Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 4: Tăng trưởng kinh tế - Trần Mỹ Minh Châu
mô hình tăng trưởng Solow mở rộng
Thay đổi công nghệ:
Thay đổi công nghệ hay tiến bộ công nghệ có nghĩa là chúng ta có thể sản xuất ra nhiều sản lượng hơn với cùng một lượng vốn và lao động
Tiến bộ công nghệ cũng có thể tập trung vào nâng cao hiệu quả lao động ví dụ như kiến thức, kỹ năng, sức khỏe đều có thể làm một người lao động trở nên hiệu quả hơn
Tiến bộ công nghệ có thể nâng cao hiệu quả vốn.
Trong mô hình Solow mở rộng, chúng ta giả định rằng công nghệ nâng cao hiệu quả lao động
Ý nghĩa của mô hình tăng trưởng solow
Các nước nghèo có tiềm năng tăng trưởng nhanh
Khi thu nhập các quốc gia tăng lên, tăng trưởng có xu hướng chậm lại
Nếu có chung những tính chất quan trọng, các nước nghèo có tiềm năng đuổi kịp các nước giàu
Tăng tỷ lệ tiết kiệm không dẫn đến tăng trưởng bền vững trong dài hạn
Tiến bộ công nghệ là yếu tố quyết định để duy trì tăng trưởng bền vững
30 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 4: Tăng trưởng kinh tế - Trần Mỹ Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế vĩ mô
Trần mỹ minh châu
Bấm để thêm nội dung
Tăng trưởng kinh tế
Khái niệm
Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng Solow
Mô hình đơn giản
Mô hình mở rộng
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
Các khái niệm về Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Quy mô tăng trưởng thể hiện qua tổng sản lượng của nền kinh tế và sản lượng bình quân đầu người.
- Tổng sản lượng cho biết sức mạnh kinh tế của từng nước.
- Sản lượng bình quân có ý nghĩa trong đánh giá phúc lợi cho người dân.
Tốc độ tăng trưởng cho biết một nền kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm.
- Sẽ là chính xác hơn trong đánh giá nếu như các đại lượng này loại bỏ được sự biến động về giá cả.
Về bản chất, tăng trưởng chỉ phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế
Các khái niệm về Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế được tính như sau:
Trong đó: là GDP thực tế của năm t
là GDP thực tế của năm t - 1
Ý nghĩa của Tăng trưởng kinh tế
Thứ nhất , nó nâng cao mức thu nhập của dân cư, cải thiện mức phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Thứ hai , tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp.
Thứ ba , tăng trưởng tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.
Cuối cùng , riêng đối với các nước chậm phát triển, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đã phát triển.
nguồn gốc của Tăng trưởng kinh tế
Có hai thành tố chính ảnh hưởng tới tăng trưởng sản lượng của một nền kinh tế:
Thành tố thứ nhất là thay đổi về công nghệ: là những thay đổi liên quan tới giải pháp, quy trình và bí quyết kỹ thuật dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Xảy ra thông qua quá trình nghiên cứu và phát triển.
Không có ý nghĩa với sản xuất ở thời điểm hiện tại, nhưng sẽ mang lại sản lượng cao hơn trong tương lai.
Thay đổi về công nghệ sẽ quyết định hiệu quả sử dụng nguồn lực
Thành tố thứ hai là tích lũy vốn, gồm có vốn vật chất và vốn con người.
Vốn vật chất là hạ tầng, nhà xưởng và thiết bị.
Vốn con người gồm sức khỏe, kiến thức và kinh nghiệm của người lao động.
Xét về nguồn gốc sâu xa, vốn vật chất được tạo ra từ vốn con người. Cả hai loại vốn này đều được tích lũy theo thời gian, thông qua quá trình lao động thực tiễn, học tập và đầu tư.
Mô hình tăng trưởng Solow đơn giản
Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow đơn giản giải thích làm thế nào tiết kiệm, tăng dân số có thể ảnh hưởng đến sản lượng và tăng trưởng theo thời gian.
SỰ TÍCH LŨY VỐN
Sự tích lũy vốn sẽ được quyết định bởi cung và cầu trên thị trường hàng hóa
Cung về hàng hóa dịch vụ:
Cung hàng hóa dịch vụ trong mô hình tăng trưởng Solow dựa trên hàm sản xuất:
Hàm sản xuất này được giả định là có hiệu suất không đổi theo quy mô:
Mô hình tăng trưởng Solow đơn giản
Giả sử L cố định, và , chúng ta có:
Phương trình trên có nghĩa là sản trên một đơn vị lao động là một hàm số của lượng vốn trên một đơn vị lao động. Giả định hàm số không đổi theo quy mô có ý nghĩa số lượng lao động không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sản lượng trên một đơn vị lao động và vốn trên một đơn vị lao động
Đặt: và ta có:
Độ dốc của hàm sản xuất này sẽ có ý nghĩa sản lượng mà một lao động làm ra sẽ tăng lên bao nhiêu nếu được cung cấp thêm một đơn vị vốn Độ dốc có giá trị bằng sản phẩm cận biên của vốn MPK
Mô hình tăng trưởng Solow đơn giản
Giả sử L cố định, và , chúng ta có:
Phương trình trên có nghĩa là sản trên một đơn vị lao động là một hàm số của lượng vốn trên một đơn vị lao động. Giả định hàm số không đổi theo quy mô có ý nghĩa số lượng lao động không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sản lượng trên một lao động và vốn trên một lao động
Đặt: và ta có:
Độ dốc của hàm sản xuất này sẽ có ý nghĩa sản lượng mà một lao động làm ra sẽ tăng lên bao nhiêu nếu được cung cấp thêm một đơn vị vốn Độ dốc có giá trị bằng sản phẩm cận biên của vốn MPK:
Mô hình tăng trưởng Solow đơn giản
Cầu về hàng hóa và hàm tiêu dùng
Cầu về hàng hóa trong mô hình Solow là tổng của tiêu dùng và đầu tư. Trong mô hình này giả sử sản lượng (thu nhập) trên một lao động được phân chia thành tiêu dùng và đầu tư:
Mô hính Solow giả định rằng mỗi năm hộ gia đình lại tiết kiệm một phần thu nhập:
trong đó s là tỷ lệ tiết kiệm
có nghĩa rằng đầu tư bằng tiết kiệm.
Mô hình tăng trưởng Solow đơn giản
k thay đổi theo thời gian do đầu tư và khấu hao
Đầu tư là chi phí để mua máy móc thiết bị nhà xưởng làm tăng k
Khấu hao là sự giảm khả năng sử dụng của máy móc thiết bị làm giảm k
và nên ta có thể viết
Điều này có nghĩa rằng việc đầu tư vào máy móc thiết bị mới phụ thuộc vào lượng vốn mà chúng ta sẵn có trong nền kinh tế.
Giả định rằng là tỷ lệ khấu hao hàng năm. Lượng vốn khấu hao mỗi năm là
Do đó: hay
Mô hình tăng trưởng Solow đơn giản
Vốn tăng do đầu tư cao hơn khấu hao
Vốn giảm do đầu tư thấp hơn khấu hao
Lượng vốn ở trạng thái dừng
Mô hình tăng trưởng Solow đơn giản
Khi vốn tiếp tục tăng
Khi vốn giảm
Tại nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn. Ở trạng thái này lượng vốn của nền kinh tế giữ nguyên không đổi
Đây là hệ quả hàm sản xuất có sản phẩm cận biên của vốn giảm dần. Nếu vốn tiếp tục tăng, sản lượng sẽ tăng nhưng với tốc độ giảm dần. Do vậy, tiết kiệm cũng tăng với tốc độ giảm dần và đầu tư cũng vậy. Do đó, luôn luôn tồn tại một “trạng thái cân bằng” của nền kinh tế nơi mà vốn và tổng sản lượng cố định trong dài hạn.
ảnh hưởng của tiết kiệm đến tăng trưởng
Nếu tiết kiệm tăng từ đến , đường sẽ dịch chuyển lên trên. Tại mức đầu tư ban đầu và lượng vốn , lượng đầu tư bằng khấu hao. Khi tiết kiệm tăng, đầu tư tăng, lớn hơn mức khấu hao. Vốn sẽ tăng cho đến khi nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới.
Tiết kiệm chính là nhân tố quyết định vốn cân bằng dài hạn. Nếu tỷ lệ tiết kiệm cao, nền kinh tế sẽ có lượng vốn và sản lượng cao tại trạng thái cân bằng.
Tiết kiệm cao dẫn đến tăng trưởng nhanh, nhưng chỉ trong ngắn hạn. Tăng tỷ lệ tiết kiệm dẫn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chỉ duy trì cho đến khi nền kinh tế đạt được trạng thái cân bằng dài hạn. Nếu một nền kinh tế có tỷ lệ tiết kiệm cao, nền kinh tế có thể duy trì lượng vốn cao, và sản lượng cao, tuy nhiên không thể duy trì tăng trưởng kinh tế cao.
Trạng thái quy luật vàng
Giả sử nhà hoạch định chính sách có thể áp đặt tỷ lệ tiết kiệm cho nền kinh tế. Mục tiêu của nhà hoạt định chính sách là tối đa hóa phúc lợi của người dân, hay là tối đa hóa tiêu dùng của người dân. Do đó trạng thái quy luật vàng của vốn là trạng thái cân bằng của vốn mà tại đó tiêu dùng là cao nhất.
Để tìm trạng thái cân bằng của tiêu dùng của một công nhân, ta bắt đầu bằng phương trình:
Ở trạng thái cân bằng and
Do đó:
có nghĩa là tiêu dùng chính là phần còn lại sau khi trả khấu hao cân bằng dài hạn.
Trạng thái quy luật vàng
Do đó:
đạt mức cực đại khi hay độ dốc của đường bằng
Chúng ta gọi đạt mức cực đại là
Khi : khi tăng tăng
Khi : khi tăng giảm
Trạng thái quy luật vàng
Trạng thái quy luật vàng
Tồn tại một tỷ lệ tiết kiệm duy nhất để
Trạng thái quy luật vàng
Làm thế nào để chúng ta đưa nền kinh tế về trạng thái vàng cân bằng dài hạn?
: Các nhà hoạch định chính sách cần giảm tỷ lệ tiết kiệm xuống để làm giảm lượng vốn. Khi đó tiêu dùng tăng, tiết kiệm giảm. Nền kinh tế từ trạng thái cân bằng ( về trạng thái không cân bằng. Lúc này giảm do Vốn giảm dẫn sản lượng, tiêu dùng và tiết kiệm giảm cho đến khi nên kinh tế đạt được trạng thái cân bằng mới.
: Các nhà hoạch định chính sách cần tăng tỷ lệ tiết kiệm lên để làm tăng lượng vốn. Khi đó tiêu dùng giảm, tiết kiệm tăng. Nền kinh tế từ trạng thái cân bằng ( về trạng thái không cân bằng. Lúc này tăng do Vốn tăng dẫn sản lượng, tiêu dùng và tiết kiệm tăng cho đến khi nên kinh tế đạt được trạng thái cân bằng mới.
Thời gian
Trạng thái quy luật vàng
Thời gian
Trạng thái quy luật vàng
trạng thái cân bằng với tăng dân số
Giả sử dân số tăng trưởng với tỷ lệ . Sự thay đổi của lượng vốn trên một lao động sẽ bằng:
trong đó là lượng vốn tăng thêm, là lượng vốn khấu hao, là lượng vốn cần cho lao động mới tăng thêm
được gọi là mức đầu tư hòa vốn
trạng thái cân bằng với tăng dân số
trạng thái cân bằng với tăng dân số
trạng thái cân bằng với tăng dân số
Tốc độc tăng dân số tăng lên từ lên làm giảm vốn tại trạng thái cân bằng giảm từ xuống . Do đó sản lượng cũng thấp hơn.
Ở trạng thái vàng cân bằng dài hạn: hay
mô hình tăng trưởng Solow mở rộng
Thay đổi công nghệ:
Thay đổi công nghệ hay tiến bộ công nghệ có nghĩa là chúng ta có thể sản xuất ra nhiều sản lượng hơn với cùng một lượng vốn và lao động
Tiến bộ công nghệ cũng có thể tập trung vào nâng cao hiệu quả lao động ví dụ như kiến thức, kỹ năng, sức khỏe đều có thể làm một người lao động trở nên hiệu quả hơn
Tiến bộ công nghệ có thể nâng cao hiệu quả vốn.
Trong mô hình Solow mở rộng, chúng ta giả định rằng công nghệ nâng cao hiệu quả lao động
mô hình tăng trưởng Solow mở rộng
Ta gọi hiệu quả lao động là E. Giả sử một người lao động có tay nghề làm được bằng 3 lần người lao động không có tay nghề, thực tế lao động của anh ta sẽ tương đương 3 và hàm sảm xuất sẽ có dạng
Ở dạng tổng quát ta có hàm sản xuất có dạng:
Gọi là snar lượng trên một lao động hiệu dụng
là vốn trên một đơn vị hiệu dụng
là gia tăng công nghệ
là tăng trưởng lực lượng lao động
Do đó tăng trưởng của lao động hiệu dụng là
mô hình tăng trưởng Solow mở rộng
T thì đầu tư mới cần bù đắp:
: để thay thế vốn hao mòn
để cung ứng vốn cho lao động mới
: để cung ứng vốn cho lao động hiệu dụng đạt được nhờ tiến bộ công nghệ
Tại trạng thái cân bằng dài hạn ta có:
Vốn trên một đơn vị lao động hiệu dụng
Sản lượng lên một đơn vị lao động hiệu dụng
Sản lượng trên một lao động tăng trưởng với tối độ g
Tổng sản lượng của nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ là
Do đó mô hình của Solow hàm ý rằng tăng trưởng của thu nhập bình quân đầu người là do tăng trưởng về công nghệ (g) và tăng trưởng về tổng sản lượng là do tăng trưởng về lao động và công nghệ .
Ý nghĩa của mô hình tăng trưởng solow
Các nước nghèo có tiềm năng tăng trưởng nhanh
Khi thu nhập các quốc gia tăng lên, tăng trưởng có xu hướng chậm lại
Nếu có chung những tính chất quan trọng, các nước nghèo có tiềm năng đuổi kịp các nước giàu
Tăng tỷ lệ tiết kiệm không dẫn đến tăng trưởng bền vững trong dài hạn
Tiến bộ công nghệ là yếu tố quyết định để duy trì tăng trưởng bền vững
hạn chế của mô hình tăng trưởng solow
Chỉ có duy nhất một hàm sản xuất
Không phân tích được tác động của các yếu tố khác đến trạng thái cân bằng dài hạn
Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng của lực lượng lao động là biến ngoại sinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_vi_mo_chuong_4_tang_truong_kinh_te_tran_my.pptx