Bài giảng Pháp luật kinh doanh bảo hiểm - Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hiểm
a. Môi giới bảo hiểm
Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:
- Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều
kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm cho bên mua bảo hiểm;
- Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh
giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện,
điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm
- Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm
giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm;
- Thực hiện các công việc khác có liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của
bên mua bảo hiểm.
b. Đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh
nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng
đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo
hiểm theo quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Thu nhập chính chủ yếu là từ tiền hoa hồng bán
bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả
53 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật kinh doanh bảo hiểm - Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
BẢO HIỂM
(Tiếp theo)
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: A là lao động thuộc diện phải đóng
bhxh bắt buộc. Hàng tháng A phải đóng bh
theo mức lương:
a) Theo ngạch bậc trên cơ sở mức lương
tối thiểu chung mà không phải đóng đối
với khoản phụ cấp chức vụ.
b) Theo ngạch bậc trên cơ sở mức lương
tối thiểu chung và khoản phụ cấp chức vụ.
c) Theo ngạch bậc trên cơ sở mức lương
tối thiểu chung và khoản phụ cấp chức vụ,
phụ cấp thâm niên vượt khung.
Câu 2: S mới tốt nghiệp đại học, nhưng đã
được công ty H tuyển dụng vào làm việc
với mức lương ghi trong hợp đồng lao
động là 6 tr đ/tháng. Vậy theo quy định
của pháp luật hiện hành, S sẽ phải đóng
bhxh:
a) Theo mức lương trên
b) Theo bảng lương do Nhà nước quy
định
c) Theo mức lương do S lựa chọn
Câu 3: Các chế độ được hưởng đối với
người tham gia bhxh bắt buộc có gì khác
so với người tham gia bhxh tự nguyện?xh
a) Không có gì khác
b) Bhxh tự nguyện không có chế độ ốm
đau
c) Bhxh tự nguyện không có chế độ thai
sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
d) Câu b và c đúng
Câu 4: Anh T là lao động ký hợp đồng
không thời hạn tại công ty L và có tham
gia bhxh theo quy định của pháp luật. Vậy
anh T có thuộc đối tượng áp dụng chế độ
thai sản hay không?
a) Không, dù tham gia bhxh bắt buộc hoặc
tự nguyện
b) Có, dù tham gia bhxh bắt buộc hoặc tự
nguyện
c) Có, nếu tham gia bhxh bắt buộc
Câu 5: Trong những trường hợp nào thì cơ
quan bhxh sẽ tiến hành trả 1 lần đối với người
lao động có tham gia bhxh bắt buộc?
a) Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 20 năm đóng
bhxh
b) Suy giảm khả năng ld từ 61% trở lên mà
chưa đủ 20 năm đóng bhxh
c) Sau 1 năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng
bhxh và có yêu cầu nhận bhxh 1 lần mà chưa
đủ 20 năm đóng bhxh
d) Ra nước ngoài để định cư
e) Tất cả các trường hợp trên
Câu 6: Mặc dù ông T đã đủ 60 tuổi đời
nhưng ông mới tham gia bhxh 14 năm. Do
vậy, ông T thuộc diện được hưởng bhxh
một lần. Vậy mức hưởng bhxh 1 lần của
ông T được tính như sau:
a) 21 tháng mức bình quân tiền lương
b) 14 tháng mức bình quân tiền lương
c) 28 tháng mức bình quân tiền lương
d) 12 tháng mức bình quân tiền lương
Câu 7: Câu nào sau đây là đúng về việc tính
mức lương hưu hàng tháng?
a) Bằng 45% mức bq tiền lương tháng đóng
bhxh để tính lương hưu - tương ứng với 15 năm
đóng bhxh, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bhxh
thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ,
mức tối đa bằng 75%
b) Nếu người lao động nghỉ hưu trước tuổi quy
định thì mỗi năm giảm 1%
c) Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng
mức lương tối thiểu chung
d) Không có câu trả lời nào ở trên đúng
Câu 8: Ông H có thời gian đóng bhxh 25
năm, nhưng mới 55 tuổi. Vậy trong trường
hợp này ông có nguyện vọng hưởng
lương hưu thì hàng tháng ông sẽ được
bao nhiêu?
a) 45% mức bq tiền lương
b) 55% mức bq tiền lương
c) 60% mức bq tiền lương
d) 65% mức bq tiền lương
Câu 9: Do vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ
1 chồng nên ông A bị tòa án tuyên phạt
cải tạo không giam giữ 3 năm. Căn cứ vào
bản án, cơ quan bhxh:
a) Vẫn phải trả lương hưu cho cho ông A
b) Chấm dứt vĩnh viễn việc trả lương hưu
cho ông A
c) Tạm dừng việc trả lương hưu cho ông A
cho đến khi ông A chấp hành xong bản án
d) Trả lương hưu cho ông A với mức thấp
hơn thông thường
Câu 10: Bà A có thời gian đóng bhxh 35 năm. Vậy khi bà
A đủ 55 tuổi và được nghỉ hưu để hưởng lương thì ngoài
khoản lương hưu hàng tháng, bà sẽ được hưởng trợ cấp
1 lần như thế nào?
a) Ngoài tiền lương hưu hàng tháng bằng 75% mức bq
tiền lương, bà A còn được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 5
tháng mức bq tiền lương đóng bhxh
b) Ngoài tiền lương hưu hàng tháng bằng 75% mức bq
tiền lương, bà A còn được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 10
tháng mức bq tiền lương đóng bhxh
c) Ngoài tiền lương hưu hàng tháng bằng 75% mức bq
tiền lương, bà A còn được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 12
tháng mức bq tiền lương đóng bhxh
d) Chỉ được nhận lương hưu hàng tháng bằng 75% mức
bq tiền lương mà không được hưởng trợ cấp 1 lần
Câu 11: Công ty K sử dụng 20 lao động,
thuộc diện phải đóng bhxh bắt buộc. Vậy
hàng tháng công ty K sẽ phải đóng bhxh
cho người lao động như thế nào:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm
2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm
1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%
d) Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 12: Anh M tham gia đóng bh thất
nghiệp, vậy theo quy định, anh M sẽ
hưởng chế độ gì:
a) Trợ cấp thất nghiệp
b) Hỗ trợ học nghề
c) Hỗ trợ tìm việc làm
d) Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 13: Anh A là chủ cửa hàng đồ mộc nay
muốn tham gia bhxh tự nguyện thì hàng tháng
anh A phải đóng theo mức nào?
a) 16% thu nhập mà anh A lựa chọn đóng bhxh,
từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng
thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%
b) 17% thu nhập mà anh A lựa chọn đóng bhxh,
từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng
thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%
c) 18% thu nhập mà anh A lựa chọn đóng bhxh,
từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng
thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%
d) 19% thu nhập mà anh A lựa chọn đóng bhxh,
từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng
thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%
Câu 14: Anh A tham gia bhxh tự nguyện.
Vậy trong điều kiện nào sau đây thì anh A
sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng?
a) Đủ 60 tuổi
b) Đủ 20 năm đóng bhxh trở lên
c) Cả a và b đều đúng
d) Cả a và b đều sai
Câu 15: Ông B tham gia đóng bhxh tự
nguyện từ năm 42 tuổi. Đến khi đủ 60 tuổi
ông mới có thời gian đóng là 18 năm. Vậy
trong trường hợp này:
a) Ông B vẫn được nhận lương hưu
b) Ông B phải đóng bhxh thêm 2 năm cho
đủ 20 năm mới được nhận lương hưu
c) Ông B chỉ có thể nhận trợ cấp 1 lần mà
không được đóng thêm bhxh
d) Hoặc là ông B nhận trợ cấp 1 lần, hoặc
là đóng thêm bhxh 2 năm để nhận lương
hưu hàng tháng
V. RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM
Rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm
5.1
5.2
Một số biện pháp hạn chế
rủi ro trong hoạt động bảo hiểm
Sự lựa chọn bất lợi
5.1 Rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm
Mất khả năng
thanh toán
Tổn thất về đầu
tư trong việc sử
dụng quỹ không
hợp lý
Một số rủi ro
khách quan
đặc biệt khác
5.1.1 Sự lựa chọn bất lợi
Cách khắc phục
Lựa chọn bất lợi
Lựa chọn bất lợi
trong bảo hiểm
5.1.2 Mất khả năng thanh toán
MẤT
KHẢ
NĂNG
THANH
TOÁN
Không có khả năng chi trả
đầy đủ cho các khiếu nại đòi
tiền khi xảy ra biến cố phải
thanh toán bảo hiểm.
Khi
Phí bảo hiểm thu được và các
khoản dự phòng không được
tính toán đầy đủ.
Nguyên
nhân
Biện
pháp
Trích lập đầy đủ dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm và có
biên khả năng thanh toán
không thấp hơn biên khả
năng thanh toán tối thiểu.*
Dự phòng toán học
Dự phòng phí chưa được hưởng
Dự phòng bồi thường
Dự phòng chia lãi
Dự phòng đảm bảo cân đối
Công ty bảo
hiểm phi nhân thọ
Dự phòng phí chưa được hưởng
Dự phòng bồi thường
cho khiếu nại chưa giải quyết
Công ty
bảo hiểm
nhân thọ
Dự phòng nghiệp vụ *
5.1.3 Tổn thất về đầu tư trong việc
sử dụng quỹ không hợp lý
Những rủi ro đặc biệt là những rủi ro
nghiêm trọng, có tổn thất lớn mà nhà bảo
hiểm không thể lường trước được như
thảm họa.
5.1.4 Một số rủi ro khách quan
đặc biệt khác
5.2 Một số biện pháp hạn chế rủi ro
trong hoạt động bảo hiểm
Đồng
bảo hiểm
Tái
bảo hiểm
a. Định nghĩa:
Đồng bảo hiểm là sự phân chia theo tỷ lệ
đối với cùng một rủi ro giữa nhiều người
bảo hiểm với nhau.
Công ty
đồng bảo
hiểm A (40%)
Công ty
đồng bảo
hiểm B (25%)
Công ty
đồng bảo
hiểm C (35%)
NGƯỜI THAM GIA
BẢO HIỂM
Sơ đồ đồng bảo hiểm
5.2.1 Đồng bảo hiểm
5.2.1 Đồng bảo hiểm
b. Mức chấp nhận:
Mức chấp nhận là số tiền tối đa mà một nhà
bảo hiểm có thể chấp nhận đảm bảo đối với một
rủi ro nhất định.
c. Phương diện pháp lý của đồng bảo hiểm:
Về mặt pháp lý, người tham gia bảo hiểm
phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm. Mỗi nhà
đồng bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm của mình
và không chịu trách nhiệm cho nhau.
d. Phương diện ứng dụng:
Chỉ có duy nhất một hợp đồng bảo
hiểm được thiết lập và bản hợp đồng này
sẽ do một trong các đồng bảo hiểm đứng
ra đại diện, quản lý trong mối quan hệ với
khách hàng.
5.2.1 Đồng bảo hiểm
Bài tập vận dụng
Một hợp đồng bảo hiểm có giá trị 400.000.000 đồng. Có 3 tổ
chức tham gia đồng bảo hiểm với số tiền như sau:
Mức bảo hiểm tối đa của công ty đồng bảo hiểm A là 100.000.000
đồng.
Mức bảo hiểm tối đa của công ty đồng bảo hiểm B là 120.000.000
đồng.
Mức bảo hiểm tối đa của công ty đồng bảo hiểm C là 180.000.000
đồng.
Mức phí gộp mà người tham gia bảo hiểm phải đóng là 8.000.000
đồng.
Hãy phân chia phí bảo hiểm và bồi thường tổn thất giữa 3
công ty trên trong hai trường hợp tổn thất bộ phận
300.000.000 đồng và tổn thất toàn bộ.
Tổ chức
Số tiền bảo hiểm
Phí
bảo hiểm
Số tiền bồi thường
Mức nhận Tỷ lệ
Tổn thất
bộ phận
Tổn thất
toàn bộ
Đồng bảo
hiểm A
100.000.000 25% 2.000.000 75.000.000 100.000.000
Đồng bảo
hiểm B
120.000.000 30% 2.400.000 90.000.000 120.000.000
Đồng bảo
hiểm C
180.000.000 45% 3.600.000 135.000.000 180.000.000
Tổng cộng 400.000.000 100% 8.000.000 300.000.000 400.000.000
a. Định nghĩa :
Tái bảo hiểm là một hình thức chuyển giao
rủi ro (toàn bộ/một phần) từ một công ty đã
nhận bảo hiểm (công ty bảo hiểm gốc) cho một
công ty bảo hiểm khác (công ty tái bảo hiểm).
5.2.2 Tái bảo hiểm
Sơ đồ tái bảo hiểm
Người được
bảo hiểm
Người bảo hiểm gốc
(Người nhượng
tái bảo hiểm)
Người tái bảo hiểm
(Người nhận
tái bảo hiểm)
Người tái bảo hiểm
(Người nhận
chuyển nhượng
tái bảo hiểm)
Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng tái bảo hiểm
Hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm
5.2.2 Tái bảo hiểm
b. Phương diện pháp lý:
Về mặt pháp lý, hợp đồng tái bảo hiểm chỉ là
sự thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm gốc và công
ty tái bảo hiểm.
Do đó, nếu khi tổn thất xảy ra, công ty tái
bảo hiểm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ
của họ đối với công ty bảo hiểm gốc thì công ty
bảo hiểm gốc vẫn phải chi trả cho người được
bảo hiểm.
c. Sự cần thiết thực hiện tái bảo hiểm:
Tái bảo hiểm giúp tăng trưởng năng lực
khai thác bảo hiểm
Tái bảo hiểm giúp ổn định lợi nhuận của
công ty
Tái bảo hiểm tạo điều kiện để đạt sự trợ
giúp trong quá trình khai thác bảo hiểm
Lợi ích “vĩ mô” trên thị trường bảo hiểm
5.2.2 Tái bảo hiểm
d. Phân loại tái bảo hiểm:
* Căn cứ vào tính chất:
Tái bảo hiểm tạm thời
Tái bảo hiểm cố định
Tái bảo hiểm mở sẵn
5.2.2 Tái bảo hiểm
5.2.2 Tái bảo hiểm
* Căn cứ vào phương thức tái bảo hiểm:
Tái bảo hiểm tỷ lệ: là tái bảo hiểm phân chia rủi ro theo
tỷ lệ trên số tiền bảo hiểm. Cụ thể, công ty bảo hiểm
gốc sẽ quyết định tỷ lệ rủi ro giữ lại cho mình và thỏa
thuận phần còn lại sẽ chuyển giao cho các công ty tái
bảo hiểm.
Tái bảo hiểm phi tỷ lệ: Là phương thức tái bảo hiểm mà
trong đó công ty tái bảo hiểm sẽ đồng ý thanh toán số
tiền vượt quá số tiền mà công ty bảo hiểm gốc đồng ý
thanh toán. Tuy nhiên, việc phân chia này được dựa
trên cơ sở số tiền bồi thường tổn thất.
5.2.2 Tái bảo hiểm
Tái bảo hiểm số thành: hai bên sẽ phân chia
rủi ro, phí bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường
khi xảy ra tổn thất đều theo một tỷ lệ phần
trăm cố định được xác định ngay từ khi ký
kết hợp đồng.
Tái bảo hiểm thặng dư: công ty bảo hiểm gốc
sẽ dựa vào tổn thất tài chính dự kiến và năng
lực tài chính của mình để xác định phần giữ lại
cho mỗi rủi ro. Trách nhiệm bồi thường của
các bên sẽ được xác định dựa trên tỷ lệ giữa
số tiền mà mỗi bên gánh chịu với tổng trách
nhiệm trong hợp đồng.
Tái
bảo
hiểm
tỷ lệ
* +
Bài tập vận dụng
Một công ty bảo hiểm A có 3 hợp đồng bảo hiểm với số
tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm như sau:
Sau đó, công ty đã ký hợp đồng tái bảo hiểm cố định số
thành cho 3 hợp đồng trên với tỷ lệ người nhượng giữ lại
là 25%. Hãy phân chia phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và
số tiền bồi thường mà mỗi bên phải chịu khi rủi ro xảy ra
với mức tổn thất tương ứng lần lượt là 150 triệu đồng, 700
triệu đồng và 950 triệu đồng.
Hợp đồng
gốc
Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm
1 200.000.000 đồng 5.000.000 đồng
2 800.000.000 đồng 18.000.000 đồng
3 1.000.000.000 đồng 40.000.000 đồng
712.500 237.500 30.000 10.000 750.000 250.000 3
525.000 175.000 13.500 4.500 600.000 200.000 2
112.500 37.500 3.750 1.250 150.000 50.000 1
Nhà tái
bảo hiểm
(75%)
Nhà bảo
hiểm gốc
(25%)
Nhà tái
bảo hiểm
(75%)
Nhà bảo
hiểm gốc
(25%)
Nhà tái
bảo hiểm
(75%)
Nhà bảo
hiểm gốc
(25%)
Phân chia số tiền
bồi thường
Phân chia phí
bảo hiểm
Phân chia số tiền
bảo hiểm
Hợp
đồng
gốc
Bảng phân chia số tiền bảo hiểm,
phí bảo hiểm và số tiền bồi thường cho
3 hợp đồng sau khi tái bảo hiểm: (ĐVT: 1000đồng) *
Bài tập vận dụng
Một công ty bảo hiểm X có 3 hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn
như sau: (ĐVT: triệu đồng)
Giả sử, trước khi tổn thất xảy ra, công ty X đã ký hợp đồng
tái bảo hiểm thặng dư cho 3 hợp đồng trên với mức giữ lại
được xác định như sau:
- Mức rủi ro A: 800 triệu đồng
- Mức rủi ro B: 500 triệu đồng
- Mức rủi ro C: 300 triệu đồng
1.500 210 2.100 C 3
600 90 750 B 2
1.000 100 1.000 A 1
Tổn thất
thực tế
Phí
bảo hiểm
Số tiền
bảo hiểm
Mức độ
rủi ro
Hợp đồng
gốc
Bài tập vận dụng
Trách nhiệm của người nhận tái bảo hiểm:
-Hợp đồng thặng dư 1: 5 lần
-Hợp đồng thặng dư 2: 10 lần
Hãy phân chia số tiền bảo hiểm, phí bảo
hiểm, trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tổn
thất của các bên tham gia.
3/21 300 15/21 1.500 3/21 300 2.100 C 3
- - 2,5/7,5 250 5/7,5 500 750 B 2
- - 2/10 200 8/10 800 1.000 A 1
Tỷ lệ
Số
tiền
Tỷ lệ
Số
tiền
Tỷ lệ
Số
tiền
Phần thặng
dư 2
Phần thặng
dư 1
Công ty X
Phân chia
Số tiền
bảo
hiểm
Mức
rủi ro
Hợp
đồng gốc
Bảng 1: Phân chia số tiền bảo hiểm:
30 150 30 210 C 3
- 30 60 90 B 2
- 20 80 100 A 1
Phần thặng
dư 2
Phần thặng
dư 1
Công ty X
Phân chia
Phí bảo
hiểm
Mức
rủi ro
Hợp
đồng gốc
Bảng 2: Phân chia phí bảo hiểm:
Hợp
đồng
gốc
Mức
rủi
ro
Tổn
thất
thực tế
Phân chia
Công ty
X
Phần
thặng
dư 1
Phần
thặng
dư 2
1 A 1.000 800 200 -
2 B 600 400 200 -
3 C 1.500 214,3 1.071,4 214,3
Bảng 3
Phân chia trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tổn thất:
Tái bảo hiểm vượt mức
bồi thường:
Công ty bảo hiểm gốc sẽ
chấp nhận thanh toán
một số tiền cố định cho
tổn thất của một biến cố
nào đó, phần còn lại sẽ do
công ty tái bảo hiểm chi
trả.
Tái bảo hiểm vượt mức
tỷ lệ bồi thường:
Công ty bảo hiểm gốc chỉ
chi trả trong trường hợp
tỷ lệ tổn thất của toàn
danh mục nhỏ hơn hoặc
bằng với tỷ lệ tổn thất mà
công ty bảo hiểm gốc đã
ấn định trong hợp đồng.
5.2.2 Tái bảo hiểm
Tái bảo hiểm phi tỷ lệ:
Bài tập vận dụng
Có một hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất
như sau:
Tổ chức nhượng tái bảo hiểm giữ lại cho mình trách
nhiệm bồi thường là 60%. Tỷ lệ tổn thất vượt quá 60%
được tái bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm khác. Tổ chức
nhận tái bảo hiểm nhận mức khống chế trách nhiệm nhận
trong khoảng 60% - 150%.
Với hợp đồng tái bảo hiểm trên, hãy phân chia trách
nhiệm giữa công ty bảo hiểm gốc và công ty tái bảo
hiểm trong hai trường hợp tổn thất xảy ra:
- Tỷ lệ tổn thất là 90%
- Tỷ lệ tổn thất là 160%
Trả lời
Trường hợp 1: Tỷ lệ tổn thất 90%
Công ty bảo hiểm gốc sẽ bồi thường 60%.
Công ty tái bảo hiểm sẽ chi trả 30% còn lại.
Trường hợp 2: Tỷ lệ tổn thất là 160%
Công ty bảo hiểm gốc bồi thường 60%.
Công ty tái bảo hiểm bồi thường 150% -
60%=90%
Phần còn lại: 160% - 150% = 10% sẽ do công
ty bảo hiểm gốc chi trả.
VI. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM
Hoạt động của
doanh nghiệp
bảo hiểm
Định phí bảo hiểm
Khai thác bảo hiểm
Giải quyết các khiếu
nại chi trả bồi thường
Các hoạt động khác
Hoạt động của
trung gian bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm
Tổ chức môi giới bảo hiểm, thông thường là các
doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, là tổ chức
đại diện cho quyền lợi của người tham gia bảo
hiểm nhằm lựa chọn, thu xếp và ký kết hợp đồng
bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm.
Mặc dù tư vấn và bảo vệ quyền lợi cho người tham
gia bảo hiểm nhưng môi giới bảo hiểm lại nhận
hoa hồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm.
a. Môi giới bảo hiểm
Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:
- Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều
kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm cho bên mua bảo hiểm;
- Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh
giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện,
điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm
- Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm
giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm;
- Thực hiện các công việc khác có liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của
bên mua bảo hiểm.
a. Môi giới bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh
nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng
đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo
hiểm theo quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Thu nhập chính chủ yếu là từ tiền hoa hồng bán
bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả
b. Đại lý bảo hiểm
b. Đại lý bảo hiểm
Hoạt động của đại lý bảo hiểm gồm:
• Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;
• Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
• Thu phí bảo hiểm;
• Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm;
• Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc
thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Câu hỏi thảo luận
Lập bảng so sánh hai loại hình trung gian
bảo hiểm là môi giới bảo hiểm và đại lý
bảo hiểm theo bảng dưới đây:
Tiêu chí Môi giới bảo hiểm Đại lý bảo hiểm
Được chỉ định bởi
Chịu trách nhiệm theo
quy định đối với
Phạm vi sản phẩm
Nguồn thu nhập chính
Thu nhập từ
Quyền sở hữu đối với
danh sách khách hàng
Khả năng cung cấp
thông tin, hướng dẫn
cho công ty bảo hiểm
nhân danh khách hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phap_luat_kinh_doanh_bao_hiem_chuong_1_nhung_van_d.pdf