Bài giảng Luật kinh tế - Bài 1: Tổng quan về luật kinh tế - Vũ Phương Đông

KHÁCH THỂ CỦA LUẬT KINH TẾ Khách thể của Luật Kinh tế: Hành vi thương mại. Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác Đặc điểm của hành vi thương mại • Hành vi thương mại xuất hiện muộn hơn so với hành vi dân sự; • Hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường nhằm mục đích sinh lời; • Hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp, được thương nhân (tổ chức, cá nhân kinh doanh) thực hiện

pdf16 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luật kinh tế - Bài 1: Tổng quan về luật kinh tế - Vũ Phương Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ TS. Vũ Phương Đông Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội 1 • Trình bày được khái niệm Luật Kinh tế.1 • Phân tích được những đặc điểm của Luật Kinh tế. 2 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Xác định được vấn đề áp dụng pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ thương mại. 3 2 CẤU TRÚC NỘI DUNG Khái niệm Luật Kinh tế1.1 Đặc điểm của Luật Kinh tế1.2 Nguồn của pháp luật kinh tế1.3 3 1.1. KHÁI NIỆM LUẬT KINH TẾ Dưới góc độ một ngành luậtDưới góc độ quy phạm pháp luật Tổng thể các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động của sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với cơ quan quản lý nhà nước. Luật kinh tế là ngành luật điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội chủ yếu, đó là những quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh và những quan hệ trong quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh đó. 4 1.2. ĐẶC ĐIỂM LUẬT KINH TẾ 1.2.1 Chủ thể của Luật Kinh tế 1.2.2 Khách thể của Luật Kinh tế 5 1.2.1. CHỦ THỂ CỦA LUẬT KINH TẾ Chủ thể của Luật Kinh tế là thương nhân. Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. 6 1.2.1. CHỦ THỂ CỦA LUẬT KINH TẾ (tiếp theo) • Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại; • Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích bản thân; • Thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên; • Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh; • Thương nhân gồm 03 loại (theo cách chia về mô hình):  Thương nhân là Hộ kinh doanh;  Thương nhân là Doanh nghiệp;  Thương nhân là Hợp tác xã. Đặc điểm của thương nhân 7 1.2.2. KHÁCH THỂ CỦA LUẬT KINH TẾ Khách thể của Luật Kinh tế: Hành vi thương mại. Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. 8 • Hành vi thương mại xuất hiện muộn hơn so với hành vi dân sự; • Hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường nhằm mục đích sinh lời; • Hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp, được thương nhân (tổ chức, cá nhân kinh doanh) thực hiện. 1.2.2. KHÁCH THỂ CỦA LUẬT KINH TẾ (tiếp theo) 9 Đặc điểm của hành vi thương mại 1.2.2. KHÁCH THỂ CỦA LUẬT KINH TẾ (tiếp theo) Dựa vào bản chất Hành vi thương mại thuần túy Hành vi thương mại phụ thuộc Hành vi thương mại hỗn hợp Phân loại hành vi thương mại 10 1.2.2. KHÁCH THỂ CỦA LUẬT KINH TẾ (tiếp theo) 1 2 3 4 Nhóm hành vi thương mại hàng hóa Nhóm hành vi thương mại dịch vụ Nhóm hành vi thương mại đầu tư Nhóm hành vi thương mại sở hữu trí tuệ Dựa vào lĩnh vực 11 1.3. NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT KINH TẾ 1.3.1 Văn bản quy phạm pháp luật 1.3.2 Tập quán thương mại 1.3.3 Án lệ 12 1.3.1. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT • Hiến Pháp năm 2013; • Bộ luật Dân sự năm 2015; • Hệ thống văn bản luật thuộc lĩnh vực kinh tế:  Luật Thương mại năm 2005;  Luật Doanh nghiệp năm 2014;  Luật Phá sản năm 2014;  Nhiều văn bản khác. • Hệ thống văn bản dưới luật. 13 1.3.2. TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Ví dụ: Tập quán về thư tín dụng (L/C), Tập quán về giao nhận hàng hóa (Incoterms 2000). 14 1.3.3. ÁN LỆ Án lệ là bản án đã tuyên hoặc một sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như một tiền lệ làm cơ sở để các Thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự. Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố. 15 TỔNG KẾT CUỐI BÀI Khái niệm Luật Kinh tế: Dưới góc độ quy phạm pháp luật và dưới góc độ là một ngành luật. Đặc điểm của Luật Kinh tế: Chủ thể và khách thể của Luật Kinh tế. Nguồn của Pháp luật Kinh tế: Văn bản quy phạm pháp luật; Tập quán thương mại; Án lệ. Những nội dung đã nghiên cứu 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_kinh_te_bai_1_tong_quan_ve_luat_kinh_te_vu_ph.pdf
Tài liệu liên quan