NHẬN XÉT VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠINHẬN XÉT VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI
46
• Nhà nước phương Tây cổ đại:
Nhà nước Phương Tây cổ đại xuất hiện muộn hơn các nhà nước ở phương
Đông gần 2 thiên niên kỷ. Trong đó nhà nước thành bang của Hy Lạp xuất hiện
sớm nhất, vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN.
Mâu thuẫn giai cấp diễn ra quyết liệt hơn các nhà nước phương Đông.
Chế độ nô lệ ở phương Tây là điển hình.
Hình thức nhà nước ở các quốc gia phương Tây rất đa dạng: Dân chủ chủ nô,
cộng hòa quý tộc, quân chủ chuyên chế. Nhưng dù dưới hình thức nào thì bản
chất nhà nước vẫn là bảo vệ nền chuyên chính của giai cấp chủ nô. Tuy nhiên,
khác với phương Đông, trong một số nhà nước phương Tây cổ đại, người dân tự
do cũng được hưởng những quyền dân chủ nhất định.
• Pháp luật phương Tây cổ đại.
Pháp luật phương Tây được chú trọng hơn: Đa dạng về nguồn pháp luật, phạm
vi điều chỉnh rộng, rất chú trọng Luật Dân sự.
Công trình pháp luật tiêu biểu: Luật 12 bảng (thời kỳ đầu của nền cộng hòa) và
Luật La Mã (thời kỳ cuối của nền cộng hòa)
• Nguyên nhân sự phát triển của pháp luật dân sự ở La Mã thời kỳ cổ đại:
Thứ nhất, dựa vào bản chất cơ bản của nhà nước La Mã là chế độ tư hữu.
Thứ hai, do quan hệ trao đổi hàng hóa ở La Mã diễn ra hết sức phát triển ở thời
kì hậu cộng hòa.
Thứ ba, mưu đồ bá chủ thế giới của đế quốc La Mã cổ đại đã kết hợp, thừa kế
nhiều hệ thống pháp luật của các nước bị La Mã xâm chiếm
47 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 3: Nhà nước và pháp luật thế giới cổ đại - Trần Hồng Nhung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015112215
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
Giảng viên: ThS. Trần Hồng Nhung
1
v1.0015112215
2
BÀI 3
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
Giảng viên: ThS. Trần Hồng Nhung
v1.0015112215
MỤC TIÊU BÀI HỌC
3
• Trình bày được những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự ra
đời, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật một
số quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà,
Ấn Độ, Trung Quốc).
• Trình bày được những đặc điểm về nhà nước và pháp
luật phương Đông cổ đại.
• Trình bày được những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự ra
đời, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật Hy
Lạp, La Mã cổ đại.
• Trình bày được những đặc điểm về nhà nước và pháp
luật phương Tây cổ đại.
v1.0015112215
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
4
• Để học tốt môn học này, sinh viên cần có kiến thức
của môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật.
v1.0015112215
HƯỚNG DẪN HỌC
5
• Đọc tài liệu tham khảo.
• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những
vấn đề chưa nắm rõ.
v1.0015112215
6
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Nhà nước và pháp luật phương Đông cổ đại3.1
Nhà nước và pháp luật phương Tây cổ đại3.2
v1.0015112215
3.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
7
3.1.1. Nhà nước và
pháp luật Ai Cập
cổ đại
3.1.3. Nhà nước và
pháp luật Ấn Độ
cổ đại
3.1.4. Nhà nước và
pháp luật Trung Quốc
cổ đại
3.1.2. Nhà nước và
pháp luật Lưỡng Hà
cổ đại
3.1.5. Nhận xét chung
về nhà nước và pháp
luật phương Đông
cổ đại
v1.0015112215
3.1.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI
8
• Tượng nhân sư: Biểu thị sức mạnh tổng hợp của trí lực (đầu người), thể lực
(mình sư tử).
v1.0015112215
3.1.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI (tiếp theo)
9
• Quá trình hình thành nhà nước:
Từ thiên niên kỷ thứ IV TCN, xã hội Ai Cập bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo.
Sự phân hóa này tuy diễn ra chậm chạp nhưng cũng đã dần làm hình thành 3
giai cấp chính:
Chủ nô: Giai cấp bóc lột, gồm quý tộc thị tộc cũ, tăng lữ và những người giàu
có khác.
Nông dân công xã: Giai cấp bị bóc lột, là lực lượng đông đảo nhất, gồm các
thương nhân, thợ thủ công, người làm nghề trồng trọt, chăn nuôi...
Nô lệ: Tù binh chiến tranh, những người bị phá sản. Họ không được xem là
người, thuộc sở hữu của chủ nô, có quyền giết, chuyển nhượng nô lệ. Số
lượng nô lệ không chiếm phần lớn dân số, không phải là lực lao động tạo ra
của cải vật chất chính cho xã hội.
Sau này, Ai Cập bị đế chế La Mã thôn tính.
v1.0015112215
3.1.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI (tiếp theo)
10
• Tổ chức bộ máy nhà nước:
Bộ máy nhà nước đơn giản:
Đứng đầu là vua (Pharaông): Có quyền lực cao nhất, được thần thánh hóa; là
chủ sở hữu tối cao về ruộng đất.
Hàng ngũ quan lại cao cấp.
Đơn vị hành chính: Cả nước Ai Cập được chia thành các vùng, gọi là các Nôm
(chính quyền địa phương).
Về quân sự: Rất được chú trọng. Mục đích để tự vệ và bành trướng lãnh thổ.
Về tôn giáo: Là công cụ thống trị tinh thần, có nhiệm vụ thần thánh hóa nhà vua.
v1.0015112215
3.1.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI (tiếp theo)
11
• Tình hình pháp luật
Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội:
Phong tục, tập quán.
Quy phạm tôn giáo.
Chưa phát hiện một bộ luật thành văn nào của Ai Cập cổ đại.
v1.0015112215
3.1.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI (tiếp theo)
12
• Nhận xét chung về Ai Cập cổ đại:
Ai Cập không phải là nhà nước chiếm hữu nô lệ điển hình: Lực lượng lao động
chủ yếu chiếm đa số không phải là nô lệ mà là nông dân công xã.
Hình thức chính thể: Quân chủ chuyên chế tập quyền mạnh, thể hiện tính đại
diện cao (trị thủy, chống ngoại xâm, phát triển kinh tế - xã hội).
v1.0015112215
3.1.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
13
• Quá trình hình thành và phát triển nhà nước
Lưỡng Hà được hình thành rất sớm, khoảng thiên niên kỷ thứ IV TCN, nằm bên
lưu vực 2 con sông Tigrơ và Ơphơrat, là lãnh thổ của Iran, Cô oet, Irac ngày nay.
Xã hội Lưỡng Hà cổ đại được phân chia giai cấp như sau:
Giai cấp thống trị: Vua, quan lại, chủ nô, tăng lữ.
Tầng lớp bình dân: Thương nhân, nông dân công xã nông thôn (là lực lượng
chủ yếu, chiếm số đông trong xã hội).
Nô lệ: Chế độ nô lệ ở Lưỡng Hà không phải là chế độ nô lệ điển hình.
Quốc gia tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại là Babilon.
v1.0015112215
3.1.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
14
• Quốc gia cổ Babilon và bộ máy nhà nước của nó
Quốc gia Babilon hình thành muộn nhưng do có vị trí địa lí thuận lợi nên
nhanh chóng trở thành trung tâm và là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của
Lưỡng Hà cổ đại.
Hình thức chính thể: Quân chủ chuyên chế tập quyền.
Đứng đầu là vua, nắm thần quyền và thế quyền.
Dưới vua là các đại thần giúp việc.
Có cơ quan tư pháp chuyên trách.
Có tòa án tối cao do vua điều khiển.
v1.0015112215
3.1.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
15
• Tình hình pháp luật – Bộ luật Hammurabi
Bộ luật được xây dựng dưới thời vua Hammurabi.
Về cấu trúc: Gồm 282 điều, chia 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận.
Về các lĩnh vực pháp luật:
Luật Hình sự: Bộ luật hình sự hóa hầu hết các quan hệ xã hội, thể hiện rõ sự
bất bình đẳng, công khai bảo vệ giai cấp thống trị và còn nhiều tàn dư của
công xã nguyên thủy.
Luật Dân sự: Đặc biệt chú ý điều chỉnh quan hệ hợp đồng; về thừa kế tài sản.
Luật Hôn nhân và gia đình: Chủ yếu củng cố địa vị người chồng, người cha
trong gia đình.
Pháp luật Tố tụng.
v1.0015112215
3.1.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI (tiếp theo)
16
Luật Hình sự:
• Khi nô lệ tát người tự do thì bị chặt một tay.
• Người quản gia làm thất thoát tài sản của chủ bị ném cho dã thú xé xác.
• Bước đầu phân thành “tội cố ý” và “tội vô ý”: “trong khi ẩu đả làm chết người, nếu kẻ
làm chết người chứng minh được rằng không cố ý giết người thì sẽ không bị tử hình,
chỉ bị phạt tiền”.
Luật Dân sự:
• Quy định 3 điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng mua bán: Người bán phải là chủ
thực sự, tài sản phải có giá trị sử dụng, phải có người làm chứng.
Vì vậy, người nào bán đồ vật, tài sản của người khác thì bị tử hình.
Về thừa kế tài sản:
• Phân thành 2 loại: Thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Tiến bộ: Con trai và con gái được hưởng thừa kế ngang nhau.
Hạn chế: Con ngoài giá thú của chủ nô với nữ nô lệ không được quyền thừa kế
dù chủ nô có nhận đó là con của mình.
Luật Hôn nhân và gia đình: Nếu không có con, người chồng có quyền ly dị vợ, bán vợ
hoặc lấy vợ lẽ.
v1.0015112215
3.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
17
• Sự ra đời nhà nước và tổ chức bộ máy nhà nước:
Từ đầu thiên niên kỷ thứ III đến nửa đầu thiên niên kỷ thứ II TCN, ở Ấn Độ diễn
ra quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và hình thành nhà nước.
Xã hội Ấn Độ là xã hội đẳng cấp rất đặc trưng:
Đẳng cấp Bàlamôn: Đẳng cấp cao nhất làm nghề tôn giáo, được hưởng nhiều
đặc quyền, đặc lợi nhất.
Đẳng cấp Ksatơria: Gồm những quý tộc võ sỹ Ấn Độ.
Đẳng cấp Vaisia: Gồm những người chăn nuôi, buôn bán, là những người
trực tiếp lao động ra của cải vật chất để nuôi sống bản thân mình và xã hội.
Đẳng cấp Suđơra: Là đẳng cấp thấp hèn, khổ cực nhất và bị khinh rẻ nhất
trong xã hội, phải phục vụ cho đẳng cấp trên.
Đặc trưng: Nếu như ở các xã hội chiếm hữu nô lệ bình thường, người nô lệ có thể
được giải phóng thành người tự do; còn chế độ đẳng cấp này, là thân phận vĩnh
viễn, không thể biến đổi, từ đời này sang đời khác.
v1.0015112215
3.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI (tiếp theo)
18
• Bộ máy nhà nước:
Hình thức chính thể: Quân chủ chuyên chế
tập quyền:
Đứng đầu là vua có mọi quyền hành và
được thần thánh hóa.
Hội đồng thượng thư. Chức quan cao nhất
là Đại tư tế.
Đơn vị hành chính lãnh thổ:
1 đặc khu kinh đô.
4 tỉnh, dưới tỉnh có huyện và làng.
v1.0015112215
3.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI (tiếp theo)
19
• Tình hình pháp luật - Bộ luật Manu
Bộ luật được lấy tên của Manu – ông tổ loài người. Thực chất đây là những
luật lệ, tập quán pháp của giai cấp thống trị.
Về cấu trúc: 2685 điều, chia 12 chương, nội dung rất rộng, ngoài các quy
định pháp lý còn quy định về tôn giáo, quan niệm về vũ trụ, thế giới.
Về lĩnh vực pháp luật:
Luật Hình sự: Thể hiện rõ tính đẳng cấp.
Luật Dân sự: Thể hiện rõ quan hệ sở hữu, đặc biệt là sở hữu ruộng đất.
Luật Hôn nhân và gia đình: Tuyệt đối hóa quyền của người đàn ông
trong gia đình và ngoài xã hội.
Pháp luật tố tụng: Khẳng định cơ quan xét xử là tòa án, rất coi trọng
chứng cứ.
v1.0015112215
3.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI (tiếp theo)
20
Luật Hình sự: Nếu đẳng cấp Suđơra cãi nhau với
người ở đẳng cấp trên thì sẽ bị hình phạt cắt lưỡi, đổ
dầu sôi vào miệng, hoặc dùng đinh sắt nung đỏ chọc
vào miệng. Nếu đẳng cấp Bàlamôn vu cáo cho người
thuộc đẳng cấp dưới thì chỉ bị phạt tiền.
Luật Hôn nhân và gia đình
• Khi còn nhỏ phụ nữ phục tùng cha, tuổi thanh xuân
lấy chồng phục tùng chồng. Khi chồng chết phải
phục tùng con trai trưởng. Tuyệt đối cấm người phụ
nữ ly hôn.
• Quy định về 6 điều cấm đối với phụ nữ: Cấm say
rượu, giao thiệp với người xấu trong xã hội, bỏ
chồng, sống lang bạt, về ở nhà mình, ngủ những lúc
không đáng ngủ.
v1.0015112215
3.1.4. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
21
• Quá trình hình thành và phát triển nhà nước:
Thế kỷ XXI TCN, xã hội Trung Quốc phân hóa sâu sắc và nhà nước ra đời. Lịch
sử cổ đại Trung Quốc kéo dài khoảng 2000 năm (khoảng thế kỷ XXI TCN – năm
221 TCN).
Lược sử các triều đại:
Triều đại nhà Hạ (thế kỷ XXI TCN – thế kỷ XVI TCN).
Triều đại nhà Thương (thế kỷ XVI) – thế kỷ XI TCN).
Triều đại Tây Chu (thế kỷ XI TCN – 771 TCN).
Triều đại Đông Chu (770 TCN – 256 TCN) – Thời Xuân Thu – Chiến Quốc
(770 TCN – 221 TCN).
v1.0015112215
3.1.4. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
22
• Tổ chức bộ máy nhà nước:
Tổ chức bộ máy nhà nước ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại khá đơn giản.
Đứng đầu là Vua: Nắm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cả thần quyền
và thế quyền.
Dưới Vua là bộ máy quan lại ở trung ương và địa phương.
Vua
Bộ máy quan lại
ở Trung ương
Bộ máy quan lại
ở địa phương
v1.0015112215
3.1.4. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI (tiếp theo)
23
• Tình hình pháp luật:
Chưa tìm thấy bộ luật thành văn nào trong thời kì này.
Tồn tại các văn bản của nhà nước qua đó phản ánh chính sách pháp luật của
nhà nước.
Thời Tây Chu: Chính sách pháp luật: kết hợp chặt chẽ giữa Lễ và Hình theo
nguyên tắc: “Hình bất thượng đại phu, Lễ bất hạ thứ nhân”. Các hình phạt
chủ yếu:
Mặc: Thích chữ vào trán rồi bôi mực.
Tị: Xẻo mũi.
Phị: Chặt chân hoặc tróc bỏ xương bánh chè.
Cung: Nam giới bị cắt ngoại thận (thiến), nữ giới bị nhốt trong buồng kín.
Đại Tịch: Tử hình. Tử hình có nhiều hình thức như: chém đầu, chém ngang
lưng, thiêu đốt, róc thịt, khoét thịt.
Bốn hình phạt bổ sung là: Tiên (đánh bằng roi), phốc (đánh giữa chợ), lưu
(đi đày) và thục (chuộc tội).
v1.0015112215
24
• Về nhà nước phương Đông cổ đại:
Về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất: Nhà nước phương Đông ra
đời trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển chưa cao. Sự phân hóa tài sản
và mâu thuẫn giai cấp chưa đến mức gay gắt.
Về điều kiện tự nhiên: Hầu hết các nước phương Đông đều được hình thành
bên cạnh các con sông lớn nên thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển.
Về sở hữu ruộng đất: Ruộng đất hầu hết thuộc quyền sở hữu tối cao của
nhà vua.
Về hình thức nhà nước: Chủ yếu là nhà nước quân chủ. Vua đứng đầu nhà
nước có quyền lực cao nhất về mọi mặt, vua được thần thánh hóa.
Tính liên kết mạnh, tính đại diện cao, xu hướng tập quyền mạnh, đấu tranh
giai cấp chưa thực sự gay gắt.
3.1.5. NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
v1.0015112215
25
3.1.5. NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
(tiếp theo)
• Về pháp luật phương Đông cổ đại:
Pháp luật các quốc gia cổ đại phương Đông có nhiều hình phạt tàn bạo thể
hiện tính bất bình đẳng cao, còn nhiều biểu hiện của tàn dư chế độ công xã
nguyên thủy.
Mức độ dân chủ ở các nhà nước phương Đông phát triển chậm và ở trình
độ thấp.
Phong tục, tập quán giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội tại cộng đồng.
Có hai bộ luật thành văn đồ sộ và cổ xưa nhất của loài người, là Bộ luật
Hammurabi và Bộ luật Manu.
v1.0015112215
3.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI
26
3.2.1. Nhà nước và
pháp luật Hy Lạp
cổ đại
3.2.3. Nhận xét về nhà
nước và pháp luật
phương Tây cổ đại
3.2.2. Nhà nước và
pháp luật La Mã
cổ đại
v1.0015112215
3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI
27
• Sơ lược về quá trình phát triển:
Cư dân người Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều tộc người: Êôliêng, Lôniêng,
Akêăng, Đôriêng.
Thế kỷ XII, XI TCN, chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã.
Thế kỷ III TCN, ở Hy Lạp hình thành một số nhà nước chiếm hữu nô lệ sơ
khai. Trong quá trình hình thành nhà nước, ở Hy Lạp xuất hiện nhiều quốc gia
thành bang.
• Đặc điểm quốc gia thành bang ở Hy Lạp:
Mỗi quốc gia thành bang độc lập về kinh tế, chính trị, có chủ quyền riêng, lực
lượng vũ trang và luật lệ riêng.
Các quốc gia thành bang không có nhu cầu hợp nhất hay sáp nhập thành một
quốc gia thống nhất. Do vậy, lịch sử Hy Lạp cổ đại là lịch sử của hàng chục
quốc gia thành bang.
02 quốc gia thành bang điển hình nhất:
Nhà nước Xpac.
Nhà nước Aten.
v1.0015112215
3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)
28
a. Nhà nước Xpac
• Sự ra đời của nhà nước Xpac.
• Thời gian hình thành: Khoảng thế kỷ thứ VIII TCN.
• Sự phân hóa xã hội ở Xpac:
Giai cấp thống trị: Quý tộc chủ nô Xpac (gồm người Đôriêng và Akêăng bị
Đôriêng hóa).
Giai cấp bị trị: Tầng lớp bình dân (các thương nhân, thợ thủ công); nô lệ (người
Ilốt và nông dân đồng bằng Lacôni).
• Đặc điểm của giai cấp Nô lệ ở Xpac:
Nô lệ có gia đình riêng, có tài sản riêng (khi cày cấy trên ruộng đất của chủ nô thì
được hưởng 1/2 hoa lợi).
Chế độ nô lệ tập thể của tập thể chủ nô Xpac:
Nô lệ không thuộc sở hữu riêng của từng chủ nô.
Chủ nô không có quyền bán hoặc giết nô lệ.
Nhà nước quản lý và phân phối nô lệ.
v1.0015112215
3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)
29
a. Nhà nước Xpac
• Tổ chức bộ máy nhà nước Xpac:
Hình thức chính thể: Cộng hòa quý tộc chủ nô.
Đứng đầu nhà nước là 02 vua: Có quyền ngang nhau nhưng không nắm toàn
bộ quyền lực (vua vừa là thủ lĩnh quân sự, vừa là tăng lữ tối cao, vừa là người
xử án).
Hội đồng trưởng lão: Gồm 02 vua và 28 vị trưởng lão.
Hội nghị công dân: Điều kiện nam giới là công dân tự do, từ 30 tuổi trở lên.
Hội đồng 5 quan giám sát: Là cơ quan có thực quyền nhất.
Nguyên nhân thành lập: Dung hòa giữa Hội đồng trưởng lão và Hội nghị
công dân.
Thành viên gồm 5 quý tộc chủ nô giàu có nhất.
Nhà nước Xpac rất chú trọng xây dựng lực lượng quân đội.
v1.0015112215
3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)
30
a. Nhà nước Xpac
• Đặc trưng của nhà nước Xpac:
Nhà nước được hình thành khá muộn.
Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Xpac là điển hình vì số lượng nô lệ khá đông đảo.
Nô lệ ở Xpac có nhiều đặc điểm khác biệt với nô lệ các nước khác (nô lệ tập thể).
Nhà nước có 2 vua ngang quyền và trách nhiệm, vua không nắm nhiều quyền
hành như các nước phương Đông.
Có Hội nghị công dân là cơ quan quyền lực tối cao, là thiết chế dân chủ nhưng
rất hạn chế (hoạt động không thường xuyên, không có quyền bàn bạc...).
Tính chất giám sát khá đặc biệt với vai trò của Hội đồng 5 quan giám sát (có
quyền giám sát cả vua và các cơ quan tối cao khác).
Không có sự chia sẻ quyền lực cho tầng lớp quý tộc mới – là điểm khác biệt nhất
làm nên sự khác biệt giữa 2 hình thức chính thể cộng hòa (Cộng hòa quý tộc chủ
nô & Cộng hòa dân chủ chủ nô).
v1.0015112215
3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)
31
b. Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô Aten
• Sự ra đời của Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ
nô Aten.
Khoảng thế kỷ VIII – VI TCN, Aten bước vào giai
đoạn phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước.
Do công thương nghiệp phát triển, kéo theo sự
xuất hiện của tầng lớp chủ nô mới (chủ xưởng,
chủ thuyền, thương nhân) bên cạnh tầng lớp chủ
nô cũ. Ban đầu, tầng lớp chủ nô mới không có quyền lực. Nhưng khi nắm trong
tay quyền lực về kinh tế, quyền lực về chính trị của họ ngày càng tăng.
Xã hội tồn tại 02 mâu thuẫn cơ bản:
Giữa giai cấp quý tộc chủ nô và chủ nô mới.
Giữa giai cấp quý tộc chủ nô và người bình dân, nô lệ.
Như vậy, khi mới ra đời, hình thức chính thể của Aten là cộng hòa quý tộc chủ nô, về
sau chuyển sang hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô.
v1.0015112215
3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)
32
b. Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô Aten
• Cải cách của Xô Lông (495 TCN) – Cải cách về kinh tế, chính trị:
Về kinh tế:
Chủ trương phát triển xuất nhập khẩu, kích thích công thương nghiệp để giải
phóng số lượng lớn người nông dân, đưa họ thành lực lượng hậu thuẫn cho
cuộc cải cách.
Thừa nhận tư hữu tài sản; quy định mức chiếm hữu tài sản tối đa của quý tộc
chủ nô cũ.
Về chính trị:
Chia cư dân Aten thành 4 đẳng cấp tùy thuộc vào mức thu nhập tài sản trong
một năm.
Thành lập Hội đồng 400 người với sự tham gia của đông đảo những người
thuộc đẳng cấp thứ hai và ba của các Bộ lạc.
v1.0015112215
3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)
33
b. Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô Aten
• Cải cách của Clixten
Chia lại đơn vị hành chính của Aten, mở rộng Hội đồng 400 người thành Hội
đồng 500 người, thành lập cơ quan mới Hội đồng 10 tướng lĩnh.
Đặt ra luật bỏ phiếu bằng vỏ sò.
• Hệ quả: Chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô chính thức ra đời - khẳng định vai trò
của quý tộc mới, công dân tự do được tham gia vào hoạt động chính trị.
• Cải cách của Pêriclét.
Tăng quyền lực cho Hội nghị công dân: Họp thường xuyên 10 ngày 1 lần. Các
thành viên được thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Thường xuyên tiến hành trợ cấp, phúc lợi cho công dân nghèo gặp khó khăn.
v1.0015112215
3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)
34
Quá trình chuyển hóa sang chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô Aten
• Khi mới thành lập, Aten có hình thức
chính thể cộng hòa dân chủ quý tộc:
Tầng lớp quý tộc chủ nô độc quyền
thống trị.
• Xã hội tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản:
Quý tộc chủ nô và nô lệ; quý tộc chủ
nô và công thương, nông dân, thợ
thủ công.
• Quá trình dân chủ hóa để chuyển
sang hình thức chính thể cộng hòa
dân chủ chủ nô ở Aten được tiến
hành thông qua 3 cuộc cải cách lớn:
Cải cách của Xôlông.
Cải cách của Clixten.
Cải cách của Pêriclet.
• Hệ quả từ các cuộc cải cách
Từng bước tước bỏ quyền lực
chính trị của quý tộc chủ nô; tăng
quyền lực kinh tế và chính trị cho
quý tộc mới.
Tăng quyền lực cho cơ quan Hội
nghị công dân, đồng nghĩa với
việc tăng các thiết chế dân chủ.
Thường xuyên thực hiện các
chính sách xã hội có lợi cho
nhân dân.
v1.0015112215
3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)
35
c. Tình hình pháp luật Hy Lạp cổ đại
• Về nguồn luật:
Nguồn luật cơ bản ở Aten là các đạo luật. Ở Aten, các đạo luật đều do Hội nghị
công dân thông qua, được ghi trên các tấm đá và đặt ở quảng trường thành phố.
Nguồn thứ hai là những tập quán bất thành văn.
• Các lĩnh vực pháp luật chủ yếu:
Chế định luật dân sự: Nhìn chung khá phát triển, coi quyền tư hữu là thiêng liêng
và bất khả xâm phạm, được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Luật Hình sự: Nhìn chung kém phát triển hơn so với dân luật, vẫn bảo tồn những
tàn tích của chế độ công xã nguyên thủy, đặc biệt là hình thức trả nợ máu và
nhiều hình thức rất tàn ác.
Pháp luật Tố tụng: Luật Tố tụng của Aten rất coi trọng chứng cứ, việc thẩm tra vụ
án được thực hiện trước khi xét xử ở Tòa án. Người buộc tội và người bị buộc tội
đều có thể đưa ra vật chứng và nhân chứng để bảo vệ lý lẽ của mình.
v1.0015112215
3.2.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI (tiếp theo)
36
c. Tình hình pháp luật Hy Lạp cổ đại
• Tượng nữ thần công lý: 3 biểu tượng của công lý
Thanh gươm tượng trưng cho quyền lực.
Cái cân tượng trưng cho sự công bằng.
Dải băng bịt mắt tượng trưng cho sự khách quan.
v1.0015112215
3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI
37
a. Nhà nước La Mã cổ đại
• Tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa quý tộc chủ nô La Mã:
Đại hội công dân, gồm:
Đại hội Xăng tu ri: Là đại hội tổ chức theo đơn vị quân đội của các đẳng cấp,
có quyền hành lớn.
Đại hội nhân dân: Mọi công dân La Mã đến tuổi trưởng thành đều được tham
gia. Tuy nhiên sự dân chủ này chỉ mang tính hình thức.
Viện nguyên lão: Là cơ quan quyền lực của nhà nước, có quyền quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước, gồm các quý tộc giàu sang, có thể lực.
Cơ quan hành pháp bao gồm 2 hội đồng: Hội đồng chấp chính và Hội đồng quan
án đều do Đại hội Xăng tu ri bầu ra và hoạt động có nhiệm kỳ.
Viện giám sát: Do Hội đồng nhân dân bầu ra để bảo vệ quyền lợi cho giới bình
dân. Tuy vậy, quyền lực của Viện giám sát rất hạn chế.
Thể hiện sâu sắc tính chất quý tộc của nền cộng hòa La Mã. Đó là chính thể Cộng
hòa quý tộc chủ nô.
v1.0015112215
3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)
38
a. Nhà nước La Mã cổ đại
• Sự hình thành nhà nước La Mã cổ đại:
Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội: La Mã hay Roma (Italia ngày nay) là vùng
đất có nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ, là nơi gặp gỡ của nhiều luồng
văn minh nhân loại Chính điều kiện địa lý tự nhiên này góp phần quyết định
đến sự phát triển rực rỡ của nền văn minh La Mã cổ đại.
Lịch sử Nhà nước La Mã cổ đại có thể chia làm 3 thời kỳ chính:
Thời kỳ 1: Thời kỳ hình thành nhà nước (Thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ IV TCN).
Thời kỳ 2: Thời kỳ Cộng hòa La Mã (Thế kỷ III TCN đến thế kỷ I TCN).
Thời kỳ 3: Thời kỳ Đế quốc La Mã (Thế kỷ I TCN đến năm 476).
Đến thế kỷ thứ VI TCN, La Mã bước vào xã hội có giai cấp và hình thành
nhà nước.
Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước La Mã gắn liền với các cuộc
chiến tranh xâm lược và bảo vệ lãnh thổ, cướp bóc và nô dịch các dân tộc khác.
v1.0015112215
3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)
39
a. Nhà nước La Mã cổ đại
• Chính thể quân chủ chuyên chế chủ nô thay thế cho
nền Cộng hòa quý tộc chủ nô:
Cuối thế kỷ II TCN, nhà nước La Mã có xu hướng
chuyển dần từ nhà nước cộng hòa quý tộc chủ nô
sang chính thể nhà nước quân chủ chuyên chế.
Sự khác biệt giữa quân chủ chuyên chế ở La Mã
với các quốc gia cổ đại phương Đông:
Bên cạnh Hoàng đế, ở La Mã còn có Viện
nguyên lão rất có thực quyền, có quyền phê
chuẩn các quyết định của Hoàng đế, bầu người
kế nhiệm hội đồng khi ông băng hà.
Chính thể quân chủ chuyên chế ở phương
Đông tồn tại rất lâu dài, còn ở La Mã chỉ xuất
hiện và tồn tại trong thời gian ngắn, khi nhà
nước La Mã đã bước vào giai đoạn khủng
hoảng, suy vong.
v1.0015112215
3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)
40
b. Pháp luật La Mã cổ đại
• Luật La Mã thời cộng hòa sơ kỳ - Luật 12 bảng:
Thời Cộng hòa sơ kỳ là thời kỳ đầu, trong khoảng thế kỷ VI TCN đến thế kỷ IV
TCN. Thời kỳ này pháp luật phát triển chưa cao. Tiêu biểu cho giai đoạn này có
“Luật 12 bảng”.
Luật 12 bảng được khắc trên 12 tấm bảng đồng (số 12 được xem là con số may
mắn theo quan điểm của người châu Âu), được đặt ở nơi công cộng cho mọi
người cùng xem. Về nội dung cũng đề cập đến phạm vi khá rộng: Từ lĩnh vực
Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, pháp luật tố tụng...
Nội dung chủ yếu của Luật 12 bảng bảo vệ quyền tư hữu tài sản bằng nhiều biện
pháp. Trong bộ luật còn ghi nhận nhiều hình phạt hết sức dã man.
v1.0015112215
3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)
41
b. Pháp luật La Mã cổ đại
• Luật La Mã từ thời cộng hòa hậu kỳ trở đi:
Đây là thời kỳ phát triển đỉnh cao của luật học La Mã. Nguyên nhân là do xã hội
La Mã rất phát triển, đòi hỏi phải có luật pháp để cai quản một vùng đất rộng lớn
và giàu có.
Nguồn của Luật La Mã thời kỳ này:
Các quyết định của các hoàng đế La Mã, các quyết định của cơ quan quyền
lực cao nhất (viện nguyên lão), các quyết định của tòa án.
Các tập quán pháp.
Văn bản pháp luật – là sản phẩm của hoạt động hệ thống hóa pháp luật.
Nguồn luật rất phong phú.
v1.0015112215
Các chế định
pháp luật cơ bản
của Luật La Mã
Chế định tố tụng
Chế định hình sự
Chế định hôn nhân và gia đình
Chế định thừa kế
Chế định hợp đồng
Chế định quyền sở hữu
3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)
42
v1.0015112215
3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)
43
• Chế định quyền sở hữu, quyền chiếm hữu:
Thừa nhận 3 hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước, sở hữu công xã, sở hữu
tư nhân.
Thừa nhận quyền sở hữu bao gồm quyền sử dụng và định đoạt.
Quyền sở hữu không bao gồm quyền chiếm hữu hay nói cách khác quyền sở
hữu không phải là tuyệt đối.
Có những quy định về sử dụng tài sản của người khác.
• Chế định hợp đồng:
Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Phân loại hợp đồng.
Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Trái vụ.
v1.0015112215
3.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI (tiếp theo)
44
• Chế định thừa kế:
Thừa kế được chia thành 2 loại: Thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật.
Thời điểm mở thừa kế.
Người để lại thừa kế.
Người nhận thừa kế và nghĩa vụ của người nhận thừa kế.
Quy định về hàng thừa kế và diện thừa kế.
• Chế định hôn nhân và gia đình:
Thừa nhận hôn nhân một vợ một chồng trên cơ sở tự nguyện.
Quy định về điều kiện kết hôn.
Quy định về hôn sản và nghĩa vụ của vợ, chồng.
Quy định về vấn đề người cha không có quyền bán con mình.
• Chế định tố tụng:
Các vụ trọng án được xét xử bằng cách bỏ phiếu.
Cách xét xử mang nặng tính nhục hình, cực hình, không dựa vào nhân chứng,
vật chứng.
Biện pháp tra tấn thường được dùng để xét hỏi.
v1.0015112215
3.2.3. NHẬN XÉT VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI
45
• Nguyên nhân sự phát triển của pháp luật dân sự ở La Mã thời kỳ cổ đại:
Thứ nhất, dựa vào bản chất cơ bản của nhà nước La Mã là chế độ tư hữu.
Thứ hai, do quan hệ trao đổi hàng hóa ở La Mã diễn ra hết sức phát triển ở thời
kì hậu cộng hòa.
Thứ ba, mưu đồ bá chủ thế giới của đế quốc La Mã cổ đại đã kết hợp, thừa kế
nhiều hệ thống pháp luật của các nước bị La Mã xâm chiếm.
v1.0015112215
3.2.3. NHẬN XÉT VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI
46
• Nhà nước phương Tây cổ đại:
Nhà nước Phương Tây cổ đại xuất hiện muộn hơn các nhà nước ở phương
Đông gần 2 thiên niên kỷ. Trong đó nhà nước thành bang của Hy Lạp xuất hiện
sớm nhất, vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN.
Mâu thuẫn giai cấp diễn ra quyết liệt hơn các nhà nước phương Đông.
Chế độ nô lệ ở phương Tây là điển hình.
Hình thức nhà nước ở các quốc gia phương Tây rất đa dạng: Dân chủ chủ nô,
cộng hòa quý tộc, quân chủ chuyên chế... Nhưng dù dưới hình thức nào thì bản
chất nhà nước vẫn là bảo vệ nền chuyên chính của giai cấp chủ nô. Tuy nhiên,
khác với phương Đông, trong một số nhà nước phương Tây cổ đại, người dân tự
do cũng được hưởng những quyền dân chủ nhất định.
• Pháp luật phương Tây cổ đại.
Pháp luật phương Tây được chú trọng hơn: Đa dạng về nguồn pháp luật, phạm
vi điều chỉnh rộng, rất chú trọng Luật Dân sự.
Công trình pháp luật tiêu biểu: Luật 12 bảng (thời kỳ đầu của nền cộng hòa) và
Luật La Mã (thời kỳ cuối của nền cộng hòa).
v1.0015112215
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
47
Qua bài học này, chúng ta đã đề cập đến các nội dung sau đây:
• Nhà nước và pháp luật Ai Cập cổ đại.
• Nhà nước và pháp luật Lưỡng Hà cổ đại.
• Nhà nước và pháp luật Ấn Độ cổ đại.
• Nhà nước và pháp luật Trung Quốc cổ đại.
• Nhà nước và pháp luật Hy Lạp cổ đại.
• Nhà nước và pháp luật La Mã cổ đại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_lich_su_nha_nuoc_va_phap_luat_the_gioi_bai_3_nha_n.pdf