Bài giảng Nhập môn Kinh tế học - Chương 6: Thị trường cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm
MÔ HÌNH STACKELBERG
Heinrich Freiherr von Stackelberg (1905 -1946)
Giả thiết:
- Có hai xí nghiệp trong cùng một ngành.
- Một xí nghiệp ấn định trước sản lượng, và xí
nghiệp kia coi sản lượng này là cho trước.Sử dụng các dữ kiện đã cho trong mô
hình Cournot, giả sử XN1 xác định trước
sản lượng thì hàm cầu thị trường đối với
XN1 là:
P=a-b(Q1+Q2)
Thế hàm phản ứng của XN2 vào, ta có
P=a-b[Q1+(a-bQ1)/2b]=(a-bQ1)/2
Doanh thu biên
MR1=(a-2bQ1)/2
41 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nhập môn Kinh tế học - Chương 6: Thị trường cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC
QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓM
A. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH
ĐỘC QUYỀN
I. KHÁI NIỆM
Là thị trường có nhiều người bán
cùng một loại sản phẩm nhưng
không hoàn toàn giống nhau.
Ví dụ: Nhà hàng, khách sạn, quần áo may sẵn, trang trí
nội thất
TÍNH CHẤT
CẠNH TRANH:
. Có nhiều người bán.
. Hành vi của một người bán không
ảnh hưởng đến thị trường
. Sự gia nhập và rút lui khỏi thị trường
là dễ dàng
TÍNH CHẤT
ĐỘC QUYỀN:
. Sản phẩm của các doanh nghiệp
không hoàn toàn giống nhau.
. Doanh nghiệp có quyền định giá.
ĐẶC ĐIỂM
VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
Giống như các xí nghiệp bình thường
khác
ĐẶC ĐIỂM
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ CẢ VÀ SỐ
LƯỢNG BÁN CỦA MỘT XÍ NGHIỆP
Nghịch biến, nhưng độ dốc của đường
cầu thị trường đối với doanh nghiệp rất
thấp.
ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP
TRÊN CÁC THỊ TRƯỜNG KHÁC NHAU
CẠNH TRANH HOÀN HẢO
ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN
CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN
P
Q
ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP
TRÊN CÁC THỊ TRƯỜNG KHÁC NHAU
.
ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN
CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN
P
Q
P2
P1
Q2Q1Q3
Khi doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền tăng
giá, rất nhiều người mua sẽ từ bỏ sản phẩm
của doanh nghiệp này để chuyển sang mua
sản phẩm của doanh nghiệp khác có công
dụng tương đương
CÂN BẰNG NGẮN HẠN
MC
AC MC=MR
MR
q*
P*
ACq*
D
LỢI NHUẬN TỐI ĐA
q
P,C
Để tối đa hóa lợi nhuận, xí
nghiệp sẽ sản xuất q* và bán
với giá p* thỏa điều kiện
MC=MR
CÂN BẰNG DÀI HẠN
LMC
LAC
MR
q*
P*=LAC*
d
q
P,C
Tình trạng cân bằng dài hạn xãy
ra khi P=LAC, lợi nhuận kinh tế
triệt tiêu.
LMC=MR
HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG
So với thị trường Cạnh tranh hoàn hảo thì thị
trường CTĐQ có:
- Sản lượng thấp hơn
- Giá cả cao hơn
- Hiệu quả kém hơn do không sản xuất ở mức
sản lượng tối ưu của ngành trong dài hạn.
B. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN
NHÓM
I. KHÁI NIỆM
Là thị trường chỉ có một số ít
người bán cùng một loại sản phẩm
có chất lượng đồng nhất hoặc
không đồng nhất.
CÁC SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG TRONG
THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM
. Xe hơi.
. Bia.
. Xi măng.
. Sắt thép.
. Hóa chất.
TÍNH CHẤT
ĐỘC QUYỀN:
. Không phải chỉ do một người bán.
. Hành vi của một người bán ảnh hưởng
đến thị trường
ĐẶC ĐIỂM
ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI XÍ
NGHIỆP
Không xác định được chắc chắn, do số
lượng bán không chỉ phụ thuộc vào giá
bán của xí nghiệp mà còn phụ thuộc
vào hành vi của xí nghiệp khác.
CÓ NHIỀU MÔ HÌNH KHÁC NHAU
GIẢI THÍCH VỀ HÀNH VI CỦA
NGƯỜI BÁN TRONG THỊ
TRƯỜNG NÀY
MÔ HÌNH ĐƯỜNG CẦU GÃY
Luận cứ của mô hình
Trong thị trường độc quyền nhóm:
. Nếu một xí nghiệp tăng giá, các xí
nghiệp khác sẽ không tăng giá theo.
. Nếu một xí nghiệp giảm giá, các xí
nghiệp khác sẽ giảm giá theo.
MÔ HÌNH ĐƯỜNG CẦU GÃY
.
Hãy xét một xí nghiệp
hoạt động trong thị
trường độc quyền
nhóm với mức giá
bán cho trước là P*,
số lượng bán là Q*.
P*
Q*
Q
P
D
MÔ HÌNH ĐƯỜNG CẦU GÃY
.
Xuất phát từ mức giá
P*, nếu xí nghiệp
tăng giá, các xí
nghiệp khác không
tăng giá theo nên xí
nghiệp này sẽ mất
nhiều khách hàng. Do
vậy, từ mức giá P* trở
lên, độ dốc của
đường cầu thấp vì
lượng cầu rất nhạy
cảm so với sự thay
đổi của giá.
P*
Q*
Q
P
D
MÔ HÌNH ĐƯỜNG CẦU GÃY
. Nếu xí nghiệp giảm
giá thấp hơn P*, các
xí nghiệp khác sẽ
giảm giá theo. Số
lượng hàng hóa bán
được tăng lên được
phân bổ cho các xí
nghiệp trong ngành,
nên từ P* trở xuống,
đường cầu có độ dốc
lớn.
P*
Q*
Q
P
D
MÔ HÌNH ĐƯỜNG CẦU GÃY
. Ta có đường cầu thị
trường đối với xí
nghiệp có dạng gãy
như hình vẽ.
P*
Q*
Q
P
D
MÔ HÌNH ĐƯỜNG CẦU GÃY
. Ta xác định được hai
đoạn của đường
doanh thu biên MR
tương ứng với hai
đoạn của đường cầu.P*
Q*
Q
P
D
MR
MÔ HÌNH ĐƯỜNG CẦU GÃY
. Kết hợp với đường chi
phí biên MC, xác định
được sản lượng và giá
bán tối đa hóa lợi
nhuận.
Xí nghiệp sẽ sản xuất
Q*, bán với giá P*
thỏa điều kiện
MC=MR
P*
Q*
Q
P
D
MR
MC
Ưu điểm: đơn giản
Nhược điểm:
- Không giải thích được sự hình thành mức
giá ban đầu P*.
- Không lý giải được sự thay đổi của giá
bán.
MÔ HÌNH XÍ NGHIỆP DẪN ĐẠO GIÁ
Tình trạng thị trường:
- Có một số ít các xí nghiệp cùng loại sản phẩm.
- Trong đó có một xí nghiệp lớn hơn hẳn về quy
mô (xí nghiệp dẫn đạo).
P1
Đường cung của
các XN nhỏ Sc
MR1
D1
Q
P, MR
D
D:đường cầu thị trường
đối với SP
D1: đường cầu thị trường
đối với xí nghiệp dẫn đạo.
D1=D-SC
P, C, MR
P1
Đường cung của
các XN nhỏ SC
MR1
MC1
D1
Q
QTQC Q1
D
XN dẫn đạo sẽ SX
Q1 bán với giá P1
theo nguyên tắc
MC=MR.
Các XN nhỏ phải
bán với giá P1, số
lượng bán là QC.
Lượng cung thị
trường là QT=Q1+QC
MÔ HÌNH COURNOT
Antoine Augustin Cournot (1801– 1877)
Giả thiết:
- Có hai xí nghiệp trong cùng một ngành.
- Mỗi xí nghiệp xem sản lượng của xí
nghiệp kia là cho trước.
MÔ HÌNH COURNOT
Hàm cầu thị trường đối với sản phẩm:
P=a-bQ
Với Q=Q1+Q2
Q1: Sản lượng của xí nghiệp 1
Q2: Sản lượng của xí nghiệp 2
Chi phí biên MC của cả hai xí nghiệp là bằng
nhau và bằng 0 (để đơn giản hóa mô hình)
Hàm cầu thị trường đối với XN 1
P1=a-b(Q1+Q2) (1)
Vì Q2 là cho trước (cố định) đối với XN1 nên
(1) có thể viết:
P1=(a-bQ2)-bQ1
Suy ra hàm doanh thu biên của XN1
MR1=(a-bQ2)-2bQ1
Để tối đa hóa lợi nhuận, xí nghiệp sẽ sản xuất
thỏa điều kiện MC=MR (với MC=0 theo giả
thiết)
MR1=(a-bQ2)-2bQ1=MC=0
Đây là hàm phản ứng của xí nghiệp 1
Tương tự ta có hàm phản ứng của xí nghiệp 2
Hàm phản ứng của xí nghiệp trong mô
hình Cournot thể hiện tất cả các mức sản
lượng cho phép tối đa hóa lợi nhuận của
xí nghiệp, tương ứng với các mức sản
lượng cho trước của xí nghiệp kia
Q1
Q2
Đường phản
ứng của XN 2
Đường phản
ứng của XN 1
a/b
a/b
a/2b
a/2ba/3b
a/3b
Cân bằng Cournot
Thể hiện bằng đồ thị, ta có
các đường phản ứng của hai
xí nghiệp
Từ hai hàm phản ứng, ta xác định được sản
lượng tối đa hóa lợi nhuận của mỗi xí nghiệp là
Q*1=Q*2=(a/3b), thể hiện tại điểm cân bằng
Cournot trên đồ thị.
Cung của ngành là Q=Q*1+Q*2=(2a/3b)
Giá bán của sản phẩm là
P=a-b(2a/3b)=a/3
MÔ HÌNH STACKELBERG
Heinrich Freiherr von Stackelberg (1905 -1946)
Giả thiết:
- Có hai xí nghiệp trong cùng một ngành.
- Một xí nghiệp ấn định trước sản lượng, và xí
nghiệp kia coi sản lượng này là cho trước.
Sử dụng các dữ kiện đã cho trong mô
hình Cournot, giả sử XN1 xác định trước
sản lượng thì hàm cầu thị trường đối với
XN1 là:
P=a-b(Q1+Q2)
Thế hàm phản ứng của XN2 vào, ta có
P=a-b[Q1+(a-bQ1)/2b]=(a-bQ1)/2
Doanh thu biên
MR1=(a-2bQ1)/2
Cho MC=MR (với MC=0), tức là:
(a-2bQ1)/2=0
Q*1=a/2b
Thế vào hàm phản ứng của XN2, ta có
Q*2=a/4b
Cung của ngành là
Q=Q*1+Q*2=(3a/4b)
Giá bán của sản phẩm là
P=a-b(3a/4b)=a/4
BÀI TẬP
Hàm cầu thị trường của một sản phẩm trong
thị trường độc quyền song phương là
P=15-Q
Chi phí biên của cả hai xí nghiệp bằng nhau
và bằng 3.
Xác định giá cả và sản lượng cân bằng theo
mô hình Cournot và Stackelberg.
BÀI GIẢI
Theo mô hình Cournot
Hàm cầu đối với XN 1
P1=15-(Q1+Q2)=(15-Q2)-Q1
MR1=(15-Q2)-2Q1
MR=MC → (15-Q2)-2Q1=3
Q1=(12-Q2)/2=6-(Q2/2): hàm phản ứng của XN1
Tương tự
Q2=6-(Q1/2): hàm phản ứng của XN 2
Thế Q2 vào Q1
Q1=6-[(6-(Q1/2))/2]
Q1=4 Q2=4
Sản lượng và giá cả cân bằng trên thị trường
Q=Q1+Q2=8 P=15-8=7
Theo mô hình Stackelberg
Cho XN1xác định trước sản lương.
Hàm cầu đối với XN 1
P1=15-(Q1+Q2)
Thế hàm phản ứng của XN2 trong mô hình
Cournot vào
P1=15-Q1-[6-(Q1/2)]=9-(Q1/2)
MR1=9-Q1
MR=MC →9-Q1=3
Q1=6 Q2=3
Sản lượng và giá cả cân bằng trên thị trường
Q=Q1+Q2=9
P=15-9=6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_nhap_mon_kinh_te_hoc_chuong_6_thi_truong_canh_tran.pdf