc chi tiêu sẽ ảnh hưởng đến cầu về sản lượng và tiết kiệm quốc gia, đầu tư và mức lãi suất cân bằng thị trường. Tăng chi tiêu chính phủ làm giảm tiết kiệm công, và kết quả là tiết kiệm quốc gia. Điều này làm tăng lãi suất trên thị trường vốn, kết quả là đầu tư tư nhân giảm. Đây gọi là hiệu ứng lấn át đầu tư của chi tiêu công. TIẾT KIỆM: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA r S, Iҧ𝑆 𝐼(𝑟) S1S2 r1 r2 TIẾT KIỆM: ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ Khi thuế giảm một mức Δ𝑇, tiêu dung sẽ tăng một mức 𝑀𝑃𝐶 × Δ𝑇. Do đó tiết kiệm sẽ giảm với mức tương tự. Tiết kiệm giảm làm tăng lãi suất và giảm đầu tư. Do đó thuế giảm cũng giống như tăng chi tiêu chính phủ sẽ có hiệu ứng lấn át đầu tư và tăng lãi suất. THAY ĐỔI TRONG CẦU VỀ ĐẦU TƯ Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cầu về đầu tư: - Công nghệ: Công nghệ làm tăng cầu về đầu tư khi khuyến khích doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư để hưởng lợi những tiến bộ công nghệ - Quy định nhà nước về thuế: Chính phủ khuyến khích đầu tư bằng cách giảm thuế đánh trên doanh thu từ hoạt động đầu tư. CẦU VỀ ĐẦU TƯ THAY ĐỔI r S, Iҧ𝑆 𝐼(𝑟) r1 r2 CẦU VỀ ĐẦU TƯ THAY ĐỔI r S, I 𝐼(𝑟) r1 r2 Tuy nhiên nếu chúng ta thay đổi mô hình và cho phép tiêu dùng thay đổi theo lãi suất. Do lãi suất là thu nhập của đầu tư nên lãi suất tăng có thể làm giảm đầu tư và tăng tiết kiệm. Do đó cung về đầu tư là đường dốc lên, không phải đường thẳng đứng. Trong trường hợp đó sự tăng lên về cầu đầu tư có thể tăng lãi suất và đầu tư. S(r) I2 I1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_chuong_2_tran_my_minh_chau.pdf