Bài giảng môn Thương mại điện tử - Chương 2: Cơ sở hạ tầng kinh tế-Xã hội-Pháp lý, Hạ tầng mạng-Công nghệ của Thương mại điện tử -Đàm Thị Thủy
a. Khái niệm
Định nghĩa Cơ sở dữ liệu (viết tắt CSDL; tiếng Anh là database) của từ điển Oxford: Một tập hợp có cấu trúc của dữ liệu được lưu trong máy tính, theo một cách đặc biệt nào đó có thể được tiếp cận theo những cách khác nhau.
Ví dụ: Cơ sở dữ liệu về tồn kho, đơn đặt hàng, hóa đơn vận chuyển, khách hàng, người lao động.
b. Phân loại cơ sở dữ liệu
-Theo cấu trúc
-theo hình thức lưu trữ, mô hình tổ chức
-theo đặc tính sử dụng
-theo mô hình triển khai
42 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Thương mại điện tử - Chương 2: Cơ sở hạ tầng kinh tế-Xã hội-Pháp lý, Hạ tầng mạng-Công nghệ của Thương mại điện tử -Đàm Thị Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI - PHÁP LÝ, HẠ TẦNG MẠNG - CÔNG NGHỆ CỦA TMĐT2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế Xã hội2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý2.3. Cơ sở hạ tầng mạng2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội 2.1.1. Khái niệm và vai trò:Khái niệm: Hạ tầng KT-XH của TMĐT là toàn bộ các nhân tố, điều kiện cơ bản về KT-XH nhằm tạo môi trường phát triển cho TMĐTVai trò:Đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung của TMĐTĐảm bảo thực hiện các hành vi thương mại dựa trên cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế.2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội2.1.2. Những yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới thương mại điện tửa.Yếu tố về kinh tế: tiềm năng nền KT, tốc độ tăng trưởng, lạm phát , tỷ giá hối đoái, thu nhập và phân bố dân cư...b.Yếu tố về xã hội- văn hóa: Dân số và sự biến động về dân số, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và nền văn hóa.VD: tập hợp các thông tin như bản đồ hành chính, dân số; lễ hội, phong tục, ẩm thực của Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh dân tộc tới bạn bè quốc tế.Dự án đã nhận được sự ủng hộ của các tổ chức, cơ quan như Cục TMĐT, Hiệp hội TMĐT, VCCI, và các doanh nghiệp như FPT, Cổng thanh toán PayNet2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội2.1.3. Những yêu cầu về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới thương mại điện tử•Các chuẩn mực cần thiết về kinh tế: thị trường giao dịch, tài chính, tiền tệ, phương thức thanh toán, chứng từ, giao nhận vận tải, bảo hiểm, giải quyết tranh chấp...•Đủ tiềm lực về kinh tế: hệ thống cung ứng hàng hóa dịch vụ, nhu cầu và khả năng thanh toán, năng lực cạnh tranh...•Cơ chế, chính sách của Chính phủ khuyến khích áp dụng công nghệ•Thay đổi thói quen tập quán giao dịch mua bán•Năng lực công nghệ của khách hàng, của doanh nghiệp2.1.4. Tạo lập môi trường kinh tế - xã hội cho thực hiện thương mại điện tửHệ thống các nhân tố KT-XH tác động trực tiếp/gián tiếp đến TMĐT -> tạo ra khó khăn/thuận lợi cho TMĐTVề phía Nhà nước: Xây dựng và thực thi chiến lược; có kế hoạch đầu tư hiệu quả và lâu dài; ban hành chính sách hợp lý; giữ vững sự ổn định văn hóa xã hội, thị trường, công nghệ thông tin, tiền tệ và sự lưu thông hàng hóaVề phía tổ chức doanh nghiệp: Thực hiện hiệu quả hoạt đồng kinh doanh TMĐT theo kế hoạch và luật pháp; có chiến lược phát triển thương hiệu hiệu quả; sáng tạo phần mềm ứng dụng linh hoạt, phù hợp nhu cầu người dùng.2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý2.2.1. Một số vấn đề pháp lý liên quan tới thương mại điện tửSự gia tăng mạnh mẽ của giao dịch thương mại quốc tế đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý TMĐT hợp lý, nhất quán, đảm bảo sự phát triển bền vững và duy trì mối liên kết giữa các doanh nghiệp.Ví dụ 1 số diễn đàn thông qua cơ sở pháp lý TMĐT: Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),...Các yêu cầu lớn nhất: chứng thực chữ ký, chứng từ, quyền sở hữu trí tuệ, nội dung độc hại phát tán trên internet, giải quyết tranh chấp trong giao dịch,...2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL và luật giao dịch điện tử của một số quốc gia trên thế giớiBao hàm giao dịch giữa: các chính phủ (G2G); khách hàng (C2C)UNCITRAL(United Nations Commission on International Trade Law) Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UN thành lập17 Tháng 12 năm 1966)Một số điều khoản UNCITRAL cần lưu ý:Điều 1: Luật này áp dụng cho tất các các loại thông tin dưới dạng thông điệp điện tử sử dụng trong khuôn khổ các hoạt động thương mạiĐiều 5: Công nhận giá trị pháp lý của các thông tin số.Hiệu lực, giá trị pháp lý, hiệu lực thi hành của một thông tin không thể bị phủ nhận vì lý do duy nhất là thông tin đó được thể hiện dưới hình thức thông tin số hoá.Điều 6: Thông điệp dữ liệu phải đảm bảo có thể đọc được hoặc giải thích được. Thông điệp dữ liệu bao gồm các văn bản truyền thống về chứng từ, hợp đồng mua bán giao dịch có thể lưu trữ, sao chép và sử dụng để chứng thực trước cơ quan thuế,...Điều 7: Chữ ký trên các văn bản này phải được chứng thực là chữ ký của người trực tiếp giao dịch.Điều 8: Bản gốcĐảm bảo bản gốc đáp ứng độ tin cậy, toàn vẹn về thông tin và được bàn giao, trao đổi với tất cả các chủ thể liên quanMột số điều khoản UNCITRAL cần lưu ý:Điều 9: Tính xác thực và khả năng được chấp nhận của thông tin số. Thông tin số, nội dung lưu hành trên trang TMĐT phải đến từ nguồn tin đáng tin cậy, có căn cứ, minh chứng rõ ràng.Điều 10: Lưu giữ các thông tin số.Thông tin số cần được lưu trữ và đảm bảo tính toàn vẹn, chính xác, có thể truy cập được, lưu trữ với ngày tháng, nguồn tin, bằng chứng chứng thực,...Điều 14: Thông báo xác nhận đã nhận được thông tin.Người nhận thông tin phải xác nhận đã nhận được tin bằng mọi phương tiện.2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý2.2.3. Các văn bản pháp quy về giao dịch điện tử tại Việt NamĐáp ứng yêu cầu phát triển TMĐT và Chính phủ điện tửHiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho rằng việc lựa chọn website uy tín, đảm bảo về chất lượng hàng hóa và giá cả hợp lý là điều quan trọng khi quyết định mua hàng qua mạng. Đồng thời, phải có chính sách bảo mật thông tin và giải quyết khiếu nại phát sinh hợp lý.Các văn bản pháp quy mới nhất:Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật Giao dịch điện tửMột số bộ lật cập nhật mới nhất: Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật Viễn thông năm 2009; Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010; Luật Quảng cáo năm 2012; Luật Đầu tư 2014; Luật Doanh nghiệp năm 2014.2.3. Cơ sở hạ tầng mạng2.3.1. Mạng nội bộ2.3.1.1. Mạng máy tínhMạng máy tính là một hệ thống gồm hai hay nhiều máy tính được kết nối để trao đổi thông tin với nhau.a. Mạng LAN (Local Area Network)Nếu hai hoặc nhiều máy tính và thiết bị ngoại vi được kết nối trong một khu vực nhỏ như một căn phòng, văn phòng, hay một khuôn viên, được gọi là mạng LAN . Đó là nhóm các máy tính trong một mạng LAN chia sẻ một kết nối phổ biến.b. Mạng WAN (Wide Area Network)Bao gồm các mạng nội bộ kết nối với nhau qua đường dây điện thoại thuê bao hoặc nhờ một số công nghệ khác như hệ thống điện tử viễn thông hoặc vệ tinh.c. Mạng MAN (Metropolitan Area Network)Mạng đô thị MAN là mạng dữ liệu băng rộng được thiết kế cho phạm vi trong thành phố, thị xã. Khoảng cách thường nhỏ hơn 100 km.d. Mạng GAN (global area network)Kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.2.3.1.2 INTRANET (Mạng nội bộ)Intranet là một hệ thống bao gồm mạng lưới nội bộ, được dựa trên giao thức TCP/IP. Những hình thức mạng lưới kiểu intranet thường được áp dụng phổ biến rộng rãi tại các cơ quan, các công ty doanh nghiệp và trường học.Người dùng sử dụng username và password để truy cập hệ thốngĐược bảo vệ bởi 1 lớp Firewall, để nhằm nâng cao bảo mật thông tinb. Chức năng của intranet-Lưu trữ và phân phối thông tin-Cung cấp công cụ tìm kiếm-Giao tiếp 2 chiều-Gọi điện thoại bằng máy tính-Kết hợp TMĐTc. Các ứng dụng của intranetLưu giữ và cung cấp thông tin về: catalogue sản phẩm, chính sách công ty, đơn đặt hàng, chia sẻ tài liệu, danh bạ điện thoại, quản lý nhân sự, chương trình đào tạo, cơ sở dữ liệu khách hàng, dự liệu doanh nghiệpVD: doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm Hệ thống quản lý doanh nghiệp https://www.vitranet24.com/ Microsoft Sharepoint, Huddle,... quản lý nhân sự và sản phẩm2.3.1.3 EXTRANET (Mạng nội bộ)Extranet là một phần của Intranet mà có khả năng truy xuất được từ bên ngoài qua Internet. Hay nói cách khác, Extranet là mạng nội bộ mở rộng.Nếu như hạn chế của Intranet là chỉ được truy cập bởi các thành viên bên trong mạng thì Extranet cho phép những người bên ngoài có mật khẩu có thể truy cập hạn chế vào khu lưu trữ thông tin của mạng.Extranet đang được sử dụng như một cách để các đối tác kinh doanh trao đổi thông tin bởi khả năng mở rộng ra môi trường ngoài của nó. Ví dụ: mô hình kinh doanh B2B.Ứng dụng của Extranet-Tăng khả năng giao tiếp-Tăng cường tính hiệu quả trong phân phối, chia sẻ thông tin-Mở rộng kinh doanh-Giảm chi phí sản xuất-Thông tin thuận lợi2.3.3. InternetKhái niệm về internetInternet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau thông qua các phương tiện viễn thông như đường cáp điện thoại hoặc vệ tinh.Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP).Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.Thành phần internet được sử dụng rộng rãi nhất chính là World Wide Web(WWW)Câu hỏi mở: Internet giúp gì cho con người ? Quá trình truyền sản phẩm số hóa trên internetCác sản phẩm số hóa được chuyển từ địa chỉ người gửi đến địa chỉ người nhận thông qua đường truyền và hệ thống kết nối mạng internet.Các sản phẩm số hóa (dữ liệu) được chia thành các gói nhỏ nhờ vào giao thức TCP (Transmission Control Protocol-gt kiểm soát) được đánh dấu theo thứ tự và địa chỉ nơi nhận.Nhờ IP (Internet Protocol- gt truyền tải), các gói nhỏ dữ liệu được gửi đến máy chủ từ xa qua mạng internet. Tại đó các gói dữ liệu nhỏ được sắp xếp lại theo đúng thứ tự đánh số và trở thành thông tin hoàn chỉnh cần gửi.Các thành phần chính của hệ thống mạng internetPhần cứng:Máy chủ (Server): là máy tính điện tử được kết nối vào mạng và có khả năng cung cấp thông tin cho các máy tính khác trong mạngPhương tiện truyền thông: đó là các thiết bị giúp kết nối các máy tính với nhau và các phương tiện số hóa khác. Băng thông (bandwidth) quyết định dữ liệu được truyền qua mạng trong một khoảng thời gian nhất định, được đo bằng số bit (Binary digIT: BIT) - Hệ thống lưu trữ thông tin - Đường thuê bao số (Digital subscriber line – DSL)Phần mềm (software): hệ điều hành và cơ sở dữ liệu+ Hệ điều hành: là phần mềm giúp quản lý nguồn lực trên máy tính như: CPU, RAM, thiết bị đầu cuối và nơi lưu trữ thông tin trên ổ đĩa cứng hay CD-ROMs.Các loại hệ điều hành: UNIX; Microsoft Windows; Linus; Mac OS X; Webcasting và Web conferencing.Nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP): là nơi đăng ký để có quyền gia nhập vào internet và sử dụng những dịch vụ mà ISP đó cung cấp như: email, web.Cơ sở dữ liệu- Các loại dữ liệu gồm: Dữ liệu điện tử số và khoản mục xác định trước; Văn bản; Hình ảnh; Âm thanh; Video- Cơ sở dữ liệu TMĐT: là một bộ sưu tập các thông tin về một chủ đề, được tổ chức hợp lý.Ví dụ: Cơ sở dữ liệu về tồn kho, đơn đặt hàng, hóa đơn vận chuyển, khách hàng, người lao động.Các thành phần khácKho dữ liệu (Data warehouse)Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMSs)Cơ sở dữ liệu khách hàngVí dụ: phần mềm quản lý Database: Microsoft Access và các phần mềm thuộc gói Microsoft Office 365Hệ thống quản lý doanh nghiệp GSuite của GoogleThảo luận: So sánh Intranet, Extranet, Internet? 2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ2.4.1. Cấu trúc cơ sở của thương mại điện tửDựa trên 4 lĩnh vực cơ bản: con người, chính sách công cộng, chuẩn mực và giao thức kỹ thuật, các tổ chức khácỨng dụng của thương mại điện tử: mua bán hàng hóa dịch vụ; điều hành dòng thông tin, cung cấp dịch vụ cho khách hàng2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ 2.4.2. Websitea. Khái niệm:Trang mạng là một tập hợp các trang web bắt đầu bằng một tệp với địa chỉ tên miền. Sử dụng địa chỉ tên miền để quảng bá tới khách hàng về trang web của doanh nghiệp. Cần có: Mạng internet, intranet hay extranet; Ngôn ngữ siêu văn bản (Hypertext mark-up language) Một trang Web có thể bao gồm: chữ, hình ảnh, video, âm thanh và đường links. Trang web gồm trang chủ (homepages) và các trang nội dung (main pages) Ví dụ: khởi tạo website - mua tên miền (domain) từ Công ty Mắt Bão (Mat Bao Corporation)Website design (PC, mobile)b. Đặc điểm của Web- Tính tương tác- Tính cá nhân- Tính riêng tư- Thông tin- Ngay lập tức- Tính đo được- Tính linh hoạt- Tính liên kếtLợi thế của website- Màu sắc đa dạng và có thể truyền tải thông điệp dưới dạng chữ, hình ảnh, âm thanh.- Tương tác giữa người cung cấp thông tin và người sử dụng, tra cứu thông tin và có thể cung cấp nhanh thông tin phản hồi.- Dễ dàng phản hồi cho các chương trình khuyếch trương.- Luôn sẵn sàng theo mô hình 24/7/365- Là công cụ hỗ trợ khách hàng thuận tiện nhất.- Tiết kiệm nguồn nhân lực từ việc sử dụng chuyên mục “Frequent Asked questions”, hoặc sử dụng Chat box ngay trên website kết nối với nhân viên tư vấn khách hàng VD: Phần mềm chatbot từ Intercom (https://www.intercom.com/)Lợi thế của website- Có thể nhắm vào thị trường địa phương và thị trường quốc tế và có thể tiếp cận được thị trường toàn cầu.- Chi phí sản xuất và duy trì thấp.- Thời gian quay vòng nhanh.- Tiếp cận được một thị trường có đẳng cấp.- Tự động thu thập thông tin người tiêu dùng giúp cho quá trình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp- Giảm bớt ô nhiễm môi trường so với kinh doanh truyền thống.d. Những điểm cần lưu ý khi thiết kế trang web- Xác định mục đích nội dung thông tin.- Đưa ra các mục tiêu, tiêu chí đánh giá hoạt động cho trang web.- Tổ chức nội dung- Tiêu đề của các trang web- Chiều dài của trang, cách thức bố trí thông tin trên một trang.- Font chữ, kích cỡ chữ; Sử dụng kết nối; Đồ họa.- Phần mềm, phần cứng liên quan đến tốc độ download thông tin trên website, duyệt web.- Quá trình truy cập thông tin trên web, việc sử dụng mầu sắc, cách thức bố trí thông tin, cách thức kết nối thông tin.e. Thiết lập trang web+ Cần làm sáng tỏ các quan hệ giữa các tư liệu.+ Thiết kế và định dạng các tư liệu.+ Thiết kế phiên bản với các siêu liên kết.+ Xác định phương pháp lưu trữ về trang web+ Công bố trang web; duy trì bảo dưỡng, cập nhật+ Có rất nhiều ngôn ngữ và chương trình dùng để thiết lập web như HTML, ASP, XML, Javascript và frontpage hay Dreamweaver. + Ví dụ: Hiện nay các cá nhân kinh doanh sử dụng platform Wix.com để tạo trang web kinh doanh (hình minh họa platform Wix.com ở slide tiếp theo)2.4.3. Cơ sở dữ liệua. Khái niệm Định nghĩa Cơ sở dữ liệu (viết tắt CSDL; tiếng Anh là database) của từ điển Oxford: Một tập hợp có cấu trúc của dữ liệu được lưu trong máy tính, theo một cách đặc biệt nào đó có thể được tiếp cận theo những cách khác nhau.Ví dụ: Cơ sở dữ liệu về tồn kho, đơn đặt hàng, hóa đơn vận chuyển, khách hàng, người lao động.b. Phân loại cơ sở dữ liệu -Theo cấu trúc-theo hình thức lưu trữ, mô hình tổ chức-theo đặc tính sử dụng-theo mô hình triển khaiHệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMSs) cung cấp nhiều tính năng giúp phân tích dữ liệu, tăng cường khả năng truy cập dữ liệu, bố trí tổ chức dữ liệu.Cơ sở dữ liệu khách hàng- Cơ sở dữ liệu khách hàng là một cơ sở dữ liệu về khách hàng nhằm mục đích marketing, bán hàng,...Câu hỏi mở: Vai trò của Internet of Things?Câu hỏi ôn tập chương 21. Hãy nêu khái niệm và vai trò của CSHT kinh tế - Xã hội trong kinh doanh TMĐT2. Phân tích những yếu tố KT – XH ảnh hương đến TMĐT3. Phân tích những yêu cầu về hạ tầng cơ sở KT-XH cho thực hiện TMĐT4. Làm thế nào để tạo lập môi trường KT-XH cho thực hiện TMĐT5. Phân tích vai trò của việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý đối với sự phát triển của TMĐT7. Phân tích một số quy định chung về một khuôn khổ pháp lý TMĐT toàn cầu8. Mạng internet, intranet, extranet là gì? Sự khác nhau các mạng này?9. Các thành phần chính của mạng internet là gì?10. Tác dụng của mạng internet, intranet, extranet trong kinh doanh trực tuyến là gì?11. Website có những đặc điểm gì?12. Cơ sở dữ liệu là gì? Các phân loại cơ sở dữ liệu?13. Dữ liệu/thông tin được đánh giá dựa trến các tiêu chí nào?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_mon_thuong_mai_dien_tu_chuong_2_co_so_ha_tang_kinh.pptx