Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - Bài 1: Khái niệm chung về luật dân sự Việt Nam - Lê Thị Giang

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Quan hệ pháp luật về nộp phạt của người vi phạm do Luật Hành chính điều chỉnh, quan hệ mua bán hàng do Luật Dân sự điều chỉnh. Do đó, hai quan hệ pháp luật này không giống nhau. TỔNG KẾT CUỐI BÀI Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự Các nguyên tắc của Luật Dân sự Những nội dung đã nghiên cứu Nguồn Luật dân sự Áp dụng luật dân sự, áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng Hệ thống pháp luật dân sự và Khoa học luật dân sự Sơ lược quá trình phát triển của Luật Dân sự Việt Na

pdf31 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - Bài 1: Khái niệm chung về luật dân sự Việt Nam - Lê Thị Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ThS. Lê Thị Giang Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội 1 0403 02 2 Trình bày được đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự. Nắm được các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự và nhận diện được nguồn của Luật Dân sự. Phân biệt được đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự với một số nghành luật khác. Phân tích được điều kiện áp dụng luật, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng tập quán, áp dụng án lệ và lẽ công bằng. 01 MỤC TIÊU BÀI HỌC 3Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự Các nguyên tắc của Luật Dân sự 1.1. 1.2. 1.3. CẤU TRÚC NỘI DUNG Nguồn Luật dân sự Áp dụng luật dân sự, áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bàng Hệ thống pháp luật dân sự va ̀ Khoa học luật dân sự 1.4. 1.5. 1.6. Sơ lược quá trình phát triển của Luật Dân sự Việt Nam 1.7. 41.1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ Khái niệm1.1.1 Phân loại đối tượng điều chỉnh1.1.2 51.1.1. KHÁI NIỆM 2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Đặc điểm Phân loại Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là những quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). 1.1.1. Khái niệm 6a. Quan hệ tài sản b. Quan hệ nhân thân 1.1.2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH 71.1.2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH (tiếp theo) a. Quan hệ tài sản Điều 105 Vật Tiền Giấy tờ có giá Quyền tài sản NGƯỜI TÀI SẢN NGƯỜI 81.1.2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH (tiếp theo) Quan hệ tài sản thể hiện ý chí của các chủ thể trực tiếp tham gia vào quan hệ, ý chí đó phù hợp với ý chí của nhà nước. a. Quan hệ tài sản Quan hệ tài sản Quan hệ sở hữu Quan hệ bồi thường thiệt hại Quan hệ NV và HĐ 9Phân loại 1.1.2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH (tiếp theo) • Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người liên quan đến một giá trị nhân thân của cá nhân hay pháp nhân. • Đặc điểm:  Quan hệ nhân thân luôn xuất phát từ một giá trị nhân thân, đó là giá trị tinh thần gắn với con người;  Trong quan hệ nhân thân, chỉ một bên chủ thể được xác định, bên còn lại là tất cả các chủ thể khác phải tôn trọng quyền nhân thân của chủ thể khác  Quan hệ nhân thân là quan hệ tuyệt đối;  Quyền nhân thân gắn liền với mỗi chủ thể nhất định, về nguyên tắc không thể chuyển giao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp quyền nhân thân có thể dịch chuyển theo quy định pháp luật (Ví dụ: quyền công bố tác phẩm, các đối tượng sở hữu công nghiệp);  Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền. b. Quan hệ nhân thân 10 Phân loại 1.1.2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH (tiếp theo) Tiêu chí Quan hệ nhân thân gắn với tài sản Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản Khái niệm Là những giá trị nhân thân khi được xác lập sẽ làm phát sinh các quyền tài sản. Là những giá trị nhân thân mà việc xác lập trên thực tế không làm phát sinh các lợi ích về tài sản cho chủ thể quyền. Tính chất Có thể chuyển dịch cho người khác theo quy định của pháp luật. Không thể chuyển giao cho người khác thông qua các giao dịch dân sự. • Phân loại quan hệ nhân thân b. Quan hệ nhân thân 11 Phân loại 1.1.2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH (tiếp theo) Luật dân sự Luật hành chính Luật hình sự Điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quy định những giá trị nhân thân nào là quyền nhân thân, trình tự thực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó, đồng thời quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ quyền nhân thân. Điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quy định về trình tự, thủ tục để xác định các quyền nhân thân: phong các danh hiệu cao quý Nhà nước, tặng thưởng các huân huy chương, công nhận các chức danh,... Điều chỉnh quan hệ nhân thân bằng cách quy định những tội phạm xâm phạm quyền nhân thân như: tội vu khống, tội làm nhục người khác,... • Phân biệt với quan hệ nhân thân do các ngành luật khác điều chỉnh b. Quan hệ nhân thân 12 1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ Khái niệm phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự1.2.1. Đặc điểm phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự1.2.2. 13 1.2.1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là những cách thức, biện pháp mà nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của nhà nước, phù hợp với ba lợi ích Nhà nước, xã hội và cá nhân. 14 • Pháp luật ghi nhận sự bình đẳng về địa vị pháp lý giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự; • Các chủ thể có quyền tự định đoạt trong việc tham gia vào các giao dịch. Tuy nhiên việc định đoạt đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không được xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng; • Pháp luật ghi nhận biện pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là biện pháp thương lượng, hòa giải. Toà án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn; • Khi các chủ thể vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự và đó là trách nhiệm tài sản. 1.2.2. ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ 15 1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT DÂN SỰ Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Nguyên tắc thiện chí, trung thực Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm dân sự 16 1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT DÂN SỰ (tiếp theo) 2.1.1 Đặc điểm Phân loại Nguyên tắc bình đẳng Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. 17 1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT DÂN SỰ (tiếp theo) 2.1.1 Đặc điểm Phân loại Nguyên tắc thiện chí, trung thực Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác: Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm dân sự Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. 18 1.4. NGUỒN LUẬT DÂN SỰ Khái niệm nguồn của Luật Dân sự1.4.1. Phân loại nguồn của Luật Dân sự1.4.2. 19 • Nguồn của Luật Dân sự là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự nhất định có chứa đựng các quy phạm pháp luật dân sự. • Dấu hiệu của nguồn:  Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;  Có chứa đựng các quy phạm pháp luật dân sự;  Ban hành theo trình tự thủ tục luật định. 1.4.1. KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ Phân loại 20 • Hiến pháp là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật. Tất cả các văn bản luật có hiệu lực thấp hơn Hiến pháp khi ban hành đều phải phù hợp với Hiến pháp. Trên cơ sở các quy định chung trong Hiến pháp, Bộ Luật dân sự đã cụ thể hóa; • Bộ Luật dân sự là nguồn chủ yếu, trực tiếp và quan trọng nhất của luật dân sự; • Các Luật, bộ luật liên quan; Ví dụ: Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật Hôn nhân – Gia đình... • Các văn bản dưới luật; • Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị định của Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 1.4.2. PHÂN LOẠI NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ Phân loại 1.5. ÁP DỤNG LUẬT DÂN SỰ, ÁP DỤNG TẬP QUÁN, ÁP DỤNG TƯƠNG TỰ PHÁP LUẬT, ÁN LỆ, LẼ CÔNG BẰNG 21 Áp dụng luật dân sự̣1.5.1 Phân loại đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự1.5.2 Khái niệm đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự1.5.3 Phân loại đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự1.5.4 22 a. Khái niệm Áp dụng luật dân sự là những hoạt động cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào những sự kiện thực tế đã xảy ra, dựa vào những quy phạm pháp luật phù hợp với sự kiện thực tế đó để đưa ra quyết đinh phù hợp những quy định của pháp luật. b. Điều kiện của áp dụng Luật Dân sự • Có tranh chấp quan hệ dân sự cần giải quyết; • Có quy định tương ứng của luật dân sự để giải quyết. c. Hậu quả của áp dụng Luật Dân sự • Công nhận hay bác bỏ một quyền dân sự; • Xác lập một nghĩa vụ cho một chủ thể; • Áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể. 1.5.1. ÁP DỤNG LUẬT DÂN SỰ Đặc điểm Phân loại 23 a. Khái niệm Áp dụng tập quán là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền vận dụng tập quán để giải quyết một việc dân sự cụ thể mà chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh. Ví dụ: Tập quán sử dụng các đơn vị đo lường ởmiền nam như giạ lúa, một chục bằng 12,... b. Điều kiện áp dụng tập quán • Xảy ra tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự cần được giải quyết; • Pháp luật không quy định, các bên không thoả thuận; • Tập quán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. 1.5.2. ÁP DỤNG TẬP QUÁN Đặc điểm Phân loại 24 1.5.3. ÁP DỤNG QUY ĐỊNH TƯƠNG TỰ CỦA PHÁP LUẬT 2.1.1 Đặc điểm Phân loại a. Khái niệm Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy phạm pháp luật hoặc căn cứ vào tinh thần chung của pháp luật để giải quyết các tranh chấp đang xảy ra khi các tranh chấp này chưa được các quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh. b. Điều kiện áp dụng • Xảy ra tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự cần được giải quyết; • Pháp luật không quy định, các bên không thoả thuận. Đồng thời, không có tập quan để giải quyết vụ việc; • Có quy phạm pháp luật khác điều chỉnh quan hệ tương tự với quan hệ cần điều chỉnh. 25 a. Khái niệm • Án lệ được hiểu là đường lối giải thích và áp dụng luật pháp của các tòa án trong các vụ việc tranh chấp. Án lệ có các đặc điểm: (i) Án lệ do tòa án tạo ra trong qua trình xét xử; (ii) Án lệ được hình thành phải mang tính mới. Các quy tắc giải quyết được đưa ra chưa có trước đó; • Lẽ công bằng, theo khoản 3 Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự “được xác định trên cơ sở lẽ phải được xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự”. b. Điều kiện của áp dụng Luật Dân sự • Tranh chấp thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự; • Không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh; đồng thời không có tập quán hay quy định tương tự để giải quyết vụ việc. 1.5.4. ÁP DỤNG ÁN LỆ, LẼ CÔNG BẰNG 26 1.6. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ KHOA HỌC LUẬT DÂN SỰ Hệ thống pháp luật dân sự1.6.1. Khoa học luật dân sự1.6.2. 27 • Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ đó. • Cấu tạo:  Phần chung: Bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề chung nhất và xuyên suốt toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự;  Phần riêng: Bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ và tạo thành các chế định của luật dân sự: Chế định về tài sản và quyền sở hữu; Chế định nghĩa vụ và hợp đồng dân sự; Chế định thừa kế; Chế định về sở hữu trí tuệ 1.6.1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ Phân loại 28 1.6.2. KHOA HỌC LUẬT DÂN SỰ Đặc điểm Khoa học luật dân sự là một môn học thuộc ngành khoa học pháp lý có đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật dân sự với mục đích đưa ra các khái niệm, quan điểm, tìm ra tính thống nhất hoặc mâu thuẫn, bất cập trong quy định pháp luật dân sự và luận giải, hoàn thiện các bất cập của pháp luật dân sự. 29 1.7. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 19801.7.1. Giai đoạn từ sau năm 1980 đến trước năm 1995 1.7.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 20051.7.3. Giai đoạn từ sau năm 2005 đến nay 1.7.4. 30 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Quan hệ pháp luật về nộp phạt của người vi phạm do Luật Hành chính điều chỉnh, quan hệ mua bán hàng do Luật Dân sự điều chỉnh. Do đó, hai quan hệ pháp luật này không giống nhau. TỔNG KẾT CUỐI BÀI 31 Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự Các nguyên tắc của Luật Dân sự Những nội dung đã nghiên cứu Nguồn Luật dân sự Áp dụng luật dân sự, áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng Hệ thống pháp luật dân sự và Khoa học luật dân sự Sơ lược quá trình phát triển của Luật Dân sự Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_dan_su_viet_nam_bai_1_khai_niem_chung_ve_luat.pdf
Tài liệu liên quan