Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Bài 1: Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh - Vũ Văn Ngọc
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh bao gồm các hoạt động của Nhà nước
(thông qua các cơ quan có thẩm quyền) tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp
bao gồm:
• Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển;
• Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật;
• Cấp, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép,
chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh;
• Đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật;
• Thanh tra, kiểm tra.
CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh, nhiều phương
pháp khác nhau được kết hợp sử dụng, bao gồm:
• Phương pháp kế hoạch hoá là phương pháp để
Nhà nước thực hiện vai trò hướng dẫn, định
hướng của mình đối với sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân.
• Phương pháp pháp chế đòi hỏi trước hết là các
biện pháp, chính sách, công cụ quản lý nhà nước
phải thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm
pháp luật.
• Phương pháp kinh tế là phương pháp đưa ra các
biện pháp tác động vào lợi ích kinh tế của các
chủ thể kinh doanh để đạt được các mục đích
của chủ thể quản lý.
• Phương pháp kiểm tra, kiểm soát hoạt động của
các đơn vị kinh doanh
32 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Bài 1: Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh - Vũ Văn Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014107225
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN PHÁP LUẬT KINH DOANH
• Mục tiêu: Học phần giới thiệu và giải quyết các vấn đề pháp lý mà một doanh nghiệp
(thuộc mọi thành phần kinh tế) gặp phải khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
• Nội dung nghiên cứu:
Bài 1: Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh
Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lập và quản lý doanh nghiệp
Bài 3: Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân và công ty
Bài 4: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh thương mại
Bài 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Bài 6: Pháp luật về phá sản
• Tài liệu tham khảo: TS. Nguyễn Hợp Toàn (chủ biên) Giáo trình Pháp luật kinh tế,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2012.
• Bài giảng dạng text và slide bài giảng.
• Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005,
Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Luật
Trọng tài thương mại 2010, Luật Phá sản 2004.
1
v1.0014107225
BÀI 1
MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
TS. Vũ Văn Ngọc
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2
v1.0014107225
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Áp dụng luật chung hay luật riêng?
Công ty cổ phần Khởi Nguyên và Công ty TNHH Sơn Nam ký kết hợp đồng mua bán hàng
hóa, theo đó Công ty cổ phần Khởi Nguyên bán cho Công ty TNHH Sơn Nam 1000 tấn gạo
loại 5% tấm. Trong hợp đồng số 01/2009/HĐMB giữa hai công ty có điều khoản phạt vi
phạm trong đó mức phạt 20% được áp dụng cho bên vi phạm hợp đồng. Sau khi phát hiện
số gạo được giao không phù hợp với hợp đồng, Công ty TNHH Sơn Nam ngoài yêu cầu
Công ty cổ phần Khởi Nguyên bồi thường thiệt hại còn yêu cầu phạt 20% giá trị hợp đồng
như đã thỏa thuận. Công ty cổ phần Khởi Nguyên cho rằng điều khoản phạt vi phạm là vô
hiệu vì Luật thương mại 2005 quy định mức phạt tối đa chỉ là 8%, trong khi đó Công ty
TNHH Sơn Nam lại cho rằng Bộ luật dân sự 2005 không quy định mức phạt tối đa nên điều
khoản trên vẫn có hiệu lực.
Trong trường hợp này thì Luật thương mại 2005 hay Bộ luật dân sự
2005 sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp?
3
v1.0014107225
MỤC TIÊU
Kết thúc bài, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:
• Phân biệt hoạt động kinh doanh với hoạt động quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh;
• Mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng;
• Nguồn luật và các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh;
• Mối quan hệ giữa văn bản pháp luật với điều lệ, nội quy, quy chế của
doanh nghiệp;
• Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;
• Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.
4
v1.0014107225
NỘI DUNG
Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh
Đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
5
v1.0014107225
1. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh
1.1. Hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế
1.3. Mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng
1.4. Nguồn luật và các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh
6
v1.0014107225
1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KINH TẾ
• Kinh doanh là việc thực hiện liên tục, thường
xuyên một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến phân
phối hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích lợi nhuận (Điều 4(1)
Luật doanh nghiệp 2005).
• Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động
của Nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh
bằng các phương pháp và nội dung do pháp
luật quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh đạt được lợi nhuận
tối đa, đồng thời trên cơ sở đó mà đạt được
các mục tiêu kinh tế, xã hội được đặt ra trong
các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
Nhà nước.
7
v1.0014107225
1.2. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
• Thứ nhất, pháp luật về thành lập doanh nghiệp bao gồm thành lập, đăng ký kinh
doanh, đăng ký đầu tư và quản trị doanh nghiệp.
• Thứ hai, pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh.
• Thứ ba, pháp luật về chế độ sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
• Thứ tư, pháp luật về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp.
• Thứ năm, pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh.
8
v1.0014107225
1.3. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
• Tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh;
• Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, người tiêu dùng, người
lao động và cộng đồng xã hội nói chung;
• Giảm chi phí giao dịch và tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực hạn chế
trong xã hội.
9
v1.0014107225
1.4. KHÁI NIỆM LUẬT CHUNG VÀ LUẬT RIÊNG
• Luật chung là các luật điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật chung
như Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật doanh
nghiệp làm cơ sở để ban hành các luật riêng.
• Luật riêng là luật điều chỉnh từng ngành kinh tế cụ thể như
Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật các tổ chức tín dụng, Luật
hàng không dân dụng, Luật dược, Luật xây dựng, Luật du lịch,
Pháp lệnh bưu chính viễn thông, Pháp luật về chứng khoán.
• Mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng:
Trong mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng thì luật
riêng được ưu tiên áp dụng vì nó quy định cái đặc thù của
từng loại quan hệ xã hội.
Những vấn đề mà luật riêng không quy định thì áp dụng
luật chung.
10
v1.0014107225
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ LUẬT CHUNG VÀ LUẬT RIÊNG
• Bộ luật dân sự 2005 điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa
tất cả các loại chủ thể với nhau trong các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
• Luật thương mại 2005 điều chỉnh quan hệ hợp đồng phát
sinh giữa các thương nhân hoặc giữa một bên là thương
nhân trong hoạt động thương mại. Luật thương mại 2005
do đó là luật riêng của Bộ luật dân sự 2005 trong lĩnh
vực hợp đồng.
11
v1.0014107225
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ LUẬT CHUNG VÀ LUẬT RIÊNG (tiếp theo)
12
• Bộ luật dân sự 2005 quy định chung về cá nhân, pháp
nhân và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật
nói chung.
• Luật doanh nghiệp 2005 quy định điều kiện, thủ tục để
các cá nhân, pháp nhân được thành lập, đăng ký kinh
doanh dưới các hình thức doanh nghiệp, quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể này trong kinh doanh; cơ cấu tổ chức
quản lý nội bộ của pháp nhân kinh doanh. Do đó, Luật
doanh nghiệp 2005 là luật riêng của Bộ luật dân sự 2005
về chủ thể kinh doanh.
v1.0014107225
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ LUẬT CHUNG VÀ LUẬT RIÊNG (tiếp theo)
13
• Các đạo luật như Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy
định về điều kiện để một doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bảo
hiểm. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định điều
kiện để một doanh nghiệp kinh doanh tín dụng ngân
hàng, cơ cấu tổ chức của các tổ chức tín dụng kinh
doanh trong lĩnh vực ngân hàng.
• Các luật này lại là luật riêng của Luật doanh nghiệp
2005 đối với các doanh nghiệp ở từng ngành nghề
kinh doanh cụ thể.
v1.0014107225
NGUỒN LUẬT VÀ CÁC VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Nguồn luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh là các văn
bản quy phạm pháp luật và các hình thức khác chứa đựng
các quy phạm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Nguồn
luật bao gồm các loại văn bản sau:
• Các đạo luật/pháp lệnh như Luật doanh nghiệp 2005,
Luật thương mại 2005;
• Các văn bản dưới luật như các nghị định của Chính
phủ hoặc các thông tư của Bộ trưởng.
14
v1.0014107225
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUAN TRỌNG ĐIỀU CHỈNH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH (có hiệu lực đến ngày 1/12/2013)
• Luật doanh nghiệp 2005
• Luật đầu tư 2005
• Luật thương mại 2005
• Luật phá sản 2004
• Luật cạnh tranh 2004
• Luật sở hữu trí tuệ 2005
• Bộ luật dân sự 2005
15
v1.0014107225
MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ QUAN TRỌNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH
MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN (đến ngày 1/12/2013)
• Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (tiếng
Anh: General Agreement on Tariffs and Trade, viết
tắt là GATT).
• Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (tiếng
Anh: General Agreement on Trade in Services, viết
tắt là GATS).
• Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương
mại của quyền sở hữu trí tuệ (AGREEMENT ON
TRADE – RELATED ASPECTS OF IPR – TRIPS).
• Công ước về Công nhận và Thi hành các Quyết
định Trọng tài nước ngoài của Liên Hợp Quốc
(Công ước New York 1958).
16
v1.0014107225
NGUỒN LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
• Thứ nhất, Công báo do Văn phòng Chính phủ
phát hành đăng toàn văn các văn bản quy
phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở
trung ương ban hành. Công báo là nguồn văn
bản chính thức, có giá trị như văn bản gốc.
• Thứ hai, mạng Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam do
Văn phòng Quốc hội xây dựng.
• Thứ ba, các trang web của Quốc hội, Chính
phủ, các Bộ
• Thứ tư, các tập hợp hoá văn bản quy phạm
pháp luật do các Bộ, các nhà xuất bản ấn hành
theo một chủ đề nhất định.
17
v1.0014107225
MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỚI ĐIỀU LỆ, NỘI QUY, QUY CHẾ
18
• Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên về
thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty.
• Nội quy lao động của doanh nghiệp là văn bản quy định đối
với người lao động trong doanh nghiệp về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi, mối quan hệ công tác giữa các bộ
phận trong doanh nghiệp
• Các loại quy chế nội bộ doanh nghiệp như quy chế tuyển
dụng, quy chế đào tạo, quy chế trả lương được doanh
nghiệp ban hành để chuẩn mực hoá công tác tuyển dụng,
đào tạo và trả lương trong doanh nghiệp.
v1.0014107225
MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỚI ĐIỀU LỆ, NỘI QUY, QUY CHẾ
19
• Điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp phải tuân thủ
các quy định của pháp luật tương ứng.
• So với pháp luật, những bản điều lệ, nội quy, quy chế này
quy định các vấn đề có tính rộng hơn, cụ thể hơn và thể
hiện được những nét đặc thù của từng loại hình doanh
nghiệp hay của từng doanh nghiệp.
• Vì vậy, các văn bản nội bộ của doanh nghiệp là sự bổ
sung cần thiết cho các quy định của pháp luật vốn không
thể quy định một cách cụ thể, chi tiết.
v1.0014107225
2. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.1. Đạo đức kinh doanh
20
v1.0014107225
2.1. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
• Đạo đức nói chung được hiểu là các chuẩn mực của con người về các giá trị chân,
thiện, mỹ.
• Đạo đức kinh doanh được hiểu là các chuẩn mực đạo đức của các chủ thể kinh
doanh khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
• Nhiều doanh nghiệp/hiệp hội doanh nghiệp xây dựng chuẩn mực đạo đức riêng cho
mình thông qua việc ban hành Quy tắc đạo đức (Code of conduct).
21
v1.0014107225
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
• Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh
luôn phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp
những giá trị đạo đức mà người kinh doanh
cần phải hành động.
• Pháp luật phản ánh và thể chế hoá các
chuẩn mực đạo đức nhưng pháp luật không
thể thể chế hoá tất cả các chuẩn mức đạo
đức thành pháp luật.
• Vi phạm pháp luật thường phải gánh chịu
những hậu quả pháp lý nhất định như bị
phạt tiền, bị tước quyền kinh doanh, thậm
chí bị xử lý hình sự trong khi vi phạm quy
tắc đạo đức thì chỉ bị dư luận xã hội lên án.
22
v1.0014107225
2.2. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
• Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh
hoạt động trong xã hội, vì vậy, vấn đề
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần
phải được xem xét để sự tồn tại của
doanh nghiệp đem lại lợi ích cho các
thành viên của nó và xã hội nói chung.
• Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao
gồm trách nhiệm của các thành viên
doanh nghiệp (chủ sở hữu doanh nghiệp),
trách nhiệm đối với người lao động, trách
nhiệm đối với người tiêu dùng và trách
nhiệm đối với xã hội nói chung.
23
v1.0014107225
3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.2. Các phương pháp quản lý đối với hoạt động kinh doanh
3.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
24
v1.0014107225
3.1. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh bao gồm các hoạt động của Nhà nước
(thông qua các cơ quan có thẩm quyền) tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp
bao gồm:
• Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển;
• Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật;
• Cấp, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép,
chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh;
• Đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật;
• Thanh tra, kiểm tra...
25
v1.0014107225
3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh, nhiều phương
pháp khác nhau được kết hợp sử dụng, bao gồm:
• Phương pháp kế hoạch hoá là phương pháp để
Nhà nước thực hiện vai trò hướng dẫn, định
hướng của mình đối với sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân.
• Phương pháp pháp chế đòi hỏi trước hết là các
biện pháp, chính sách, công cụ quản lý nhà nước
phải thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm
pháp luật.
• Phương pháp kinh tế là phương pháp đưa ra các
biện pháp tác động vào lợi ích kinh tế của các
chủ thể kinh doanh để đạt được các mục đích
của chủ thể quản lý.
• Phương pháp kiểm tra, kiểm soát hoạt động của
các đơn vị kinh doanh.
26
v1.0014107225
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu hỏi: Trong trường hợp này thì Luật thương mại 2005 hay Bộ luật dân sự 2005 sẽ
được áp dụng để giải quyết tranh chấp?
Trả lời:
• Hợp đồng này là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai pháp nhân có đăng ký kinh
doanh và mục đích của các bên là mục đích sinh lợi.
• Hợp đồng này được điều chỉnh bởi Luật thương mại 2005 đồng thời được điều chỉnh
bởi Bộ luật dân sự 2005 là luật chung áp dụng đối với tất cả các loại hợp đồng.
• Tuy nhiên, Luật thương mại 2005 được ưu tiên áp dụng đối với nội dung tranh chấp
vì nó là luật riêng của Bộ luật dân sự 2005.
27
v1.0014107225
CÂU HỎI MỞ
Sau khi học xong bài này, anh/chị hãy cho biết vai trò của pháp luật kinh doanh trong
việc điều chỉnh các hoạt động kinh doanh?
Trả lời:
• Tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh;
• Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, người tiêu dùng, người lao động và
cộng đồng xã hội nói chung;
• Giảm chi phí giao dịch và tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực hạn chế trong xã hội.
28
v1.0014107225
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Trong trường hợp có sự khác nhau trong việc quy định về cùng một vấn đề thì văn
bản nào trong các văn bản dưới đây được ưu tiên áp dụng?
A. Bộ luật dân sự 2005.
B. Luật doanh nghiệp 2005.
C. Luật các tổ chức tín dụng 2010.
D. Luật đầu tư 2005.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. Luật các tổ chức tín dụng 2010.
• Giải thích: Luật tổ chức tín dụng là luật riêng nhất quy định về việc tổ chức và hoạt
động của các tổ chức tín dụng như các ngân hàng hay công ty tài chính.
29
v1.0014107225
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Trong các nguồn đăng văn bản quy phạm pháp luật dưới đây, nguồn nào có giá trị
như văn bản gốc?
A. Trang web của Quốc hội.
B. Công báo.
C. Tập hợp văn bản do các Bộ sưu tập.
D. Tập hợp văn bản do các luật gia sưu tập.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B. Công báo.
• Giải thích: Công báo được pháp luật quy định là nguồn văn bản có giá trị như văn
bản gốc của cơ quan ban hành.
30
v1.0014107225
CÂU HỎI TỰ LUẬN
So với pháp luật, đạo đức trong kinh doanh xác định các chuẩn mực thấp hơn hay
cao hơn? Tại sao?
Trả lời:
So với pháp luật, các quy tắc đạo đức trong kinh doanh thường đề ra các chuẩn mực
cao hơn. Lý do là chuẩn mực đạo đức là cái mà con người hướng tới các giá trị chân,
thiện, mỹ trong khi pháp luật thường là các chuẩn mực tối thiểu mà con người phải tuân
thủ. Hơn nữa, do pháp luật áp dụng bắt buộc đối với mọi đối tượng nên không thể đề ra
chuẩn mực quá cao vì điều này dẫn đến gia tăng chi phí tuân thủ pháp luật.
31
v1.0014107225
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Kinh doanh là việc thực hiện liên tục, thường xuyên một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến phân phối hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích lợi nhuận.
• Trong mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng thì luật riêng được ưu tiên áp dụng vì
nó quy định cái đặc thù của từng loại quan hệ xã hội.
• Nguồn luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh là các văn bản quy phạm pháp luật và
các hình thức khác chứa đựng các quy phạm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh.
32
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phap_luat_kinh_doanh_bai_1_moi_truong_phap_ly_cho.pdf