Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - Bài 4: Tài sản và quyền sở hữu - Lê Thị Giang

PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU a. Kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền) Điều kiện kiện đòi: • Thứ nhất, về chủ thể có quyền yêu cầu: là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó. Những người này phải chứng minh được quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình; • Thứ hai, người bị khởi kiện: là người đang chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản; • Thứ ba, tài sản phải còn trong sự chiếm hữu của chủ thể chiếm hữu bất hợp pháp. Nếu tài sản không còn tồn tại thì không thể áp dụng được phương thức kiện đòi; • Thứ tư, không rơi vào các trường hợp pháp luật quy định không phải trả lại tài sản theo quy định tại Điều 167 và Điều 168. b. Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền) • Căn cứ pháp lý: Điều 170 • Điều kiện kiện đòi bồi thường:  Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra;  Thứ hai, có hành vi trái pháp luật; nếu hành vi gây thiệt hại được coi là hành vi hợp pháp như trường hợp gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại sẽ không phải bồi thường;  Thứ ba, có mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra;  Thứ tư, có lỗi của người gây thiệt hại. Đây không phải là điều kiện luôn luôn bắt buộc. Có những trương hợp người gây ra thiệt hại không có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

pdf59 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - Bài 4: Tài sản và quyền sở hữu - Lê Thị Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BÀI 4 TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU ThS. Lê Thị Giang Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội 2MỤC TIÊU BÀI HỌC 0403 02Trình bày và phân tích được kháiniệm tài sản; phân loại được tài sản; Trình bày được 5 cách thức phân loại vật trong Bộ luật dân sự năm 2015; Hiểu rõ được bản chất của mỗi một loại tài sản: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản; Hiểu được các nội dung lý luận cũng như pháp lý về quyền sở hữu. 01 4.2. 3 CẤU TRÚC NỘI DUNG Quyền sở hữu 4.1. Tài sản 4.1. TÀI SẢN 4 Khái niệm, đặc điểm4.1.1. Phân loại tài sản 4.1.2. Phân loại vật4.1.3. Chế độ pháp lý của tài sản 4.1.4. 4.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM 5 Điều 105 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.” • Vật là đối tượng của thế giới vật chất bao gồm cả động vật, thực vật với ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí). Chú ý: Không được dùng tiêu chí “được giao lưu trong dân sự” để khẳng định vật nào là tài sản. (Ví dụ: Thuốc phiện mặc dù bị cấm giao lưu trong dân sự, nhưng thuốc phiện là một loại tài sản). • Tiền:  Là loại tài sản đặc biệt có giá trị trao đổi với các loại hàng hoá khác;  Do nhà nước ban hành, giá trị của tiền được xác định bằng mệnh giá ghi trên đồng tiền đó;  Có giá trị lưu hành trong cũng như ngoài phạm vi quốc gia;  Tiền bao gồm: nội tệ và ngoại tệ;  Chú ý: Những loại tiền không còn giá trị lưu hành như “tiền cổ, tiền cũ” thì được xếp vào vật. 4.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo) 6 • Giấy tờ có giá:  Là loại tài sản đặc biệt do nhà nước hoặc các tổ chức phát hành theo trình tự nhất định như: công trái, trái phiếu, kì phiếu, cổ phiếu, séc...;  Là hàng hoá trong một thị trường đặc biệt – thị trường chứng khoán. • Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác (Điều 115 Bộ Luật dân sự năm 2015). 74.1.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN a. Động sản và bất động sản Bất động sản (khoản 1 Điều 107) Động sản (khoản 2 Điều 107) Bất động sản bao gồm: • Đất đai; • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; • Tài sản khác theo quyđịnh của pháp luật. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Điều 107 dùng phương pháp loại trừ để quy định về động sản. 84.1.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN (tiếp theo) Chú ý: • Việc phân định một loại tài sản là bất động sản hay động sản chỉ mang tính chất tương đối gắn với một thời gian và không gian xác định; • Tính chất gắn liền (điểm b khoản 1 Điều 107): Tính gắn liền là khi tháo vị trí của tài sản đó ra khỏi nhà cửa hoặc công trình xây dựng thì sẽ làm thay đổi kết cấu của nhà cửa và những công trình xây dựng đó. Còn nếu như ta có thể tháo dời những vật đó ra mà không gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì đó không được coi là có tính gắn liền. a. Động sản và bất động sản 94.1.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN (tiếp theo) Ý nghĩa của việc phân loại tài sản thành động sản và bất động sản: • Xác lập thủ tục đăng kí đối với tài sản; • Xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản; • Xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ đối với các giao dịch có đối tượng là bất động sản trong trường hợp các bên không thỏa thuận (điểm a khoản 2 Điều 277 Bộ Luật dân sự năm 2015); • Xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 236 Bộ Luật dân sự năm 2015); • Xác định hình thức của hợp đồng (Ví dụ: Điều 459 Bộ Luật dân sự năm 2015); • Xác định thời hạn, thời hiệu và các thủ tục khác; • Xác định phương thức kiện dân sự; • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự: Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất động sản là Tòa án nơi có bất động sản đó. a. Động sản và bất động sản 10 4.1.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN (tiếp theo) Tài sản hiện có (Khoản 1 Điều 108) Tài sản hình thành trong tương lai (Khoản 2 Điều 108) Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: (1) Tài sản chưa hình thành; (2) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. Ví dụ: Nhà cửa, ô tô, xe máy đã có và đã được xác lập sở hữu cho chủ thể nhất định. Ví dụ: Nhà chung cư đang xây b. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai 11 4.1.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN (tiếp theo) Tài sản gốc Hoa lợi, lợi tức Tài sản gốc là tài sản phát sinh ra lại hoa lợi hoặc lợi tức. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Ví dụ: Trâu đẻ ra nghé  Trâu là tài sản gốc; nghé là hoa lợi. Trâu cho thuê  Trâu là tài sản gốc; tiền thuê là lợi tức. c. Tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức 12 4.1.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN (tiếp theo) Tài sản đăng kí quyền sở hữu Tài sản không đăng kí quyền sở hữu Là tài sản theo quy định của pháp luật phải tiến hành thủ tục đăng kí để xác lập sở hữu. Là tài sản mà có thể xác lập quyền sở hữu ko cần phải qua thủ tục đăng kí. Vi dụ: Quyền sử dụng đất, nhà, ô tô, xe máy, tàu bay, tàu biển Ví dụ: Điện thoại, máy tính, bàn ghế d. Tài sản đăng ký quyền sở hữu và tài sản không đăng ký quyền sở hữu 13 4.1.3. PHÂN LOẠI VẬT a. Vật chính và vật phụ Vật chính Vật phụ Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. Ví dụ: Ti vi là vật chính; điều khiển ti vi là vật phụ. Ý nghĩa: Khi giao vật chính phải giao kèm cả vật phụ, trừ trường hợp các bên thoả thuận khác. 14 4.1.3. PHÂN LOẠI VẬT (tiếp theo) Vật chia được Vật không chia được Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: Gạo, ngô, xăng, dầu Ví dụ: Điện thoại, ô tô, xe máy Ý nghĩa: Xác định phương thức chia vật: Nếu là vật chia được thì có thể chia trực tiếp bằng hiện vật; Còn trường hợp chia vật không chia được thì giá trị giá bằng tiền để chia, người nào giữ vật phải trả cho người kia số tiền có giá trị tương đương với phần của họ. b. Vật chia được và vật không chia được 15 2.1.1 Khái niệm 2.1.2 2.1.3 4.1.3. PHÂN LOẠI VẬT (tiếp theo) Vật tiêu hao Vật không tiêu hao Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi oặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: xăng, dầu, Ví dụ: nhà ở, các loại xe Ý nghĩa: Xác định đối tượng của hợp đồng, cụ thể: Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn. c. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao 16 2.1.1 Khái niệm 2.1.2 2.1.3 4.1.3. PHÂN LOẠI VẬT (tiếp theo) d. Vật cùng loại và vật đặc định Vật cùng loại Vật đặc định Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường như: kg, mét, lít. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Ý nghĩa: Xác định nghĩa vụ giao vật: • Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế được cho nhau; • Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải chuyển giao đúng vật đó. 17 2.1.1 Khái niệm 2.1.2 2.1.3 4.1.3. PHÂN LOẠI VẬT (tiếp theo) e. Vật đồng bộ và vật không đồng bộ Vật đồng bộ Vật không đồng bộ Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Ví dụ: Bộ bàn ghế, bộ máy vi tính Ví dụ: Bộ cốc chén, case máy tính 4.1.4. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA TÀI SẢN 18 2.1.1 Khái niệm 2.1.2 2.1.3 Tài sản tự do lưu thông Tài sản hạn chế lưu thông Tài sản cấm lưu thông Tài sản tự do lưu thông là những vật không có quy định hạn chế đối với việc dịch chuyển vật đó. Những vật này chủ yếu là những tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt thông thường. Tài sản hạn chế lưu thông là những vật có ý nghĩa quan trọng khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, an ninh quốc phòng... do đó pháp luật có những quy định riêng. Nhà nước phải kiểm soát sự dịch chuyển các vật đó bằng cách đề ra những quy định riêng đối với việc dịch chuyển các vật này. Tài sản cấm lưu thông là những tài sản vì vai trò của nó đối với nền kinh tế quốc dân hoặc đối với an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia... nên Nhà nước cấm mua bán, chuyển dịch, chuyển nhượng. Ví dụ: Điện thoại, ti vi. Ví dụ: Ngoại tệ; một số loại thuốc. Ví dụ: Ma túy, sừng tê giác. 4.2. QUYỀN SỞ HỮU 19 Khái niệm quyền sở hữu4.2.1. Quan hệ pháp luật về quyền sở hữu 4.2.2. Căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt quyền sở hữu4.2.3. Các hình thức sở hữu 4.2.4. Phương thức bảo vệ quyền sở hữu4.2.5. Một số quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu 4.5.6. 4.2.1. KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU 20 Nghĩa khách quan: Quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản, tư liệu tiêu dùng, những tài sản khác theo quy định tại Điều 163 Bộ Luật dân sự 2005. Quyền sở hữu còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự - Quan hệ pháp luật về sở hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố: chủ thể, khách thể, nội dung. Nghĩa chủ quan: Quyền sở hữu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong những điều kiện nhất định. 21 4.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU a. Chủ thể của quyền sở hữu • Chủ thể của quyền sở hữu là: Những người có tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình, bao gồm: cá nhân, pháp nhân. Mỗi cá nhân đều được quyền sở hữu tài sản không phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự. • Có một số tài sản chỉ thuộc sở hữu của Nhà nước như: đất đai, rừng tự nhiên, vũ khí. • Chủ sở hữu là: Những chủ thể có đủ 3 quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. 22 4.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) b. Khách thể của quyền sở hữu • Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là: Các lợi ích (vật chất hoặc tinh thần) nhất định mà các chủ thể tham gia quan hệ đó hướng tới. Khách thể của quyền sở hữu chính là các lợi ích vật chất, được thể hiện dưới dạng tài sản. • Lợi ích vật chất được biểu hiện dưới dạng tài sản là: Khách thể của quyền sở hữu rất đa dạng gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản. 23 4.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Quyền sở hữu còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự - Quan hệ pháp luật về sở hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố: chủ thể, khách thể, nội dung. c. Nội dung quyền sở hữu Quyền chiếm hữu Quyền định đoạt Quyền sở hữu 24 4.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Quyền sở hữu còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự - Quan hệ pháp luật về sở hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố: chủ thể, khách thể, nội dung. • Quyền chiếm hữu  Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, chi phối tài sản, gồm:  Chiếm hữu thực tế: Chủ sở hữu tự mình bằng các hành vi của mình thực hiện việc chiếm hữu đối với tài sản của mình;  Chiếm hữu pháp lý: Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền này cho người khác theo ý chí hoặc không theo ý chí của mình: gửi giữ tài sản, bị đánh rơi, bỏ quên... Trong trường hợp này, chủ sở hữu vẫn có quyền chiếm hữu pháp lý đối với tài sản đó. c. Nội dung quyền sở hữu 25 4.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Chiếm hữu có căn cứ pháp luật Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật Là việc chiếm hữu dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định. Là việc chiếm hữu không phù hợp với các căn cứ do pháp luật quy định. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây: • Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; • Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; • Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; • Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định pháp luật. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật gồm: • Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình: Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu; • Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình: Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. c. Nội dung quyền sở hữu 26 4.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) • Quyền chiếm hữu  Ý nghĩa của việc phân loại chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thành ngay tình và không ngay tình:  Là cơ sở xác định phương thức kiện bảo vệ quyền sở hữu trong giải quyết các án kiện dân sự;  Bảo vệ người chiếm không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình trong một số trường hợp, cụ thể: c. Nội dung quyền sở hữu Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; Một số trường hợp không phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu; Có quyền yêu cầu người đã chuyển dịch tài sản cho mình phải trả lại những gì đã nhận; Được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu quy định tại Điều 236. 27 4.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) • Quyền sử dụng  Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép:  Quyền khai thác công dụng của tài sản là việc khai thác lợi ích từ tài sản theo công dụng của tài sản;  Hưởng hoa lợi từ tài sản là hưởng những sản vật tự nhiên do vật mang lại như hưởng hoa quả từ cây cối mang lại;  Hưởng lợi tức là hưởng lợi ích vật chất từ tài sản khi tài sản được đưa vào khai thác như hưởng tiền thuê nhà, tiền lãi từ số tiền gửi vào ngân hàng. c. Nội dung quyền sở hữu 28 4.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) • Quyền sử dụng  Chủ thể có quyền sử dụng tài sản:  Chủ sở hữu: có toàn quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo ý chí tuỳ nghi của mình trong khuôn khổ quy định của pháp luật;  Người không phải chủ sở hữu: (i) Người được chuyển giao quyền sử dụng thông qua hợp đồng hợp pháp của chủ sở hữu: có quyền sử dụng tài sản trong phạm vi hợp đồng đã thoả thuận. Thông thường có hai phương thức chuyển giao quyền sử dụng: cho thuê và cho mượn tài sản; (ii) Người được quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật. c. Nội dung quyền sở hữu 29 4.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) • Quyền định đoạt Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản (Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015). Quyền định đoạt là một quyền năng của chủ sở hữu để quyết định về “số phận” của tài sản. Bao gồm việc định đoạt số phận pháp lý và định đoạt số phận thực tế của tài sản. c. Nội dung quyền sở hữu 30 4.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) • Quyền định đoạt Định đoạt Định đoạt số phận thực tế của vật: từ bỏ quyền sở hữu, tiêu hủy, tiêu dùng. Định đoạt số phận pháp lý của tài sản: thông qua các giao dịch chuyển giao quyền sở hữu như mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, thừa kế. Phân loại quyền định đoạt c. Nội dung quyền sở hữu 31 4.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) • Quyền định đoạt Chủ thể có quyền định đoạt tài sản Chủ thể có quyền định đoạt Chủ sở hữu: có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy tài sản. Người không phải chủ sở hữu: chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật. c. Nội dung quyền sở hữu 32 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu Khái niệm Căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý do Bộ luật Dân sự quy định mà thông qua đó làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản nhất định. Căn cứ pháp lý Từ Điều 221 đến Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015. 33 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Phân loại căn cứ xác lập quyền sở hữu Quyền sở hữu được xác lập theo ý chí của chủ sở hữu. Quyền sở hữu được xác lập theo ý chí của Nhà nước. Căn cứ vào ý chí của chủ thể a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 34 Phân loại căn cứ xác lập quyền sở hữu Căn cứđầu tiên (căn cứnguyên sinh) Căn cứ kế tiếp (căn cứ phái sinh) Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh quyền sở hữu a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) 35 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (Điều 222): Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó. • Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng (Điều 223): Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó. • Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức (Điều 224): Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 36 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập (Điều 225):  Tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính;  Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:  Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;  Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 37 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn (Điều 226):  Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn;  Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:  Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó;  Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 38 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến (Điều 227):  Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành;  Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó;  Trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 39 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu (Điều 228):  Đối với tài sản vô chủ: Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.  Đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu:  Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất;  Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 40 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu (Điều 228):  Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản;  Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 41 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy (Điều 229):  Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất;  Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:  Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;  Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 42 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên (Điều 230):  Tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là trường hợp tài sản rời khởi chủ sở hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu;  Người nhặt được vật bị đánh rơi hoặc bị bỏ quên có nghĩa vụ sau:  Trường hợp người nhặt được tài sản biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên: Người nhặt được phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó;  Trường hợp người nhặt được tài sản không biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên: Người nhặt được phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 43 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên (Điều 230):  Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:  Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 44 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên (Điều 230):  Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:  Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên không phải là di tích lịch sử văn hóa thì: o Nếu tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó; o Nếu tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được hưởng = Lương cơ sở × 10 + (Giá trị tài sản đánh rơi/bỏ quên - Lương cơ sở × 10) : 2. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 45 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc (Điều 231):  Người phát hiện gia súc thất lạc được xác lập quyền sở hữu với các điều kiện sau:  Phải làm thủ tục thông báo cho chính quyền địa phương nơi mình cư trú để chính quyền sẽ làm thủ tục thông báo công khai tìm chủ sở hữu;  Thời hạn hưởng quyền sở hữu là 06 tháng kể từ khi thông báo công khai và 01 năm đối với gia súc ở vùng có tập tục thả rông mà không có chủ sở hữu đến nhận thì người phát hiện được xác lập quyền sở hữu.  Trường hợp có chủ sở hữu đến nhận thì người bắt được gia súc thất lạc sẽ có các quyền sau:  Yêu cầu chủ sở hữu thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc;  Nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 46 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc (Điều 232):  Người chiếm hữu gia cầm thất lạc được xác lập quyền sở hữu với các điều kiện sau:  Người bắt được gia cầm bị thất lạc có nghĩa vụ thông báo công khai để tìm chủ sở hữu;  Sau 01 tháng kể từ ngày thông báo công khai mà không có chủ sở hữu của gia cầm bị thất lạc đến nhận thì người bắt được gia cầm được xác lập quyền sở hữu.  Người bắt được gia cầm bị thất lạc có các quyền, nghĩa vụ cơ bản sau:  Nếu chủ sở hữu nhận lại gia cầm thì người phát hiện gia cầm thất lạc có quyền yêu cầu thanh toán các chi phí cần thiết cho việc nuôi gia cầm;  Được quyền hưởng hoa lợi do gia cầm mang lại. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 47 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước (Điều 233):  Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước chỉ được đặt ra khi vật nuôi đó di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác;  Việc xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên được quy định như sau:  Nếu vật nuôi dưới nước không có dấu hiệu gì riêng biệt để xác định được chủ sở hữu là ai thì ngay lập tức, người có ruộng, ao, hồ sẽ được xác lập quyền sở hữu;  Nếu vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để xác định chủ sở hữu thì người có ruộng, ao, hồ có nghĩa vụ thông báo công khai tìm chủ sở hữu. Các dấu hiệu riêng biệt của vật nuôi dưới nước như: chủng loại, màu sắc, kích thướcHết 01 tháng mà không có người nhận thì người có ruộng, ao, hồ được xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 48 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế (Điều 234). Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật. Thừa kế là hệ quả tất yếu của xã hội loài người. Khi con người có tích trữ tài sản, họ chết đi thường mong muốn để lại tài sản để đảm bảo cho cuộc sống của con cháu; • Xác lập quyền sở hữu theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (Điều 235). Quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 49 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Các căn cứ xác lập quyền sở hữu cụ thể: • Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (Điều 236):  Để được xác lập sở hữu theo thời hiệu, việc chiếm hữu của người đang chiếm hữu phải thỏa mãn các tiêu chí: Chiếm hữu ngay tình; chiếm hữu liên tục; chiếm hữu công khai;  Chủ thể xác lập quyền sở hữu theo Điều luật này chỉ bao gồm hai chủ thể là: người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình; và người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình;  Thời hiệu để xác lập sở hữu cho người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được xác định như sau:  Đối với động sản: 10 năm kể từ ngày chiếm hữu;  Đối với bất động sản: 30 năm kể từ ngày chiếm hữu. a. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 50 4.2.3. CĂN CỨ XÁC LẬP, CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) b. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu • Khái niệm: Căn cứ chấm dứt quyền sơ hữu là những sự kiện pháp lý do pháp luật quy định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì quyền sở hữu của một chủ thể đối với tài sản sẽ chấm dứt. • Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu:  Theo ý chí của chủ sở hữu:  Chủ sởhữu chuyển giao quyền sởhữu của mình cho người khác thông qua giao dịch dân sự;  Từ bỏ quyền sở hữu.  Theo những căn cứ do pháp luật quy định:  Tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu;  Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;  Tài sản bị tiêu huỷ;  Tài sản bị trưng mua;  Tài sản bị tịch thu. 51 4.2.4. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU a. Sở hữu toàn dân • Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân. Chủ thể của hình thức sở hữu toàn dân • Đất đai; rừng; nước; hầm, mỏ; các loại vũ khí quốc phòng, an ninh Đây là những khách thể đặc biệt chỉ thuộc sở hữu Nhà nước. Khách thể của sở hữu toàn dân • Gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Nhà nước thực hiện những quyền này dựa trên các quy định, kế hoạch cụ thể. Đồng thời, Nhà nước giao cho các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang chiếm hữu, sử dụng tài sản. Nội dung quyền sở hữu toàn dân 52 4.2.4. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU (tiếp theo) b. Sở hữu chung Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung gồm 2 loại: Sở hữu chung theo phần Sở hữu chung hợp nhất Là sở hữu mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Là sở hữu chung mà trong đó phần quyền của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Gồm: - Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia: Sở hữu chung của vợ chồng; - Sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia: Sở hữu chung của cộng đồng và trong nhà chung cư. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt theo sự thoả thuận, nếu không thoả thuận thì tương ứng với phần quyền của mỗi đồng chủ sở hữu; Mỗi đồng chủ sở hữu chung có quyền định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung. Khi việc định đoạt thông qua mua bán, các đồng chủ sở hữu chung khác có quyền ưu tiên mua. Các đồng chủ sở hữu có quyền ngang nhau đối với tài sản chung và cùng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 53 4.2.4. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU (tiếp theo) c. Sở hữu riêng • Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị; • Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng:  Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật;  Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 54 4.2.5. PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU a. Kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền) • Điều 166, Điều 167, Điều 168 Bộ luật Dân sự năm 2015Cơ sở pháp lý • Lấy lại được tài sản của mình đang bị người khác chiếm hữu trái pháp luật. Mục đích của người khởi kiện • Bao gồm cả tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản nếu có.Tài sản đòi lại • Người kiện đòi là chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản – Người bị kiện đòi là người đang chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Chủ thể 55 4.2.5. PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) Điều kiện kiện đòi: • Thứ nhất, về chủ thể có quyền yêu cầu: là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó. Những người này phải chứng minh được quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình; • Thứ hai, người bị khởi kiện: là người đang chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản; • Thứ ba, tài sản phải còn trong sự chiếm hữu của chủ thể chiếm hữu bất hợp pháp. Nếu tài sản không còn tồn tại thì không thể áp dụng được phương thức kiện đòi; • Thứ tư, không rơi vào các trường hợp pháp luật quy định không phải trả lại tài sản theo quy định tại Điều 167 và Điều 168. a. Kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền) 56 4.2.5. PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) b. Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền) • Căn cứ pháp lý: Điều 170 • Điều kiện kiện đòi bồi thường:  Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra;  Thứ hai, có hành vi trái pháp luật; nếu hành vi gây thiệt hại được coi là hành vi hợp pháp như trường hợp gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại sẽ không phải bồi thường;  Thứ ba, có mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra;  Thứ tư, có lỗi của người gây thiệt hại. Đây không phải là điều kiện luôn luôn bắt buộc. Có những trương hợp người gây ra thiệt hại không có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 57 4.2.5. PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) c. Kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản • Cơ sở pháp lý: Điều 169 • Nội dung: Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm. 4.2.6. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU 58 • Cơ sở pháp lý: Được quy định tại các Điều 171 đến Điều 178. • Chủ sở hữu có các nghĩa vụ sau đây:  Trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết;  Trong việc bảo vệ môi trường;  Trong việc tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;  Tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản;  Tôn trọng quy tắc xây dựng;  Bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề;  Bị hạn chế quyền trổ cửa. TỔNG KẾT CUỐI BÀI 59 Khái niệm, đặc điểm, chế độ pháp lý của tài sản. Khái niệm quyền sở hữu. Quan hệ pháp luật về quyền sở hữu. Những nội dung đã nghiên cứu Căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt quyền sở hữu. Các hình thức sở hữu và phương thức bảo về quyền sở hữu. Một số quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_dan_su_viet_nam_bai_4_tai_san_va_quyen_so_huu.pdf
Tài liệu liên quan