Bài giảng Luật lao động - Bài 6: Pháp luật về đình công và giải quyết các cuộc đình công - Lê Thị Châu

KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH VỀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA CUỘC ĐÌNH CÔNG Theo quy định tại Điều 234 Bộ luật Lao động 2012 Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, ban chấp hành công đoàn, người sử dụng lao động có quyền gửi đơn khiếu nại lên Toà án nhân dân tối cao QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG 21 • Theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Lao động 2012 quy định tổ chức lãnh đạo đình công  Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo.  Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động. • Sau khi quyết định đình công, cử đại diện nhiều nhất là 3 người để trao quyết định đình công và bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, đồng gửi cho cơ quan lao động, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh. • Trong quá trình đình công, hoặc sau khi cuộc đình công chấm dứt, trong thời hạn 3 tháng, Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền gửi đơn đến Tòa án yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công. • Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền tự thương lượng, hoặc cùng đề nghị với cơ quan lao động, Liên đoàn Lao động, đại diện người sử dụng lao động địa phương hoặc cơ quan, tổ chức khác tiến hành hòa giải, thỏa thuận với người sử dụng lao động về giải quyết đình công.

pdf23 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật lao động - Bài 6: Pháp luật về đình công và giải quyết các cuộc đình công - Lê Thị Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015103216 GIỚI THIỆU MÔN HỌC LUẬT LAO ĐỘNG Giảng viên: PGS.TS. Lê Thị Châu v1.0015103216 BÀI 6 PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT CÁC CUỘC ĐÌNH CÔNG Giảng viên: PGS.TS. Lê Thị Châu 2 v1.0015103216 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Liệt kê được các hành vi bị cấm trước, trong và sau quá trình đình công. • Chủ thể có quyền yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công. • Trình bày được thẩm quyền của Toà án trong việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công. • Trình bày được trình tự, thủ tục giải quyết đình công, tư vấn được cách thức khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công. 3 • Trình bày được khái niệm và phân tích được các dấu hiệu của đình công. • Trình bày được các quy định của pháp luật liên quan đến đình công. • Phân tích được các yếu tố dẫn đến một cuộc đình công bất hợp pháp. v1.0015103216 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Lí luận Nhà nước và pháp luật; • Luật Dân sự. • Luật Kinh tế. 4 v1.0015103216 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa hiểu rõ. • Trả lời các câu hỏi của bài học. • Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề về pháp luật về đình công và giải quyết đình công. 5 v1.0015103216 CẤU TRÚC NỘI DUNG 6 Pháp luật về giải quyết đình công6.2 Đình công6.1 Quyền và trách nhiệm của công đoàn đối với vấn đề đình công6.3 v1.0015103216 6.1. ĐÌNH CÔNG 6.1.1. Khái niệm và dấu hiệu cơ bản của đình công 6.1.2. Phân loại đình công 6.1.3. Thủ tục chuẩn bị đình công 6.1.4. Hành vi bị cấm thực hiện trước, trong và sau quá trình đình công 7 6.1.5. Quyền của các bên trước, trong và sau quá trình đình công v1.0015103216 6.1.1. KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA ĐÌNH CÔNG • Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động (Khoản 1 Điều 209 Bộ Luật Lao động 2012). • Trên cơ sở khái niệm hiện hành của pháp luật lao động Việt Nam, có thể thấy, đình công phải đảm bảo các điều kiện sau:  Là sự ngừng việc có tính chất tạm thời;  Do những người lao động tự nguyện tiến hành;  Có mục đích nhằm giải quyết tranh chấp lao động tập thể giữa những người lao động và người sử dụng lao động. Thứ nhất, đình công phải có sự ngừng việc của tập thể lao động. Thứ hai, sự ngừng việc có tính tổ chức. Thứ ba, là sự ngưng việc nhằm giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích Dấu hiệu của đình công 8 v1.0015103216 6.1.2. PHÂN LOẠI ĐÌNH CÔNG Pháp luật Việt Nam không thừa nhận đình công chính trị thông qua việc đưa ra khái niệm đình công theo nghĩa hẹp (như đã nêu ở trên). Đình công kinh tế: là những cuộc đình công nhằm đạt được những lợi ích về việc làm, tiền lương, thu nhập. Đình công chính trị: là những cuộc đình công nhằm gây sức ép để phản đối Nhà nước hoặc các đảng phái chính trị cầm quyền hay đối lập nhằm đạt được những mục đích chính trị mà người đình công quan tâm. Căn cứ vào mục đích 9 v1.0015103216 6.1.2. PHÂN LOẠI ĐÌNH CÔNG 10 Đình công doanh nghiệp: là những cuộc đình công do tập thể lao động trong phạm vi một doanh nghiệp tiến hành. Đình công bộ phận: là những cuộc đình công do tập thể lao động trong một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp (hoặc của đơn vị sử dụng lao động) tiến hành. Đình công ngành, khu vực: là những cuộc đình công của những người lao động trong phạm vi một ngành, một khu vực tiến hành. Căn cứ vào phạm vi đình công Tổng đình công: là những cuộc đình công của những người lao động trong phạm vi nhiều ngành hoặc nhiều khu vực trong toàn quốc tiến hành. v1.0015103216 6.1.2. PHÂN LOẠI ĐÌNH CÔNG 11 Đình công hợp pháp: là những cuộc đình công được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật lao động Việt Nam. Một cuộc đình không vi phạm một trong các điểm được quy định tại Điều 215 Bộ luật Lao động 2012 thì được gọi là một cuộc đình công hợp pháp. Căn cứ vào tính hợp pháp Đình công bất hợp pháp là: những cuộc đình công vi phạm một trong những trường hợp (Điều 215 Bộ luật Lao động 2012) Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định. Khi đó có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công. v1.0015103216 6.1.3. THỦ TỤC CHUẨN BỊ ĐÌNH CÔNG 12 Lấy ý kiến tập thể lao động. Ra quyết định đình công. Tiến hành đình công. Theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Lao động 2012 v1.0015103216 6.1.4. HÀNH VI BỊ CẤM THỰC HIỆN TRƯỚC, TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH ĐÌNH CÔNG Theo Điều 219 Bộ luật Lao động 2012: • Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc. • Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động. • Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lí kỉ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lí do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công. • Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công. • Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác. 13 v1.0015103216 6.1.5. QUYỀN CỦA CÁC BÊN TRƯỚC, TRONG VÀ SAU ĐÌNH CÔNG • Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị cơ quan quản lí nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp tỉnh tiến hành hoà giải (Khoản 1 Điều 214 Bộ luật Lao động 2012). • Người sử dụng lao động có quyền sau đây:  Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành công đoàn tổ chức, lãnh đạo đình công;  Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;  Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp (Khoản 3 Điều 214 Bộ luật Lao động 2014). • Ban chấp hành công đoàn có quyền sau đây:  Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;  Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp. 14 v1.0015103216 6.2. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG 6.2.1. Chủ thể có quyền yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công 6.2.2. Thẩm quyền của Toà án trong việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công 6.2.3. Chuẩn bị giải quyết đình công 6.2.4. Thủ tục giải quyết đình công 6.2.5. Khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công 15 v1.0015103216 6.2.1. CHỦ THỂ CÓ QUYỀN YÊU CẦU XÉT TÍNH HỢP PHÁP CỦA CUỘC ĐÌNH CÔNG • Đơn yêu cầu phải có những nội dung chính sau đây:  Ngày, tháng, năm làm đơn;  Tên Tòa án nhận đơn;  Tên, địa chỉ người yêu cầu;  Họ tên, địa chỉ của những người lãnh đạo cuộc đình công;  Tên, địa chỉ người sử dụng lao động;  Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, nơi tập thể lao động đình công;  Nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết;  Các thông tin khác 16 Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động Người sử dụng lao động Chủ thể có quyền yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công v1.0015103216 6.2.2. THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN TRONG VIỆC XÉT TÍNH HỢP PHÁP CỦA CUỘC ĐÌNH CÔNG Điều 225 Bộ luật Lao động 2012 có quy định: “Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.” 17 v1.0015103216 6.2.3. CHUẨN BỊ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Lao động 2012: • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Thẩm phán được phân công giải quyết đơn yêu cầu phải ra một trong các quyết định sau:  Đưa việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công ra xem xét;  Đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công. • Tòa án đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong các trường hợp:  Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;  Hai bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết đình công và có đơn yêu cầu Tòa án không giải quyết. 18 v1.0015103216 6.2.4. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG • Theo quy định tại Điều 227, Điều 229, Điều 231, Điều 232 và Điều 233 Bộ luật Lao động 2012  Phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công sẽ được tiến hành trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định xét tính hợp pháp của cuộc đình công.  Thành phần tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công bao gồm: hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công; đại diện của hai bên tranh chấp; đại diện của cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tòa án. • Kết quả của phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công là quyết định của Tòa án về cuộc đình công là hợp pháp hoặc bất hợp pháp:  Nếu cuộc đình công bị kết luận là bất hợp pháp thì phải nêu rõ trường hợp bất hợp pháp của cuộc đình công. Trong trường hợp này, tập thể lao động phải ngừng ngay cuộc đình công và trở lại làm việc chậm nhất là một ngày sau ngày Tòa án công bố quyết định;  Nếu cuộc đình công là hợp pháp có thể hiểu là tập thể lao động được phép tiếp tục đình công cho đến khi đạt được quyền lợi. 19 v1.0015103216 6.2.5. KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH VỀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA CUỘC ĐÌNH CÔNG Theo quy định tại Điều 234 Bộ luật Lao động 2012 Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, ban chấp hành công đoàn, người sử dụng lao động có quyền gửi đơn khiếu nại lên Toà án nhân dân tối cao. 20 v1.0015103216 6.3. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG 21 • Theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Lao động 2012 quy định tổ chức lãnh đạo đình công  Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo.  Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động. • Sau khi quyết định đình công, cử đại diện nhiều nhất là 3 người để trao quyết định đình công và bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, đồng gửi cho cơ quan lao động, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh. • Trong quá trình đình công, hoặc sau khi cuộc đình công chấm dứt, trong thời hạn 3 tháng, Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền gửi đơn đến Tòa án yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công. • Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền tự thương lượng, hoặc cùng đề nghị với cơ quan lao động, Liên đoàn Lao động, đại diện người sử dụng lao động địa phương hoặc cơ quan, tổ chức khác tiến hành hòa giải, thỏa thuận với người sử dụng lao động về giải quyết đình công. v1.0015103216 6.3. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG 22 Chuẩn bị văn bản, chứng cứ Thông báo quyết định đình công cho công nhân lao động. Chuẩn bị và đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết. Nhiệm vụ của Ban lãnh đạo đình công Sẵn sàng tham gia thương lượng, hòa giải theo yêu cầu của các bên hữu quan Nhằm khắc phục tình trạng đình công tự phát, bất hợp pháp, các cấp công đoàn cần tiến hành nhiều biện pháp như tuyên truyền, giải thích cho người lao động hiểu đúng về quyền đình công, về các yêu cầu khi đình công... v1.0015103216 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu những nội dung chính sau: • Đình công; • Pháp luật về giải quyết đình công; • Quyền và nghĩa vụ của công đoàn đối với vấn đề đình công. 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_lao_dong_bai_6_phap_luat_ve_dinh_cong_va_giai.pdf
Tài liệu liên quan