Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Bài 5: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại - Vũ Văn Ngọc

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH – THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN • Xét xử:  Xét xử sơ thẩm (thời hạn mở phiên toà 2 tháng, có thể thêm 1 tháng).  Xét xử phúc thẩm (thời hạn chuẩn bị 2 tháng, và thời hạn mở phiên toà 1 tháng, có thể thêm 1 tháng).  Giám đốc thẩm, tái thẩm. • Thi hành án:  Những bản án, quyết định của toà án được thi hành (Điều 375 Bộ luật Tố tụng dân sự).  Quyền yêu cầu thi hành án (Điều 377 Bộ luật Tố tụng dân sự).  Thủ tục thi hành án (Điều 380 đến 383 Bộ luật Tố tụng dân sự) THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC KINH DOANH – THƯƠNG MẠI • Thủ tục yêu cầu giải quyết việc kinh doanh – thương mại (Điều 312 Bộ luật Tố tụng dân sự). • Mở phiên họp công khai để giải quyết (Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự). • Quyết định giải quyết việc kinh doanh – thương mại (Điều 315 Bộ luật Tố tụng dân sự). • Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc kinh doanh – thương mại (Điều 316, 317 Bộ luật Tố tụng dân sự). • Thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc kinh doanh – thương mại (Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân s

pdf39 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Bài 5: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại - Vũ Văn Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014107225 1 BÀI 5 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH – THƯƠNG MẠI PGS. TS. Trần Văn Nam Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014107225 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Công ty cổ phần Sao Việt có trụ sở tại huyện CX tỉnh HT mua của Công ty TNHH Đông Nam có trụ sở tại quận ĐĐ Thành phố HN một số trang thiết bị văn phòng trị giá 200 triệu đồng. Theo thỏa thuận, số trang thiết bị đó được giao tại Chi nhánh của Công ty cổ phần Sao Việt ở quận TX thành phố HN. Sau khi giao hàng, Công ty cổ phần Sao Việt cho rằng có một số thiết bị không đảm bảo chất lượng và yêu cầu bên bán đổi số thiết bị đó. Công ty TNHH Đông Nam không đồng ý đổi thiết bị. Công ty cổ phần Sao Việt quyết định khởi kiện Công ty TNHH Đông Nam. 2 Việc khởi kiện của Sao Việt có thể được thực hiện ở những cơ quan tài phán nào? Vì sao? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho phương án trả lời của mình. v1.0014107225 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau đây: • Nắm được khái niệm về tranh chấp kinh doanh thương mại. • Nhận biết được các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. • Nắm được quy trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại trọng tài thương mại. • Nắm được quy trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án. • Có khả năng soạn thảo được điều khoản giải quyết tranh chấp trong các hợp đồng kinh doanh, thương mại. 3 v1.0014107225 NỘI DUNG 4 Khái quát chung về tranh chấp kinh doanh - thương mại Giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng Trọng tài Giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng Toà án v1.0014107225 5 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH – THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm tranh chấp kinh doanh – thương mại 1.2. Đặc điểm chung của tranh chấp kinh doanh – thương mại 1.3. Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại trong nền kinh tế thị trường 1.4. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại v1.0014107225 1.1. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP KINH DOANH – THƯƠNG MẠI 6 • Khái niệm kinh doanh - thương mại:  Khái niệm kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 2).  Khái niệm hoạt động thương mại theo Luật Thương mại 2005 (Điều 3 Khoản1). • Khái niệm về tranh chấp kinh doanh – thương mại: Tranh chấp kinh doanh – thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh – thương mại. v1.0014107225 1.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TRANH CHẤP KINH DOANH – THƯƠNG MẠI • Phát sinh giữa các nhà kinh doanh và gắn liền với hoạt động kinh doanh. • Thường là những tranh chấp có giá trị về tài sản. • Đa dạng, phức tạp. 7 v1.0014107225 1.3. YÊU CẦU VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH – THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 8 • Bảo đảm quyền tự do trong việc lựa chọn phương thức giải quyết. • Giải quyết nhanh, hạn chế làm gián đoạn hoạt động kinh doanh. • Bảo đảm bí mật kinh doanh. • Chi phí thấp. v1.0014107225 1.4. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH – THƯƠNG MẠI • Thương lượng • Hoà giải • Trọng tài • Toà án 9 v1.0014107225 10 2.2. Thủ tục tố tụng trọng tài 2.1. Những vấn đề chung 2.3. Giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại bằng trọng tài có yếu tố nước ngoài 2.4. Vai trò của tòa án trong tố tụng trọng tài 2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH – THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI v1.0014107225 11 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG • Trọng tài và việc giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng trọng tài:  Khái niệm trọng tài thương mại.  Trung tâm trọng tài và Trọng tài viên.  Những ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng trọng tài.  Về tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại ở Việt Nam. • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng trọng tài:  Nguyên tắc phải có thoả thuận trọng tài.  Nguyên tắc thoả thuận lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp.  Nguyên tắc Trọng tài viên độc lập, khách quan, vô tư. v1.0014107225 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (tiếp theo) • Hội đồng trọng tài. • Thoả thuận trọng tài:  Hình thức thoả thuận trọng tài.  Thoả thuận trọng tài vô hiệu.  Quan hệ giữa thoả thuận trọng tài với hợp đồng kinh doanh - thương mại. • Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng trọng tài. v1.0014107225 2.2. THỦ TỤC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI • Khởi kiện. • Thành lập Hội đồng trọng tài. • Chuẩn bị giải quyết tranh chấp. • Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. • Quyết định trọng tài. • Hủy quyết định và Thi hành quyết định của Trọng tài thương mại. 13 v1.0014107225 2.3. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH – THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI CÓ YÊU TỐ NƯỚC NGOÀI • Tranh chấp có yếu tố nước ngoài. • Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp. 14 v1.0014107225 15 2.4. VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI • Hỗ trợ việc xác định giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài. • Giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của hội đồng trọng tài. • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. • Xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. • Công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài. v1.0014107225 16 3.2. Thẩm quyền giải quyết vụ, việc kinh doanh – thương mại của Tòa án 3.1. Hệ thống Tòa án ở Việt Nam 3.3. Thủ tục giải quyết vụ, việc kinh doanh – thương mại tại Tòa án 3. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH – THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI v1.0014107225 3.1. HỆ THỐNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM 17 • Thẩm quyền chung của Tòa án: (Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân)  Xét xử các vụ án: Hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động;  Giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. • Tòa án nhân dân tối cao:  Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;  Tòa quân sự trung ương;  Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, tòa hành chính, Tòa lao động của Tòa án nhân dân tối cao;  Các Tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao;  Bộ máy giúp việc. v1.0014107225 3.1. HỆ THỐNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM 18 • Tòa án nhân dân cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương):  Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh;  Các tòa chuyên trách của Tòa án cấp tỉnh: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động;  Bộ máy giúp việc. • Tòa án nhân dân cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Tòa án cấp huyện không chia thành các tòa chuyên trách như Tòa án cấp tỉnh, chỉ có Chánh án, một hoặc hai phó chánh án, Thẩm phán chuyên trách • Tòa án quân sự quân khu. • Toà án quân sự khu vực. v1.0014107225 3.2. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ, VIỆC VỀ KINH DOANH – THƯƠNG MẠI 19 • Thẩm quyền theo vụ việc (Điều 29,30 Bộ luật Tố tụng dân sự). • Thẩm quyền theo các cấp Toà án (Điều 33, 34 Bộ luật Tố tụng dân sự). • Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ (Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự). • Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn (Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự). v1.0014107225 THẨM QUYỀN THEO VỤ VIỆC (ĐIỀU 29, 30 Bộ luật Tố tụng dân sự) Điều 29. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. 1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: a) Mua bán hàng hoá; b) Cung ứng dịch vụ; c) Phân phối; d) Đại diện, đại lý; đ) Ký gửi; e) Thuê, cho thuê, thuê mua; g) Xây dựng; h) Tư vấn, kỹ thuật; i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; 20 v1.0014107225 THẨM QUYỀN THEO VỤ VIỆC (ĐIỀU 29, 30 Bộ luật Tố tụng dân sự) m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng; n) Bảo hiểm; o) Thăm dò, khai thác. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. 21 v1.0014107225 THẨM QUYỀN THEO VỤ VIỆC (ĐIỀU 29, 30 Bộ luật Tố tụng dân sự) Điều 30. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. 1. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại. 2. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. 3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài. 4. Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. 22 v1.0014107225 THẨM QUYỀN THEO CÁC CẤP TÒA ÁN (ĐIỀU 33. 34 Bộ luật Tố tụng dân sự) 23 Điều 33. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh 1. Toà án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: • Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này; • Tranh chấp kinh doanh, thương mại được quy định tại điều 29 trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện; • Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:  Yêu cầu về kinh doanh, thương mại, được quy định tại điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự;  Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết. v1.0014107225 THẨM QUYỀN TÒA ÁN THEO LÃNH THỔ (ĐIỀU 35 Bộ luật Tố tụng dân sự) • Toà án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn có trụ sở, cư trú. • Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi nguyên đơn có trụ sở hoặc cư trú để giải quyết. • Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. 24 v1.0014107225 THẨM QUYỀN THEO SỰ LỰA CHỌN CỦA NGUYÊN ĐƠN (Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự) • Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết. • Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết. • Nếu tranh chấp chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết. • Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn có cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết. • Nếu tranh chấp liên quan đến bất động sản mà bất động sản ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. 25 v1.0014107225 3.3. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ, VIỆC KINH DOANH – THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN 3.3.1. Thủ tục giải quyết vụ án kinh doanh – thương mại tại Tòa án. 3.3.2. Thủ tục giải quyết việc kinh doanh – thương mại tại Tòa án. 26 v1.0014107225 3.3.1. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH – THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN 27 • Khởi kiện và thụ lý vụ án. • Chuẩn bị xét xử. • Xét xử. • Thi hành án. v1.0014107225 3.3.1. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH – THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN (tiếp theo) 28 • Khởi kiện và thụ lý vụ án:  Khởi kiện vụ án kinh tế được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại để bảo vệ quyền và lợi ích của mình đang bị tranh chấp hay vi phạm.  Thời hiệu khởi kiện 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.  Thụ lý vụ án được hiểu là việc Toà án có thẩm quyền chấp nhận đơn của người khởi kiện và ghi vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết. v1.0014107225 3.3.1. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH – THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN (tiếp theo) 29 • Chuẩn bị xét xử:  Thời hạn chuẩn bị là 2 tháng và có thể kéo dài thêm 1 tháng nữa.  Thông báo cho các đương sự.  Tiến hành xác minh thu thập tài liệu chứng cứ.  Hoà giải. v1.0014107225 3.3.1.THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH – THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN 30 • Xét xử:  Xét xử sơ thẩm (thời hạn mở phiên toà 2 tháng, có thể thêm 1 tháng).  Xét xử phúc thẩm (thời hạn chuẩn bị 2 tháng, và thời hạn mở phiên toà 1 tháng, có thể thêm 1 tháng).  Giám đốc thẩm, tái thẩm. • Thi hành án:  Những bản án, quyết định của toà án được thi hành (Điều 375 Bộ luật Tố tụng dân sự).  Quyền yêu cầu thi hành án (Điều 377 Bộ luật Tố tụng dân sự).  Thủ tục thi hành án (Điều 380 đến 383 Bộ luật Tố tụng dân sự). v1.0014107225 3.3.2. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC KINH DOANH – THƯƠNG MẠI 31 • Thủ tục yêu cầu giải quyết việc kinh doanh – thương mại (Điều 312 Bộ luật Tố tụng dân sự). • Mở phiên họp công khai để giải quyết (Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự). • Quyết định giải quyết việc kinh doanh – thương mại (Điều 315 Bộ luật Tố tụng dân sự). • Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc kinh doanh – thương mại (Điều 316, 317 Bộ luật Tố tụng dân sự). • Thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc kinh doanh – thương mại (Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự). v1.0014107225 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 32 Câu hỏi: Việc khởi kiện của Sao Việt có thể được thực hiện ở những cơ quan tài phán nào? Vì sao? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho phương án trả lời của mình. Trả lời: Để giải quyết tình huống này cần phải trả lời lần lượt các câu hỏi sau: • Mối quan hệ giữa Công ty cổ phần Sao Việt và Công ty TNHH Đông Nam có chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005 không? Vì sao?  Thuộc sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 do 2 công ty đều là thương nhân, đang tiến hành các hành vi thương mại.  Dẫn chiếu điều 3 và điều 6 Luật Thương mại 2005. • Nếu trong hợp đồng giữa hai bên có điều khoản trọng tài, nội dung của Điều khoản này nên thỏa thuận như thế nào? “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. v1.0014107225 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (tiếp theo) 33 • Giả sử có thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng, Sao Việt cần nộp đơn xin giải quyết tranh chấp với Đông Nam tại đâu? Vì sao? Nêu tóm tắt thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại.  Sao Việt có thể nộp đơn VIAC, là tên viết tắt của cụm từ “Vietnam International Arbitration Centre at the Vietnam Chamber of Commerce and Industry” - “Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”. VIAC được thành lập ngày 28 tháng 4 năm 1993 theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngọai thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964).  Tóm tắt thủ tục trọng tài: Khởi kiện; Thành lập Hội đồng trọng tài; Chuẩn bị giải quyết tranh chấp; Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp; Quyết định trọng tài; Hủy quyết định và Thi hành quyết định của Trọng tài thương mại. v1.0014107225 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (tiếp theo) 34 • Giả sử không có thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng, Sao Việt cần nộp đơn xin giải quyết tranh chấp với Đông Nam tại Tòa án nào? Vì sao? Nêu tóm tắt thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án.  Sao Việt cần nộp đơn tại Tòa án nhân dân quận ĐĐ Thành phố HN, là nơi bị đơn có trụ sở chính.  Khởi kiện và thụ lý vụ án; Chuẩn bị xét xử; Xét xử; Thi hành án. v1.0014107225 CÂU HỎI MỞ 35 Các tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại: • Có thể giải quyết bằng những phương thức nào? • Nếu tranh chấp được các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thương mại thì cần phải có điều kiện như thế nào? Trả lời: • Các tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại có thể giải quyết bằng 4 phương thức: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài Thương mại, Tòa án. • Nếu tranh chấp được các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thương mại thì cần phải có điều kiện thỏa thuận trọng tài. v1.0014107225 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 36 Tìm câu trả lời đúng nhất cho tình huống sau: Công ty TNHH An Phú có trụ sở chính tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh. Công ty cổ phần Phước Vĩnh có trụ sở chính tại thị xã X tỉnh Đồng Nai. Tháng 11/2013, Phước Vĩnh ký hợp đồng mua lại của An Phú ngôi nhà 3 tầng tại Số 7 phố TH quận Đ thành phố Hà Nội làm văn phòng đại diện. Sau khi nhận nhà, Công ty Phước Vĩnh không làm thủ tục sang tên được vì bên bán không thể giao đủ các hồ sơ hợp lệ về sở hữu nhà như thoả thuận trong hợp đồng nên đã đòi huỷ hợp đồng mua bán này. Công ty An Phú không chấp nhận vì cho rằng việc mua bán đã hoàn tất. Công ty Phước Vĩnh quyết định khởi kiện. Trong trường hợp này đơn kiện của Công ty Phước Vĩnh phải gửi đến: A. Toà án nhân dân quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. B. Toà án nhân dân quận Đ, thành phố Hà Nội. C. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. D. Toà án nhân dân thị xã X, Tỉnh Đồng Nai. v1.0014107225 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 (tiếp theo) 37 Trả lời: • Đáp án đúng là: B. Toà án nhân dân quận Đ, thành phố Hà Nội. • Giải thích: Căn cứ điểm c, Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (“Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản”) và Khoản 3 Điều 8 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP (“Đối với tranh chấp về bất động sản quy định tại điểm c khoản 1 điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết”). v1.0014107225 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 38 Tìm câu trả lời sai trong các nhận định sau: Doanh nghiệp sử dụng phương thức trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp bởi vì: A. Nhanh chóng, thân thiện. B. Chi phí ít tốn kém hơn so với tố tụng tại tòa án. C. Lựa chọn được các Trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao. D. Không giữ được uy tín trong kinh doanh. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. Không giữ được uy tín trong kinh doanh. • Giải thích: Do tố tụng trọng tài là không công khai nên các bên có tranh chấp vẫn giữ được uy tín trong kinh doanh. v1.0014107225 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Tranh chấp kinh doanh – thương mại phát sinh từ hành vi thương mại giữa các bên (hoặc một bên) là thương nhân. • Giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại bằng trọng tài thương mại là phổ biến trên thế giới và xu hướng ở Việt Nam. • Giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại bằng tòa án vẫn rất phổ biến ở Việt Nam, có những ưu điểm và hệ lụy do đặc thù của tính thiếu đa dạng các kênh giải quyết tranh chấp. • Cần thận trọng cân nhắc ưu điểm, nhược điểm của mỗi hình thức gỉải quyết tranh chấp để lựa chọn phương thức hiệu quả, phù hợp. 39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_phap_luat_kinh_doanh_bai_5_giai_quyet_tranh_chap_k.pdf
Tài liệu liên quan