Bài giảng Luật hình sự 1 - Bài 6: Một số vấn đề về trách nhiệm hình sự, hình phạt và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam - Nguyễn Thị Lan
HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
• Các loại hình phạt được áp dụng: cảnh cáo, phạt tiền,
cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
Cảnh cáo: khiển trách công khai người chưa
thành niên bị kết án trước Toà án.
Phạt tiền:
Chỉ được áp dụng với tư cách là hình phạt
chính đối với người chưa thành niên phạm tội
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó
có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức phạt tiền không quá 1/2 mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Cải tạo không giam giữ:
Không cách ly khỏi môi trường sống;
Thời hạn không được vượt quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định;
Không được khấu trừ thu nhập của họ
HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
• Tù có thời hạn:
Chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết.
Đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi:
Mức cao nhất không vượt quá 18 năm tù nếu điều luật đó quy định hình phạt
cao nhất là chung thân hoặc tử hình.
Mức cao nhất không quá ¾ mức phạt tù có thời hạn nếu điều luật đó quy
định áp dụng hình phạt tù có thời hạn.
Đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi:
Mức cao nhất không vượt quá 12 năm tù nếu điều luật đó quy định hình phạt
cao nhất là chung thân hoặc tử hình.
Mức cao nhất không quá ½ mức phạt tù có thời hạn nếu điều luật đó quy
định áp dụng hình phạt tù có thời hạn.
27 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật hình sự 1 - Bài 6: Một số vấn đề về trách nhiệm hình sự, hình phạt và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam - Nguyễn Thị Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015102204
1
LUẬT HÌNH SỰ I
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan
v1.0015102204
BÀI 6
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ, HÌNH PHẠT VÀ CÁC
BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan
2
v1.0015102204
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được cơ sở của trách nhiệm hình sự, mục
đích của hình phạt và khái niệm, nội dung, điều kiện áp
dụng từng loại hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam.
• Trình bày được các quy định của Bộ luật hình sự về
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách
nhiệm hình sự.
• Mô tả được chính sách hình sự của Nhà nước đối với
đối tượng người chưa thành niên phạm tội.
• Phân tích được hệ thống các chế tài hình sự áp dụng
với người chưa thành niên phạm tội.
3
v1.0015102204
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
• Để học được tốt môn học này, người học
phải học xong các môn sau:
Lý luận nhà nước và pháp luật;
Luật Hiến pháp.
4
v1.0015102204
• Đọc giáo trình;
• Sưu tầm và đọc các tài liệu tham khảo có liên quan
• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về
những vấn đề chưa nắm rõ;
• Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài;
• Đọc và vận dụng những kiến thức đã học để tập
phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý trong
thực tiễn.
HƯỚNG DẪN HỌC
5
v1.0015102204
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự và vấn đề miễn trách nhiệm hình sự trong
Luật hình sự Việt Nam
6.1
Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam 6.2
Các biện pháp tư pháp 6.3
Vấn đề trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội
6.4
6
v1.0015102204
6.1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ, THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ
VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
6.1.1. Khái niệm, đặc điểm
và cơ sở của trách nhiệm
hình sự
6.1.2. Thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự
6.1.3. Vấn đề miễn trách
nhiệm hình sự
7
v1.0015102204
6.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ SỞ CỦA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
• Khái niệm trách nhiệm hình sự: Là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà
cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của
mình và được thực hiện bằng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác
theo quy định của Bộ luật hình sự.
• Các đặc điểm của trách nhiệm hình sự:
Là một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý;
Là hậu quả pháp lý tất yếu của việc thực hiện tội phạm;
Bản chất chính là sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội;
Là quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước và người thực hiện tội phạm;
Mang tính công;
Là trách nhiệm cá nhân;
Trách nhiệm hình sự được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước đặc
biệt là hình phạt.
8
v1.0015102204
6.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ SỞ CỦA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
9
• Cơ sở của trách nhiệm hình sự:
Cơ sở khách quan: trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh khi có hành vi phạm tội; tư
tưởng, suy nghĩ của con người dù nguy hiểm đến đâu cũng không thể là cơ sở
để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ sở chủ quan: người thực hiện tội phạm phải có lỗi trong việc thực hiện hành
vi đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
v1.0015102204
6.1.2. THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
• Khái niệm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
Là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó và có những điều
kiện mà Bộ luật hình sự quy định thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
• Điều kiện áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
Kể từ khi thực hiện tội phạm đã trải qua một thời hạn do Bộ luật hình sự quy định
(Tội phạm càng nghiêm trọng thì thời hạn đó được pháp luật quy định càng dài).
Trong thời hạn đó, người phạm tội không phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy
định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên một năm tù.
Trong thời hạn đó, người phạm tội không cố tình trốn tránh hoặc mặc dù người
phạm tội trốn tránh nhưng không có lệnh truy nã của cơ quan có thẩm quyền.
• Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an
ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
10
v1.0015102204
6.1.3. VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
• Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự: là miễn những hậu quả pháp lý về các tội phạm
đối với người thực hiện tội phạm khi có những điều kiện theo quy định của pháp luật.
• Theo quy định tại phần chung Bộ luật hình sự thì có 3 trường hợp miễn trách nhiệm
hình sự:
Miễn trách nhiệm hình sự do sự chuyển biến của tình hình (Khoản 1 Điều 25 Bộ
luật hình sự).
Miễn trách nhiệm hình sự do có hành vi tích cực của người phạm tội (Khoản 2
Điều 25 Bộ luật hình sự).
Miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá (Khoản 3 Điều 25 Bộ luật
hình sự). 11
v1.0015102204
6.2. HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
6.2.1. Khái niệm và đặc
điểm của hình phạt
6.2.2. Mục đích của hình
phạt
6.2.3. Hệ thống hình phạt
trong luật hình sự Việt
Nam
12
v1.0015102204
6.2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH PHẠT
Khái niệm hình phạt: Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được
quy định trong Luật Hình sự do Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng đối với người đã
thực hiện tội phạm, tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và lợi ích nhất định của người
bị kết án nhằm trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm.
13
v1.0015102204
6.2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH PHẠT
14
• Các đặc điểm của hình phạt:
Là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện
pháp cưỡng chế nhà nước.
Được quy định trong Bộ luật hình sự.
Do Tòa án áp dụng đối với chính cá nhân người đã thực hiện một tội phạm và
theo một trình tự riêng biệt.
Là công cụ đảm bảo cho Luật Hình sự có thể thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ
cũng như nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Dẫn đến hậu quả pháp lý là án tích.
v1.0015102204
6.2.2. MỤC ĐÍCH CỦA HÌNH PHẠT
• Điều 27 Bộ luật hình sự quy định: Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội
mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật
và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình
phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm.
• Hình phạt có mục đích trừng trị và mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội, ngăn
ngừa họ phạm tội mới.
• Hình phạt có mục đích ngăn ngừa những người "không vững vàng" trong xã hội
phạm tội.
• Hình phạt có mục đích giáo dục các thành viên khác trong xã hội nâng cao ý thức
pháp luật, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
15
v1.0015102204
6.2.3. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
• Khái niệm hệ thống hình phạt: là tổng thể các loại hình phạt do Nhà nước quy định
trong luật hình sự có sự liên kết chặt chẽ với nhau theo một trật tự nhất định do tính
chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt quy định.
• Các loại hình phạt chính:
Bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù
chung thân, tử hình.
Được tuyên độc lập.
Chỉ áp dụng 1 hình phạt chính cho mỗi hành vi phạm tội.
Áp dụng trong phạm vi điều luật quy định, trừ trường hợp quyết định hình phạt
nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự theo Điều 47 Bộ luật hình sự.
16
v1.0015102204
6.2.3. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
17
• Các loại hình phạt bổ sung:
Bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt
tiền khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình
phạt chính.
Ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt chính.
Không áp dụng độc lập, chỉ tuyên kèm theo hình phạt chính.
Thể hiện sự phong phú và cân đối của hệ thống hình phạt giúp cho việc xử lý tội
phạm được toàn diện và triệt để.
Áp dụng trong phạm vi điều luật quy định.
v1.0015102204
6.3. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
6.3.1. Khái niệm các biện
pháp tư pháp
6.3.2. Các biện pháp tư
pháp quy định trong Bộ luật
hình sự hiện hành
18
v1.0015102204
6.3.1. KHÁI NIỆM CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
• Là những biện pháp cưỡng chế hình sự được quy định trong Luật Hình sự do Viện
kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có dấu
hiệu của tội phạm trong các giai đoạn tố tụng hình sự
• Có vai trò hỗ trợ cho hình phạt hoặc thay thế hình phạt, giúp cho việc xử lý tội phạm
được triệt để.
• Giúp cho các cơ quan có thẩm quyền vận dụng linh hoạt và đúng đắn chính sách
hình sự của Nhà nước.
19
v1.0015102204
6.3.2. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
20
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại
Buộc công khai xin lỗi
Bắt buộc chữa bệnh
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Đưa vào trường giáo dưỡng
Các
biện
pháp
v1.0015102204
6.4. VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
6.4.1. Khái niệm và các
nguyên tắc xử lý người
chưa thành niên phạm tội
6.4.2. Các biện pháp tư
pháp áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội
6.4.3. Hình phạt áp dụng
đối với người chưa thành
niên phạm tội
21
v1.0015102204
6.4.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI
• Khái niệm người chưa thành niên: là người mà sự phát triển về thể chất có sự không
tương xứng với quá trình phát triển về nhân cách, năng lực trí tuệ, nhân sinh quan
và thế giới quan để hình thành toàn bộ những đặc điểm tâm sinh lý của một người
bước vào độ tuổi thành niên.
• Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm thì phải chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
• Luật hình sự Việt Nam không coi người chưa thành niên phạm tội có năng lực trách
nhiệm hình sự như người đã thành niên phạm tội nên đã có những quy định mang
tính nhân đạo áp dụng đối với đối tượng này.
22
v1.0015102204
6.4.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI
23
• Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội:
Chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và
trở thành công dân có ích cho xã hội.
Có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng
hoặc tội nghiêm trọng gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia
đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện
chỉ trong những trường hợp cần thiết.
Nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong những biện pháp tư pháp được quy định
tại Điều 70 Bộ luật hình sự.
Hạn chế áp dụng hình phạt tù, không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình người
chưa thành niên phạm tội.
Án đã tuyên đối với người phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định
tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
v1.0015102204
6.4.2. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI
• Có hai biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội:
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
Phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng;
Có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
Nhân thân tốt;
Thái độ ăn năn hối cải;
Có nơi thường trú rõ ràng và là môi trường thuận lợi cho việc giáo dục,
cải tạo;
Thời hạn từ 1-2 năm.
Đưa vào trường giáo dưỡng:
Nghiêm khắc hơn biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Tình tiết nghiêm trọng hơn;
Nhân thân xấu;
Môi trường sống không thuận lợi cho việc giáo dục, cải tạo;
Chưa cần thiết phải áp dụng hình phạt.
24
v1.0015102204
6.4.3. HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
• Các loại hình phạt được áp dụng: cảnh cáo, phạt tiền,
cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
Cảnh cáo: khiển trách công khai người chưa
thành niên bị kết án trước Toà án.
Phạt tiền:
Chỉ được áp dụng với tư cách là hình phạt
chính đối với người chưa thành niên phạm tội
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó
có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
25
Mức phạt tiền không quá 1/2 mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Cải tạo không giam giữ:
Không cách ly khỏi môi trường sống;
Thời hạn không được vượt quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định;
Không được khấu trừ thu nhập của họ.
v1.0015102204
6.4.3. HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
26
• Tù có thời hạn:
Chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết.
Đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi:
Mức cao nhất không vượt quá 18 năm tù nếu điều luật đó quy định hình phạt
cao nhất là chung thân hoặc tử hình.
Mức cao nhất không quá ¾ mức phạt tù có thời hạn nếu điều luật đó quy
định áp dụng hình phạt tù có thời hạn.
Đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi:
Mức cao nhất không vượt quá 12 năm tù nếu điều luật đó quy định hình phạt
cao nhất là chung thân hoặc tử hình.
Mức cao nhất không quá ½ mức phạt tù có thời hạn nếu điều luật đó quy
định áp dụng hình phạt tù có thời hạn.
v1.0015102204
Bài học này đã đề cập đến các nội dung sau:
• Khái niệm, đặc điểm, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
• Khái niệm, đặc điểm, mục đích và hệ thống các hình phạt;
• Khái niệm, đặc điểm các biện pháp tư pháp;
• Đường lối xử lý về hình sự đối với người chưa thành niên
phạm tội.
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
27
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_hinh_su_1_bai_6_mot_so_van_de_ve_trach_nhiem.pdf