Bài giảng Marketing - Chương 4: Chính sách giá
3. Giảm giá khi chi phí sản xuất giảm:
Doanh nghiệp muốn sử dụng hết công
suất hoặc năng lực sản xuất đang dư
thừa sẽ phải giảm giá hoặc có thể giảm
giá trong trường hợp thị phần giảm sút
nghiêm trọng vì giá bán sản phẩm quá
cao, không phù hợp khả năng chi trả của
khách hàng.
Các chiến lược giảm giá cần được xem xét
kỹ để đảm bảo không vi phạm luật bán
phá giá hay ảnh hưởng tới lợi nhuận lâu
dài của doanh nghiệp.
19 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Marketing - Chương 4: Chính sách giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV
CHÍNH SÁCH GIÁ
(PRICE POLICY)
I. KHÁI NIỆM- Ý NGHĨA- MỤC
TIÊU VIỆC ĐỊNH GIÁ
1. Khái niệm:
Giá của một sản phẩm hay dịch vụ là số tiền mà
người bán sẽ nhận từ người mua, để đổi lại
cho người mua quyền sử dụng hay sở hữu
sản phẩm, dịch vụ đó.
2. Ý nghĩa:
_ Đóng vai trò quyết định trong việc mua sản
phẩm này hay sản phẩm khác đối với khách
hàng.
_ Ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận
_ Là vũ khí cạnh tranh sắc bén trong thị trường.
3. Mục tiêu việc định giá:
Xây dựng chiến lược giá đúng là điều kiện cực kỳ
quan trọng để cty có thể xâm nhập, chiếm lĩnh thị
trường.
Mục tiêu:
- Tăng mại vụ, cả về khối lượng lẫn giá trị, phấn
đấu gia tăng thị phần.
- Tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hệ số hiệu quả
vốn đầu tư.
- Giữ cho doanh nghiệp ổn định bằng cách chấp
nhận giá cạnh tranh hoặc né tránh cạnh tranh về
giá.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG
QUÁT KHI ĐỊNH GIÁ
1. Định giá dựa trên chi phí:
Là phương pháp định ra giá bán bằng cách cộng
thêm vào chi phí một mức lợi nhuận mong
muốn.
Công thức: G = Z + m
G: Giá bán một đơn vị sản phẩm
Z: Chi phí (phí tổn) cho một đơn vị sản phẩm
m: Lợi nhuận mục tiêu
Phương pháp này không tính đến nhu cầu và cạnh
tranh trên thị trường nên có những nhược điểm
nhất định
2. Định giá dựa trên người mua (Giá
tâm lý):
Doanh nghiệp xem sự cảm nhận về giá trị của
người mua là chìa khóa để định giá. Muốn vậy
phải thiết lập được giá trị trong ý nghĩ của
người mua, trong sự tương quan với các sản
phẩm cạnh tranh khác.
VD1: Định giá tạo hình ảnh sang trọng thì giá bán
phải cao hơn hẳn các sản phẩm cùng loại.
VD2: Định giá để cảm nhận rẻ hơn (499,99 USD rẻ
hơn 500 USD)
3. Định giá dựa vào cạnh tranh:
Giá được xác định tùy theo tình hình cạnh tranh để
đạt được doanh thu mục tiêu. Có 2 cách để định
giá:
_ Định giá theo mức cạnh tranh hiện tại: căn cứ chủ
yếu vào giá của đối thủ cạnh tranh. Việc định giá
này rất phổ biến và bảo toàn được sự hòa hợp
của cả ngành.
_ Định giá đấu thầu kín: dựa trên những dự đoán
về giá của đối thủ cạnh tranh, cần phải biết thông
tin để định giá thấp hơn công ty khác, nhưng
không thấp hơn chi phí.
III. CÁC BƯỚC ĐỊNH GIÁ
B1. Tính toán và phân tích chi phí
B2. Phân tích điểm hòa vốn
B3. Phân tích thị trường
B4. Quyết định các giới hạn giá
B5. Cơ cấu giá
B6. Báo giá
IV. CÁC CHIẾN LƯỢC GIÁ CHO
SẢN PHẨM MỚI
1. Định giá “hớt váng” thị trường:
Doanh nghiệp định giá cao lúc đầu để thu được tỉ
suất lợi nhuận lớn. Vì giá cao nên người mua
không nhiều, công ty sẽ giảm giá dần để có
thêm khách hàng.Mức giá này thường áp
dụng để chinh phục nhóm khách hàng không
nhạy cảm với giá, khi có sản phẩm hòan toàn
mới, độc đáo.
Tại thị trường VN, một số cty bán ĐTDĐ áp dụng
phương pháp này.
2. Định giá thâm nhập thị trường:
Doanh nghiệp định giá ban đầu tương đối
thấp trong thời gian dài để thu hút lượng
khách mua lớn và nhanh chóng đạt một
thị phần. Dần dần do cải tiến và tích lũy
kinh nghiệm, chi phí sẽ hạ xuống và lợi
nhuận sẽ tăng lên.Mức giá này thường
được sử dụng cho các sản phẩm mới
nhưng mang tính tương tự (thay thế)
hoặc sản phẩm cải tiến.
3. Định giá giới thiệu:
Doanh nghiệp cắt giảm giá tạm thời để lôi
kéo sự chú ý và dùng thử của khách
hàng. Mức giá này áp dụng trong một
thời gian ngắn (tạm thời) rồi sẽ nâng giá
lên ngay sau thời gian đưa hàng ra và
giới thiệu.
4. Định giá theo thị trường:
Đưa ra mức giá trên cơ sở phân tích giá của
đối thủ cạnh tranh. Tùy thuộc vào đặc
điểm cạnh tranh trên thị trường mà doanh
nghiệp quyết định giá cao, thấp hoặc
ngang bằng với giá của đối thủ cạnh
tranh.
V. CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ
ĐIỂN HÌNH
1. Định giá cho các sản phẩm trong
cùng dòng sản phẩm.
VD: Các máy quay phim cùng một dòng
DCR-TRV 480E – 8.990.000VND
DCR-TRV 470E _ 9.500.000VND
DCR-TRV 460E – 9.990.000VND
Sự khác biệt giữa hai mức giá để hấp dẫn khách
hàng theo ý đồ của nhà sản xuất. Nếu khoảng
cách giá không lớn giữa 2 loại máy kề nhau thì
người tiêu dùng sẽ mua loại hoàn hảo hơn.
2. Định giá cho các sản phẩm tùy chọn.
VD: Sản phẩm gắn kèm vào xe hơi (Bộ phận
làm tan sương mù, làm dịu ánh sáng)
3. Định giá cho các sản phẩm bổ trợ.
VD: Những sản phẩm đi kèm với sản phẩm
chính như:
+ Lưỡi dao cạo đi kèm dao cạo râu.
+ Phim chụp ảnh dùng cho máy chụp ảnh
Các doanh nghiệp thường định giá thấp đối với
các sản phẩm chính (Dao cạo râu, máy chụp
hình) và định giá bán có mức lời cao đối với sản
phẩm bổ trợ (Lưỡi dao cạo, phim)
VD: Hãng Kodak định giá bán máy chụp ảnh của
họ thấp vì họ kiếm lời chủ yếu qua việc bán
phim chụp ảnh.
Doanh nghiệp cần điều chỉnh giá sản phẩm phân
biệt để thích ứng với sự khác biệt về khách
hàng, thời gian, địa điểm. Cần chủ động điều
chỉnh giá khi có điều kiện để đáp ứng lại sự thay
đổi giá của đôi thủ cạnh tranh.
4. Định giá 2 (hoặc nhiều) phần:
Doanh nghiệp thường tính một giá cước phí
cố định, cộng thêm cước phí biến đổi.
Cước phí cố định đủ thấp để kích thích
việc mua sản phẩm, còn lợi nhuận có từ
cước phí sử dụng thêm (cước biến đổi)
5. Định giá sản phẩm trọn gói:
Doanh nghiệp tập hợp một số sản phẩm và
gói chúng thành một gói hàng chung và
bán theo “bộ” hoặc “gói” với nguyên tắc
“giá bán trọn gói luôn nhỏ hơn tổng số
tiền mua theo phương thức riêng rẽ”, vậy
khoản tiết kiệm được của giá trọn gói phải
đủ lớn để kích thích khách hàng mua cả
gói.
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU
CHỈNH GIÁ
1. Chiết khấu giá và bớt giá: nhằm
khuyến khích người mua tăng khối lượng
mua và mua tập trung nhiều lần ở một
người bán. Có nhiều cách để chiết khấu
như: chiết khấu khi thanh toán bằng tiền
mặt, thanh toán nhanh, mua số lượng lớn,
theo mùa, bớt giá cho khách hàng đổi sản
phẩm cũ lấy sản phẩm mới.
2. Điều chỉnh giá phân biệt: doanh nghiệp
bán những hàng hóa cùng loại với những mức
giá khác nhau cho những khách hành khác
nhau.
+ Định giá phân biệt theo khách hàng. VD giá vé
xem phim.
+ Định giá theo địa điểm. VD chổ ngồi trong nhà
hát, trên máy bay.
+ Định giá theo hình ảnh. VD nước hoa cùng
loại nhưng để trong bao bì có màu sắc khác
nhau thì giá bán khác nhau.
+ Định giá theo mùa.
+ Định giá theo thời gian
3. Giảm giá khi chi phí sản xuất giảm:
Doanh nghiệp muốn sử dụng hết công
suất hoặc năng lực sản xuất đang dư
thừa sẽ phải giảm giá hoặc có thể giảm
giá trong trường hợp thị phần giảm sút
nghiêm trọng vì giá bán sản phẩm quá
cao, không phù hợp khả năng chi trả của
khách hàng.
Các chiến lược giảm giá cần được xem xét
kỹ để đảm bảo không vi phạm luật bán
phá giá hay ảnh hưởng tới lợi nhuận lâu
dài của doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_marketing_chuong_4_chinh_sach_gia.pdf