3.4. Một số khuyến nghị nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sinh thái
Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ
Để khai thác tiềm năng DLST nói chung, và phát triển DLST VDLBTB nói
riêng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị bằng cơ chế, chính sách
phù hợp, đồng bộ. Luận án đề xuất một số khuyến nghị nhƣ sau:
3.4.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước
Trong điều kiện ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng của ngƣời dân chƣa
cao thì công cụ pháp luật của Chính phủ có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ,
tôn tạo và bảo tồn những giá trị nguyên sơ của TNDL. Vì vậy, Luận án khuyến
nghị với Nhà nƣớc một số vấn đề sau:
- Nhà nƣớc cần công bố, triển khai và kiểm tra việc thực thi các văn bản
pháp luật về bảo vệ TNTN nói chung và bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch
nói riêng nhằm đảm bảo khai thác và phát triển bền vững.
- CQĐP cần chủ trì tổ chức đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và DLST
của địa phƣơng mình một cách chi tiết với sự phối hợp của tất cả các cơ quan ban
ngành liên quan, UBND tỉnh giữ vai trò nhạc trƣởng trong việc phối hợp giữa các
đơn vị các cơ quan chuẩn bị các điều kiện về vốn đầu tƣ, về nhân lực, về cơ chế
phối hợp trong triển khai và quản lý các hoạt động DLST trong phạm vi địa
phƣơng mình.
160 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lý luận về du lịch sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh
- Đƣợc hƣởng thu
nhập từ việc cung
cấp các dịch vụ cho
KDL
- Đƣợc nhà nƣớc
bảo hộ về mặt pháp
lý trong quá trình
kinh doanh
Cộng đồng dân cƣ - Cung cấp dịch vụ cho khách: ăn, ngủ,
đi lại, tham quan, tìm hiểu VH ĐP
- Giáo dục và bảo vệ môi trƣờng
- Đóng góp cho bảo tồn
- Gìn giữ bản sắc văn hóa địa phƣơng
- Tuyên truyền quảng bá
- Đóng góp vào NSNN theo luật định
- Đƣợc tạo cơ hội
việc làm
- Có thu nhập
- Duy trì đƣợc văn
hóa cộng đồng
Khách DLST - Chi trả kinh phí cho các dịch vụ đƣợc
hƣởng
- Bảo vệ môi trƣờng, đóng góp cho bảo
tồn
- Có thể tham gia các hoạt động xã hội
tại điểm DLST
- Đƣợc sử dụng các
sản phẩm DLST
- Đƣợc đảm bảo an
ninh, an toàn
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
137
3.3.5.2. Quản lý hoạt động tại điểm du lịch sinh thái
a. Quản lý các sản phẩm DL tại điểm DLST
Các sản phẩm du lịch tại điểm DLST phải đƣợc dựa trên những TNTN và
những giá trị văn hóa của địa phƣơng. Các đơn vị kinh doanh du lịch cần đăng ký
kinh doanh và mặt hàng kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền tại địa phƣơng.
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch phải giám sát và hỗ trợ việc kinh doanh
các sản phẩm này để đảm bảo tính bền vững.
b. Xác định và quản lý các hoạt động nhằm giáo dục và diễn giải môi
trƣờng tại điểm DLST
Cần xác định nội dung, cách thức giáo dục diễn giải môi trƣờng phù hợp
với từng đối tƣợng: Dân cƣ địa phƣơng, KDL, các đơn vị kinh doanh du lịch,các
cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn cần hƣớng dẫn KDL và ngƣời dân tạo ra sự
đồng bộ trong bảo vệ môi trƣờng. Cơ quan quản lý tài nguyên môi trƣờng có trách
nhiệm quy định tiêu chuẩn, kiếm tra, đôn đốc, và xử lý những hiện tƣợng làm ô
nhiễm, suy thoái môi trƣờng. Công tác giáo dục diễn giải về môi trƣờng cần đƣợc
tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm mỗi năm, đảm bảo môi trƣờng ngày càng đƣợc
bảo vệ chặt chẽ, đảm bảo tính bền vững trong khai thác tiềm năng DLST.
c. Xác định và quản lý các hoạt động đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn
những giá trị của TNTN và giá trị văn hoá bản địa tại điểm DLST.
Việc bảo tồn những giá trị của tài nguyên DLST là điều kiện để duy trì hoạt
động của điểm DLST. Tại điểm DLST cần quy định rõ những điều nên làm,
không nên làm, đƣợc làm, không đƣợc làm đối với các đối tƣợng liên quan. Có
những hình thức xử lý nghiêm khắc đối với cƣ dân, KDL, HDV và các đối tƣợng
vi phạm hay đồng lõa trong việc phá hủy tài nguyên môi trƣờng.
d. Xác định và quản lý mức độ tham gia của cộng đồng dân cƣ tại điểm
DLST
Phải xác định rõ những hoạt động mà ngƣời dân có thể tham gia phục vụ
KDL, quy định mức độ và phạm vi ngƣời dân đƣợc tham gia, chú ý giữ gìn nét văn
hóa truyền thống của địa phƣơng.
138
UBND các cấp cần quy định rõ tỷ lệ thu nhập tối thiểu từ DL mà ngƣời dân
đƣợc hƣởng. Thƣờng xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá mức độ tạo điều
kiện để tăng thu nhập cho cƣ dân địa phƣơng của các đơn vị kinh doanh du lịch.
3.3.6. Nghiên cứu điển hình: Các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch
sinh thái tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
3.3.6.1. Quy hoạch Cù Lao Chàm là điểm du lịch sinh thái hạt nhân trong hệ
thống tuyến điểm du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ
Việc quy hoạch Cù Lao Chàm là điểm DLST hạt nhân của VDLBTB nói
chung và Quảng Nam nói riêng xuất phát từ tiềm năng (cung) và thị trƣờng KDL
(cầu) của điểm du lịch này.
Quảng Nam - Một điểm đến hai di sản - ngoài những sản phẩm du lịch văn
hoá, du lịch làng quê, làng nghề, du lịch sông nƣớc,... thì những sản phẩm DLST
tại Cù Lao Chàm đang thu hút đƣợc sự chú ý của KDL trong và ngoài nƣớc.
Bên cạnh sự "giàu có” về các sinh vật biển (135 loài san hô trong đó có 6
loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển VN, 500 thảm rong và cỏ biển, 202 loài cá,
4 loài tôm hùm và 84 loài nhuyễn thể) thì quần thể động, thực vật trên cạn của Cù
Lao Chàm cũng rất có giá trị (nhiều loài cây quý nhƣ tuế, vông nem, thảm thực vật
lớn, 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài lƣỡng cƣ, trong số đó có tên
trong Sách đỏ Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài).
Cù Lao Chàm còn là một quần thể văn hóa, nơi còn nhiều di tích của các
nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa và Đại Việt. Đƣợc UNESCO công nhận là khu dự
trữ sinh quyển thế giới, Cù Lao Chàm đã đáp ứng về cả tiêu chí lịch sử - văn hóa
cũng nhƣ sự phong phú của các loài sinh vật, đây là nơi hội tụ của vẻ đẹp thiên
nhiên và văn hóa.
Phần lớn KDL đến Cù Lao Chàm trong sự kết hợp với các điểm du lịch
khác tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Với vị trí thuận lợi, Cù Lao Chàm có thị trƣờng
khách (quốc tế và nội địa) khá dồi dào. Từ Đà Nẵng, Hội An và các tỉnh lân cận,
KDL có thể đến Cù Lao Chàm trong ngày hoặc 02 ngày đều thuận lợi. Vì vậy, thị
139
trƣờng khách mục tiêu của Cù Lao Chàm là những KDL đã đến Đà Nẵng và
Quảng Nam.
Từ số liệu trong Phụ lục 29: Thống kê lượng khách đến với Đà Nẵng,
Quảng Nam và Cù Lao Chàm, có thể thấy tỷ trọng khách đến Cù lao Chàm chiếm
trong tổng số KDL đến Đà Nẵng và Quảng Nam còn rất thấp, đặc biệt là khách nội
địa. Tuy nhiên, tỷ trọng này đã nâng từ 0,22% năm 2005 lên 1,3% vào năm 2010
và 1,54% vào năm 2015, cùng với lƣợng KDL đến Đà Nẵng và Quảng Nam ngày
càng tăng thì thị trƣờng KDL cho điểm du lịch Cù Lao Chàm không phải là bài
toán khó giải, thậm chí, lƣợng khách đến Cù Lao Chàm trong thời gian tới có thể
lại là quá tải đối với hòn đảo chỉ có hơn 2000 dân này.
Việc quy hoạch điểm DLST Cù Lao Chàm thành điểm DLST hạt nhân phải
đƣợc đặt trong quy hoạch tổng thể của Thành phố Hội An, của tỉnh Quảng nam
cũng nhƣ của VDLBTB. Trong đó, ngoài các điểm du lịch văn hóa truyền thống
thì các điểm DLST vệ tinh của nó bao gồm: rừng dừa nƣớc Cẩm Thanh, Cửa sông
Cửa Đại, làng rau Trà Quế, làng chài Thanh Nam, và các làng nghề truyền thống:
làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng đúc đồng Phƣớc Kiều,...
Vì vậy, việc lựa chọn Cù Lao Chàm là điểm DLST hạt nhân nhằm phát triển
du lịch bền vững tại đảo, tại Quảng Nam và VDLBTB là hợp lý và khả thi.
3.3.6.2. Giải pháp về nguồn nhân lực cho điểm du lịch sinh thái Cù lao Chàm
Nhân lực DLST là bài toán không đơn giản của ngành du lịch Hội An và
Tỉnh Quảng Nam nói chung và của Cù Lao Chàm nói riêng. Giải bài toán này tập
trung vào việc xác định nhu cầu, yêu cầu đào tạo và kinh phí đào tạo đối với từng
loại lao động nhằm đáp ứng yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng lao động.
a. Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực DLST tại Cù Lao Chàm.
Nhân lực cho DLST khá phong phú và đa dạng, đối với từng đối tƣợng khác
nhau, cách thức và thời gian đào tạo sẽ khác nhau, vận dụng các hình thức đào tạo
linh hoạt phù hợp với từng đối tƣợng sẽ đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả.
140
- Đối với HDV: Hiện tại có 12 HDV đã đƣợc đào tạo và có kinh nghiệm
trong hoạt động hƣớng dẫn đối với khách DLST. Dự kiến đến năm 2015, cần 50
HDV DLST chuyên nghiệp. Đối với đội ngũ này phải yêu cầu có chứng chỉ đào
tạo, đƣợc cấp thẻ HDV và có những quy định cụ thể về những việc nên làm và
những việc không đƣợc làm trong quá trình hƣớng dẫn KDL.
- Đối với những lao động điều khiển các phƣơng tiện vận chuyển: Phƣơng
tiện vận chuyển KDL ở Cù Lao Chàm chủ yếu là tàu du lịch, ca nô, và các loại
thuyền ghe của ngƣ dân. Để đảm bảo an toàn cho KDL, ngoài các điều kiện về
chuyên môn (giấy phép lái tàu, ca nô,...) theo quy định, cần bồi dƣỡng cho họ kiến
thức về môi trƣờng, về văn hoá, xã hội, về an ninh an toàn cho du khách và có khả
năng tham gia cứu hộ khi cần thiết, đòi hỏi về kỹ năng giao tiếp, và một trình độ
ngoại ngữ nhất định để có thể giao tiếp thông thƣờng đối với KDL. Trách nhiệm
đào tạo đội ngũ lao động này thuộc về các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển,
bản thân ngƣời lao động, CQĐP hỗ trợ đối với một số đối tƣợng cần thiết.
- Đối với cƣ dân tham gia phục vụ KDL: phục vụ ăn uống, bán hàng lƣu
niệm, phục vụ lƣu trú homestay,... cần phải đƣợc bồi dƣỡng kiến thức về môi
trƣờng và bảo vệ môi trƣờng, kiến thức về tâm lý KDL, về văn hoá giao tiếp, về kỹ
năng bán hàng,.... trách nhiệm đào tạo đội ngũ lao động này thuộc về chính quyền
và cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch tại địa phƣơng.
b. Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm.
Theo Phòng Thƣơng mại và Du lịch Hội An, dự báo đến năm 2015 lƣợng
khách đến Cù lao Chàm là khoảng 80.000 khách thì nhu cầu nhân lực du lịch vào
khoảng 340 ngƣời. Với những yêu cầu và thực tế về đội ngũ lao động, để đáp ứng
nhu cầu nhân lực trong vòng 5 năm, kinh phí đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng kiến
thức cho ngƣời lao động trong hoạt động DLST Cù Lao Chàm đƣợc dự toán qua
Phụ lục 30: Nhu cầu và kinh phí đào tạo nhân lực DLST tại Cù Lao Chàm.
Để có kinh phí thực hiện đào tạo nhân viên trong vòng 5 năm trên, cần phân
định nguồn kinh phí đào tạo. Trong đó, đối với việc trang bị kiến thức cho ngƣời
dân, nguồn kinh phí là từ ngân sách của Thành phố Hội An. Việc đào tạo nhân
141
viên có thể do các doanh nghiệp tự trang trải, có thể một phần kinh phí do ngân
sách Thành phố hỗ trợ và phần còn lại (nếu có) do ngƣời học tự trang trải.
3.3.6.3. Giải pháp về vốn đầu tư cho điểm du lịch sinh thái Cù lao Chàm
Sau khi đƣợc UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, lƣợng
KDL ra đảo tăng đột biến thì nhu cầu về vốn đầu tƣ để khai thác, bảo tồn đối với
đảo là khá lớn. Đó là:
- Nhu cầu vốn đầu tƣ cho hệ thống kết cấu hạ tầng tại đảo để phục vụ dân
sinh và nhu cầu của KDL: Hệ thống xử lý rác thải, hệ thống điện, hệ thống cấp
thoát nƣớc, hệ thống đƣờng giao thông trên đảo và cầu cảng du lịch,...
- Nhu cầu vốn cho bảo tồn đa dạng sinh học trên đảo bao gồm: vốn mở
rộng, nâng cấp Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, kinh phí bảo tồn một số loài sinh
vật quý hiếm (Cua đá, vú nàng),..
- Nhu cầu vốn cho hoạt động du lịch phục vụ trực tiếp KDL: đầu tƣ xây
dựng cơ sở lƣu trú (homestay), nhà hàng, tàu du lịch, thuyền ghe, phục vụ nhu cầu
của KDL, hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch nói chung và DLST nói riêng,...
Trên cơ sở nhu cầu đầu tƣ, xác định nhu cầu vốn, dự kiến nguồn vốn đầu tƣ
và thời hạn đầu tƣ đƣợc biểu hiện qua Phụ lục 31: Nhu cầu và nguồn vốn đầu tư
để phát triển DLST tại Cù Lao Chàm
Cũng nhƣ các hoạt động đầu tƣ khác, với lƣợng vốn đầu tƣ lớn tại Cù Lao
Chàm cần có sự phân công trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhằm nâng
cao hiệu quả vốn đầu tƣ.
Các khoản đầu tƣ vừa phục vụ dân sinh, vừa phục vụ KDL nhƣ đầu tƣ cho
hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nƣớc, xử lý rác thải, cầu cảng,... UBND tỉnh
Quang Nam và thành phố Hội An trách nhiệm quản lý và sử dụng hợp lý, lên kế
hoạch kinh phí duy tu, bảo dƣỡng tài sản khi đã đƣa vào sử dụng.
Các khoản đầu tƣ cho bảo tồn giao cho ban quản lý bảo tồn biển Cù Lao
Chàm có trách nhiệm quản lý sử dụng hợp lý, có hiệu quả và báo cáo kết quả định
kỳ cho cơ quan có trách nhiệm.
142
Các khoản đầu tƣ cho kinh doanh trực tiếp: nhà hàng, lƣu trú, phƣơng tiện
vận tải,... do các nhà đầu tƣ và dân cƣ trực tiếp quản lý sử dụng theo cơ chế thị
trƣờng tức là thực hiện nguyên tắc hạch toán kinh doanh, tự chịu trách nhiệm tài
chính đối với các cơ quan liên quan và đảm bảo mở rộng quy mô kinh doanh.
3.3.6.4. Giải pháp trong quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm
a. Xác định các sản phẩm DLST có thể khai thác tại Cù Lao Chàm.
Các sản phẩm du lịch tại Cù Lao Chàm phải đƣợc dựa trên những TNTN và
những giá trị văn hóa của ngƣ dân trên đảo, những sản phẩm DLST bao gồm:
- Ngắm toàn cảnh ven biển Hội An và Đà Nẵng từ ca nô ra đảo
- Lặn biển ngắm san hô: bao gồm lặn nông và lặn sâu. Trong đó lặn nông có
thể áp dụng cho hầu hết các loại khách ra Cù lao Chàm, còn lặn sâu thì áp dụng đối
với các đối tƣợng có hội đủ điều kiện theo quy định.
- Bơi thuyền thúng, đi ghe quanh các đảo để ngắm cảnh: KDL có thể tự thuê
ghe và thuyền thúng của ngƣời dân, hoặc cao nô của các đơn vị kinh doanh du lịch.
- Tắm biển tại các bãi tắm đẹp: Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hƣơng
- Cắm trại và lửa trại vào buổi tối để sinh hoạt giao lƣu với ngƣời dân đảo
- Tham quan đảo yến và quan sát ngƣời dân khai thác tổ yến
- Nằm phơi nắng trên bãi cát mịn hoặc chèo thuyền dƣới mƣa
- Trải nghiệm cuộc sống của ngƣời dân đảo, học cách nấu ăn do ngƣời dân
hƣớng dẫn, chèo thuyền ra biển câu cá, câu mực, tham gia các hoạt động văn hóa,
tín ngƣỡng với ngƣ dân trên đảo tại Chùa Hải Tạng, tại Lăng Ông hoặc Giếng Cô
và tham gia các Lễ hội truyền thống của dân cƣ trên đảo.
- Tham gia các môn thể thao biển: lƣớt ván, dù bay, thả diều, đua thuyền
với ngƣ dân trong trò chơi "Ngƣ dân với biển cả"
- Thƣởng thức ẩm thực biển với những món ăn thƣờng ngày: tôm, cá, ghẹ,
mực, cao cấp hơn là những món ăn Ý và đặc biệt món ăn Tàu đƣợc chế biến từ yến
sào, một thực phẩm bổ dƣỡng do ngƣời dân đảo nuôi trồng và khai thác. Mua sắm
quà lƣu niệm, cùng ngƣời dân trên đảo làm diều và thả sáo diều
143
Các đơn vị KDDL cần đăng ký kinh doanh và mặt hàng kinh doanh với
UBND Thành phố Hội An. Phòng Thƣơng mại và Du lịch Hội An có trách nhiệm
giám sát và hỗ trợ việc kinh doanh các sản phẩm này để đảm bảo tính bền vững.
b. Quản lý các hoạt động nhằm giáo dục và diễn giải môi trƣờng tại Cù Lao Chàm.
Lƣợng du khách đến Cù lao Chàm ngày càng đông, hiện bình quân mỗi
ngày khoảng 300 - 400 khách, những ngày cao điểm lên tới hàng nghìn lƣợt khách
đặt chân lên đảo, tạo nên áp lực, một thách thức lớn đối với chủ trƣơng phát triển
một Cù Lao Chàm xanh - sạch - đẹp. Vì vậy, vấn đề môi trƣờng là vấn đề hàng đầu
cần đƣợc quan tâm và giải quyết:
- Đối với ngƣời dân trên đảo: Cần quán triệt đến từng ngƣời dân để họ biết
môi trƣờng sẽ là nguồn sinh kế của họ, bảo vệ môi trƣờng tốt mới có KDL và
chính KDL sẽ mang lại nguồn thu nhập cho họ. Với trình độ dân trí chƣa cao, việc
giáo dục môi trƣờng cần phải thực hiện một cách gần gũi, cụ thể, thông qua những
nội dung cụ thể về môi trƣờng tự nhiên (vấn đề rác thải, nƣớc thải, vấn đề chặt phá
rừng, khái thác hải sản,...) và môi trƣờng xã hội (chèo kéo du khách, giá cả dịch
vụ, giao tiếp với khách, những hành vi cƣ xử với nhau trƣớc mặt du khách,...)
- Đối với KDL: Ban hành các quy định đối với KDL về việc xả rác: Không
sử dụng bao ni lông tại đảo, kiểm soát và giải quyết việc mang theo bao ni lông
của khách ngay từ khi đón khách ở cảng du lịch Cửa Đại, đặt những thùng rác
công cộng và bảng hƣớng dẫn bỏ rác đúng nơi quy định và phân loại rác ngay khi
bỏ rác vào thùng. Có thể tổ chức cổ động cho KDL về việc thu gom rác trên đảo
thông qua một số hoạt động của các lực lƣợng nhƣ thành niên tình nguyện trên
đảo, các đoàn khách là sinh viên, thanh niên,...
- Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch: Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các
tài nguyên để phục vụ KDL của các đơn vị kinh doanh du lịch. Thu phí thu gom
rác đối với các cơ sở kinh doanh du lịch một cách hợp lý.
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên đảo cần có thêm những biển
báo, bảng hƣớng dẫn KDL và ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng: khai thác
rừng, khai thác san hô, thu gom rác,.... tạo ra sự đồng bộ trong bảo vệ môi trƣờng.
144
- Xây dựng các nhà vệ sinh công cộng và tại các điểm cung cấp dịch vụ đủ
chuẩn và thuận tiện đáp ứng nhu cầu về sinh của KDL. Việc đầu tƣ xây dựng nhà
vệ sinh công cộng do ngân sách Thành phố hỗ trợ, tại các điểm cung cấp dịch vụ
thì các doanh nghiệp tự đầu tƣ.
- Cơ quan quản lý tài nguyên môi trƣờng có trách nhiệm quy định tiêu
chuẩn, kiếm tra, đôn đốc, và xử lý những hiện tƣợng làm ô nhiễm môi trƣờng.
Công tác giáo dục diễn giải về môi trƣờng cần đƣợc tổng kết, đánh giá, rút
kinh nghiệm mỗi năm để kiến thức và ý thức về môi trƣờng của các đối tƣợng có
liên quan đƣợc nâng cao, môi trƣờng ngày càng đƣợc bảo vệ chặt chẽ, đảm bảo
tính bền vững trong khai thác tiềm năng DLST.
c. Xác định và quản lý các hoạt động đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn những
giá trị của TNTN và giá trị văn hoá bản địa tại Cù lao Chàm.
Hiện tại, Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên hiệp quốc (UNEP) đã hỗ trợ
50.000 USD cùng với số vốn đối ứng của địa phƣơng gần 900 triệu đồng cho
chƣơng trình bảo tồn loài cua đá trên Cù Lao Chàm và rừng dừa nƣớc tại xã Cẩm
Thanh - Hai loài sinh vật này đang bị khai thác cạn kiệt để phục vụ du lịch. Tuy
nhiên, việc bảo tồn không chỉ dừng lại ở cua đá và dừa nƣớc mà phải bảo tồn tổng
thể giá trị của các TNDL trên đảo, của khu Dự trữ sinh quyển thế giới..
Để đóng góp cho hoạt động bảo tồn, mỗi KDL khi lên đảo đã đóng góp
20.000đ (đối với khách nội địa) và 2USD đối với khách quốc tế. Đây cũng là
khoản kinh phí hàng tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động bảo tồn khi đảo dự kiến sẽ
thu hút tới 80.000 lƣợt khách vào năm 2015.
Đối với các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng do việc khai thác cạn kiệt
(nhƣ cua đá Cù Lao Chàm, san hô, gỗ quý trên núi), cần nghiêm cấm triệt để. Ban
Quản lý khu bảo tồn thiết lập đƣờng dây nóng với số điện thoại công khai để KDL
có thể phản ánh những hiện tƣợng đánh bắt và tiêu thụ những loài sinh vật này để
KDL có thể đóng góp cho hoạt động bảo tồn thông qua việc cung cấp các thông tin
cho Ban Quản lý, răn đe ngƣời dân và KDL khai thác, đánh bắt và tiêu thụ các loài
sinh vật quý, giữ gìn giá trị của Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
145
d. Xác định và quản lý mức độ tham gia của cộng đồng dân cƣ vào hoạt động
DLST tại Cù lao Chàm
Du lịch cộng đồng là điểm mạnh của Hội An nói chung và Cù Lao Chàm
nói riêng. Các hoạt động mà ngƣời dân có thể tham gia phục vụ KDL bao gồm:
- Cung cấp các sản phẩm vật chất phục vụ nhu cầu KDL: hải sản và sản
phẩm chế biến từ hải sản do ngƣ dân đánh bắt, các vị thuốc gia truyền, quà lƣu
niệm; cung cấp các dịch vụ phục vụ ăn uống, giải khát, cho thuê dụng cụ,...
- Cung cấp các dịch vụ vận chuyển KDL từ đất liền ra đảo hoặc vận chuyển
khách vòng quanh đảo đề ngắm cảnh, di chuyển khách trên đảo bằng các phƣơng
tiện: ca nô, xe ôm, thuyền thúng, ghe,
- Cung cấp các dịch vụ lƣu trú: cho thuê lều trại, homestay,... dịch vụ hƣớng
dẫn cho khách theo đúng phong cách của ngƣời dân đảo về: hƣớng dẫn lặn ngắm
san hô, hƣớng dẫn cách nuôi trồng và khai thác yến sào,...
Nghiên cứu chi tiêu của 100 khách đến Cù Lao Chàm, mức chi tiêu bình
quân của 1 khách (1 ngày) đã cho số liệu trong bảng 3.3 sau:
Bảng 3.3. Mức chi tiêu bình quân của 1 ngày khách tại Cù Lao Chàm
TT
Nội dung
chi tiêu
của khách
Số tiền
(1000đ)
Ngƣời đƣợc hƣởng Tỷ lệ TN
ngƣời dân
đƣợc hƣởng
DN DL,
Nhà nƣớc
Ngƣời dân
địa phƣơng
1 Vé tham quan 15000 15000 0%
2 Phí bảo tồn 20000 20000 0%
3 Ăn uống 80000 20000 60000 75%
4 Đi lại 150000 100000 50000 33%
5 Lƣu trú 30000 12000 18000 60%
6 Mua sắm 150000 150000 100%
7 Thuê dụng cụ 85000 85000 100%
8 Dịch vụ khác 120000 20000 100000 83%
Cộng 650000 187000 463000 71%
Nguồn: Kết quả điều tra du khách
146
Lƣợng KDL dự báo đến năm 2015 là 80.000 lƣợt khách và với hơn 2000
dân trên đảo và khoảng 1000 dân ven biển Cửa Đại thì thu nhập từ du lịch bình
quân của ngƣời dân trên đảo cũng đạt gần 2 chục triệu đồng mỗi năm, một khoản
thu nhập không nhỏ đối với ngƣời dân địa phƣơng. Mức thu nhập và tỷ lệ đƣởng
hƣởng của dân cƣ sẽ tăng do tăng số lƣợng KDL, tăng cƣờng các dịch vụ cung cấp.
UBND Thành phố Hội An và chính quyền xã đảo Tân Hiệp cần quy định rõ
tỷ lệ thu nhập tối thiểu từ DL mà ngƣời dân đƣợc hƣởng. Thƣờng xuyên thực hiện
công tác kiểm tra, đánh giá mức độ tạo điều kiện để tăng cƣờng thu nhập cho cƣ
dân trên đảo của các đơn vị kinh doanh du lịch .
3.4. Một số khuyến nghị nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sinh thái
Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ
Để khai thác tiềm năng DLST nói chung, và phát triển DLST VDLBTB nói
riêng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị bằng cơ chế, chính sách
phù hợp, đồng bộ. Luận án đề xuất một số khuyến nghị nhƣ sau:
3.4.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước
Trong điều kiện ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng của ngƣời dân chƣa
cao thì công cụ pháp luật của Chính phủ có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ,
tôn tạo và bảo tồn những giá trị nguyên sơ của TNDL. Vì vậy, Luận án khuyến
nghị với Nhà nƣớc một số vấn đề sau:
- Nhà nƣớc cần công bố, triển khai và kiểm tra việc thực thi các văn bản
pháp luật về bảo vệ TNTN nói chung và bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch
nói riêng nhằm đảm bảo khai thác và phát triển bền vững.
- CQĐP cần chủ trì tổ chức đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và DLST
của địa phƣơng mình một cách chi tiết với sự phối hợp của tất cả các cơ quan ban
ngành liên quan, UBND tỉnh giữ vai trò nhạc trƣởng trong việc phối hợp giữa các
đơn vị các cơ quan chuẩn bị các điều kiện về vốn đầu tƣ, về nhân lực, về cơ chế
phối hợp trong triển khai và quản lý các hoạt động DLST trong phạm vi địa
phƣơng mình.
147
- Giao trách nhiệm quản lý từng mặt cụ thể cho từng ban, ngành quản lý
liên quan: tài nguyên, môi trƣờng, tài chính, kế hoạch đầu tƣ, du lịch, xây dựng,...
tránh tình trạng chồng chéo cũng nhƣ tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngƣợc"
trong quản lý hoạt động DLST.
- Thông qua các kênh giáo dục Trƣờng học, các tổ chức xã hội,... nâng cao
nhận thức của nhân dân về lợi ích của hoạt động DLST, thông qua đó mà hƣớng
hoạt động của các đơn kinh doanh du lịch trên địa bàn quản lý thực hiện theo mô
hình DLST nhằm phát triển bền vững.
- Nhanh chóng ban hành những chính sách khuyến khích phát triển hoạt
động DLST tại địa phƣơng mình về vốn đầu tƣ, về tiền thuê đất, về chính sách tín
dụng, chính sách miễn giảm thuế đối với những đơn vị hoạt động theo đúng tiêu
chuẩn của DLST. Trong điều kiện hiện nay, chỉ có những chính sách ƣu đãi đủ
mạnh mới có thể đẩy mạnh hoạt động DLST tại địa phƣơng, từ đó kéo theo sự phát
triển của rất nhiều mặt trong nền kinh tế.
- Nhà nƣớc cần đầu tƣ kinh phí thích đáng để xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng: sân bay, bến cảng, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nƣớc,... để
phục vụ dân sinh cũng nhƣ phục vụ nhu cầu của KDL tại các điểm DLST.
- Nhà nƣớc cần hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo nhân lực cho ngành du
lịch, trong đó ƣu tiên kinh phí cho việc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về môi trƣờng
và kiến thức về du lịch cho cộng đồng dân cƣ nơi có tài nguyên DLST và tổ chức
hoạt động DLST.
- Các địa phƣơng trong vùng cần có sự phối kết hợp với nhau trong công tác
quy hoạch phát triển du lịch, liên kết trong bảo vệ môi trƣờng, trong việc tuyên
truyền quảng bá, hỗ trợ về đào tạo nhân lực, hỗ trợ nhau về phƣơng tiện vận
chuyển khi cần, để thu hút khách đến Vùng nhiều hơn.
3.4.2. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước Du lịch
- Tổng cục Du lịch cần tổ chức đánh giá hoạt động DLST trên phạm vi toàn
quốc để xây dựng chiến lƣợc và chính sách phát triển du lịch và DLST Việt Nam.
148
Chính sách phát triển DLST cần quy định cụ thể trách nhiệm và quyền lợi của
những đơn vị thực hiện theo mô hình DLST. Đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ và
quyền lợi của các đơn vị các doanh nghiệp, có chế độ thƣởng phạt nghiêm minh.
- Tổng cục Du lịch cần xây dựng các tiêu chí cụ thể để công nhận là hoạt
động DLST, trên cơ sở các tiêu chí đó mà các điểm du lịch, các địa phƣơng, các
đơn vị xem xét khả năng, chuẩn bị điều kiện để đăng ký hoạt động DLST. Các tiêu
chí này cũng là cơ sở để kiểm tra đánh giá hoạt động DLST định kỳ, rút kinh
nghiệm để bổ sung hoặc điều chỉnh các tiêu chí công nhận hoạt động DLST, có cơ
sở để đề xuất những ƣu đãi mà các đơn vị hoạt động DLST đƣợc hƣởng và xây
dựng thƣơng hiệu cho hoạt động DLST .
- Tổng cục Du lịch nên thành lập Hiệp hội DLST Việt Nam và hƣớng dẫn
thành lập Hiệp hội DLST các vùng hoặc các địa phƣơng để có thể tập hợp các nhà
kinh doanh DLST, các cơ quan quản lý và KDL sinh thái. Hiệp hội sẽ là diễn đàn
để tập hợp các ý kiến đóng góp, những khó khăn, khúc mắc cần giải quyết, những
sáng kiến cần áp dụng và những điển hình tiên tiến cần nhân rộng trong lĩnh vực
hoạt động DLST. Hiệp hội DLST có thể thay mặt nhà nƣớc tuyên truyền quảng bá
cho DLST, quản lý giám sát việc chấp hành các chính sách phát triển DLST của
các địa phƣơng, các đơn vị.
- Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch các tỉnh cần xây dựng kế hoạch phát triển
DLST tại địa phƣơng mình một cách cụ thể, chi tiết. Tránh tình trạng phát triển
DLST tràn lan, thiếu kiểm soát dẫn đến nhận thức phiến diện và lạm dụng về thuật
ngữ DLST. Giữa các địa phƣơng trong vùng cần có sự phối hợp liên kết với nhau
trong phát triển tuyến điểm DLST, tránh tình trạng dập khuôn, bắt chƣớc, gây
nhàm chán cho KDL.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng DLST và thực trạng khai thác tiềm năng
DLST VDLBTB, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm khai thác tiềm năng DLST
149
của một số quốc gia trên thế giới, Luận án đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để
khai thác thác hợp lý tiềm năng DLST VDLBTB Việt Nam.
Căn cứ vào yêu cầu phát triển DL và DLST của các địa phƣơng và của quốc
giá, căn cứ vào nhứng sự thay đổi về điều kiện khai thác tiềm năng DLST trong
tƣơng lai cũng nhƣ dwaaj vào các dự báo, dự đoán về thì trƣờng khách DLST,
Chƣơng 3 của Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng
DLST của VDLBTB, bao gồm: các giải pháp về quy hoạch tuyến điểm DLST, giải
pháp về nhân lực cho phát triển DLST, giải pháp về vốn đầu tƣ và giải pháp về
công tác tuyên truyền quảng bá cho hoạt động DLST. Do khuôn khổ luận án không
cho phép nên Luận án đã thực hiện nghiên cứu điển hình tại điểm DLST Cù Lao
Chàm để lý giải cụ thể cho từng giải pháp và chứng minh đối với từng giải pháp.
Mặc dù, mỗi tài nguyên DLST có chất lƣợng, có loại hình và có các điều kiện khai
thác khác nhau nhƣng quy trình cũng nhƣ nội dung các giải pháp là khá tƣơng
đồng. Vì vậy nội dung của các giải pháp đối với điểm DLST hạt nhân Cù Lao
Chàm có thể đƣợc vận dụng đối với những tài nguyên DLST khác.
Để có thể thực hiện tốt những giải pháp đó, luận án đã đề xuất một số
khuyến nghị với các cơ quan quản lý các cấp về các chính sách, cơ chế tạo điều
kiện khai thác tốt tiềm năng, thúc đẩy DLST phát triển, góp phần chuyển đổi cơ
cấu nền kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và đóng góp cho sự phát triển bền
vững của từng địa phƣơng và toàn bộ nền kinh tế.
150
KẾT LUẬN LUẬN ÁN
Với sự phát triển với tốc độ rất cao, ngành du lịch toàn cầu đã có những
đóng góp tích cực và cũng đã gây nên những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế,
đối với xã hội và với môi trƣờng. Vì vậy, DLST ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển du lịch bền vững, phát triển DLST cũng là xu thế tất yếu của các quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên việc phát triển DLST hiện nay còn nhiều lệch lạc từ nhận
thức đến hành động và quản lý. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về DLST, tiềm
năng DLST nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng DLST để áp dụng vào khai thác
tiềm năng DLST Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ là nội dung nghiên cứu của Luận án.
Trên cơ sở các định nghĩa về DLST đã đƣợc công bố, Luận án đã xây dựng đƣợc
mô hình của một điểm DLST với 4 yếu tố cấu thành: (1) Du lịch dựa vào TNTN và
VHĐP; (2) Có hoạt động diễn giải và giáo dục môi trƣờng; (3) Có đóng góp cho
bảo tồn, và (4) Có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ và đem lại lợi ích cho họ. Đó
cũng chính là các nguyên tắc của hoạt động DLST, yêu cầu đồng thời của 4
nguyên tắc chính là điểm khác biệt giữa DLST và DL thông thƣờng.
Luận án đã lý giải tiềm năng DLST là điều kiện cần để phát triển DLST là
những TNTN đặc sắc gắn với VHĐP độc đáo, đang khai thác hoặc chƣa đƣợc khai
thác. Việc nghiên cứu và đƣa ra các tiêu chí, các phƣơng pháp đánh giá tiềm năng
DLST của một tài nguyên DLST và của một địa phƣơng hay vùng du lịch cũng
đƣợc Luận án thực hiện. Việc chuyển tiềm năng thành lợi ích đƣợc thực hiện thông
qua khai thác tiềm năng. Trên cơ sỏ nghiên cứu các điều kiện khai thác tiềm năng
DLST, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DLST của một số quốc gia, Luận án đã
khái quát nội dung, trình tự khai thác tiềm năng DLST đối với từng tài nguyên
DLST cũng nhƣ từng địa phƣơng hay vùng du lịch.
Với nhiều nét đặc thù về tự nhiên và xã hội, không chỉ có lợi thế với 4 di
sản văn hóa thế giới, DLST cũng là một thế mạnh của VDLBTB. Việc điều tra,
đánh giá tiềm năng và các điều kiện khai thác tiềm năng DLST của VDLBTB
đƣợc Luận án thực hiện qua phƣơng pháp chuyên gia. Kết quả đánh giá đã xếp loại
151
đƣợc một số tài nguyên DLST cơ bản cũng nhƣ xếp loại tiềm năng chung về DLST
của từng địa phƣơng và toàn Vùng.
Tiềm năng DLST VDLBTB là rất lớn, nhƣng việc khai thác các tiềm năng
để phát triển DLST trong vùng còn hạn chế. Nhiều những TNDL còn ở dạng tiềm
năng chƣa đƣợc khai thác, chất lƣợng hoạt động DLST chƣa cao. Một số điểm
DLST sản phẩm còn nghèo nàn, nhiều điểm chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ về kiến
trúc, xây dựng đang bị báo động về vấn đề môi trƣờng: làm phá vỡ cảnh quan, ảnh
hƣởng đến môi trƣờng sống của động vật hoang dã. Một số địa phƣơng nhiều điểm
DLST hoạt động tự phát, không chuyên nghiệp, chƣa quan tâm đến lợi ích của
ngƣời dân,... những ƣu điểm và hạn chế của hoạt động DLST trong Vùng và những
nguyên nhân của nó đã đƣợc trình bày ở Chƣơng 2 của Luận án.
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng DLST, thực trạng khai thác tiềm năng DLST
VDLBTB, căn cứ vào yêu cầu phát triển DL và DLST của các địa phƣơng và của
quốc giá, những dự báo về sự thay đổi các điều kiện khai thác tiềm năng DLST
trong tƣơng lai cũng nhƣ các dự báo, dự đoán về thì trƣờng khách DLST, Chƣơng
3 của Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng DLST của
VDLBTB, bao gồm: các giải pháp về quy hoạch tuyến điểm DLST, giải pháp về
nhân lực cho phát triển DLST, giải pháp về vốn đầu tƣ và giải pháp về công tác
tuyên truyền quảng bá cho hoạt động DLST. Luận án đã thực hiện nghiên cứu điển
hình tại điểm DLST Cù Lao Chàm để lý giải và cụ thể hóa từng giải pháp tại một
điểm. Nội dung của các giải pháp đối với điểm DLST hạt nhân Cù Lao Chàm có
thể đƣợc vận dụng đối với những tài nguyên DLST khác.
Phần cuối của Luận án là một số khuyến nghị với các cơ quan quản lý các
cấp về các chính sách, cơ chế tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng, thúc đẩy DLST
phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo
và đóng góp cho sự phát triển du lịch bền vững.
152
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................ 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ...................................... 1
VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI ........................................ 1
1.1. Du lịch sinh thái .................................................................................................. 1
1.1.1. Những tác động của du lịch đến môi trƣờng - lý do ra đời của du lịch sinh
thái ......................................................................................................................... 1
1.1.1.1. Những tác động tích cực ...................................................................... 1
1.1.1.2. Những tác động tiêu cực ...................................................................... 2
1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái ..................................................................... 3
1.1.2.1. Một số định nghĩa về du lịch sinh thái ................................................. 3
1.1.2.2. Mô hình điểm du lịch sinh thái ............................................................ 6
1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái .................................................................... 8
1.1.3.1. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái .......................................... 9
1.1.3.2. Đặc điểm của khách du lịch sinh thái................................................. 13
1.1.3.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch sinh thái ........................................... 15
1.1.3.4. Đặc điểm của các đối tƣợng tham gia hoạt động du lịch sinh thái ... 16
153
1.1.4. Nguyên tắc của hoạt động du lịch sinh thái .............................................. 18
1.1.4.1. Nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào những giá trị của thiên nhiên và
bản sắc văn hoá địa phƣơng ............................................................................ 18
1.1.4.2. Nguyên tắc có diễn giải, giáo dục môi trƣờng trong hoạt động du lịch
......................................................................................................................... 19
1.1.4.3. Nguyên tắc đóng góp cho bảo tồn để quản lý bền vững về môi trƣờng
sinh thái ........................................................................................................... 19
1.1.4.4. Nguyên tắc mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cƣ và đóng góp cho
sự phát triển bền vững ..................................................................................... 20
1.1.5. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái ..................................................... 21
1.1.5.1. Ý nghĩa về kinh tế .............................................................................. 21
1.1.5.2. Ý nghĩa về xã hội ............................................................................... 22
1.1.5.3. Ý nghĩa về môi trƣờng ....................................................................... 22
1.2. Tiềm năng du lịch sinh thái ............................................................................... 23
1.2.1. Chất lƣợng tài nguyên du lịch sinh thái .................................................... 23
1.2.1.1. Quy mô của tài nguyên du lịch sinh thái ............................................ 23
1.2.1.2. Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch sinh thái ...................................... 23
1.2.1.3. Sự thuận lợi trong đầu tƣ và tiếp cận tài nguyên du lịch sinh thái ..... 24
1.2.1.4. Sự an toàn tại điểm đến có tài nguyên du lịch sinh thái ..................... 25
1.2.1.5. Các tiêu chí khác phản ánh chất lƣợng của tài nguyên du lịch sinh
thái ................................................................................................................... 25
1.2.2. Tiềm năng du lịch sinh thái biểu hiện qua cơ cấu tài nguyên du lịch ....... 26
1.2.2.1. Cơ cấu theo chất lƣợng tài nguyên du lịch sinh thái .......................... 26
1.2.2.2. Cơ cấu theo loại hình tài nguyên du lịch sinh thái ............................. 27
154
1.2.2.3. Cơ cấu theo tình trạng khai thác ......................................................... 27
1.3. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái ................................................................. 30
1.3.1. Phƣơng pháp đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái ................................... 30
1.3.1.1. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong đánh giá tài nguyên du lịch ... 30
1.3.1.2. Phƣơng pháp chuyên gia trong đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 33
1.3.2. Nội dung đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái.......................................... 35
1.3.2.1. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của một số tài nguyên du lịch cơ
bản ................................................................................................................... 35
1.3.2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của một lãnh thổ du lịch .......... 37
1.4. Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái - Nguyên tắc, nội dung và điều kiện khai
thác ........................................................................................................................... 38
1.4.1. Khái niệm về khai thác tiềm năng du lịch sinh thái .................................. 38
1.4.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 38
1.4.1.2. Các đối tƣợng liên quan đến khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ... 39
1.4.2. Nguyên tắc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ..................................... 39
1.4.2.1. Nguyên tắc phát triển bền vững ......................................................... 39
1.4.2.2. Nguyên tắc hài hoà lợi ích .................................................................. 41
1.4.3. Các điều kiện để khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ............................. 42
1.4.3.1. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch sinh thái ...................... 42
1.4.3.2. Nguồn nhân lực du lịch sinh thái ....................................................... 43
1.4.3.3. Các điều kiện khác ............................................................................. 44
1.4.4. Nội dung khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ......................................... 45
1.4.4.1. Quy định các tiêu chí của một điểm du lịch sinh thái ........................ 45
155
1.4.4.2. Quy hoạch tuyến điểm du lịch sinh thái và chuẩn bị các điều kiện để
triển khai hoạt động du lịch sinh thái theo quy hoạch .................................... 47
1.4.4.3. Tổ chức triển khai và quản lý hoạt động đối với các điểm du lịch sinh
thái ................................................................................................................... 48
1.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia, một số địa phƣơng trong nƣớc và những bài
học trong khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ....................................................... 49
1.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia ............................................................. 49
1.5.1.1. Ở Australia ......................................................................................... 49
1.5.1.2. Ở Thái Lan ......................................................................................... 50
1.5.1.3. Ở Costa Rica....................................................................................... 51
1.5.2. Nghiên cứu một vài mô hình du lịch sinh thái trong nƣớc ....................... 53
1.5.2.1. Tại Hồ Ba Bể - Bắc Cạn ..................................................................... 53
1.5.2.2. Tại Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 54
1.5.3. Những bài học kinh nghiệm trong khai thác tiềm năng du lịch sinh thái . 55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 56
CHƢƠNG 2 .............................................................................................................. 58
TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI...................................................................... 58
VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI ............. 58
VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM .................................................. 58
2.1. Khái quát về Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ Việt Nam ....................................... 58
2.1.1. Điều kiện tự nhiên Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ ...................................... 58
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Vùng Du lịch Bắc Trung bộ ............................ 59
2.1.3. Tình hình phát triển du lịch Vùng Du lịch Bắc Trung bộ ......................... 60
2.2. Tiềm năng và đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung
156
Bộ ............................................................................................................................. 62
2.2.1. Tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ ........................ 62
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch sinh thái khu vực rừng núi .................................. 62
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch biển đảo ............................................................... 63
2.2.1.3. Tài nguyên du lịch vùng đầm phá ...................................................... 64
2.2.1.4. Hệ thống sông, hồ, suối ...................................................................... 65
2.2.1.5. Tài nguyên du lịch văn hóa bản địa (hay văn hóa địa phƣơng) ......... 65
2.2.2. Các điều kiện khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc
Trung Bộ.............................................................................................................. 67
2.2.2.1. Điều kiện về thị trƣờng khách du lịch sinh thái ................................. 67
2.2.2.2. Về hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái ....................... 70
2.2.2.3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ...................................................... 72
2.2.2.4. Về nguồn nhân lực du lịch ................................................................. 73
2.2.2.5. Các điều kiện khác ............................................................................. 78
2.2.3. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và các điều kiện khai thác tiềm năng
du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ ..................................................... 79
2.2.3.1. Nội dung đánh giá ............................................................................. 79
2.2.3.2. Phƣơng pháp đánh giá ........................................................................ 80
2.2.3.3. Quá trình và kết quả thực hiện ........................................................... 82
2.3. Thực trạng và đánh giá thực trang khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng
Du lịch Bắc Trung Bộ .............................................................................................. 87
2.3.1. Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung
Bộ về mặt lƣợng .................................................................................................. 87
157
2.3.1.1. Việc hình thành các điểm du lịch sinh thái (Tình hình khai thác tiềm
năng du lịch sinh thái về mặt lƣợng) ............................................................... 87
2.3.1.2. Đánh giá tình hình khai thác tiềm năng du lịch sinh thái về mặt lƣợng
......................................................................................................................... 90
2.3.2. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc của du lịch sinh thái tại các điểm du
lịch có TNDL sinh thái ........................................................................................ 91
2.3.2.1. Sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên và
bản sắc văn hoá địa phƣơng ............................................................................ 92
2.3.2.2. Du lịch gắn với giáo dục về môi trƣờng ............................................ 95
2.3.2.3. Đóng góp cho việc bảo tồn ................................................................. 97
2.3.2.4. Đem lại lợi ích cho cộng đồng, đóng góp cho sự phát triển bền vững
......................................................................................................................... 98
2.3.3. Đánh giá chung thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du
lịch Bắc Trung Bộ ............................................................................................. 101
2.3.3.1. Những mặt tích cực .......................................................................... 101
2.3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân của nó .................................... 102
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................... 103
CHƢƠNG 3 ............................................................................................................ 105
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI
VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM ................................................ 105
3.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch
sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ .................................................................... 105
3.1.1. Căn cứ vào yêu cầu phát triển du lịch trong thời gian tới ....................... 105
3.1.1.1. Yêu cầu chung trong phát triển du lịch Việt Nam .......................... 105
3.1.1.2. Yêu cầu trong phát triển du lịch của Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ .. 106
158
3.1.2. Căn cứ vào điều kiện phát triển du lịch sinh thái trong thời gian đến .... 107
3.1.2.1. Về hệ thống kết cấu hạ tầng ............................................................. 107
3.1.2.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch .................................................... 108
3.1.2.3. Về các điều kiện khác ...................................................................... 109
3.1.2.4. Về vấn đề nhân lực du lịch ............................................................... 110
3.1.2.5. Về hành lang pháp lý cho du lịch sinh thái phát triển ...................... 111
3.1.3. Căn cứ vào dự báo, dự đoán về sự thay đổi về dòng khách du lịch sinh
thái đến Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ ................................................................ 112
3.1.3.1. Đối với dòng khách nội địa .............................................................. 112
3.1.3.2. Đối với dòng khách quốc tế ............................................................. 113
3.2. Các định hƣớng phát triển du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ ...... 114
3.2.1. Định hƣớng thị trƣờng khách du lịch sinh thái ....................................... 114
3.2.1.1. Định hƣớng thị trƣờng khách du lịch quốc tế .................................. 114
3.2.1.2. Định hƣớng thị trƣờng khách du lịch nội địa ................................... 115
3.2.2. Định hƣớng sản phẩm du lịch sinh thái ................................................... 116
3.3. Các giải pháp khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung
Bộ Việt Nam ........................................................................................................... 117
3.3.1. Quy hoạch và phát triển các tuyến điểm du lịch sinh thái Vùng Du lịch
Bắc Trung Bộ (Phát triển du lịch sinh thái về mặt số lƣợng) ............................ 118
3.3.1.1. Xây dựng tuyến du lịch sinh thái cơ bản của Vùng ......................... 118
3.3.1.2. Xác định và phát triển các điểm du lịch sinh thái hạt nhân của Vùng.
....................................................................................................................... 119
3.3.1.3. Xác định các điểm du lịch sinh thái vệ tinh hỗ trợ cho các điểm du
lịch sinh thái hạt nhân.................................................................................... 122
159
3.3.2. Thực hiện tuyên truyền quảng bá cho du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc
Trung Bộ............................................................................................................ 124
3.3.2.1. Xác định mục tiêu và nội dung tƣơng ứng để tuyên truyền quảng bá
....................................................................................................................... 124
3.3.2.2. Xác định trách nhiệm và lựa chọn hình thức tuyên truyền quảng bá
....................................................................................................................... 124
3.3.3. Chuẩn bị nguồn nhân lực để khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ........ 127
3.3.3.1. Phân tích công việc và dự báo nhu cầu nhân lực du lịch sinh thái .. 127
3.3.3.2. Tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch sinh thái ............ 129
3.3.3.3. Thực hiện đãi ngộ đối với lực lƣợng lao động du lịch sinh thái ...... 130
3.3.4. Khai thác và quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ cho khai
thác tiềm năng du lịch sinh thái ......................................................................... 131
3.3.4.1. Xác định nhu cầu vốn đầu tƣ để phát triển một điểm du lịch sinh thái
....................................................................................................................... 132
3.3.4.2. Xác định nguồn vốn đầu tƣ .............................................................. 132
3.3.4.3. Quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ.............................................. 133
3.3.5. Tổ chức, quản lý hoạt động tại các điểm du lịch sinh thái ...................... 134
3.3.5.1. Xác định các đối tƣợng cụ thể tham gia vào hoạt động du lịch sinh
thái và phân định trách nhiệm và quyền lợi đối với từng đối tƣợng ............. 135
3.3.5.2. Quản lý hoạt động tại điểm du lịch sinh thái ................................... 137
3.3.6. Nghiên cứu điển hình: Các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch
sinh thái tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam) .......................................................... 138
3.3.6.1. Quy hoạch Cù Lao Chàm là điểm du lịch sinh thái hạt nhân trong hệ
thống tuyến điểm du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ .................. 138
160
3.3.6.2. Giải pháp về nguồn nhân lực cho điểm du lịch sinh thái Cù lao Chàm
....................................................................................................................... 139
3.3.6.3. Giải pháp về vốn đầu tƣ cho điểm du lịch sinh thái Cù lao Chàm... 141
3.3.6.4. Giải pháp trong quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm
....................................................................................................................... 142
3.4. Một số khuyến nghị nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sinh thái Vùng
Du lịch Bắc Trung Bộ ............................................................................................ 146
3.4.1. Khuyến nghị đối với Nhà nƣớc ............................................................... 146
3.4.2. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc Du lịch ........................ 147
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 148
KẾT LUẬN LUẬN ÁN ......................................................................................... 150
MỤC LỤC .............................................................................................................. 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lyluanvedulichsinhthai_5401.pdf