Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, văn
phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
►Nếu có thay đổi về địa điểm, người đại
diện văn phòng, chi nhánh phải thông báo
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
du lịch trong vòng 10 ngày.
►Thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm hoặc
đột xuất theo qui định hiện hành về hoạt
động của chi nhánh với cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch cấp Trung ương đối
với chi nhánh. Cấp Tỉnh đối với văn phòng
đại diện nơi đặt trụ sở.
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, văn
phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
►Văn phòng chi nhánh, văn phòng đại diện không
được cho thuê lại trụ sở và không được đại diện
cho doanh nghiệp khác.
►Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện
chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và
của chi nhánh. Không được kiêm nhiệm đại diện
cho văn phòng hoặc chi nhánh nước ngoài khác
tại Việt Nam. Không được kiêm nhiệm đại diện
cho văn phòng Việt Nam. Đối với văn phòng đại
diện, người đại diện không được đại diện doanh
nghiệp để kinh doanh du lịch.
36 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật trong kinh doanh du lịch - Tuần 3 - Phùng Thị Thanh Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14.3.Hîp t¸c liªn doanh víi n-íc
ngoµi
►Kh¸i niÖm nguyªn t¾c vµ c¸c h×nh thøc
hîp t¸c
►§Þa vÞ ph¸p lý cña doanh nghiÖp du
lÞch cã vèn ®Çu t- n-íc ngoµi
►Thµnh lËp vµ gi¶i thÓ, ph¸ s¶n doanh
nghiÖp cã vèn ®Çu t- n-íc ngoµi
2Hîp t¸c liªn doanh víi n-íc ngoµi
► “Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các
nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có
lợi; phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông
lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị trường du lịch
Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp
phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết
lẫn nhau giữa các dân tộc.” (Đ83 LDL).
► Luật du lịch còn qui định “ Quan hệ với cơ quan du lịch
quốc gia của nước ngoài, các tổ chức du lịch quốc tế và
khu vực: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung
ương theo chức năng và trong phạm vi phân cấp thực
hiện quyền và trách nhiệm đại diện cho Việt Nam trong
hợp tác du lịch song phương, đa phương với cơ quan du
lịch quốc gia của nước ngoài và trong các tổ chức du lịch
quốc tế và khu vực.” ( Đ84LDL)
3Các hình thức đầu tư
►Đầu tư trực tiếp
►Đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.
4Các hình thức đầu tư trực tiếp:
1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của
nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
► Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình
thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh,
doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật
Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan
► Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được
thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và
với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới.
5Các hình thức đầu tư trực tiếp:
2. Thành lập tổ chức kinh tế dưới hình thức
liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với
nhà đầu tư Việt Nam:
►Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà
đầu tư trong nước để đầu tư thành lập công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công
ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của
Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
►Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức nêu
trên được phép liên doanh với nhà đầu tư trong
nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài để thành lập
một tổ chức kinh tế mới.
6Các hình thức đầu tư trực tiếp:
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh
doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư
tại Việt Nam:
“Hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi tắt là
hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký
giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh
doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản
phẩm mà không thành lập pháp nhân.”
7Các hình thức đầu tư trực tiếp:
Là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để
tiến hành đầu tư mà không lập thành một pháp
nhân mới. Nó gồm các hình thức sau:
►+/ Hợp đồng hợp tác kinh doanh để phân chia lợi
nhuận, phân chia sản phẩm (còn gọi là hợp
doanh). Đây là loại hợp đồng được ký kết giữa các
nhà đầu tư nưóc ngoài với các doanh nghiệp Việt
Nam để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh
doanh ở Việt Nam trên cơ sở qui định rõ trách
nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi
bên.
8Các hình thức đầu tư trực tiếp:
► +/ Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (gọi tắt là BOT)là văn
bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà
đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng
trong một thời gian nhất định Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài
chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam.
► +/ Hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (gọi tắt là BTO) là văn
bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà
đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây
dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà
nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh
doanh công trình đó một thời hạn nhất định để thu hồi vốn và lợi nhuận
hợp lý.
► +/ Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (gọi tắt là BT) là văn bản ký kết
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước
ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong
nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt
Nam, chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực
hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
9Các hình thức đầu tư trực tiếp:
► Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác
kinh doanh giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài
với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (sau đây gọi tắt
là các bên hợp doanh) thì nội dung hợp đồng hợp tác kinh
doanh phải có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân
chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh;
► trình đầu tư, kinh doanh, các bên hợp doanh có
quyền thoả thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp
đồng hợp tác kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận. Ban
điều phối không phải là cơ quan lanh đạo của các bên hợp
doanh;
► Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài có con
dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng
và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các
quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và
hợp đồng hợp tác kinh doanh.
10
Các hình thức đầu tư gián tiếp:
► Đầu tư theo hình thức p nhập,
mua lại doanh nghiệp, theo đó:
► Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập,
mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu
tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có
liên quan
c;
► Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại
doanh nghiệp tại Việt Nam phải: thực hiện các quy định
của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ
góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường;
tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung kinh tế của
pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp;
đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư
thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
11
Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài
“ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam là hình thức đầu tư mà ở đó các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn để
lập ra pháp nhân mới tại Việt Nam theo quy định
của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm
thực hiện mục tiêu chung của các nhà đầu tư.”
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện dưới hai
hình thức: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp
100% vỗn đầu tư nước ngoài.
12
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1. Đặc điểm
► Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một tổ chức có
tư cách pháp nhân. Sau khi được thành lập nó trở thành
chủ thể kinh doanh độc lập trực tiếp tiến hành các hoạt
động kinh doanh trên danh nghĩa doanh nghiệp và tự chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.
► Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập
dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Có nghĩa là
các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chịu trách nhiệm trong
phạm vi phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp đối với các
khoản nợ của doanh nghiệp.
► Các nhà đầu tư vốn nước ngoài có quyền sở hữu toàn bộ
hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp theo hình thức
đầu tư liên doanh hay 100% vốn.
► Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh
của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
13
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2. Nguyên tắc
► Hai bên hoặc nhiều bên được hợp tác kinh doanh trên cơ sở
hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp tác sản xuất phân
chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác
kinh doanh khác.
► Đối tượng, nội dung, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa
vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ giữa các bên do các
bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
► Hai bên hoặc nhiều bên được hợp tác với nhau để thành lập
doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp dồng
liên doanh.
► Doanh nghiệp liên doanh được hợp tác với nhà đầu tư nước
ngoài hoặc với doanh nghiệp Việt Nam để thành lập doanh
nghiệp liên doanh mới tại Việt Nam.
► Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công
ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp
luật Việt Nam.
14
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
3.Thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư:
►Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
nước ngoài. Chính phủ quy định việc thẩm định
cấp giấy phép đầu tư, việc đăng ký cấp giấy phép
đầu tư căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế -xã hội.
►Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép
thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại
Việt Nam.
►Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước
Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương
nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
15
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
4.Thủ tục cấp giấy phép đầu tư
►Thủ tục cấp giấy phép đầu tư được tiến hành theo
hai quy trình: đăng ký cấp giấy phép đầu tư và
thẩm định cấp giấy phép đầu tư. giấy phép đầu tư
đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
►Nội dung của giấy phép đầu tư gồm: Xác định
chủ đầu tư: Mục đích và phạm vi hoạt động của
dự án; Xác định vốn đầu tư và tỷ lệ góp vốn pháp
định của các bên(nếu có); Thời hạn hoạt động;
Các ưu đãi dành cho dự án; quyền và nghĩa vụ
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các
bên hợp doanh và một số quy định cụ thể đối với
từng loại dự án (nếu có).
16
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
a/ Quy trình đăng ký cấp giấy phép đầu tư
+/ Chuẩn bị hồ sơ đăng ký cấp giấy phép đầu tư (5 bộ, trong đó
có một bản gốc) gồm:
- Đơn đăng ký cấp giấy phép
- Hợp đồng liên doanh (với DNLD), hợp đồng hợp tác kinh
doanh (Với Hợp đồng hợp tác kinh doanh), điều lệ doanh
nghiệp.
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính các bên
- Lĩnh vực đầu tư (theo quy định của nhà nước Việt Nam)
- Thời hạn đầu tư. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tùy theo từng dự án cụ thể nhưng không
được quá 50 năm.
+/ Nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy phép đầu tư cho cơ quan có
thẩm quyền (Bộ kế hoạch và đầu tư; UBND cấp tỉnh/ thành
phố trực thuộc trung ương theo quy định về thẩm quyền cấp
giấy phép đầutư).
17
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
b/ Quy trình thẩm định cấp giấy phép đầu tư
+/ Nội dung thẩm định:
- Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Mức độ phù hợp của từng dự án với quy hoạch
- Lợi ích kinh tế- xã hội
- Trình độ công nghệ áp dụng, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
môi trường sinh thái.
+/ Thời gian thẩm định cấp giấy phép:
- Dự án nhóm A (Thủ tướng chính phủ quyết định): Gửi hồ sơ tới các bộ ngành,
UBND tỉnh/thành phố có liên quan để lấy ý kiến trong vòng 15 ngày kể từ
ngày nhận hồ sơ đăng ký cấp giấy phép đầu tư; Trình kết quả thẩm định và
xin ý kiến của Thủ tướng chính phủ trong vòng 30 ngày; Thủ tướng Chính phủ
xem xét quyết định cấp giấy phép trong vòng 10 ngày; Thông báo quyết định
cấp giấy phép không quá 5 ngày kẻ từ ngày nhận được giấy phép đầu tư.
- Dự án nhóm B (Bộ kế hoạch và đầu tư quyết định): Gửi hồ sơ và lấy ý kiến các
bộ, ngành, UBND tỉnh có liên quan trong vòng 15 ngày, Bộ kế hoạch và đầu tư
hoàn thành việc thẩm định và cấp giấy phép không quá 30 ngày kêt từ ngày
nhận được ý kiến của các bộ, ngành, UBND tỉnh có liên quan.
- Các dự án do UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương quyết định: Gửi hồ
sơ tới các bộ, ngành kinh tế - kỹ thuật có liên quan để lấy ý kiến trong vòng
15 ngày; Quyết định cấp giấy phép đầu tư trong vòng 30 ngày; Gửi bản gốc
giấy phép đầu tư đến Bộ kế hoạch và đầu tư, bản sao giấy phép đến Bộ tài
chính, Bộ thương mại, Bộ quản lý ngành kinh tế- kỹ thuật trong vòng 7 ngày
kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư.
18
II. Địa vi pháp lý của doanh nghiệp du
lịch có vốn đầu tư nước ngoài
1. Quyền của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
19
1. Quyền của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có toàn quyền quyết định
chương trình và kế hoạch kinh doanh của mình phù hợp với giấy
phép đầu tư đã được cấp và thực hiện đúng các nghĩa vụ mà pháp
luật Việt Nam đã quy định. Cụ thể như sau:
► Quyền chủ động tổ chức quản lý doanh nghiệp
► Quyền chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch phát triển dài hạn và kế hoạch hàng năm của mình.
► Quyền nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu để
xây dng xí nghiệp và phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
► Quyền được trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu các sản phẩm của
mình có quyền tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường Việt Nam nhưng
phải tuân theo quy định của Việt Nam về quản lý thị trường.
► Quyền tuyển dụng, thuê mướn lao động Việt Nam và phải tuân theo quy
định của Việt Nam về bảo vệ người lao động, tôn trọng quyền tham gia
công đoàn, các tổ chức chính trị xã hội khác. Có quyền tuyển dụng, thuê
mướn lao động nước ngoài nhưng chỉ những công việc đòi hỏi kỹ thuật,
nghiệp vụ cao mà người Việt Namkhông đáp ứng được.
► Quyền tụ chủ về tài chính. hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế
độc lập.
20
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài
► Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp thuế lợi tức (Thuế
thu nhập) bằng 25% lợi nhuận thu được. Trong trường hợp khuyến
khích đầu tư có thể sẽ giảm thuế lợi tức phù hợp: 20%, 15%, 10%
cho từng lĩnh vực khuyến khích; miễn và giảm 50% thuế lợi tức trong
những trường hợp khuyến khích đầu tư từ 2 đến 8 năm tùy theo mức
độ khuyến khích được quy định cụ thể cho từng dự án.
► Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp thuế nhập khẩu và
thuế giá trị gia tăng theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Miễn
thuế nhập khẩu cho các trường hợp nhập khẩu các thiệt bị, máy móc
để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hoặc mở rộng quy mô
dự án đầu tư, phương tiện vận chuyển nhập khẩu để đưa đón công
nhân.
► Khi nhà đầu tư nướcngoài muốn chuyển lợi nhuận ra nước ngoài phải
nộp thuế chuyển lợi nhuận. Tùy theo mức độ đầu tư vốn của nhà đầu
tư mà tính tỷ lệ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: trên 10 triệu
USD nộp 3%; trên 5 triệu USD dến 10 triệu USD nộp 5%; các dự án
còn lại nộp 7%.
21
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài
► Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải
nộp tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển và thuế tài
nguyên nếu khai thác tài nguyên.
► Trích 5% lợi nhuận để lập quỹ dự phòng. Quỹ dự
phòng không quá 25% vốn pháp định của doanh
nghiệp.
► Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải chấp
hành nghiêm chỉnh các quản lý ngoại hối của Việt
Nam. Doanh nghiệp phải mở tài khoản tại ngân
hàng Việt Nam. Mọi khoản thu chi của doanh nghiệp
phải thực hiện thông qua tài khoản tại ngân hàng
Việt Nam.
► Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải áp
dụng chế độ kế toán Việt Nam.
22
III.Thành lập và giải thể, phá sản
doanh nghiệp du lịch có vốn đầu
tư nước ngoài
Doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh lữ hành tại
Việt Nam theo hình thức liên doanh hoặc hình thức khác
phù hợp với qui định và lộ trình cụ thể trong điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
► Trong trường hợp liên doanh thì phải liên doanh với
doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép kinh doanh lữ hành
quốc tế
► Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo qui
định của luật Thương mại 2005 và luật Đầu tư
23
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài kinh doanh lữ hành quốc tế:
► Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước
ngoài được thành lập dưới hình thức liên doanh giữa các
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với đối tác Việt Nam,
không hạn chế phần góp vốn của phía nước ngoài.
► Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh
doanh lữ hành quốc tế theo giấy phép đầu tư do cơ quan
nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp, ngoài các quyền
và nghĩa vụ quy định trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan, có quyền
và nghĩa vụ theo quy định.
24
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài kinh doanh lữ hành quốc tế:
► Lựa chọn ngành nghề kinh doanh du lịch, đăng ký một
hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh du lịch.
► - Được nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp
pháp
► - Được tổ chức tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch,
được đưa vào danh mục quảng cáo chung của ngành du
lịch.
► - Được tham gia các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du
lịch ở trong nước và quốc tế.
► - Kinh doanh theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh
doanh, có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh những
ngành nghề cần có giấy phép.
► - Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước
ngoài được cung cấp dịch vụ đưa khách quốc tế vào Việt
Nam du lịch và chỉ được sử dụng hướng dẫn viên là công
dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú ở Việt Nam.
25
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài kinh doanh lữ hành quốc tế:
► Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ thời điểm bắt đầu hoạt động kinh
doanh, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phải
gửi thông báo đến Tổng cục Du lịch kèm theo các giấy tờ sau:
► Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
► Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư
► Phương án kinh doanh, chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế
vào Việt Nam
► Phương án kinh doanh lữ hành và chương trình du lịch cho khách quốc tế
vào Việt Nam;
► Giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động
kinh doanh lữ hành( 4 năm)
► Bản sao hợp lệ thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hợp đồng lao động
của ba hướng dẫn viên;
► Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế
theo quy định của Chính phủ là 250.000.000 đồng Việt Nam
26
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài kinh doanh lữ hành quốc tế:
►Thông tin công khai rõ ràng trung thưc về số
lượng, chất lượng, giá cả hàng hóa cung cấp cho
khách du lịch, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã
cam kết với khách du lịch, bồi thường thiệt hại cho
khách du lịch do lỗi của mình gây ra.
► - Phải có phương án, biện pháp nhằm đảm bảo an
toàn tính mạng, tài sản cho khách du lịch. Thông
báo trước cho khách du lịch những nơi có thể gây
nguy hiểm tới tính mạng của khách; thông báo kịp
thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc
nguy hiểm, rủi ro có thể sảy ra với khách du lịch.
► - Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán,
lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo qui định của pháp luật.
27
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào
Việt Nam:
► Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế có quyền xây dựng
quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
cho khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch nội địa.
► Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục xuất, nhập cảnh, quá cảnh,
hải quan.
► Hướng dẫn cho khách du lịch chấp hành tốt các qui định của
nơi đến, tuân thủ pháp luật và các qui định của nhà nước Việt
Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường,
giữ gìn bản sắc văn hoá, thuần phong mĩ tục.
► Khác với kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành
quốc tế yêu cầu sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho
khách du lịch là người nước ngoài và chịu trách nhiệm về hoạt
động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách
theo hợp đồng với doanh nghiệp.
28
Kinh doanh lữ hành đối với khách ra
nước ngoài:
►Ngoài việc xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức
thực hiện chương trình cho khách du lịch ra nước
ngoài và khách du lịch nội địa.
►Doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cho khách du
lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực
hiện chương trình du lịch.
►Yêu cầu phải phổ biến, hướng dẫn cho khách du
lịch chấp hành, tuân thủ pháp luật và các qui định
của nước đến du lịch.
►Có trách nhiệm quản lý khách du lịch theo chương
trình du lịch đã ký với khách du lịch.
29
Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương
nhân nước ngoài (Điều 23LDL)
1. Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam
trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;
b) Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
c) Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;
d) Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;
đ) Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy
định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng
đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh với bên Việt Nam;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân
nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các
nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan
tại Việt Nam.
30
Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của
doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam
► Doanh nghiệp du lịch nước ngoài muốn thành lập chi
nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam phải đáp ứng
các điều kiện sau:
► Phải là doanh nghiệp du lịch hợp pháp được pháp luật
nước sở tại nơi doanh nghiệp đó thành lập, đăng ký kinh
doanh công nhận.
► Doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh du lịch được ít
nhất năm năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh hợp pháp.
► Nộp đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn
phòng đại diện do người có thẩm quyền đại diện của
doanh nghiệp ký. Trường hợp thành lập chi nhánh phải
có giấy uỷ quyền nêu rõ phạm vi uỷ quyền cho người
đứng đầu chi nhánh.
31
Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của
doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam
► Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động.
► Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính liền kề.
► Các giấy tờ trong hồ sơ phải được dịch sang tiếng Việt và được
cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam tại nước
sở tại chứng thực.
► Đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh:
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch ở Trung ương để xin cấp giấy phép.
► Đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng
đại diện: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch cấp Tỉnh để xin cấp giấy phép.
► Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương cấp giấy
phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp
du lịch nước ngoài tại Việt Nam
32
Thành lập chi nhánh, văn phòng đại
diện của doanh nghiệp du lịch nước
ngoài tại Việt Nam
►Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ nếu
hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn
phòng đại diện phải thông báo bằng văn bản để
doanh nghiệp nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ
sơ.
►Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ
nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện để cấp giấy
phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện thì
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo
bằng văn bản để doanh nghiệp nước ngoài biết
và nêu rõ lý do.
►Giấy phép thành lập chi nhánh,văn phòng đại
diện có thời hạn năm năm.
33
Thành lập chi nhánh, văn phòng đại
diện của doanh nghiệp du lịch nước
ngoài tại Việt Nam
►Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quền
cấp giấy phép cho doanh nghiệp và thông báo
cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơ
quan thuế, cơ quan thống kê, các cơ quan có
liên quan nơi chi nhánh hoặc văn phòng đại diện
đặt trụ sở.
34
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, văn
phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
►Chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài
tại Việt Nam phải thực hiện các qui định:
►Sau khi được cấp giấy phép thành lập,
phải thông báo thời điểm bắt đầu hoạt
động cho cơ cơ quan quản lý nhà nước về
du lịch cấp Trung ương đối với chi nhánh.
Cấp Tỉnh đối với văn phòng đại diện nơi
đặt trụ sở biết.
35
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, văn
phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
►Nếu có thay đổi về địa điểm, người đại
diện văn phòng, chi nhánh phải thông báo
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
du lịch trong vòng 10 ngày.
►Thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm hoặc
đột xuất theo qui định hiện hành về hoạt
động của chi nhánh với cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch cấp Trung ương đối
với chi nhánh. Cấp Tỉnh đối với văn phòng
đại diện nơi đặt trụ sở.
36
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, văn
phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
►Văn phòng chi nhánh, văn phòng đại diện không
được cho thuê lại trụ sở và không được đại diện
cho doanh nghiệp khác.
►Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện
chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và
của chi nhánh. Không được kiêm nhiệm đại diện
cho văn phòng hoặc chi nhánh nước ngoài khác
tại Việt Nam. Không được kiêm nhiệm đại diện
cho văn phòng Việt Nam. Đối với văn phòng đại
diện, người đại diện không được đại diện doanh
nghiệp để kinh doanh du lịch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phap_luat_trong_kinh_doanh_du_lich_tuan_3_phung_th.pdf