Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động doanh nghiệp - Vũ Văn Ngọc
NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH
• Nghĩa vụ về ngành nghề kinh doanh.
• Nghĩa vụ về tài chính.
• Nghĩa vụ về kế toán, thống kê.
• Nghĩa vụ trong sử dụng lao động.
• Những nghĩa vụ đối với người tiêu dùng.
• Các nghĩa vụ xã hội liên quan đến kinh doan
TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
• Pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh thông
qua các hoạt động: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí
độc quyền và tập trung kinh tế.
• Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
thực hiện.
• Cơ chế giải quyết các vụ việc cạnh tranh
35 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Bài 2: Quy chế pháp lý chung về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động doanh nghiệp - Vũ Văn Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014107228
BÀI 2
QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP,
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG
DOANH NGHIỆP
TS. Nguyễn Hợp Toàn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0014107228
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
2
Điều kiện và thủ tục pháp lý thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
• Tháng 3/2013, ông Phạm Xuân Việt là một viên chức nghỉ hưu, ông Nguyễn Đức
Tuấn là sinh viên vừa tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp và Công ty cổ
phần Sông Hồng do bà Nguyễn Hồng Hạnh làm đại diện theo ủy quyền, thỏa thuận
góp vốn để thành lập Công ty TNHH thương mại Mộc Hà, chuyên kinh doanh đồ gỗ
gia dụng với số vốn điều lệ là 10 tỉ đồng. Ông Việt góp vốn bằng 1 ngôi nhà cùng 200
m2 đất được các thành viên nhất trí định giá là 4 tỷ đồng. Ông Tuấn góp 2 tỷ đồng
được trị giá từ 2 chiếc ô tô và Công ty cổ phần Sông Hồng góp 4 tỷ đồng bằng tiền
mặt. Doanh nghiệp mới đặt trụ sở chính tại số nhà 970 phố Trần Điền, phường Định
Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội và một chi nhánh tại huyện Tiên Sơn, tỉnh
Bắc Ninh.
• Đầu tháng 12/2013, các thành viên quyết định bổ sung kinh doanh mặt hàng gốm sứ
gia dụng và kết nạp thêm ông Trần Thanh Lộc, với số vốn góp 2 tỷ đồng để tăng vốn
hoạt động cho công ty.
v1.0014107228
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
3
1. Những cá nhân, tổ chức nói trên có thể thành lập một doanh nghiệp như vậy
hay không? Vì sao?
2. Để đưa doanh nghiệp này vào hoạt động một cách hợp pháp, cần phải tiến
hành những thủ tục pháp lý như thế nào?
3. Để bổ sung ngành nghề kinh doanh và kết nạp thêm ông Lộc, doanh nghiệp
cần phải thực hiện những thủ tục gì trong nội bộ doanh nghiệp và với cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền?
v1.0014107228
MỤC TIÊU
• Trình bày được khái niệm, những đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp, những
cách phân loại doanh nghiệp;
• Phân biệt 2 loại trách nhiệm trong kinh doanh của doanh nghiệp;
• Phân tích nội dung, ý nghĩa của những điều kiện cơ bản để thành lập
doanh nghiệp;
• Phân tích nội dung, ý nghĩa của những thủ tục chung để thành lập doanh nghiệp;
• Nêu được những thủ tục pháp lý trong việc đăng ký những thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh, tổ chức lại doanh nghiệp và giải
thể doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của chi nhánh.
4
v1.0014107228
NỘI DUNG
Khái niệm, đặc điểm và phân loại doanh nghiệp
Điều kiện và thủ tục cơ bản để thành lập và hoạt động doanh nghiệp
Đăng ký những thay đổi của doanh nghiệp
Những quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp trong kinh doanh
5
v1.0014107228
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP
1.2. Phân loại doanh nghiệp
1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp
1.3. Vấn đề giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh của doanh nghiệp
1.4. Các văn bản pháp luật điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
6
v1.0014107228
• Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh.
• 5 đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp phải có tên riêng;
Phải có tài sản;
Phải có trụ sở chính;
Phải thực hiện đăng ký kinh doanh;
Mục đích thành lập là để hoạt động kinh doanh.
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP
7
v1.0014107228
• Phân loại theo nguồn gốc tài sản đầu tư vào doanh nghiệp:
Công ty;
Doanh nghiệp tư nhân;
Doanh nghiệp nhà nước;
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
• Phân loại theo Luật Doanh nghiệp năm 2005:
Công ty cổ phần;
Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
Công ty TNHH một thành viên;
Công ty hợp danh;
Doanh nghiệp tư nhân.
1.2. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP
8
v1.0014107228
1.3. VẤN ĐỀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM TRONG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
• Giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh là phạm vi
tài sản mà doanh nghiệp (đúng ra là những người
chủ doanh nghiệp) phải đưa ra để thanh toán các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là
khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
• Hai loại giới hạn trách nhiệm:
Trách nhiệm vô hạn: Công ty hợp danh và
doanh nghiệp tư nhân.
Trách nhiệm hữu hạn: Công ty cổ phần, công
ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai
thành viên trở lên.
9
v1.0014107228
1.4. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
• Những văn bản chủ yếu:
Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Luật Đầu tư năm 2005.
Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định số
05/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về thủ tục hành chính của Nghị định số
43/2010/NĐ-CP.
Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều
của Luật Doanh nghiệp.
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật đầu tư.
• Nguyên tắc áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005:
Áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các quy định pháp luật có liên quan.
Áp dụng pháp luật chuyên ngành.
Áp dụng các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
10
v1.0014107228
2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CƠ BẢN ĐỂ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
DOANH NGHIỆP
2.2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp
2.1. Những điều kiện cơ bản để thành lập và hoạt động doanh nghiệp
11
v1.0014107228
2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
DOANH NGHIỆP
12
Điều kiện về tài sản:
• Nhà đầu tư phải đăng ký tài sản. Những
khái niệm: Vốn đăng ký kinh doanh, vốn
điều lệ, vốn đầu tư.
• Tài sản đầu tư thành lập doanh nghiệp phải
là tài sản hợp pháp.
• Mức độ tài sản đăng ký thành lập doanh
nghiệp. Vấn đề vốn pháp định.
• Thẩm quyền định giá và đăng ký tài sản khi
thành lập và trong quá trình hoạt động của
doanh nghiệp.
v1.0014107228
2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
DOANH NGHIỆP
13
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:
• Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh và nghĩa
vụ đăng ký kinh doanh.
• 3 nhóm ngành, nghề kinh doanh:
Ngành, nghề cấm kinh doanh;
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
Ngành, nghề kinh doanh được khuyến khích thuộc
những lĩnh vực và địa bàn được ưu đãi đầu tư.
• Xác định ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được
quy định hợp pháp (Điều 8 Nghị định102/2010).
• “Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh
doanh phải /chỉ được quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật là: Luật, Pháp lệnh, Nghị định chuyên
ngành hoặc Quyết định có liên quan của Thủ tướng
Chính phủ”.
v1.0014107228 14
2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG DOANH
NGHIỆP (tiếp theo)
Điều kiện về tên, địa chỉ của doanh nghiệp:
• 3 loại tên của doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp (tên viết bằng Tiếng Việt);
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài;
Tên viết tắt của doanh nghiệp.
• Các loại địa chỉ của doanh nghiệp:
Trụ sở chính của doanh nghiệp;
Văn phòng đại diện;
Chi nhánh;
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
v1.0014107228 15
2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG DOANH
NGHIỆP (tiếp theo)
Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành
lập và quản lý doanh nghiệp:
• Quyền thành lập, tham gia thành lập doanh
nghiệp tại Việt Nam;
• Những tổ chức, cá nhân không được quyền
thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt
Nam;
• Điều kiện về số lượng thành viên, cơ chế
quản lý hoạt động;
• Điều kiện về số lượng thành viên của doanh
nghiệp;
• Điều kiện về cơ chế quản lý hoạt động
doanh nghiệp.
v1.0014107228
2.2. THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
16
Đăng ký doanh nghiệp:
• Khái niệm đăng ký doanh nghiệp;
• Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: Điều lệ
công ty;
• Nơi đăng ký doanh nghiệp;
• Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp;
• Mã số doanh nghiệp;
• Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp;
• Quyền khiếu nại của người thành lập
doanh nghiệp;
• Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
v1.0014107228
2.2. THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
17
Những thủ tục sau đăng ký doanh nghiệp:
• Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng
đại diện, thông báo lập địa điểm kinh
doanh (nếu có);
• Đăng ký sử dụng con dấu;
• Chuyển quyền sở hữu tài sản;
• Thỏa mãn những điều kiện kinh doanh đối
với những ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện.
v1.0014107228
3. ĐĂNG KÝ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA DOANH NGHIỆP
3.2. Tạm ngừng kinh doanh
3.1. Đăng ký những thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
3.4. Giải thể doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của chi nhánh
3.3. Tổ chức lại doanh nghiệp
18
v1.0014107228
• Những trường hợp thay đổi so với nội
dung đăng ký doanh nghiệp:
Địa chỉ trụ sở chính của công ty;
Tên công ty;
Người đại diện theo pháp luật của
công ty;
• Thủ tục thực hiện đăng ký những thay
đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:
Thủ tục trong nội bộ doanh nghiệp;
Đăng ký thay đổi đối với cơ quan
Nhà nước.
3.1. ĐĂNG KÝ NHỮNG THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
19
v1.0014107228
3.2. TẠM NGỪNG KINH DOANH
• Quyền tạm ngừng kinh doanh của doanh
nghiệp và quyền của cơ quan đăng ký
kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng
kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp
không có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật.
• Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thời
gian tạm ngừng kinh doanh.
• Thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
20
v1.0014107228
3.3. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP
• Những hành vi tổ chức lại doanh nghiệp:
Chia doanh nghiệp;
Tách doanh nghiệp;
Hợp nhất doanh nghiệp;
Sáp nhập doanh nghiệp;
Chuyển đổi công ty.
• Thủ tục thực hiện các hành vi tổ chức lại
doanh nghiệp.
21
v1.0014107228
3.4. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH
• Giải thể doanh nghiệp:
Khái niệm giải thể doanh nghiệp.
Những trường hợp giải thể:
Giải thể tự nguyện;
Giải thể bắt buộc: Những trường hợp
bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp.
• Chấm dứt hoạt động của chi nhánh.
22
v1.0014107228
4. NHỮNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
KINH DOANH
4.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh
4.1. Quyền của doanh nghiệp trong kinh doanh
4.3. Tuân thủ pháp luật cạnh tranh
23
v1.0014107228
4.1. QUYỀN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH
• Quyền của doanh nghiệp đối với tài sản.
• Quyền tự do hoạt động kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh.
• Quyền thuê và sử dụng lao động.
• Quyền ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
• Quyền tổ chức quản lý doanh nghiệp.
• Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
24
v1.0014107228
• Nghĩa vụ về ngành nghề kinh doanh.
• Nghĩa vụ về tài chính.
• Nghĩa vụ về kế toán, thống kê.
• Nghĩa vụ trong sử dụng lao động.
• Những nghĩa vụ đối với người tiêu dùng.
• Các nghĩa vụ xã hội liên quan đến kinh doanh.
4.2. NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH
25
v1.0014107228
• Pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh thông
qua các hoạt động: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí
độc quyền và tập trung kinh tế.
• Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
thực hiện.
• Cơ chế giải quyết các vụ việc cạnh tranh.
4.3. TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
26
v1.0014107228
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
27
1. Những cá nhân, tổ chức nói trên có thể thành lập một doanh nghiệp như vậy hay không?
Vì sao?
2. Để đưa doanh nghiệp này vào hoạt động một cách hợp pháp, cần phải tiến hành những
thủ tục pháp lý như thế nào?
3. Để bổ sung ngành nghề kinh doanh và kết nạp thêm ông Lộc, doanh nghiệp cần phải thực
hiện những thủ tục gì trong nội bộ doanh nghiệp và với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền?
Trả lời:
1. Ông Phạm Xuân Việt, ông Nguyễn Đức Tuấn và Công ty cổ phần Sông Hồng có thể góp
vốn để thành lập Công ty TNHH thương mại Mộc Hà, bởi vì:
• Những cá nhân và tổ chức này không thuộc những đối tượng không được quyền thành lập
và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp.
• Doanh nghiệp có tài sản hợp pháp là số vốn điều lệ 10 tỉ đồng; ngành nghề kinh doanh đồ
gỗ gia dụng không thuộc ngành, nghề cấm; có tên doanh nghiệp đặt đúng quy định của
pháp luật; có trụ sở chính theo quy định của Luật Doanh nghiệp; có số thành viên tối thiểu
phù hợp quy định của Luật Doanh nghiệp.
v1.0014107228
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
28
2. Để đưa doanh nghiệp này vào hoạt động một cách hợp pháp, cần phải tiến hành những
thủ tục pháp lý như sau:
• Đăng ký doanh nghiệp:
Lập Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với những tài liệu theo quy định tại Điều 20 Nghị
định 43/2010.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, thành phố Hà Nội.
Đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp
quốc gia.
• Những thủ tục sau đăng ký doanh nghiệp:
Đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, tỉnh Bắc Ninh;
Đăng ký dấu tại Sở Công an, thành phố Hà Nội;
Thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu ngôi nhà cùng 200 m2 đất đang mang
tên ông Phạm Xuân Việt, 2 chiếc ô tô đang mang tên ông Nguyễn Đức Tuấn sang
cho công ty TNHH thương mại Mộc Hà.
v1.0014107228
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
29
3. Đăng ký bổ sung kinh doanh mặt hàng gốm sứ gia dụng và kết nạp thêm ông Trần
Thanh Lộc:
• Hội đồng thành viên Công ty TNHH thương mại Mộc Hà ra Nghị quyết bằng văn bản
về những thay đổi.
• Doanh nghiệp gửi Thông báo và Hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, thành phố Hà Nội.
v1.0014107228
CÂU HỎI MỞ
Quyền tự do kinh doanh và cải cách thủ tục hành chính - kinh doanh thể hiện trong
những điều kiện và thủ tục thành lập, quản lý hoạt động của doanh nghiệp như thế nào?
Trả lời:
• Nhà đầu tư có quyền lựa chọn, quyết định: Loại hình doanh nghiệp; mức độ tài sản đầu tư
thành lập doanh nghiệp; ngành, nghề kinh doanh; đăng ký tên, địa chỉ doanh nghiệp; tham
gia thành lập và quản lý doanh nghiệp; đăng ký những thay đổi nội dung đăng ký doanh
nghiệp; tổ chức lại doanh nghiệp; giải thể doanh nghiệp.
• Những cải cách thủ tục hành chính - kinh doanh: Hồ sơ, hình thức đăng ký, thẩm quyền,
phối hợp tạo mã số doanh nghiệp, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
quyền khiếu nại của người thành lập doanh nghiệp về ngành, nghề kinh doanh, về thời hạn
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
30
v1.0014107228
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Theo pháp luật hiện hành, độ tuổi của một cá nhân có thể tham gia thành lập và
quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam là:
A. đủ 15 tuổi trở lên.
B. đủ 16 tuổi trở lên.
C. đủ 18 tuổi trở lên.
D. đủ 21 tuổi trở lên.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. đủ 18 tuổi trở lên.
• Giải thích: Quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp .
31
v1.0014107228
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Theo pháp luật hiện hành, nơi đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp là:
A. phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính.
B. phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở chính.
C. phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi đặt chi nhánh.
D. một trong các nơi đó theo sự lựa chọn của doanh nghiệp.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính.
• Giải thích: Quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
32
v1.0014107228
CÂU HỎI TỰ LUẬN 1
Một doanh nghiệp muốn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì
phải thỏa mãn những điều kiện như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2005, một doanh nghiệp muốn được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thỏa mãn 5 điều kiện sau đây:
• Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
• Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật;
• Có trụ sở chính theo quy định của pháp luật;
• Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
• Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
33
v1.0014107228
CÂU HỎI TỰ LUẬN 2
Bộ trưởng Bộ X ban hành một Thông tư, trong đó quy định một ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện. Quy định ngành, nghề kinh doanh có điều kiện như vậy có hiệu
lực thi hành hay không? Giải thích rõ vì sao.
Trả lời:
• Quy định ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong Thông tư của Bộ trưởng Bộ X là
không hợp pháp.
• Lý do: Theo quy định tại Khoản 1 và 3 Điều 8 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP:
“1. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy
định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của
Thủ tướng Chính phủ.
3. Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối
với ngành, nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài các loại văn bản quy
phạm pháp luật đã nêu tại khoản 1 Điều này đều không có hiệu lực thi hành”.
34
v1.0014107228
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Mỗi nhóm chủ thể kinh doanh tại Việt Nam phải áp dụng quy chế thành lập và hoạt
động được quy định trong các văn bản tương ứng. Những cách phân loại doanh
nghiệp và 5 loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp.
• Một doanh nghiệp thành lập và hoạt động một cách hợp pháp, cần phải thỏa mãn 5
điều kiện cơ bản. Những điều kiện để một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
• Thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện tại chia làm 2 giai đoạn: Đăng ký doanh
nghiệp và những thủ tục sau đăng ký doanh nghiệp.
• Những quy định của pháp luật về hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền và thủ tục, trình tự
đăng ký những thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, tổ chức lại và giải thể
doanh nghiệp.
35
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phap_luat_kinh_doanh_bai_2_quy_che_phap_ly_chung_v.pdf