Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật - Bài 1: Lý luận về nhà nước - Đào Ngọc Báu

HÌNH THỨC CHÍNH THỂ Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó Giải thích thuật ngữ: “Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.“ • Quân chủ tuyệt đối là chính thể mà người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế) có quyền lực vô hạn. • Quân chủ lập hiến là chính thể mà người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao, bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác là Nghị viện. Giải thích thuật ngữ: “Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.” • Cộng hòa dân chủ là chính thể mà cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra. • Cộng hòa quý tộc là chính thể mà cơ quan quyền lực nhà nước do tầng lớp quý tộc bầu ra.

pdf30 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật - Bài 1: Lý luận về nhà nước - Đào Ngọc Báu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1v2.4014108218 BÀI 1 LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC Giảng viên: ThS. Đào Ngọc Báu 2 v2.4014108218 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Giúp học viên hiểu được nguồn gốc, bản chất của nhà nước. • Trang bị cho học viên những kiến thức về kiểu nhà nước và hình thức nhà nước. 3 v2.4014108218 CẤU TRÚC NỘI DUNG 1.2. Đặc điểm của nhà nước 1.3. Chức năng của nhà nước 1.1. Nguồn gốc của nhà nước 4 v2.4014108218 1.1. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, ra đời khi có những điều kiện nhất định gắn với sự thay thế các kiểu hình thái kinh tế xã hội: Nhà nước ra đời Xã hội cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc bộ lạc Điều kiện kinh tế – xã hội 5 v2.4014108218 1.1. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC (tiếp theo) 1.1.1. Xã hội cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc bộ lạc 1.1.2. Phân công lao động xã hội và các hệ quả của nó 6v2.4014108218 1.1.1. XÃ HỘI CỘNG SẢN NGUYÊN THỦY VÀ TỔ CHỨC THỊ TỘC BỘ LẠC 7v2.4014108218 1.1.1. XÃ HỘI CỘNG SẢN NGUYÊN THỦY VÀ TỔ CHỨC THỊ TỘC BỘ LẠC (tiếp theo) a. Đặc điểm kinh tế Chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động: Xã hội không có sự phân hóa giàu nghèo, không có người bóc lột người Dân cư được tổ chức theo huyết thống và chế độ mẫu hệ. Tế bào của xã hội là thị tốc, nhiều thị tộc hợp thành bào tộc, nhiều bào tộc hợp thành bộ lạc 8v2.4014108218 1.1.1. XÃ HỘI CỘNG SẢN NGUYÊN THỦY VÀ TỔ CHỨC THỊ TỘC BỘ LẠC (tiếp theo) Xã hội không có sự phân chia giai cấp. b. Đặc điểm xã hội Người lãnh đạo thị tộc là thủ lĩnh hoặc tù trưởng, do hội đồng thị tộc bầu ra. Hội đồng thị tộc bao gồm tất cả những người lớn tuổi trong thị tộc Quyền lực của những người lãnh đạo gắn với dân cư, dựa trên uy tín, không dựa vào sự cưỡng chế 9v2.4014108218 1.1.2. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ CÁC HỆ QUẢ CỦA NÓ Xã hội loài người đã trải qua 3 lần phân công lao động xã hội: • Lần thứ nhất: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. • Lần thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. • Lần thứ ba: Thương mại trở thành nghề độc lập. 10 v2.4014108218 1.1.2. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ CÁC HỆ QUẢ CỦA NÓ (tiếp theo) Căn nguyên: • Lực lượng sản xuất phát triển khiến cho con người có khả năng săn bắt được nhiều động vật hơn. • Một bộ phận động vật được giữ lại và thuần hóa thành vật nuôi. • Nghề chăn nuôi phát triển. Hệ quả: • Xuất hiện nhu cầu sức lao động để chăn nuôi gia súc. • Tù binh không bị giết như trước đây mà được giữ lại làm nô lệ chăn nuôi gia súc. • Tư hữu bắt đầu xuất hiện. Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt a. Phân công lao động xã hội lần thứ nhất 11 v2.4014108218 1.1.2. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ CÁC HỆ QUẢ CỦA NÓ (tiếp theo) Căn nguyên: • Thủ công nghiệp ngày càng phát triển do con người tìm ra kim loại, đặc biệt là sắt. • Nghề dệt, chế tạo đồ kim loại ra đời. • Sản phẩm nông nghiệp dư thừa dẫn đến sự ra đời các ngành sản xuất rượu vang, dầu thực vật, Hệ quả: • Đẩy nhanh phân hóa xã hội. • Mâu thuẫn giai cấp giữa chủ nô và nô lệ ngày càng tăng. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp b. Phân công lao động xã hội lần thứ 2 12 v2.4014108218 1.1.2. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI VÀ CÁC HỆ QUẢ CỦA NÓ (tiếp theo) Căn nguyên: • Các ngành sản xuất đã tách riêng dẫn đến nhu cầu trao đổi hàng hóa; • Nhu cầu trao đổi hàng hóa dẫn đến sự xuất hiện của đồng tiền và nạn cho vay nặng lãi, Hệ quả: • Hình thành đội ngũ thương nhân không tham gia vào sản xuất, nô lệ bị bần cùng hóa, mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt. • Nhà nước ra đời để làm dịu bớt và giữ cho xung đột nằm trong vòng trật tự. Thương mại trở thành nghề độc lập b. Phân công lao động xã hội lần thứ 3 13v2.4014108218 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC • Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt. • Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ. • Nhà nước có chủ quyền quốc gia. • Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật. • Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. 13 14v2.4014108218 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC 1.2.1. Bản chất của nhà nước 1.2.2. Bản chất của giai cấp 1.2.3. Bản chất của xã hội 15v2.4014108218 1.2.1. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC 16 v2.4014108218 1.2.2. BẢN CHẤT GIAI CẤP • Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền. • Nhà nước là công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. • Nhà nước là công cụ để duy trì sự thống trị giai cấp, đó là:  Thống trị về kinh tế.  Thống trị về chính trị.  Thống trị về tư tưởng. 17v2.4014108218 1.2.3. BẢN CHẤT XÃ HỘI Nhà nước quản lý xã hội, do đó bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước cũng phải chú ý đến lợi ích chung của xã hội, giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội đặt ra như giao thông, thông tin liên lạc, phòng chống tội phạm, 18 v2.4014108218 1.3. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC • Định nghĩa: Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho nó. • Phân loại:  Chức năng đối nội.  Chức năng đối ngoại. 19 v2.4014108218 1.3.1. CHỨC NĂNG ĐỐI NỘI Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước như bảo đảm trật tự xã hội, trấn áp phần tử chống đối, bảo vệ chế độ kinh tế, 20v2.4014108218 1.3.2. CHỨC NĂNG ĐỐI NGOẠI Chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và các dân tộc khác như phòng thủ đất nước, thiết lập các mối quan hệ bang giao với các quốc gia khác. 21v2.4014108218 1.4. KIỂU NHÀ NƯỚC • Kiểu nhà nước là những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. • Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước của giai cấp thống trị, bao gồm 3 yếu tố: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị. 22v2.4014108218 1.4. KIỂU NHÀ NƯỚC (tiếp theo) 23 v2.4014108218 1.4. KIỂU NHÀ NƯỚC (tiếp theo) Một số lưu ý: • Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà chỉ là đặc trưng cho một kiểu nhà nước nhất định mà ở đó nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật. • Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác tiến bộ hơn là quy luật tất yếu, phù hợp với sự thay thế các hình thái kinh tế – xã hội. • Các nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản đều là công cụ bảo vệ chế độ tư hữu, duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với quần chúng lao động. • Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử, sau khi hoàn thành sứ mệnh sẽ tiêu vong mà không còn kiểu nhà nước nào thay thế. 24v2.4014108218 1.5. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước của giai cấp thống trị, bao gồm 3 yếu tố: 25v2.4014108218 1.5.1. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Các hình thức chính thể Chính thể quân chủ Chính thể cộng hòa Quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) Cộng hòa dân chủ Quân chủ lập hiến (hạn chế) Cộng hòa quý tộc 26 v2.4014108218 1.5.1. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ (tiếp theo) Giải thích thuật ngữ: “Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.“ • Quân chủ tuyệt đối là chính thể mà người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế) có quyền lực vô hạn. • Quân chủ lập hiến là chính thể mà người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao, bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác là Nghị viện. 27 v2.4014108218 1.5.1. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ (tiếp theo) Giải thích thuật ngữ: “Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.” • Cộng hòa dân chủ là chính thể mà cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra. • Cộng hòa quý tộc là chính thể mà cơ quan quyền lực nhà nước do tầng lớp quý tộc bầu ra. 28v2.4014108218 1.5.2. HÌNH THỨC CẤU TRÚC Hình thức cấu trúc là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính, lãnh thổ và xác lập mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương. 29 v2.4014108218 1.5.2. HÌNH THỨC CẤU TRÚC (tiếp theo) Giải thích thuật ngữ: • Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. • Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại; có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý, một hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ thống cho mỗi nước thành viên, có chủ quyền quốc gia chung của nhà nước liên bang đồng thời mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng. Lưu ý: Sự khác nhau giữa nhà nước liên bang với nhà nước liên minh. 30 v2.4014108218 1.5.3. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước: Phương pháp dân chủ: Dân chủ thực sự và dân chủ giả hiệu. Phương pháp phản dân chủ ở mức độ cao sẽ là quân phiệt phát xít.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_ly_luan_nha_nuoc_va_phap_luat_bai_1_ly_luan_ve_nha.pdf
Tài liệu liên quan