Bài giảng Luật lao động - Bài 5: Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động - Lê Thị Châu
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể
• Thủ tục trọng tài:
Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích khi
nhận được đơn của một bên tranh chấp yêu cầu giải quyết.
Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi
ích là không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải.
Nếu hòa giải thành, hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành.
Nếu hòa giải không thành hoặc một bên tranh chấp đã triệu tập hợp lệ đến lần
thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng thì hội đồng trọng tài lao
động lập biên bản hòa giải không thành,
• Đối với tranh chấp lao động cá nhân
Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Lao động 2012, thời hiệu yêu cầu giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động
cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho
rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể
từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp
pháp của mình bị vi phạm.
• Đối với tranh chấp lao động tập thể: Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Lao động
2012, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm
kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị vi phạm
25 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật lao động - Bài 5: Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động - Lê Thị Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015103216
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
LUẬT LAO ĐỘNG
Giảng viên: PGS. TS. Lê Thị Châu
v1.0015103216
BÀI 5
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
LAO ĐỘNG
Giảng viên: PGS.TS. Lê Thị Châu
2
v1.0015103216
MỤC TIÊU BÀI HỌC
3
• Trình bày được nguyên nhân, tình hình và sự ảnh hưởng của tranh chấp lao động.
• Trình bày phân tích được trình tự, thủ tục giải quyết từng loại tranh chấp.
• Vận dụng sự hiểu biết để xác định tranh chấp lao động qua một số tình huống
cụ thể.
• Trình bày và phân tích được các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động.
• Trình bày được khái niệm, đặc điểm của tranh
chấp lao động.
• Phân biệt được tranh chấp lao động cá nhân với
tranh chấp lao động tập thể, tranh chấp lao động
tập thể về quyền với tranh chấp lao động tập thể về
lợi ích.
v1.0015103216
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
• Lí luận nhà nước và pháp luật;
• Luật Dân sự;
• Luật Kinh tế.
4
v1.0015103216
HƯỚNG DẪN HỌC
• Văn bản pháp luật lao động.
• Đọc tài liệu tham khảo.
• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về
những vấn đề chưa hiểu rõ.
• Trả lời các câu hỏi của bài học.
• Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề về tranh chấp
lao động và giải quyết tranh chấp lao động.
5
v1.0015103216
Giải quyết tranh chấp lao động5.2
Khái quát chung về tranh chấp lao động5.1
CẤU TRÚC NỘI DUNG
6
v1.0015103216
5.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
5.1.1. Khái niệm
5.1.3. Phân loại
5.1.2. Đặc điểm
5.1.4. Các nguyên
nhân dẫn đến tranh
chấp lao động
7
v1.0015103216
5.1.1. KHÁI NIỆM
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên
trong quan hệ lao động (Khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012).
8
v1.0015103216
5.1.2. ĐẶC ĐIỂM
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với
người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người
sử dụng lao động.
9
Đặc điểm
Tranh chấp lao động luôn phát sinh, tồn tại và gắn
liền với quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động không chỉ là những tranh chấp
về quyền, nghĩa vụ mà còn bao gồm cả những tranh
chấp về lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
Tính chất và mức độ của tranh chấp lao động luôn
phụ thuộc vào qui mô và số lượng tham gia của một
bên tranh chấp là người lao động.
Tranh chấp lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của bản thân, gia đình người lao động, nhiều
khi còn tác động đến an ninh công cộng và đời sống
kinh tế, chính trị - xã hội.
v1.0015103216
5.1.3. PHÂN LOẠI
Căn cứ vào qui mô của tranh chấp
lao động (mức độ tham gia của các
bên tranh chấp)
Căn cứ vào tính chất của tranh chấp
Tranh chấp lao động cá nhân là
tranh chấp giữa người lao động
với người sử dụng lao động:
Tranh chấp lao động cá nhân
mang tính đơn lẻ, nó không có
tính tổ chức chặt chẽ hoặc chỉ có
tính tạm thời.
Tranh chấp lao động tập thể là
tranh chấp giữa tập thể lao động
với người sử dụng lao: là tranh
chấp của tập thể lao động trong
doanh nghiệp hoặc trong bộ phận
kết cấu của doanh nghiệp
Tranh chấp lao động tập thể về quyền là
tranh chấp giữa tập thể lao động với
người sử dụng lao động phát sinh từ việc
giải thích và thực hiện khác nhau quy
định của pháp luật về lao động, thoả ước
lao động tập thể, nội quy lao động, quy
chế và thoả thuận hợp pháp khác (Khoản
8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012)
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là
tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập
thể lao động yêu cầu xác lập các điều
kiện lao động mới so với quy định của
pháp luật về lao động, thoả ước lao động
tập thể, nội quy lao động hoặc các quy
chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá
trình thương lượng giữa tập thể lao động
với người sử dụng lao động (Khoản 9,
Điều 3 Bộ luật Lao động 2012).
10
v1.0015103216
5.1.4. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
11
Nguyên nhân
Ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật của các bên
trong quan hệ chưa cao. Việc tuyên truyền pháp
luật lao động còn hạn chế chưa đi vào chiều sâu.
Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh còn nhiều bất
cập và có nhiều mâu thuẫn chồng chéo, thiếu sự
thống nhất.
Hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở còn nhiều
yếu kém và bất cập, hiệu quả thấp.
v1.0015103216
5.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
5.2.1. Các nguyên tắc
giải quyết tranh chấp
lao động
5.2.2. Thẩm quyền giải
quyết tranh chấp
lao động
5.2.3. Thủ tục giải
quyết tranh chấp
lao động
5.2.4. Thời hiệu yêu
cầu giải quyết tranh
chấp lao động
12
v1.0015103216
5.2.1. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
13
• Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh
chấp lao động (Khoản 1 Điều 194 Bộ luật Lao động 2012).
Đây là nguyên tắc cơ bản, nó thể hiện quyền tự do định đoạt của các bên
tranh chấp.
Nguyên tắc này vừa đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ của các bên luôn phù hợp
với điều kiện của họ vừa ngăn ngừa được các hậu quả xấu do tranh chấp lao
động phát sinh.
Giúp cho việc giải quyết được nhanh chóng, thuận tiện, không lãng phí thời gian,
sức lực vào khiếu kiện kéo dài và tạo điều kiện cho các bên tranh chấp hiểu
nhau hơn.
v1.0015103216
5.2.1. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
14
• Bảo đảm thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của các
bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội không trái pháp luật (Khoản 2
Điều 194 Bộ luật Lao động 2012)
Hòa giải là hoạt động tham vấn của bên thứ ba khi thương lượng không thành.
Hòa giải viên lao động hoặc hội đồng hòa giải cơ sở đưa ra các phương án giải
quyết để các bên lựa chọn và quyết định.
Bằng việc hòa giải, hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hội đồng trọng tài lao động
và Tòa án không chỉ giải quyết tranh chấp có hiệu quả mà còn giúp đỡ các bên
hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng các quyền, lợi ích của nhau, hiểu biết thêm
pháp luật.
• Giải quyết tranh chấp lao động một cách công khai, minh bạch khách quan, kịp thời,
nhanh chóng và đúng pháp luật: Đảm bảo cho các quy phạm pháp luật lao động
được thực hiện một cách đúng đắn trên thực tế, được áp dụng một cách thống nhất
ở mọi lúc, mọi nơi (Khoản 3 Điều 194 Bộ luật Lao động 2012).
v1.0015103216
5.2.1. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
15
• Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp
lao động.
• Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương
lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh
doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
• Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do
một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc
thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.
v1.0015103216 16
5.2.2. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp
lao động
Hoà giải viên lao động
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Hội đồng trọng tài lao động
Toà án nhân dân
v1.0015103216 17
5.2.2. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
• Hòa giải viên lao động
Hoà giải viên lao động do cơ quan quản lí nhà nước về lao động huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hoà giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp
đồng đào tạo nghề.( Điều 198 Bộ luật Lao động 2012 và Nghị định 46/2013)
Hoà giải viên lao động có chức năng hoà giải các tranh chấp lao động ở những
nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoặc giải quyết các tranh chấp
về thực hiện hợp đồng học nghề và chi phí dạy nghề.
• Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao
động tập thể về quyền.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ pháp luật về lao động, thỏa ước lao
động tập thể, nội quy lao động đã được đăng kí và các quy chế, thỏa thuận hợp
pháp khác để xem xét giải quyết tranh chấp lao động
• Hội đồng trọng tài lao động
Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể
về lợi ích.
Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng,
trường hợp hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động
đưa ra phương án để hai bên xem xét.
v1.0015103216 18
5.2.2. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
• Tòa án
Thẩm quyền chung của Tòa án: Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011 quy định
những tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:
Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao
động mà Hội đồng Hòa giải lao động cơ sở, Hòa giải viên lao động của cơ
quan quản lí nhà nước về lao động quận, huyện hòa giải không thành hoặc
không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định (trừ các tranh chấp lao
động cá nhân đặc biệt quy định tại Khoản 2 Điều 166 Bộ luật Lao động 2012).
Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao
động đã được Hội đồng trọng tài lao động giải quyết mà tập thể lao động hoặc
người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài
lao động.
Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.
Điểm đặc biệt của tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền chung của Tòa án là đã
được giải quyết theo thủ tục tiền tố tụng (hòa giải hoặc trọng tài ngoài Tòa án)
nhưng không có kết quả thì mới được Tòa án thụ lí giải quyết theo quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự.
v1.0015103216
5.2.3. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
19
Tranh chấp lao động cá nhân thông thường được giải
quyết theo hai bước
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Tòa án
Hội đồng Hòa giải lao
động cơ sở (Hòa giải
viên lao động)
v1.0015103216
5.2.3. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
20
• Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại hội đồng hòa giải viên lao động (Điều 201
Bộ luật Lao động 2012):
Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường
hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra
phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương
án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh
chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do
chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Biên bản có chữ kí của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động. Bản sao
biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên
tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
Việc kết thúc quá trình hòa giải được thể hiện ở việc lập biên bản hòa giải và
thực hiện các hành vi khác theo quy định của pháp luật
Biên bản hòa giải tranh chấp lao động có hai loại:
Biên bản hòa giải thành;
Biên bản hòa giải không thành.
v1.0015103216
5.2.3. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG (tiếp theo)
21
• Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án:
Việc giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án được giải quyết theo
thủ tục quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự.
Một số loại tranh chấp lao động đặc biệt có thể không nhất thiết phải thông qua
thủ tục hòa giải tại hòa giải viên lao động. Đó là những tranh chấp sau:
Tranh chấp về việc xử lí kỉ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường
hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
Tranh chấp về bảo hiểm xã hội;
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ
chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
v1.0015103216
5.2.3. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG (tiếp theo)
22
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể (Điều 203 Bộ Luật lao động 2012)
• Tranh chấp lao động tập thể về quyền:
Hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền tại hòa giải viên lao động.
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp quận, huyện.
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Tòa án hoặc tập thể lao
động có thể tiến hành đình công việc giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án
theo thủ tục quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự.
• Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc
hết thời hạn hòa giải 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mà hội đồng hòa
giải hay hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có
quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
v1.0015103216
5.2.3. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG (tiếp theo)
23
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể
• Thủ tục trọng tài:
Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích khi
nhận được đơn của một bên tranh chấp yêu cầu giải quyết.
Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi
ích là không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải.
Nếu hòa giải thành, hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành.
Nếu hòa giải không thành hoặc một bên tranh chấp đã triệu tập hợp lệ đến lần
thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng thì hội đồng trọng tài lao
động lập biên bản hòa giải không thành,
v1.0015103216
5.2.4. THỜI HIỆU YÊU CẦU GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
• Đối với tranh chấp lao động cá nhân
Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Lao động 2012, thời hiệu yêu cầu giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động
cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho
rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể
từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp
pháp của mình bị vi phạm.
• Đối với tranh chấp lao động tập thể: Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Lao động
2012, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm
kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị vi phạm.
24
v1.0015103216
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
25
Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu những nội dung
chính sau:
• Khái quát chung về tranh chấp lao động;
• Giải quyết tranh chấp lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_lao_dong_bai_5_tranh_chap_lao_dong_va_giai_qu.pdf