Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật - Bài 4: Quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật và hệ thống pháp luật - Đào Ngọc Báu
a. Hệ thống cấu trúc của pháp luật
• Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm pháp luật có những đặc điểm
chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng.
• Ngành luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều
chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hộ
b. Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới (tiếp
Ngành luật
• Ở Việt Nam hiện nay sử dụng hai tiêu chí để phân định ngành luật là đối
tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội có đặc điểm cùng loại mà nhà
nước cần tác động nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Phương pháp điều chỉnh là những cách thức tác động của pháp luật lên
các quan hệ xã hội để đạt được mục đích đề ra.
• Hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam được phân chia thành 12 ngành luật,
bao gồm: Luật nhà nước (Luật Hiến pháp), Luật Hành chính, Luật Hình sự,
Luật Tố tụng hình sự, Luật Dân sự, Luật Tài chính, Luật Kinh tế, Luật Lao
động, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tố tụng dân sự và Tư
pháp quốc tế
b. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm văn bản luật và văn
bản dưới luật:
• Văn bản luật: Là những văn bản quy phạm pháp luật do
Quốc hội ban hành bao gồm Hiến pháp, Luật, Bộ luật và
Nghị quyết.
• Văn bản dưới luật: Là các văn bản quy phạm pháp luật
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không phải
Quốc hội ban hành như Nghị định, Thông tư, Chỉ thị,
Quyết định
40 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật - Bài 4: Quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật và hệ thống pháp luật - Đào Ngọc Báu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1v2.4014108218
BÀI 4
QUY PHẠM PHÁP LUẬT,
QUAN HỆ PHÁP LUẬT
VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
Giảng viên: Ths. Đào Ngọc Báu
2v2.4014108218
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trang bị cho học viên kiến thức liên quan đến khái niệm quy phạm pháp
luật, các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật;
• Học viên nắm được các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật, bao gồm chủ
thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật;
• Học viên nắm được lý luận về hệ thống pháp luật và các yếu tố cấu thành
hệ thống pháp luật Việt Nam.
3v2.4014108218
CẤU TRÚC NỘI DUNG
4.1. Quy phạm pháp luật.
4.2. Quan hệ pháp luật.
4.3. Hệ thống pháp luật.
4v2.4014108218
4.1. QUY PHẠM PHÁP LUẬT
4.1.1. Khái niệm quy
phạm pháp luật
4.1.2. Cấu trúc quy phạm
pháp luật
5v2.4014108218
4.1.1. KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT
a. Định nghĩa quy phạm pháp luật;
b. Đặc điểm của quy phạm pháp luật.
6v2.4014108218
a. Định nghĩa quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng
và nhằm đạt được những mục đích nhất định.
4.1.1. KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo)
7v2.4014108218
b. Đặc điểm của quy phạm pháp liệu
• Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự;
• Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung;
• Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.
4.1.1. KHÁI NIỆM QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo)
8v2.4014108218
4.1.2. CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Giả định
Quy định
Chế tài
9v2.4014108218
a. Giả định của quy phạm pháp luật
• Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những hoàn cảnh,
điều kiện có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác
động đối với những chủ thể nhất định.
• Phần giả định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi ai? Trong điều kiện,
hoàn cảnh nào?
4.1.2. CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo)
10v2.4014108218
4.1.2. CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo)
• Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu
lên những quy tắc xử sự mà các chủ thể có thể hoặc
buộc phải tuân theo khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã
nêu ra trong phần giả định của quy phạm pháp luật.
• Phần quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi
phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Phải
làm như thế nào?
b. Quy định của quy phạm pháp luật
11v2.4014108218
4.1.2. CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo)
• Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ
ra những biện pháp tác động dự kiến sẽ áp dụng đối
với các chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh đã
nêu ra ở phần quy định của quy phạm pháp luật.
• Phần chế tài của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi
chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm có thể áp
dụng những biện pháp nào đối với chủ thể vi phạm
pháp luật và chủ thể vi phạm pháp luật sẽ phải gánh
chịu hậu quả gì?
• Các loại chế tài: Chế tài hành chính, chế tài hình sự,
chế tài kỷ luật, chế tài dân sự.
c. Chế tài của quy phạm pháp luật
12v2.4014108218
Quan hệ giữa chế tài và điều luật:
Trong mối quan hệ giữa hai yếu tố này có thể xảy ra 3
khả năng sau:
• Một quy phạm pháp luật được trình bày trong một
điều luật.
• Một quy phạm pháp luật tồn tại ở nhiều điều luật
khác nhau.
• Một điều luật chứa đựng nhiều quy phạm pháp luật.
4.1.2. CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo)
c. Chế tài của quy phạm pháp luật (tiếp theo)
13v2.4014108218
4.1.2. CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo)
Phân tích các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật sau:
“Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và
đúng mục đích đã thỏa thuận. Trong trường hợp bên thuê sử dụng tài sản
không đúng mục đích, không đúng công dụng, thì bên cho thuê có quyền
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
----------------------------------------
• Giả định: Bên thuê;
• Quy định: Phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài
sản và đúng mục đích đã thỏa thuận;
• Chế tài: Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
14v2.4014108218
4.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT
4.2.1. Khái niệm
quan hệ pháp luật
4.2.2. Cấu trúc quan
hệ pháp luật
4.2.3. Sự kiện pháp lý
15v2.4014108218
• Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
• Quan hệ pháp luật có đặc điểm:
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí.
Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật.
• Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí;
4.2.1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT
16v2.4014108218
4.2.2. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT (tiếp theo)
Quan hệ pháp luật
Chủ thể Nội dung Khách thể
17v2.4014108218
4.2.2. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT (tiếp theo)
• Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá
nhân, tổ chức có năng lực chủ thể tham gia
vào các quan hệ pháp luật để thực hiện
quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.
• Năng lực chủ thể bao gồm:
Năng lực pháp luật;
Năng lực hành vi.
a. Chủ thể của quan hệ pháp luật
18v2.4014108218
4.2.2. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT (tiếp theo)
• Năng lực pháp luật là khả năng được hưởng quyền
hoặc có nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho
các cá nhân hoặc tổ chức nhất định.
• Năng lực pháp luật phát sinh khi chủ thể đó sinh ra
(đối với cá nhân) hoặc khi chủ thể đó được thành lập
(đối với tổ chức) và sẽ mất đi khi chủ thể đó không
còn tồn tại nữa.
a. Chủ thể của quan hệ pháp luật (tiếp theo)
19v2.4014108218
4.2.2. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT (tiếp theo)
• Năng lực hành vi là khả năng của cá nhân, tổ chức được nhà nước thừa
nhận mà với chủ thể đó có thể bằng chính hành vi của bản thân mình xác
lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
• Mỗi ngành luật, chế định luật khác nhau xác định thời điểm phát sinh năng
lực hành vi khác nhau và thường dựa vào hai yếu tố sau:
Độ tuổi.
Khả năng nhận thức.
a. Chủ thế của quan hệ pháp luật (tiếp theo)
20v2.4014108218
4.2.2. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT (tiếp theo)
Chủ thể của quan
hệ pháp luật
Cá nhân (công dân
Việt Nam,người nước
ngoài, người không
quốc tịch
Tổ chức ( là pháp
nhân hoặc không phải
là pháp nhân)
Nhà nước (chủ
thể đặc biệt)
a. Chủ thể của quan hệ pháp luật (tiếp theo)
21v2.4014108218
b. Nội dung của quan hệ pháp luật
• Nội dung của quan hệ pháp luật chính là quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham
gia quan hệ pháp luật đó.
• Trong quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ chủ thể được hình thành bằng
hai con đường:
Theo quy định của pháp luật về năng lực chủ thể;
Theo thỏa thuận của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
4.2.2. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT (tiếp theo)
22v2.4014108218
4.2.2. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT (tiếp theo)
Quyền chủ thể:
Quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được
pháp luật cho phép.
Chủ thể thực hiện quyền của mình có thể bằng một trong các hình thức sau:
• Xử sự theo cách thức nhất định phù hợp với quy định của pháp luật hoặc
theo thỏa thuận của các bên.
• Yêu cầu chủ thể khác tôn trọng hoặc chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ.
• Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình.
• Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền của mình.
b. Nội dung của quan hệ pháp luật (tiếp theo)
23v2.4014108218
4.2.2. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT (tiếp theo)
Nghĩa vụ chủ thể:
Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành
nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.
Chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng một trong các hình thức sau:
• Chủ động thực hiện các hành vi nhất định theo yêu cầu của pháp luật hoặc
theo thỏa thuận của các bên.
• Kiềm chế không thực hiện hành vi nhất định phù hợp với quy định của pháp
luật và sự thỏa thuận giữa các bên.
• Gánh chịu các hậu quả bất lợi khi không thực hiện nghĩa vụ chủ thể.
b. Nội dung của quan hệ pháp luật(tiếp theo)
24v2.4014108218
c. Khách thể
Khách thể của quan hệ pháp luật:
• Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích mà các bên chủ thể mong muốn đạt
được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
• Các lợi ích mà chủ thể hướng đến rất đa dạng, có thể là lợi ích vật chất như tài
sản, của cải, cũng có thể là lợi ích phi vật chất như danh dự, nhân thân, các hoạt
động xã hội.
• Phân biệt khách thể của quan hệ pháp luật với khách thể của vi phạm pháp luật.
4.2.2. CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT (tiếp theo)
25v2.4014108218
4.2.3. SỰ KIỆN PHÁP LÝ
a. Định nghĩa sự kiện pháp lý
b. Các loại sự kiện pháp lý
c. Sự biến
d. Hành vi
26v2.4014108218
4.2.3. SỰ KIỆN PHÁP LÝ (tiếp theo)
Sự kiện pháp lý là các sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng
được pháp luật gắn liền với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ
pháp luật.
a. Định nghĩa sự kiện pháp lý
27v2.4014108218
4.2.3. SỰ KIỆN PHÁP LÝ (tiếp theo)
b. Các loại sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý
bao gồm hai loại
Sự biến Hành vi
28v2.4014108218
4.2.3. SỰ KIỆN PHÁP LÝ (tiếp theo)
• Sự biến là những hiện tượng tự nhiên mà trong những trường hợp nhất định
pháp luật gắn việc xuất hiện của chúng với sự hình thành quyền và nghĩa vụ
chủ thể.
• Sự kiện thực tế xuất hiện chỉ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp
luật trong trường hợp:
Được pháp luật quy định;
Do các bên thỏa thuận nhưng được pháp luật thừa nhận.
c. Sự biến
29v2.4014108218
4.2.3. SỰ KIỆN PHÁP LÝ (tiếp theo)
Hành vi là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người,
tồn tại dưới dạng hành động hoặc không hành động.
• Hành vi tồn tại dưới dạng hành động như kê khai và nộp
thuế, giao kết hợp đồng, trộm cắp,
• Hành vi tồn tại dưới dạng không hành động như không
tố giác tội phạm, bỏ mặc người khác đang trong tình
trạng nguy hiểm không cứu giúp mặc dù có điều kiện để
cứu giúp,
d. Hành vi
T24
Slide 29
T24 to hình
TOPICA, 3/10/2014
30v2.4014108218
4.3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
4.3.1. Khái niệm hệ
thống pháp luật.
4.3.2. Hệ thống
pháp luật Việt Nam
31v2.4014108218
4.3.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
Định nghĩa hệ thống pháp luật
Các hệ thống pháp luật
32v2.4014108218
4.3.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT (tiếp theo)
Hệ thống pháp luật được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp:
• Theo nghĩa rộng hệ thống pháp luật là khái niệm dùng để chỉ các trường
phái pháp luật với những đặc trưng điển hình về nguồn gốc ra đời và nguồn
của pháp luật.
• Trên thế giới có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như hệ thống Luật
chung Anh – Mỹ (Common Law), hệ thống Luật châu Âu lục địa
(Continental Law) và hệ thống Luật Hồi giáo (Islamic Law)
• Theo nghĩa hẹp hệ thống pháp luật là khái niệm dùng để chỉ pháp luật của
một quốc gia.
a. Định nghĩa hệ thống pháp luật
33v2.4014108218
4.3.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
Hệ thống Luật Anh – Mỹ.
• Nguồn gốc ra đời:
Ra đời từ thế kỷ 11 khi người Norman xâm chiếm nước Anh và Hoàng đế
William lên ngôi.
Hoàng đế lập ra Tòa án và buộc các Tòa án phải xét xử theo luật lệ thống
nhất của nhà vua trên toàn quốc. Những luật lệ đó được áp dụng chung
ở mọi Tòa án nên được gọi là “luật chung”.
• Đặc điểm:
Sử dụng án lệ làm nguồn của pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng làm nguồn của pháp luật ở
mức độ nhất định.
• Ưu điểm và hạn chế:
Tạo ra sự linh hoạt trong xét xử.
Khó hiểu, phức tạp nên người dân khó tiếp cận với pháp luật.
b. Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới
34v2.4014108218
4.3.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
Hệ thống luật châu Âu lục địa
• Nguồn gốc ra đời:
Có nguồn gốc từ Đạo luật Mười hai bảng của La Mã cổ đại, được phát triển
rộng ra nhiều nước châu Âu vào thế kỷ 11 và 12 sau đó sang một số nước
châu Á và châu Phi.
• Đặc điểm:
Xây dựng trên tinh thần tự do kinh doanh và tự do cá nhân, thừa nhận chế
độ tư hữu và tự do khế ước;
Sử dụng văn bản quy phạm pháp luật làm nguồn chủ yếu.
• Ưu điểm và hạn chế:
Dễ hiểu, dễ áp dụng;
Cứng nhắc, không linh hoạt do pháp luật thành văn mang tính ổn định
tương đối còn quan hệ xã hội thì không ngừng vận động, phát triển.
b. Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới (tiếp theo)
35v2.4014108218
Hệ thống luật Hồi giáo
• Nguồn gốc ra đời:
• Có nguồn gốc từ Kinh Koran, từ các lời dạy của tiên tri Muhammad
(gọi là Sunnah), từ các bài viết của học giả Islam giải thích quy định
của Kinh Koran và Sunnah và từ các tập quán xã hội.
• Đặc điểm:
Chứa đựng nhiều quy định mang tính đạo đức và tôn giáo mà ít
quy định về thương mại và kinh doanh.
Chủ trương đóng cửa đối với các hệ thống pháp luật khác.
• Ưu điểm và hạn chế:
Dễ được mọi người tự giác thực hiện;
Gặp nhiều khó khăn khi xét xử các vụ việc phát sinh trong điều
kiện mới.
b. Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới (tiếp)
4.3.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
36v2.4014108218
4.3.2. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại,
thống nhất với nhau, được chia thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được
thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình
thức nhất định.
Hệ thống pháp luật Việt Nam
Hệ thống cấu trúc Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật
Ngành luật
Chế định pháp luật
Quy phạm pháp luật
Văn bản luật Văn bản dưới
luật
37v2.4014108218
a. Hệ thống cấu trúc của pháp luật
• Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm pháp luật có những đặc điểm
chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng.
• Ngành luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều
chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
4.3.2. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
38v2.4014108218
Ngành luật
• Ở Việt Nam hiện nay sử dụng hai tiêu chí để phân định ngành luật là đối
tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội có đặc điểm cùng loại mà nhà
nước cần tác động nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Phương pháp điều chỉnh là những cách thức tác động của pháp luật lên
các quan hệ xã hội để đạt được mục đích đề ra.
• Hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam được phân chia thành 12 ngành luật,
bao gồm: Luật nhà nước (Luật Hiến pháp), Luật Hành chính, Luật Hình sự,
Luật Tố tụng hình sự, Luật Dân sự, Luật Tài chính, Luật Kinh tế, Luật Lao
động, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tố tụng dân sự và Tư
pháp quốc tế.
4.3.2. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
b. Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới (tiếp)
39v2.4014108218
b. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm văn bản luật và văn
bản dưới luật:
• Văn bản luật: Là những văn bản quy phạm pháp luật do
Quốc hội ban hành bao gồm Hiến pháp, Luật, Bộ luật và
Nghị quyết.
• Văn bản dưới luật: Là các văn bản quy phạm pháp luật
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không phải
Quốc hội ban hành như Nghị định, Thông tư, Chỉ thị,
Quyết định
4.3.2. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ly_luan_nha_nuoc_va_phap_luat_bai_4_quy_pham_phap.pdf