Bài giảng Luật tố tụng dân sự - Bài 2: Thẩm quyền của tòa án nhân dân - Nguyễn Thị Thu Hà
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN CẤP TỈNH
• Tranh chấp kinh doanh, thương mại quy định tại Khoản 2, 3 Điều 29 Bộ luật Tố tụng
dân sự sửa đổi bổ sung.
• Tranh chấp lao động tập thể về quyền.
• Yêu cầu kinh doanh thương mại, lao động.
• Vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nhưng có đương sự hoặc
tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt
Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài trừ trường hợp quy định tại Khoản 3
Điều 102 Luật Hôn nhân gia đình.
• Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh
lấy lên để giải quyết.
• Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, hôn
nhân gia đình, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của
Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân
gia đình quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà
án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
Theo Điều 35:
Vụ án dân sự Việc dân sự
• Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có
tài sản hoặc nơi có trụ sở.
• Đương sự có quyền thỏa thuận chọn
Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm
việc, có tài sản hoặc nơi có trụ sở.
• Tòa án nơi có bất động sản.
• Việc xác định thẩm quyền giải quyết
việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
được căn cứ vào từng loại việc cụ thể
theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ
luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung.
Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu: Điều 36 Bộ luật Tố tụng
dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2013.
26 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật tố tụng dân sự - Bài 2: Thẩm quyền của tòa án nhân dân - Nguyễn Thị Thu Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014112217
1
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
v1.0014112217
BÀI 2
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
2
v1.0014112217
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Xác định được các loại vụ việc dân sự thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.
• Xác định được thẩm quyền của Tòa án các cấp.
• Xác định được thẩm quyền theo lãnh thổ của
Tòa án.
3
v1.0014112217
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
4
Để học được môn này, sinh viên phải học xong các môn
học sau:
• Luật Dân sự;
• Luật Hôn nhân và gia đình;
• Luật Lao động;
• Luật Thương mại;
• Luật Đất đai.
v1.0014112217
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc tài liệu tham khảo.
• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác
về những vấn đề chưa hiểu rõ.
• Trả lời các câu hỏi của bài học.
• Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề về thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
5
v1.0014112217
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Khái niệm và ý nghĩa việc xác định thẩm quyền dân
sự của Tòa án nhân dân
2.1
Thẩm quyền theo loại việc của Tòa án nhân dân2.2
Thẩm quyền của Tòa án các cấp2.3
Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án2.4
6
v1.0014112217
2.1.1. Khái niệm thẩm quyền
dân sự của Tòa án
2.1.2. Ý nghĩa của việc xác
định thẩm quyền của Tòa án
nhân dân
2.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA VIỆC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN
7
v1.0014112217
2.1.1. KHÁI NIỆM THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN
Là quyền xem xét giải quyết các vụ việc
và quyền hạn ra các quyết định khi xem
xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục
tố tụng dân sự của Tòa án.
8
v1.0014112217
2.1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
9
Tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ
giữa các Toà án.
Tạo điều kiện cho đương sự tham gia tố tụng, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp trước Toà án.
Xác định điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết
của đội ngũ cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn.
v1.0014112217
2.2. THẨM QUYỀN THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
10
2.2.1. Các vụ việc dân sự
thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án
nhân dân
2.2.2. Các vụ việc hôn
nhân và gia đình thuộc
thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân
2.2.3. Các vụ việc kinh
doanh thương mại thuộc
thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân
2.2.4. Vụ việc lao động
thuộc thẩm quyền của
Tòa án nhân dân
v1.0014112217
2.2.1. CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN
a. Các tranh chấp dân sự (Điều 25 Bộ luật TTDS)
• Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
• Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
• Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
• Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy
định tại Khoản 2 Điều 29.
• Tranh chấp về thừa kế tài sản.
• Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
• Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp
luật về đất đai.
• Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của
pháp luật.
11
v1.0014112217
2.2.1. CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN
12
Tranh chấp về ai là
người có quyền sử
dụng đất
Tranh chấp về giao
dịch liên quan
đến đất
Tranh chấp về thừa
kế quyền sử
dụng đất
Tranh chấp quyền
sử dụng đất
a. Các tranh chấp dân sự (Điều 25 Bộ luật TTDS) (tiếp theo)
v1.0014112217
2.2.1. CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN (tiếp theo)
Đất có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc
giấy tờ theo Điều 100 Luật
Đất đai
Đất không có giấy tờ hợp lệ
theo Điều 100 Luật Đất đai
Tòa án giải quyết
theo thủ tục tố tụng
dân sự
Tòa án giải quyết
theo tố tụng dân sự
UBND giải quyết
Tranh chấp quyền
sử dụng đất
a. Các tranh chấp dân sự (Điều 25 Bộ luật TTDS) (tiếp theo)
13
v1.0014112217
2.2.1. CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN (tiếp theo)
Bắt buộc
Hòa giải
không thành Tòa án giải
quyết theo tố
tụng dân sự
Tranh chấp
ai là người
có quyền sử
dụng đất
Tranh chấp
về giao dịch
liên quan
đến đất,
thừa kế
quyền sử
dụng đất
Hòa giải ở
cơ sở
a. Các tranh chấp dân sự (Điều 25 Bộ luật TTDS) (tiếp theo)
14
v1.0014112217
2.2.1. CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN (tiếp theo)
15
a. Các tranh chấp dân sự (Điều 25 Bộ luật TTDS) (tiếp theo)
• Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
• Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của
pháp luật về thi hành án dân sự.
• Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản
bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
v1.0014112217
b. Các yêu cầu dân sự (Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự)
• Yêu cầu tuyên bố một người mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết
định tuyên bố một người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự.
• Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của
người đó.
• Yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người
mất tích.
• Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
• Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để
thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
2.2.1. CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN (tiếp theo)
16
v1.0014112217
a. Tranh chấp hôn nhân và gia đình (Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự)
• Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
• Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
• Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
• Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
• Tranh chấp về cấp dưỡng.
• Theo Điều 32 Nghị định 158/CP ngày 27/12/2005 về hộ tịch và đăng ký hộ tịch:
Xác định cha,
mẹ cho con
Có tranh chấp
Tự nguyện, không có
tranh chấp
Tòa án giải quyết
theo tố tụng dân sự
Cơ quan đăng ký hộ
tịch giải quyết
2.2.2. CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
17
v1.0014112217
2.2.2. CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
18
a. Tranh chấp hôn nhân và gia đình (Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự) (tiếp theo)
Theo Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Tự nguyện, không có
tranh chấp
Tranh chấp
Người được xác định
cha, mẹ đã chết
Người yêu cầu chết
(Điều 92 Luật Hôn nhân
gia đình)
Xác định cha,
mẹ cho con
Cơ quan đăng ký hộ
tịch giải quyết
Tòa án giải quyết theo
tố tụng dân sự
v1.0014112217
b. Yêu cầu về hôn nhân và gia đình
• Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
• Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
• Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi
ly hôn.
• Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm
nom con sau khi ly hôn.
• Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
• Yêu cầu khác.
19
2.2.2. CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN (tiếp theo)
v1.0014112217
a. Các tranh chấp kinh doanh - thương mại
• Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức
có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
• Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức
với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
• Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
b. Yêu cầu kinh doanh – thương mại
Được quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2013.
2.2.3. CÁC VỤ VIỆC KINH DOANH THƯƠNG MẠI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
20
v1.0014112217
Tranh chấp lao động thuộc
thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân
Tranh chấp lao động cá nhân
Tranh chấp lao động tập thể về quyền
2.2.4. VỤ VIỆC LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
21
Yêu cầu lao động: Theo Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2013.
v1.0014112217
2.3. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN CÁC CẤP
2.3.1. Thẩm quyền của
Tòa án cấp huyện
2.3.2. Thẩm quyền của
Tòa án cấp tỉnh
22
v1.0014112217
2.3.1. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN CẤP HUYỆN
Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự
• Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình.
• Tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Tố
tụng dân sự sửa đổi, bổ sung.
• Tranh chấp lao động cá nhân.
• Yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình trừ yêu cầu công nhận và cho thi hành.
• Vụ việc về hôn nhân và gia đình theo Khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân gia đình.
23
v1.0014112217
2.3.2. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN CẤP TỈNH
• Tranh chấp kinh doanh, thương mại quy định tại Khoản 2, 3 Điều 29 Bộ luật Tố tụng
dân sự sửa đổi bổ sung.
• Tranh chấp lao động tập thể về quyền.
• Yêu cầu kinh doanh thương mại, lao động.
• Vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nhưng có đương sự hoặc
tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt
Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài trừ trường hợp quy định tại Khoản 3
Điều 102 Luật Hôn nhân gia đình.
• Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh
lấy lên để giải quyết.
• Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, hôn
nhân gia đình, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của
Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân
gia đình quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà
án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
24
v1.0014112217
2.4. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN THEO LÃNH THỔ
Theo Điều 35:
Vụ án dân sự Việc dân sự
• Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có
tài sản hoặc nơi có trụ sở.
• Đương sự có quyền thỏa thuận chọn
Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm
việc, có tài sản hoặc nơi có trụ sở.
• Tòa án nơi có bất động sản.
• Việc xác định thẩm quyền giải quyết
việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
được căn cứ vào từng loại việc cụ thể
theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ
luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung.
25
Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu: Điều 36 Bộ luật Tố tụng
dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2013.
v1.0014112217 26
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu những nội dung
chính sau:
• Thẩm quyền của Tòa án theo loại việc;
• Thẩm quyền của Tòa án các cấp;
• Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ và những
trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được lựa
chọn Tòa án.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_to_tung_dan_su_bai_2_tham_quyen_cua_toa_an_nh.pdf