Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - Bài 5: Quyền khác đối với tài sản - Lê Thị Giang

HIỆU LỰC VÀ THỜI HẠN CỦA QUYỀN BỀ MẶT a. Các trường hợp chấm dứt quyền bề mặt Quyền bề mặt chấm dứt trong trường hợp sau đây: • Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết; • Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một; • Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình; • Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật Đất đai; • Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luậ b. Xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt • Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; • Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; • Trường hợp chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó. Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản.

pdf31 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - Bài 5: Quyền khác đối với tài sản - Lê Thị Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BÀI 5 QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN ThS. Lê Thị Giang Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội MỤC TIÊU BÀI HỌC Nắm bắt được các nội dung về quyền đối với bất động sản liền kề. Trình bày và phân tích được các kiến thức liên quan đến quyền hưởng dụng. Trình bày và phân tích được các kiến thức liên quan đến quyền bề mặt. 01 02 03 2 3CẤU TRÚC NỘI DUNG Quyền đối với bất động sản liền kề Quyền hưởng dụng Quyền bề mặt 5.1. 5.2. 5.3. 5.1. QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ 4 Khái niệm5.1.1. Nguyên tắc thực hiện 5.1.2. Căn cứ xác lập5.1.3. Các quyền đối với bất động sản liền kề 5.1.4. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề5.1.5. 5.1.1. KHÁI NIỆM 5 2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Đặc điểm Phân loại Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). Khái niệm Nhà A bị vây bọc xung quanh bởi các bất động sản khác nên không có lối đi ra đường công cộng. Trong trường hợp này, A có quyền sử dụng bất động sản của người khác để có lối đi ra đường công cộng. Ví dụ 5.1.2. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN QUYỀN 6 Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề gồm: • Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên; • Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:  Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền;  Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;  Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn. 5.1.3. CĂN CỨ XÁC LẬP 7 Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề gồm: • Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên; • Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo quy định của luật; • Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuận; • Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo di chúc. 5.1.4. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ 8 Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác 5.1.4. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ (tiếp theo) 9 Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại. 10 5.1.4. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ (tiếp theo) Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường. Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác 11 5.1.4. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ (tiếp theo) Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Quyền về lối đi qua Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền. 12 5.1.4. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ (tiếp theo) Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Mặc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác 5.1.5. CHẤM DỨT QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ 13 2.1.1 Đặc điểm Phân loại Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây: Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền. Theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp khác theo quy định của luật. 5.2. QUYỀN HƯỞNG DỤNG 14 Khái niệm5.2.1. Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng 5.2.2. Hiệu lực, thời hạn của quyền hưởng dụng5.2.3. Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản và của người hưởng dụng 5.2.4. Chấm dứt quyền hưởng dụng và vấn đề hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng 5.2.5. 5.2.1. KHÁI NIỆM 15 2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Đặc điểm Phân loại Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định. Khái niệm A có căn hộ chung cư không sử dụng. A thỏa thuận với con mình là anh B để cho anh B được quyền hưởng dụng căn hộ chung cư trong thời gian 5 năm  Anh B được coi là người có quyền hưởng dụng đối với căn hộ chung cư nên anh B được khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ căn hộ. Ví dụ 5.2.2. CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN HƯỞNG DỤNG 16 Quyền hưởng dụng được xác lập theo thỏa thuận Quyền hưởng dụng được xác lập theo di chúc 17 5.2.3. HIỆU LỰC, THỜI HẠN CỦA QUYỀN HƯỞNG DỤNG a. Hiệu lực Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. 18 5.2.3. HIỆU LỰC, THỜI HẠN CỦA QUYỀN HƯỞNG DỤNG (tiếp theo) a. Hiệu lực Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân. Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn mà họ có quyền hưởng dụng. 19 5.2.4. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ CỦA NGƯỜI HƯỞNG DỤNG TÀI SẢN a. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập. Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình. Không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng. Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản. 20 5.2.4. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ CỦA NGƯỜI HƯỞNG DỤNG TÀI SẢN (tiếp theo) b. Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng Quyền của người hưởng dụng Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng. Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản. Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản. Nghĩa vụ của người hưởng dụng Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định; Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản; Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình; Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản định kỳ để bảo đảm việc sử dụng bình thường; Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng. 21 5.2.4. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ CỦA NGƯỜI HƯỞNG DỤNG TÀI SẢN (tiếp theo) • Người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực. • Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng. b. Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng Riêng đối với quyền hưởng hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng có các quyền sau đây: 5.2.5. CHẤM DỨT QUYỀN HƯỞNG DỤNG VÀ VẤN ĐỀ HOÀN TRẢ TÀI SẢN KHI CHẤM DỨT QUYỀN HƯỞNG DỤNG 22 • Quyền hưởng dụng chấm dứt trong trường hợp sau đây:  Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết;  Theo thỏa thuận của các bên;  Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng;  Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định;  Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn;  Theo quyết định của Tòa án. • Hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng: Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 5.3. QUYỀN BỀ MẶT 23 Khái niệm5.3.1. Căn cứ xác lập quyền bề mặt 5.3.2. Hiệu lực và thời hạn quyền bề mặt5.3.3. Nội dung của quyền bề mặt 5.3.4. Chấm dứt quyền bề mặt và xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt 5.3.5. 5.3.1. KHÁI NIỆM 24 2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Đặc điểm Phân loại Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác. Khái niệm A có quyền sử dụng đất (diện tích: 500 m2). A thỏa thuận để chuyển cho B quyền bề mặt  B với tư cách là chủ thể có quyền bề mặt được quyền khai thác mặt đất, khoảng không gian trên mặt đất, lòng đất để phục vụ cho lợi ích của mình. Ví dụ 5.3.2. CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN BỀ MẶT 25 Quyền bề mặt được xác lập theo thỏa thuận Quyền bề mặt được xác lập theo di chúc 26 5.3.3. HIỆU LỰC VÀ THỜI HẠN CỦA QUYỀN BỀ MẶT a. Hiệu lực Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. 27 5.3.3. HIỆU LỰC VÀ THỜI HẠN CỦA QUYỀN BỀ MẶT (tiếp theo) b. Thời hạn Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất. Trường hợp thoả thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng. 5.3.4. NỘI DUNG QUYỀN BỀ MẶT 28 • Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác; • Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập trên bền mặt mà mình khai thác; • Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao. 29 5.3.5. HIỆU LỰC VÀ THỜI HẠN CỦA QUYỀN BỀ MẶT a. Các trường hợp chấm dứt quyền bề mặt Quyền bề mặt chấm dứt trong trường hợp sau đây: • Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết; • Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một; • Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình; • Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật Đất đai; • Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật; 30 5.3.5. HIỆU LỰC VÀ THỜI HẠN CỦA QUYỀN BỀ MẶT (tiếp theo) b. Xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt • Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; • Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; • Trường hợp chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó. Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản. TỔNG KẾT CUỐI BÀI 31 Quyền đối với bất động sản liền kề. Quyền hưởng dụng. Quyền bề mặt. Những nội dung đã nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_dan_su_viet_nam_bai_5_quyen_khac_doi_voi_tai.pdf
Tài liệu liên quan