Bài giảng Luật hình sự 1 - Bài 1: Khái quát chung về luật hình sự Việt Nam - Nguyễn Thị Lan
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ
• Khoa học luật hình sự nghiên cứu toàn diện các vấn đề thuộc đối tượng điều chỉnh
của luật hình sự nghiên cứu các quy phạm, các chế định của luật hình sự về tội
phạm, cấu thành tội phạm, cơ sở trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm, trách nhiệm hình sự đối với chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt,
những tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, mục đích của hình phạt và hệ
thống hình phạt, các nguyên tắc quyết định hình phạt.
• Khoa học luật hình sự còn nghiên cứu lịch sử xây dựng pháp luật hình sự, tìm ra
những kinh nghiệm tốt kế thừa để hoàn thiện Luật Hình sự hiện hành.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ
• Phương pháp luận của khoa học luật hình sự là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử lịch sử: nghiên cứu tội phạm và hình phạt như là những
hiện tượng có tính chất pháp lý và xã hội, có liên hệ hữu cơ với các điều kiện vật
chất - xã hội, trong sự vận động và phát triển.
• Phương pháp thống kê và điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, phân tích,
tổng hợp
• Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu của mình, khoa học luật hình sự phải dựa trên
các thành tựu của các ngành khoa học khác, nhất là những tri thức về triết học.
Khoa học luật hình sự có liên hệ mật thiết với các khoa học pháp lý khác như tội
phạm học, thống kê hình sự, khoa học kỹ thuật hình sự, tâm thần học tư pháp, giám
định pháp y, khoa học luật tố tụng hình sự.
24 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật hình sự 1 - Bài 1: Khái quát chung về luật hình sự Việt Nam - Nguyễn Thị Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015102204
1
LUẬT HÌNH SỰ I
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan
v1.0015102204
BÀI 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan
2
v1.0015102204
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Phân tích được ý nghĩa của thuật ngữ Luật Hình sự
với tư cách là một ngành luật;
• Phân tích được ý nghĩa của thuật ngữ Luật Hình sự
với tư cách là một đạo luật;
• Phân tích được ý nghĩa của thuật ngữ Luật Hình sự
với tư cách là một môn khoa học.
3
v1.0015102204
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
• Để học được tốt môn học này, người học phải học
xong các môn sau:
Lý luận nhà nước và pháp luật;
Luật Hành chính.
4
v1.0015102204
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc giáo trình;
• Sưu tầm và đọc các tài liệu tham khảo có liên quan
• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về
những vấn đề chưa nắm rõ;
• Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài;
• Đọc và vận dụng những kiến thức đã học để tập
phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý trong
thực tiễn.
5
v1.0015102204
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Ngành Luật hình sự Việt Nam1.1
Đạo luật hình sự Việt Nam1.2
Khoa học luật hình sự1.3
6
v1.0015102204
1.1. NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm ngành
Luật hình sự Việt Nam
1.1.2. Đối tượng và
phương pháp điều chỉnh
của Luật hình sự Việt Nam
1.1.3. Nhiệm vụ của Luật
hình sự Việt nam
1.1.4. Các nguyên tắc cơ
bản của Luật hình sự
Việt Nam
7
v1.0015102204
1.1.1. KHÁI NIỆM NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước, bao gồm tổng thể các quy
phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người
thực hiện tội phạm bằng việc quy định phạm vi những hành vi nguy hiểm cho xã hội là
tội phạm và hình phạt đối với các tội phạm cũng như những vấn đề liên quan đến việc
xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
8
v1.0015102204
1.1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
• Đối tượng điều chỉnh: là các quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội xuất
hiện khi người phạm tội thực hiện một tội phạm mà Luật Hình sự đã quy định.
• Phương pháp điều chỉnh: phương pháp quyền uy.
9
v1.0015102204
1.1.3. NHIỆM VỤ CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
• Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
• Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
• Giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, ý thức đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm.
10
v1.0015102204
1.1.4. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
11
Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự
Nguyên tắc công minh
Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm
Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi
Nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân
Các
nguyên
tắc
Nguyên tắc nhân đạo
v1.0015102204
1.2. ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.2.1. Khái niệm đạo luật
hình sự
1.2.2. Cấu trúc của Bộ
luật hình sự
1.2.3. Hiệu lực của Bộ
luật hình sự
1.2.4. Giải thích đạo luật
hình sự
12
v1.0015102204
1.2.1. KHÁI NIỆM ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ
• Đạo luật hình sự Việt Nam là văn bản chứa đựng các quy phạm quy định về tội phạm
và hình phạt do Quốc hội ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định.
• Đạo luật hình sự có thể là Bộ luật hình sự hoặc một đạo luật hình sự đơn hành quy
định trách nhiệm hình sự đối với một hoặc một số tội phạm nhất định.
13
v1.0015102204
1.2.2. CẤU TRÚC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
• Phần chung của Bộ luật hình sự gồm các quy phạm quy định nhiệm vụ của Bộ luật
hình sự, nguyên tắc của Luật Hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự, hiệu lực của
Bộ luật hình sự, các khái niệm chung về tội phạm và hình phạt, các chế định khác
liên quan việc xác định tội phạm và quyết định hình phạt, những quy định về trách
nhiệm hình sự, với người chưa thành niên phạm tội.
• Phần các tội phạm gồm những quy phạm quy định dấu hiệu pháp lý của các tội
phạm cụ thể, loại hình phạt và mức hình phạt với các tội phạm đó.
14
v1.0015102204
1.2.2. CẤU TRÚC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
15
BỘ LUẬT
HÌNH SỰ
Phần chung Phần các tội phạm
chương
Điểm
(Mục)
Điều
Khoản
Phần
(Không kể Lời nói đầu)
v1.0015102204
1.2.3. HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
• Hiệu lực theo không gian
Nguyên tắc lãnh thổ:
Hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Tính cả tàu quân sự, máy bay quân sự, tàu biển dân dụng và máy bay dân
dụng của Việt Nam.
Là tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nếu:
– Bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam;
– Chỉ bắt đầu hoặc chỉ kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam;
– Tuy không bắt đầu hay kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có ít nhất
một giai đoạn nào đó diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp ngoại lệ: các trường hợp người phạm tội được hưởng quyền
miễn trừ tư pháp.
16
v1.0015102204
1.2.3. HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
17
• Hiệu lực theo không gian:
Nguyên tắc quốc tịch:
Công dân Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam.
Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam nếu các Điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định như vậy.
• Hiệu lực theo thời gian:
Từ ngày được công bố;
Từ thời điểm được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật.
• Vấn đề hiệu lực hồi tố: về cơ bản không áp dụng hiệu lực hồi tố.
v1.0015102204
1.2.4. GIẢI THÍCH ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ
Giải thích chính thức Giải thích của cơ quan xét xử
Giải thích mang tính khoa học
18
v1.0015102204
1.3. KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ
1.3.1. Khái niệm khoa
học luật hình sự
1.3.2. Đối tượng nghiên
cứu của khoa học luật
hình sự
1.3.3. Phương pháp
nghiên cứu của khoa học
luật hình sự
1.3.4. Phương hướng
hoàn thiện của Luật hình
sự Việt Nam
19
v1.0015102204
1.3.1. KHÁI NIỆM KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ
• Khoa học luật hình sự là một ngành khoa học pháp lý, một bộ phận của khoa học
pháp lý nói chung và có nhiệm vụ:
Nghiên cứu, cung cấp các dữ liệu khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật hình sự.
Làm sáng tỏ các nguyên tắc của pháp luật hình sự.
Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm;
tổng kết kinh nghiệm áp dụng pháp luật hình sự để đưa ra những giải pháp
phù hợp.
20
v1.0015102204
1.3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ
• Khoa học luật hình sự nghiên cứu toàn diện các vấn đề thuộc đối tượng điều chỉnh
của luật hình sự nghiên cứu các quy phạm, các chế định của luật hình sự về tội
phạm, cấu thành tội phạm, cơ sở trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm, trách nhiệm hình sự đối với chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt,
những tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, mục đích của hình phạt và hệ
thống hình phạt, các nguyên tắc quyết định hình phạt....
• Khoa học luật hình sự còn nghiên cứu lịch sử xây dựng pháp luật hình sự, tìm ra
những kinh nghiệm tốt kế thừa để hoàn thiện Luật Hình sự hiện hành.
21
v1.0015102204
1.3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ
• Phương pháp luận của khoa học luật hình sự là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử lịch sử: nghiên cứu tội phạm và hình phạt như là những
hiện tượng có tính chất pháp lý và xã hội, có liên hệ hữu cơ với các điều kiện vật
chất - xã hội, trong sự vận động và phát triển.
• Phương pháp thống kê và điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, phân tích,
tổng hợp
• Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu của mình, khoa học luật hình sự phải dựa trên
các thành tựu của các ngành khoa học khác, nhất là những tri thức về triết học.
Khoa học luật hình sự có liên hệ mật thiết với các khoa học pháp lý khác như tội
phạm học, thống kê hình sự, khoa học kỹ thuật hình sự, tâm thần học tư pháp, giám
định pháp y, khoa học luật tố tụng hình sự.
22
v1.0015102204
23
• Sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự theo hướng nhân
đạo hóa, bảo vệ tốt hơn các quyền con người, quyền
cơ bản của công dân.
• Sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự nhằm góp phần
bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.3.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
• Sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước
và duy trì môi trường sống an lành cho người dân.
• Sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự theo hướng làm hài hòa các quy định của Bộ luật
hình sự với các quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm mà nước
ta là thành viên, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm.
v1.0015102204
Bài học này đã đề cập đến các nội dung sau:
• Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự;
• Cấu trúc của đạo luật hình sự Việt Nam;
• Đối tượng và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý
hình sự.
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
24
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_hinh_su_1_bai_1_khai_quat_chung_ve_luat_hinh.pdf