Bài giảng Marketing - Chương 7: Marketing chiến lược và Marketing quốc tế
e) Quyết định chương trình marketing:
Chương trình marketing cần phù hợp và
thích ứng với hoàn cảnh nước sở tại, phù
hợp với những nhu cầu riêng biệt của mỗi
thị trường.
f) Quyết định về tổ chức marketing:
Lập một tổ chức marketing có tính chất đa
quốc gia . Tổ chức này được thành lập
theo khu vực địa lý, theo nhóm sản phẩm
hoặc các chi nhánh trực thuộc
12 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Marketing - Chương 7: Marketing chiến lược và Marketing quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VII
MARKETING CHIẾN LƯỢC
VÀ MARKETING QUỐC TẾ
I. CHIẾN LƯỢC MARKETING
Mỗi công ty đều có chiến lược của mình. Trong hệ
thống quản lý của công ty, xí nghiệp người ta
thường chia ra: chiến lược chung, chiến lược
bộ phận, các chính sách, các biện pháp,
Chiến lược chung của công ty thường đề cập tới
những vấn đề quan trọng nhất, bao quát và
lâu dài, sống còn của công ty, xí nghiệp
Chiến lược bộ phận gồm những chiến lược về
KHKT, đào tạo, marketing,
II. CÁC BƯỚC XÁC LẬP CHIẾN
LƯỢC CHUNG MARKETING
Phương pháp này gồm các bước chủ
yếu sau:
_ Xác định các mục tiêu
_ Phân tích nguồn tài lực có thể có và
những yêu cầu bắt buộc.
_ Liệt kê và trình bày các chiến lược có
thể có
_ Đánh giá dự kiến các chiến lược đưa
ra.
_ Lựa chọn một chiến lược tổng hợp và
hình thành kế hoạch marketing.
Trong việc hình thành các chiến lược chung
marketing, cần căn cứ vào các nội dung chủ yếu
sau:
_ Theo đối tượng nhắm tới:
Có thể lựa chọn các chiến lược sau:
+ Khai thác mạnh khách hàng hiện tại của mình.
+ Tham gia thị trường có tính chất cạnh tranh.
+ Mở rộng thị trường.
_ Theo khả năng sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp:
+ Chiến lược duy nhất.
+ Chiến lược phân biệt.
_ Theo yếu tố động lực thúc đẩy:
+ Chiến lược kéo (Pull)
+ Chiến lược đẩy (Push)
III. MARKETING QUỐC TẾ
1. Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh đối
ngoại và tiếp thị quốc tế:
Ngày nay với sự phát triển kinh tế trên toàn thế
giới, chính sách đóng cửa, tự cung tự cấp
là không thể tồn tại được. Xu thế liên kết
kinh tế phát triển mạnh, vượt qua các hàng
rào liên minh chính trị và quân sự, hình
thành một thị trường thế giới rộng lớn.
Thị trường thế giới nói chung và khu vực Châu
á Thái Bình Dương nói riêng đã hình thành
từ lâu. Muốn thâm nhập vào thị trường đó
cần phải có kiến thức, nghiệp vụ tốt, có
chiến lược tiếp thị năng động.
Việt Nam chúng ta là nước đi sau với đội
ngũ kinh doanh đối ngoại còn mới mẻ,
chưa am hiểu nhiều thị trường thế giới,
chưa quen với tập quán, quan hệ giao
dịch, đàm phán ký kết, chưa thông thạo
luật pháp quốc tế, Do đó chúng ta
phải có chiến lược marketing quốc tế
năng động để sử dụng tốt nhất khả
năng con người và khai thác tôt nhất
các nguồn tài nguyên mà thiên nhiên
ưu đãi cho chúng ta, đồng thời thích
ứng tốt nhất với thị trường ngoài nước.
2. Các hoạt động chủ yếu trong hoạt động
marketing quốc tế
Các quyết định chủ yếu thường dựa theo các
bước sau:
_ Đánh giá môi trường marketing quốc tế.
_ Quyết định có nên phát triển ra nước ngoài hay
không?
_ Quyết định chọn thị trường mục tiêu.
_ Quyết định tham gia vào thị trường đó như thế
nào?
_ Quyết định chương trình marketing.
_ Quyết định về tổ chức marketing.
a) Đánh giá môi trường marketing quốc tế:
Phân tích, đánh giá môi trường kinh tế, chính
trị, pháp luật, văn hóa,Phân tích các
chính sách tài chính, luật thuế, bảo hộ
hàng hóa
b) Quyết định có nên phát triển ra nước ngoài
hay không?
Dựa trên cơ sở phân tích môi trường marketing
quốc tế, phân tích thế mạnh và yếu của
doanh nghiệp, phân tích các nguồn lực,
khả năng, sở trường để quyết định có
nên phát triển ra nước ngoài hay không.
c) Quyết định chọn thị trường mục tiêu:
Tiến hành phân tích, xếp hạng các thị
trường theo nhiều tiêu chuẩn như quy
mô, sự phát triển, tiềm năng, chi phí, ưu
thế cạnh tranh, mức độ nguy hiểm,
Doanh nghiệp sẽ chọn thị trường nào
mà mình có lợi thế cạnh tranh cao hơn.
d) Quyết định tham gia vào thị trường thế giới
như thế nào?
Các chiến lược xâm nhập vào thị trường thế giới
bao gồm:
_ Xuất khẩu: gián tiếp và trực tiếp.
_ Liên doanh: có 4 loại liên doanh:
+ Cấp giấy phép: cho quyền sử dụng quy trình
công nghệ sản xuất, nhãn hiệu hay bằng sáng
chế.
+ Sản xuất theo hợp đồng: doanh nghiệp ký hợp
đồng giao việc lắp ráp hoặc sản xuất cho ban
liên doanh trong khi vẫn đảm nhận công việc
marketing.
+ Hợp đồng quản trị: doanh nghiệp chỉ xuất
khẩu các dịch vụ quản trị. Hợp đồng quản
trị là phương pháp ít liều lĩnh và ít rủi ro
nhất.
+ Xí nghiệp liên doanh: phối hợp giữa nhà
đầu tư nước ngoài và trong nước tạo ra
một cơ sở kinh doanh tại nước đó, chia
nhau quyền làm chủ và kiểm soát.
_ Đầu tư trực tiếp: bỏ vốn đầu tư trực tiếp
vào các dây chuyền hay các phương tiện
sản xuất ở nước ngoài
e) Quyết định chương trình marketing:
Chương trình marketing cần phù hợp và
thích ứng với hoàn cảnh nước sở tại, phù
hợp với những nhu cầu riêng biệt của mỗi
thị trường.
f) Quyết định về tổ chức marketing:
Lập một tổ chức marketing có tính chất đa
quốc gia . Tổ chức này được thành lập
theo khu vực địa lý, theo nhóm sản phẩm
hoặc các chi nhánh trực thuộc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_marketing_chuong_7_marketing_chien_luoc_va_marketi.pdf