Bài giảng Luật thương mại - Bài 4: Pháp luật về công ty hợp danh - Hoàng Văn Thành
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN (Điều 177)
• Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên hợp danh và thành viên góp
vốn (nếu có).
• Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty.
• Hội đồng thành viên tiến hành họp định kỳ hàng năm và họp đột xuất theo yêu cầu
triệu tập của thành viên hợp danh.
• Hội đồng thành viên thông qua quyết định khi được 2/3 tổng số thành viên hợp
danh chấp nhận.
• Hội đồng thành viên thông qua quyết định khi được 3/4 tổng số thành viên hợp
danh chấp nhận đối với một số vấn đề sau:
➢ Sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
➢ Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;
➢ Quyết định giải thể công ty;
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN, GIÁM ĐỐC (TỔNG GIÁM ĐỐC)
• Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành
viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty
không có quy định khác.
• Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy
cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh.
• Thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc ):
➢ Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty với tư cách
là thành viên hợp danh;
➢ Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các quyết định hoặc nghị quyết
của Hội đồng thành viên;
➢ Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; ký
các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của
công ty;
➢ Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan Nhà nước; đại diện cho công ty
với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương
mại hoặc các tranh chấp khác;
26 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật thương mại - Bài 4: Pháp luật về công ty hợp danh - Hoàng Văn Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015103212
BÀI 4
PHÁP LUẬT VỀ
CÔNG TY HỢP DANH
Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành
1
v1.0015103212
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được các nội dung về công ty hợp
danh bao gồm khái niệm, đặc điểm, vấn đề vốn
và cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành của
công ty hợp danh.
• Phân biệt được quyền và nghĩa vụ của thành
viên hợp danh và thành viên góp vốn.
2
v1.0015103212
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để học được tốt được bài học này, sinh viên
phải học xong các môn sau:
• Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật;
• Luật Dân sự.
3
v1.0015103212
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc tài liệu tham khảo: Luật Doanh nghiệp 2014.
• Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về
những vấn đề chưa nắm rõ.
• Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài.
4
v1.0015103212
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Khái niệm, đặc điểm công ty hợp danh4.1
Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty hợp danh4.3
Vấn đề vốn của công ty hợp danh4.2
Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh và
thành viên góp vốn
4.4
5
v1.0015103212
4.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY HỢP DANH
4.1.1. Khái niệm
công ty hợp danh
4.1.2. Đặc điểm
công ty hợp danh
6
v1.0015103212
4.1.1. KHÁI NIỆM CÔNG TY HỢP DANH
7
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
• Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh,
công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
• Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty;
• Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi
số vốn đã góp vào công ty (Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014).
v1.0015103212
4.1.2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY HỢP DANH
8
• Về thành viên: Công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh; có thể có
thành viên góp vốn.
• Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình
về các nghĩa vụ của công ty:
➢ Các thành viên chịu trách nhiệm một cách trực tiếp, cơ bản, vì chủ nợ có quyền
đòi bất kỳ ai toàn bộ số tiền nợ.
➢ Trách nhiệm này không thể bị giới hạn với bất kỳ thành viên nào.
• Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
• Trong quá trình hoạt động, công ty không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
• Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
v1.0015103212
4.2. VẤN ĐỀ VỐN CỦA CÔNG TY HỢP DANH
4.2.1. Góp vốn
4.2.2. Chuyển
nhượng vốn
4.2.3. Rút vốn
9
v1.0015103212
4.2.1. GÓP VỐN
• Vốn điều lệ của công ty hợp danh do các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn
góp hoặc cam kết.
• Vốn góp của các thành viên được chuyển quyền sở hữu sang cho công ty.
• Kể từ thời điểm góp đủ vốn, các thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
• Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty nếu gây thiệt hại.
• Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết:
➢ Số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty.
➢ Có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
10
v1.0015103212
4.2.2. CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
Chuyển
nhượng vốn
Đối với thành viên hợp danh: Thành viên hợp
danh có quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình tại công ty cho người
khác nếu được sự chấp thuận của các thành
viên hợp danh còn lại.
Đối với thành viên góp vốn: Thành viên góp vốn
có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của
mình tại công ty cho người khác, nếu được Hội
đồng thành viên đồng ý.
11
v1.0015103212
4.2.3. RÚT VỐN
Rút vốn
Thành viên
hợp danh
có quyền
rút vốn khỏi
công ty nếu
Thành viên góp
vốn có quyền
rút vốn khỏi
công ty nếu
Được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Phải thông báo bằng văn bản yêu cầu
rút vốn chậm nhất 6 tháng trước ngày
rút vốn.
Chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc
năm tài chính và báo cáo tài chính của
năm tài chính đó đã được thông qua.
Được Hội đồng thành viên chấp thuận.
12
v1.0015103212
4.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY HỢP DANH
4.3.1. Hội đồng
thành viên
4.3.2. Chủ tịch Hội
đồng thành viên,
giám đốc
13
Sơ đồ mô hình tổ chức và quản lý của công ty hợp danh:
Hội đồng thành viên
Chủ tịch Hội đồng
thành viên
Giám đốc
(Tổng giám đốc)
v1.0015103212
4.3.1. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN (Điều 177)
• Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên hợp danh và thành viên góp
vốn (nếu có).
• Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty.
• Hội đồng thành viên tiến hành họp định kỳ hàng năm và họp đột xuất theo yêu cầu
triệu tập của thành viên hợp danh.
• Hội đồng thành viên thông qua quyết định khi được 2/3 tổng số thành viên hợp
danh chấp nhận.
• Hội đồng thành viên thông qua quyết định khi được 3/4 tổng số thành viên hợp
danh chấp nhận đối với một số vấn đề sau:
➢ Sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
➢ Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;
➢ Quyết định giải thể công ty;
14
v1.0015103212
4.3.2. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN, GIÁM ĐỐC (TỔNG GIÁM ĐỐC)
• Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành
viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty
không có quy định khác.
• Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy
cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh.
• Thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc ):
➢ Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty với tư cách
là thành viên hợp danh;
➢ Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các quyết định hoặc nghị quyết
của Hội đồng thành viên;
➢ Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; ký
các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của
công ty;
➢ Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan Nhà nước; đại diện cho công ty
với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương
mại hoặc các tranh chấp khác;
15
v1.0015103212
4.4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THÀNH VIÊN HỢP DANH, THÀNH VIÊN GÓP VỐN
4.4.1. Quyền và
nghĩa vụ của
thành viên hợp danh
4.4.2. Quyền và
nghĩa vụ của
thành viên góp vốn
4.4.3. Ưu điểm và
hạn chế của
công ty hợp danh
16
v1.0015103212
4.4.1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THÀNH VIÊN HỢP DANH (Điều 176)
Quyền của
thành viên
hợp danh
(Điều 176)
Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn
đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một
phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác
quy định tại Điều lệ công ty;
Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh
doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký;
đàm phán và ký kết hợp đồng;
Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp
hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty.
17
v1.0015103212
4.4.1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THÀNH VIÊN HỢP DANH (Điều 176)
18
Nghĩa vụ của
thành viên
hợp danh
(Điều 176)
Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh
một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi
ích hợp pháp tối đa cho công ty và tất cả thành viên.
Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công
ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty
và quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái
quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
v1.0015103212
Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc
thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác,
trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên
hợp danh còn lại.
Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc người
khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh
doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích
của tổ chức, cá nhân khác.
Không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác,
nếu không được sự chấp thuận của các thành viên
hợp danh còn lại.
Một số hạn
chế của
thành viên
hợp danh
(Điều 175)
4.4.1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THÀNH VIÊN HỢP DANH (tiếp theo)
19
v1.0015103212
Chấm dứt
tư cách
thành viên
hợp danh
(Điều 180)
Tự nguyện rút vốn khỏi công ty
Chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết
Bị Toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế
năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng
lực hành vi dân sự
Bị khai trừ khỏi công ty
Các trường hợp khác do Điều lệ công ty
quy định
4.4.1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THÀNH VIÊN HỢP DANH (tiếp theo)
20
v1.0015103212
4.4.1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THÀNH VIÊN HỢP DANH (tiếp theo)
21
v1.0015103212
4.4.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THÀNH VIÊN GÓP VỐN
Quyền của
thành viên
góp vốn
(Điều 182)
Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng
thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quyền
và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại
và giải thể công ty.
Được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỷ lệ
vốn góp trong vốn điều lệ công ty.
Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty
cho người khác.
22
v1.0015103212
4.4.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THÀNH VIÊN GÓP VỐN
23
v1.0015103212
Ưu điểm
của công ty
hợp danh
Là loại hình công ty kết hợp được uy tín và
trình độ của các cá nhân có quan hệ thân thiết.
Có tính liên kết và gắn bó cao.
Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra niềm tin lớn
cho đối tác và khách hàng.
Quản trị công ty tương đối đơn giản và ít chịu
sự ràng buộc của pháp luật.
4.4.3. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG TY HỢP DANH
24
v1.0015103212
4.4.3. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG TY HỢP DANH
25
v1.0015103212
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội
dung sau:
• Khái niệm, đặc điểm công ty hợp danh;
• Vấn đề vốn của công ty hợp danh;
• Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty hợp danh;
• Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh và thành
viên góp vốn.
26
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_thuong_mai_bai_4_phap_luat_ve_cong_ty_hop_dan.pdf