Bài giảng Phân tích môi trường và nguồn lực marketing - Phạm Thị Huyền
Mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành với trung gian phân phối,
với khách hàng, với các nhà cung cấp tạo nên rào cản, giúp các doanh nghiệp
giảm được:
A. Áp lực từ phía khách hàng.
B. Áp lực từ các nhà cung cấp.
C. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
D. Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong ngàn
35 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phân tích môi trường và nguồn lực marketing - Phạm Thị Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015109216
BÀI 3
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ
NGUỒN LỰC MARKETING
TS. Phạm Thị Huyền
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015109216
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Nhà máy gạch Phú Điền - Cơ hội trong tầm tay
• Gạch Phú Điền, nổi tiếng tại thị trường miền Trung. Nhưng bắt đầu đã rất khó khăn.
Việc chào bán sản phẩm gạch 6 lỗ (loại gạch mới) đã không được thị trường chấp
nhận vì quen với loại 4 lỗ. Khi TP. Đà Nẵng phát triển, nhu cầu gạch tăng cao, gạch
6 lỗ mới có cơ hội.
• Hiện, ba nhà máy gạch này tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 350 lao động.
Mỗi năm ba nhà máy cung ứng cho thị trường miền Trung 120 triệu viên gạch Tuynel
không nung và 5 triệu m2 gạch lát vỉa hè, doanh thu hơn 70 tỷ đồng.
2
1. Theo từng thời kỳ, nhận định những cơ hội và thách thức mà anh Nguyên
gặp phải trong quá trình kinh doanh?
2. Phân tích điểm mạnh/điểm yếu của sản phẩm gạch 6 lỗ.
v1.0015109216
MỤC TIÊU
• Tìm hiểu về môi trường marketing và thảo luận các loại thông tin thị trường
liên quan cần thu thập để phân tích môi trường.
• Tóm tắt các mô hình và khung khổ lý thuyết phân tích môi trường được sử
dụng để lập kế hoạch marketing trên cơ sở phép phân tích SWOT.
3
v1.0015109216
NỘI DUNG
4
Khái quát về môi trường marketing
Phân tích môi trường marketing vĩ mô
Phân tích môi trường ngành và đối thủ cạnh tranh
Phân tích nguồn lực marketing của doanh nghiệp
v1.0015109216 5
1.2. Tại sao phải nghiên cứu môi trường marketing?
1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG MARKETING
1.1. Thế nào là môi trường marketing?
1.3. Nhiệm vụ của quản trị marketing
1.4. Cơ sở xây dựng kế hoạch marketing
1.5. Phân tích môi trường
v1.0015109216
1.1. THẾ NÀO LÀ MÔI TRƯỜNG MARKETING?
Môi trường marketing là
Tập hợp tất cả những yếu tố, lực lượng có ảnh hưởng tới các quyết định marketing
trong việc thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng (lựa chọn
trước) để thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Môi trường Marketing vĩ mô
Những người
cung cấp
Công chúng của thị trường
Doanh nghiệp
Đối thủ
cạnh tranh
Trung gian
marketing
Khách
hàng
6
v1.0015109216 7
1.2. TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG MARKETING?
Triết lý của marketing “từ ngoài vào trong”
Có nghĩa là toàn bộ hệ thống hoạt động marketing phải đặt trong tầm ảnh hưởng
của môi trường marketing.
v1.0015109216
1.3. NHIỆM VỤ CỦA QUẢN TRỊ MARKETING
Thường xuyên theo dõi, phát hiện, nghiên cứu, phân tích mức độ, tính chất ảnh hưởng
của các yếu tố thuộc môi trường marketing, nhằm
Phát huy lợi thế, giảm thiểu những bất lợi, tận dụng cơ hội, chống đỡ rủi ro để cạnh
tranh có hiệu quả và tăng trưởng.
8
v1.0015109216
1.4. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING
Môi trường
vĩ mô
Môi trường
ngành và
đối thủ
cạnh tranh
Môi trường
nội bộ
9
Môi trường
nội bộ -
Nguồn lực
SWOT
Phân tích môi
trường vĩ mô
Phân tích ngành và
cơ cấu cạnh tranh
Thị trường/
khách hàng
v1.0015109216
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Môi trường marketing vĩ mô
• Đặc điểm:
Có phạm vi ảnh hưởng lớn, một công
ty cá biệt khó có thể kiểm soát;
Liên tục thay đổi;
Là nguồn gốc của các cơ hội và rủi ro
kinh doanh.
• Vai trò:
Phân tích môi trường vĩ mô giúp các nhà
đầu tư, các công ty một tầm nhìn dài hạn
trong việc quyết định chiến lược kinh
doanh (lựa chọn danh mục đầu tư, phát
triển sản phẩm mới).
10
Nhân khẩu học
Kinh tế
Chính trị, luật pháp
Công nghệ - kỹ thuật
Tự nhiên - sinh thái
Văn hóa - xã hội
CẦN: Sớm phát hiện được những xu hướng về
nhân khẩu học, kinh tế, công nghệ, môi trường
tự nhiên, chính trị - luật pháp và lối sống
Cứ mỗi khuynh hướng mới lại khiến các doanh
nghiệp nhạy bén đầu tư vào nhóm SBU này và
chấm dứt đầu tư vào nhóm SBU khác.
v1.0015109216
2.1. MÔI TRƯỜNG NHÂN KHẨU HỌC
• Là lực lượng đầu tiên phải theo dõi bởi vì “con người tạo
nên thị trường”.
• Những đặc điểm của môi trường nhân khẩu học được xem
là điểm khởi đầu soạn thảo chiến lược marketing.
• Những xu hướng biến đổi của môi trường nhân khẩu học
thường là khởi nguồn của các biến đổi trong lối sống; nhu
cầu, ước muốn về cơ cấu và chủng loại hàng hoá; nguồn
cung ứng lao động.
11
Những đặc điểm nhân khẩu học cần quan tâm:
• Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số, cơ cấu tuổi tác, giới tính
• Sự ổn định/biến đổi của tỷ lệ và độ tuổi liên quan tới các chỉ số sinh/chết, kết hôn/ly hôn
• Những đặc điểm về dân số, độ tuổi, trình độ học vấn, các kiểu hộ gia đình, sắc tộc, tôn
giáo, sự di chuyển cơ học bởi sự hình thành các thị trường dân tộc, sắc tộc, các nhóm
trình độ học vấn đòi hỏi các doanh nghiệp phải soạn thảo những chương trình
marketing riêng cho mỗi thị trường này.
v1.0015109216
2.2. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
• Một cộng đồng dân cư tự nó không thể tạo ra thị trường trừ khi dân cư trong cộng
đồng đó thực sự sẵn sàng và có khả năng mua sắm.
• Môi trường kinh tế đóng vai trò quyết định sức mua của họ về tổng hàng hoá và
từng chủng loại hàng hoá.
12
v1.0015109216
2.3. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ, LUẬT PHÁP
13
Môi trường chính trị bao gồm thể chế chính trị, hệ thống luật pháp,
các cơ quan nhà nước, và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng
tới hoạt động của các tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội.
• Nó gắn liền với những gì được phép, không được phép ở
những mức độ nào đó trong hoạt động của tổ chức và cá nhân.
• Cần phải khẳng định rằng sự điều tiết của chính phủ tới hoạt
động kinh doanh là không thể tránh khỏi.
Sự cần thiết:
Bảo vệ các công ty trong hoạt động kinh doanh;
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, và xã hội.
Những bất cập:
Không phải bao giờ luật pháp cũng công bằng, nhiều trường hợp những người
thực hiện luật pháp đã làm cho luật pháp trở nên không công bằng.
Điều đặc biệt khó khăn với kinh doanh của các công ty là: kinh doanh ở những thị
trường có quá nhiều “rào cản” do chính trị luật pháp tạo ra.
v1.0015109216
2.4. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
• Lý do:
Sự sống của con người luôn gắn với môi trường tự nhiên.
Nhu cầu, ước muốn và hành vi chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố tự nhiên.
• Khí hậu, địa hình, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, thiên tai
Đặc điểm và xu hướng biến đổi trong môi trường tự nhiên là căn cứ soạn thảo và điều
chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp phải có những chương trình marketing cho từng khu vực thị trường.
14
Những đe doạ và cơ hội từ môi trường tự nhiên:
• Sự thiếu hụt nguyên liệu, sự cạn kiệt nguồn nhiên liệu
truyền thống.
• Mức độ ô nhiễm tăng.
• Thái độ của con người, vai trò của chính phủ trong việc
bảo vệ môi trường gia tăng.
v1.0015109216
2.5. MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ
15
Là lực lượng quan trọng định hình cuộc sống của con người. Các
phát minh sáng chế, phương pháp sản xuất và quản lý tiến bộ,
cơ giới hoá hoá, tự động hoá là những yếu tố chính của môi
trường công nghệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng
lớn của việc khám phá và ứng dụng các công nghệ mới.
• Sự tăng tốc của thay đổi công nghệ và những phát minh;
• Quy định về thay đổi công nghệ ngày càng chặt chẽ.
Công nghệ có thể mang tới những cơ hội marketing tuyệt vời song cũng ẩn chứa
những rủi ro kinh doanh khôn lường.
“Cải tiến hay là chết” - là khẩu hiệu để tồn tại dưới tác động của công nghệ.
• Những ảnh hưởng của môi trường công nghệ
Tất cả các công ty đều phải đối mặt với tình trạng công nghệ lạc hậu, xuất hiện cả
trong sản xuất, phân phối và truyền thông.
Sự xuất hiện không dễ dàng dự báo trước của những sản phẩm mới.
Sự biến đổi không ngừng của cạnh tranh: Đòi hỏi phải đổi mới cách tư duy; phương
thức quản lý: tuyển dụng lao động, thiết lập quan hệ, cơ cấu tổ chức
v1.0015109216
2.6. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA
• Môi trường văn hóa định hình hành vi và thói quen của mỗi cá nhân thuộc nền
văn hóa đó.
Văn hoá được định nghĩa là một hệ thống các giá trị, niềm tin, truyền thống và các
chuẩn mực hành vi, được cả một cộng đồng cùng chia sẻ.
Văn hóa là lực lượng nòng cốt hình thành nên thế giới quan và nhân sinh quan ở
mỗi con người; là nhân tố chính biến nhu cầu thành ước muốn.
• Những yếu tố văn hóa:
Những giá trị văn hoá cốt lõi bền vững;
Mỗi nền văn hóa đều bao gồm những nhánh văn hóa;
Những giá trị văn hóa thứ yếu thay đổi theo thời gian.
• Ảnh hưởng của văn hóa:
Con người chịu ảnh hưởng của văn hóa bằng cả ý thức
lẫn vô thức;
Văn hóa tác động tới hành vi một cách tự giác;
Văn hóa tạo nên cả niềm tin, sự ngưỡng mộ hay tẩy chay.
16
v1.0015109216
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (Mô hình PEST)
Chính trị
(Political)
Sự ổn định chính trị
Luật lao động
Chính sách thuế
Luật bảo vệ môi trường
Xu hướng GNP
Lãi suất
Lạm phát
Thất nghiệp
Sự sẵn có của nguồn lực
Chu kỳ hoạt động
Dân số và nhân khẩu học
Phân phối thu nhập quốc dân
Phong cách sống
Dân trí/ văn hoá
Phát hiện công nghệ mới
Tốc độ chuyển giao công nghệ
Chi tiêu của chính phủ về
nghiên cứu phát triển
Tốc độ lỗi thời của công nghệ
Xã hội
(Social)
Công nghệ
(Technological)
Kinh tế
(Economic)
17
v1.0015109216
NHỮNG XU HƯỚNG MỚI
Định vị toàn cầu
Thương hiệu chung
Doanh nghiệp liên
kết và tập trung
vào người sử dụng
cuối cùng
Dẫn đầu trong một
dòng sản phẩm
Thị trường toàn cầu
nhưng manh mún
Đột biến
công nghệ
18
v1.0015109216
3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Cơ cấu
ngành
cạnh tranh
Các cấp độ
cạnh tranh
Mô hình 5
lực lượng
cạnh tranh
Sự biến đổi của ngành
và tính vững chắc của
môi trường kinh doanh
19
v1.0015109216
3.1. CƠ CẤU NGÀNH CẠNH TRANH
20
• Ngành là một nhóm những công ty
chào bán một sản phẩm hay một lớp
sản phẩm có thể hoàn toàn thay thế
nhau được.
• Cơ cấu ngành cạnh tranh (cấu trúc
cạnh tranh) quyết định mức độ khốc
liệt trong cạnh tranh bởi đó là sự
cạnh tranh giữa các sản phẩm có độ
co giãn chéo rất lớn.
• Phân tích cơ cấu ngành cạnh tranh
chính là phân tích các yếu tố quyết
định cấu trúc ngành kinh doanh.
Số lượng doanh
nghiệp và mức
độ khác biệt về
sản phẩm
Rào cản gia
nhập ngành
Rào cản
rút lui
khỏi ngành
Cơ cấu
chi phí
Khả năng
tham gia
vào thị
trường
toàn cầu
v1.0015109216
3.1. CƠ CẤU NGÀNH CẠNH TRANH
21
Độc quyền
Độc quyền
tự nhiên
Độc quyền
định giá cao
Độc quyền nhóm Cạnh tranh có
độc quyền
Độc quyền
nhờ sự
khác biệt
Độc quyền
nhờ khả năng
chi phối
Cạnh tranh
hoàn hảo
Các dạng cấu trúc ngành cạnh tranh
v1.0015109216
3.2. NĂM LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH
22
Quyền lực
đàm phán
Đối thủ
tiềm ẩn
Sản phẩm
thay thế
Nhà cung cấp
Khách hàng
Nhà phân phối
Cạnh tranh nội bộ ngành
Cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp đang có mặt
trên thị trường
Quyền lực
đàm phán
Đe dọa của các đối thủ
chưa xuất hiện
Thách thức của sản phẩm,
dịch vụ thay thế
v1.0015109216
3.3. CÁC CẤP ĐỘ CẠNH TRANH
Cạnh tranh
nhãn hiệu
Cạnh tranh
trong ngành
Cạnh tranh
mong muốn
Cạnh tranh
nhu cầu
23
v1.0015109216
CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
• Công ty nào cũng phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh - Những người/tổ chức
luôn tìm cách giành giật khách hàng.
• Muốn tồn tại trong cạnh tranh các công ty cần nắm thông tin chính xác về các đối thủ
cạnh tranh của mình.
• Để nhận diện được đầy đủ các loại đối thủ cạnh tranh khác nhau, người làm
marketing thường dựa trên việc phân tích nhu cầu - ước muốn và khả năng thay thế
của S/P trong việc thoả mãn nhu cầu - ước muốn đó.
24
v1.0015109216
CẠNH TRANH NHÃN HIỆU
• Công ty có thể xem các công ty khác
bán những sản phẩm và dịch vụ
tương tự cho cùng một thị trường mục
tiêu là đối thủ cạnh tranh của mình ở
cấp độ này.
• Với việc phân tích cấp độ cạnh tranh
này, công ty xác định được những đối
thủ cạnh tranh trực tiếp nhất của mình.
25
CẠNH TRANH TRONG NGÀNH
• Tất cả các công ty S/X cùng một
loại hay cùng một lớp S/P đều là
đối thủ cạnh tranh của nhau
• Hoạt động cạnh tranh của họ chỉ
diễn ra trong một ngành kinh
doanh cụ thể. ở cấp độ cạnh tranh
ngành, hình thành các nhóm chiến
lược cạnh tranh.
v1.0015109216
CẠNH TRANH MONG MUỐN (Công dụng)
• Ở một phạm vi rộng hơn, các doanh
nghiệp trong ngành phải cạnh tranh
với các doanh nghiệp ở ngành khác
có sản phẩm có cùng một giá trị lợi
ích công dụng.
Là sự cạnh tranh của tất cả các
công ty sản xuất ra những sản
phẩm cùng tạo ra một dịch vụ.
Cạnh tranh công dụng còn là sự
cạnh tranh của các sản phẩm mới
thay thế - xuất hiện cùng với tiến
bộ công nghệ. Nó có thể xoá bỏ
cả một ngành kinh doanh nào đó.
26
CẠNH TRANH NHU CẦU
• Tất cả các doanh nghiệp đang cùng
kiếm tiền ở cùng một người tiêu dùng
đều phải cạnh tranh với nhau.
Sự cạnh tranh này gắn với lối
sống, thu nhập và cách thức chi
tiêu của những người tiêu dùng
trong từng giai đoạn phát triển kinh
tế, xã hội.
Trong trường hợp này công ty phải
theo dõi những biến đổi về kinh tế,
chính trị, xã hội, lối sống.
v1.0015109216
Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN BIỆT 4 CẤP ĐỘ CẠNH TRANH
• Tránh “bệnh thiển cận về đối thủ cạnh tranh”.
Công ty có thể bị đối thủ cạnh tranh ngấm ngầm “chôn vùi” chứ không phải là các đối
thủ cạnh tranh hiện có.
• Dự báo chính xác hơn phạm vi, mức độ, tính chất và hình thức cạnh tranh ở từng loại
đối thủ:
Lựa chọn chiến lược phòng thủ, tấn công có hiệu quả.
Thậm chí phải thay đổi cả chiến lược kinh doanh dài hạn.
27
v1.0015109216
3.4. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VÀ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
• Ba giai đoạn phát triển của ngành:
Lưu ý: Sự phát triển của ngành tập trung vào loại sản phẩm; chu kỳ sống
của sản phẩm tập trung vào thương hiệu.
• Các ngành mới xuất hiện thường có tính bất ổn (không chắc chắn) cao.
Xuất hiện Chuyển đổi Suy thoái
28
v1.0015109216
4. PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC MARKETING
Phân tích
nguồn lực
Tổ chức
và quản lý
Nhân sự
Tài chính
R&D
Sản xuất
Marketing
29
• Đánh giá các nguồn gốc tạo nên lợi thế
cạnh tranh khác biệt dài hạn của doanh
nghiệp trên thị trường.
• Các nguồn lực này được sử dụng để
phục vụ cho hoạt động marketing.
• Mức độ hấp dẫn của các cơ hội thị
trường phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có
để khai thác những cơ hội đó.
v1.0015109216
NGUỒN LỰC MARKETING
30
Nguồn lực marketing là khái niệm chỉ tất cả mọi thứ mà doanh nghiệp có thể sử dụng
trong hoạt động marketing trên thị trường.
Nguồn lực
marketing
Tài sản
marketing
Tài sản có thể
huy động
Khả năng
marketing
năng động
v1.0015109216
ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG NGUỒN LỰC CÓ KHẢ NĂNG TRỞ THÀNH LỢI THẾ
CẠNH TRANH DÀI HẠN
• Có khả năng đem lại giá trị cho khách hàng cao hơn sản phẩm cạnh tranh;
• Có khả năng chống được sự sao chép của đối thủ cạnh tranh;
• Giá trị đó được doanh nghiệp đánh giá cao.
31
Các nguồn
lực của
tổ chức
Mới Nhu cầu cao hơn của khách hàng
Cơ hội đa dạng
hóa
Hiện tại Lấp đầy nhu cầu hiện có
Khai thác kỹ
năng hiện tại với
khách hàng mới
Hiện tại Mới
Thị trường và khách hàng
PHÁT TRIỂN VÀ KHAI THÁC
NGUỒN LỰC MARKETING
v1.0015109216
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Gạch Phú Điền, nổi tiếng tại thị trường miền Trung.
Nhưng bắt đầu đã rất khó khăn. Việc chào bán sản phẩm
gạch 6 lỗ (loại gạch mới) đã không được thị trường chấp
nhận vì quen với loại 4 lỗ. Khi TP. Đà Nẵng phát triển,
nhu cầu gạch tăng cao, gạch 6 lỗ mới có cơ hội.
• Hiện, ba nhà máy gạch này tạo việc làm, thu nhập ổn định
cho hơn 350 lao động. Mỗi năm ba nhà máy cung ứng
cho thị trường miền Trung 120 triệu viên gạch Tuynel
không nung và 5 triệu m2 gạch lát vỉa hè, doanh thu hơn
70 tỷ đồng.
32
v1.0015109216
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành với trung gian phân phối,
với khách hàng, với các nhà cung cấp tạo nên rào cản, giúp các doanh nghiệp
giảm được:
A. Áp lực từ phía khách hàng.
B. Áp lực từ các nhà cung cấp.
C. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
D. Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
33
v1.0015109216
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Cấp độ cạnh tranh nào dưới đây khốc liệt nhất nhưng lại không bị xem là nguy hiểm?
A. Cạnh tranh nhu cầu.
B. Cạnh tranh mong muốn.
C. Cạnh tranh ngành.
D. Cạnh tranh nhãn hiệu.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D. Cạnh tranh nhãn hiệu.
34
v1.0015109216
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Sau khi xác định rõ quan điểm phân tích các yếu tố môi trường marketing để phục vụ
cho phân tích SWOT trong kế hoạch marketing, nội dung của chương tập trung phân
tích từng nhóm yếu tố môi trường marketing bao gồm: môi trường vĩ mô, môi trường
vi mô và môi trường nội bộ.
• Mỗi yếu tố môi trường đều được phân tích nội dung, chiều hướng tác động và khả
năng thích ứng của doanh nghiệp. Nhà quản trị marketing phân tích các nhóm yếu tố
môi trường marketing vĩ mô để xác định các xu hướng phát triển mới của thị trường,
các cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trên thị trường sản phẩm.
• Việc phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành hay môi trường cạnh tranh giúp
cho nhà quản trị marketing xác định được các định hướng chiến lược cạnh tranh hay
hợp tác trên thị trường.
35
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phan_tich_moi_truong_va_nguon_luc_marketing_pham_t.pdf