3.2.2 Bồi dưỡng huấn luyện tại chức.
Là huấn luyện trước khi nhân viên đi làm
hoặc ngoài thời gian làm việc theo hai hướng.
a. Huấn luyện ngành nghề. Chủ yếu là huấn luyện
kỹ năng, thao tác công việc (nắm vững các kiến
thức, phương pháp và quá trình đảm nhiệm
công việc).
b. Huấn luyện phát triển. Đối tượng chủ yếu là
nhân viên quản lý, nhằm bồi dưỡng và phát
triển kỹ năng, năng lực xử lý vấn đề và năng
lực ứng xử của họ.
46 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng quản trị du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3/19/2013
1
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOA QUẢN TRỊ
GIẢNG VIÊN: PHẠM ĐÌNH SỬU
TẬP BÀI GIẢNG
QUẢN TRỊ DU LỊCH
2
3
I. Khái niệm về du lịch.
1. Các khái niệm về du lịch.
1.1 Theo liên hiệp Quốc Tế các tổ chức lữ hành
chính thức:
“Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường
xuyên của mình nhằm mục đích không phải để
làm ăn, tức không phải để làm một nghề nghiệp
hay một việc kiếm tiền sinh sống”.
3/19/2013
2
4
I. Khái niệm về du lịch.
1.2 Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch
hợp tại Roma – Italia 1963.
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay
tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi
họ đến không phải là nơi làm việc của họ”.
5
I. Khái niệm về du lịch.
1.3 Theo luật du lịch của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
“Du lịch là hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định”
6
I. Khái niệm về du lịch.
1.4 Nhìn từ gốc độ thay đổi không gian của khách
du lịch.
“Du lịch là một trong những hình thức
chuyến đi tạm thời từ một vùng này sang một
vùng khác, từ một nước này sang một nước
khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm
việc”.
3/19/2013
3
7
I. Khái niệm về du lịch.
1.5 Nhìn từ gốc độ kinh tế.
“Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ
có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với
các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu
khoa học và các nhu cầu khác.
8
2. Bản chất của du lịch.
2.1 Nhìn từ gốc độ nhu cầu của du khách.
- Là các chuyến đi, khám phá và tìm hiểu vùng
đất mới.
- Nghỉ ngơi, giải trí để tái tạo sức lao động.
- Nhu cầu thẩm nhận những giá trị vật chất và
tinh thần có giá trị văn hóa cao.
9
2. Bản chất của du lịch.
2.2 Nhìn từ gốc độ sản phẩm du lịch.
Là chương trình du lịch với sự tham
gia chủ yếu của tài nguyên du lịch, dịch
vụ du lịch và sự điều hành tổ chức của
con người.
3/19/2013
4
10
2. Bản chất của du lịch.
2.3 Xét từ gốc độ các quốc sách phát triển
du lịch.
- Hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển du
lịch dựa trên nguồn tài nguyên du lịch.
- Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc
đáo và đặc trưng.
- Xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ
sở vật chất – kỹ thuật và và cơ sở hạ tầng dịch
vụ du lịch tương ứng.
11
2. Bản chất của du lịch.
2.4 Xét từ gốc độ thị trường du lịch.
- Xác định lượng cầu du lịch.
- Xây dựng chiến lược cho các thị trường du lịch
cụ thể.
12
II. Khái niệm về khách du lịch.
1. Khái niệm khách du lịch theo Luật du lịch Việt
Nam.
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết
hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc
hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
3/19/2013
5
13
II. Khái niệm về khách du lịch.
2. Khách thăm viếng: Là một người đi tới
một nơi nào đó (khác với nơi họ thường
trú) với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do
đến để hành nghề và lãnh lương từ nơi
đó).
14
II. Khái niệm về khách du lịch.
Khách thăm viếng được chia thành hai loại:
+ Khách du lịch: Là khách thăm viếng lưu
trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với
nơi ở thương xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua
đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng,
tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội
nghị, tôn giáo, thể thao.
+ Khách tham quan: Là loại du khách
thăm viếng lưu trú lại ở một nơi nào đó dưới 24
giờ và không lưu qua đêm.
15
3. Phân loại khách du lịch.
3.1 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ.
3.1.1 Khách du lịch quốc tế: Là người nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt
Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước
ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài
du lịch.
3.1.2 Khách du lịch nội địa: Là công dân Việt
Nam, công dân nước ngoài định cư tại Việt
Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.
3/19/2013
6
16
3.2 Phân loại theo loại hình du lịch.
3.2.1 Khách du lịch sinh thái. Được chia làm ba loại:
+ Khách du lịch sinh thái cảm giác mạnh:
Thành phần đa số là thanh niên đi du lịch cá
nhân hoặc theo nhóm. Thích tổ chức độc lập, ăn
uống và nghỉ ngơi tự do, đơn giản, thích thể thao
và du lịch mạo hiểm.
+ Khách du lịch sinh thái an nhàn.
Du khách có lứa tuổi trung niên và cao niên đi du
lịch theo đoàn có tổ chức cụ thể và ưa thích thiên
nhiên.
+ Khách du lịch sinh thái đặc biệt.
Bao gồm các đối tượng khách thích đi du lịch cá
nhân với sở thích tự tổ chức và tự phục vụ chuyến
đi của mình.
17
3.2 Phân loại theo loại hình du lịch.
3.2.2 Khách du lịch văn hóa. Chia làm hai loại:
+ Khách du lịch văn hóa đại trà: Gồm mọi lứa
tuổi, mọi thành phần du khách.
+ Khách du lịch văn hóa chuyên đề: Thường là
các du khách có trình độ hiểu biết về các vấn đề
văn hóa, lịch sử, mỹ thuật với mục đích
nghiên cứu là chủ yếu.
18
III. Các khái niệm khác.
1. Sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là sự
kết hợp giữa các tài nguyên du lịch và dịch vụ
du lịch nhằm phục vụ du khách trong quá
trình đi du lịch.
• Công thức: SPDL = TNDL + DVDL
3/19/2013
7
19
III. Các khái niệm khác.
2. Đơn vị cung ứng du lịch.
“Là một cơ sở kinh doanh cung cấp cho du
khách một phần hoặc toàn bộ sản phẩm du lịch”.
Đơn vị cung ứng du lịch bao gồm:
+ Một điểm vui chơi giải trí cung ứng các loại
hình và dịch vụ vui chơi giải trí cho du khách.
+ Một khách sạn cung ứng dịch vụ lưu trú và ăn
uống.
+ Một nhà hàng chuyên cung cấp dịch vụ ăn
uống cho du khách.
+ Một công ty vận chuyển cung ứng các dịch vụ
vận chuyển cho du khách.
20
III. Các khái niệm khác.
3. Tài nguyên du lịch.
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá,
công trình lao động sáng tạo của con người và
các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch,
tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
21
III. Các khái niệm khác.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang
được khai thác và chưa được khai thác.
3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên: gồm các yếu tố
địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn,
hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được
sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
3/19/2013
8
22
III. Các khái niệm khác.
3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm
truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo
cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo
của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi
vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà
nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân.
23
III. Các khái niệm khác.
4. Chương trình du lịch.
Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch
vụ và giá bán chương trình được định trước
cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất
phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
CTDL = TNDL + DVDL + GB
24
III. Các khái niệm khác.
5. Tuyến du lịch.
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du
lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du
lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
3/19/2013
9
25
III. Các khái niệm khác.
5.1 Tuyến du lịch quốc gia:
- Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong
đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia,
có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối
với các cửa khẩu quốc tế.
- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi
trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách
du lịch dọc theo tuyến.
26
III. Các khái niệm khác.
5.2 Tuyến du lịch địa phương:
- Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi
địa phương.
- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và
cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo
tuyến.
27
III. Các khái niệm khác.
6. Khu du lịch.
Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch
hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự
nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch,
đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi
trường.
3/19/2013
10
28
III. Các khái niệm khác.
6.1 Khu du lịch quốc gia là nơi:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với
ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả
năng thu hút nhiều khách du lịch.
- Có diện tích tối thiểu là 1000 ha.
- Đảo đảm phục vụ ít nhất 1.000.000 lượt
khách DL một năm.
- Có quy hoạch phát triển khu du lịch được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
29
III. Các khái niệm khác.
6.1 Khu du lịch quốc gia là nơi:
- Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của
các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí
trong khu du lịch.
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du
lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
- Có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí,
thể thao và các cơ sở dịch vụ đồng bộ khác.
Khu du lịch quốc gia do Thủ tướng Chính
phủ quyết định công nhận
30
III. Các khái niệm khác.
6.2 Khu du lịch địa phương là nơi:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn.
- Có diện tích tối thiểu là 200 ha.
- Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một
trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.
- Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
3/19/2013
11
31
III. Các khái niệm khác.
6.2 Khu du lịch địa phương là nơi:
- Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của
các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí
trong khu du lịch.
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du
lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
Khu du lịch địa phương do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh công nhận
32
III. Các khái niệm khác.
7. Điểm du lịch.
“Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch
hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của
khách du lịch”.
33
III. Các khái niệm khác.
7.1 Điểm du lịch quốc gia là nơi:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn.
- Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu 100.000
lượt khách du lịch một năm.
- Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch,
có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công
cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước,
thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng
được yêu cầu của khách du lịch.
- Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an
toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của
pháp luật.
Điểm du lịch quốc gia do Thủ tướng Chính
phủ quyết định công nhận
3/19/2013
12
34
III. Các khái niệm khác.
7.2 Điểm du lịch địa phương là nơi:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn.
- Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu 10.000 lượt
khách du lịch một năm.
- Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có
các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công cộng,
phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin
liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu
của khách du lịch.
- Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn,
trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp
luật.
Điểm du lịch địa phương do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh công nhận.
35
III. Các khái niệm khác.
8. Kinh doanh du lịch.
Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của hoạt động
du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi.
36
III. Các khái niệm khác.
9. Cơ sở lưu trú du lịch.
“Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho
thuê buồng, giường và cung cấp các dịch
vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó
khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ
yếu”.
Các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
3/19/2013
13
37
III. Các khái niệm khác.
10. Đô thị du lịch.
“Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển
du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong
hoạt động của đô thị”.
Thủ tướng Chính phủ quyết định công
nhận đô thị du lịch khi có đủ các điều kiện
sau đây:
38
10. Đô thị du lịch.
- Đáp ứng các quy định về đô thị theo quy định
của pháp luật.
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới
đô thị hoặc khu vực liền kề với ranh giới đô thị.
- Có đường giao thông thuận tiện đến các khu du
lịch, điểm du lịch.
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu
phục vụ khách du lịch.
- Có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ,
tiện nghi đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do
cơ quản quản lý nhà nước có thẩm quyền ban
hành đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách
du lịch trong nước và quốc tế.
39
3/19/2013
14
40
1. Khái niệm về sản phẩm du lịch.
1.1 Theo luật du lịch Việt Nam:
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
41
1. Khái niệm về sản phẩm du lịch.
1.2 Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị
Nghĩa: “Sản phẩm du lịch là một loại sản
phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của
du khách, nó bao gồm di chuyển ăn ở và
giải trí”.
42
1. Khái niệm về sản phẩm du lịch.
1.3 Từ các định nghĩa trên chúng ta có thể đưa
ra một định nghĩa mang tính khái quát hơn:
“Sản phẩm du lịch là tổng thể các giá trị về
vật chất và tinh thần của tài nguyên du lịch kết
hợp với dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu
cầu của du khách trong hoạt động du lịch”.
3/19/2013
15
43
2. Cơ cấu của sản phẩm du lịch.
2.1 Những thành phần tạo lực hút.
Bao gồm các điểm du lịch, các cảnh quan thiên
nhiên, công trình kiến trúc, các di tích lịch sử
mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc
gia và vùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tham
quan thưởng ngoạn của du khách.
44
2. Cơ cấu của sản phẩm du lịch.
2.2 Cơ sở dịch vụ du lịch.
- Mạng lưới các cơ sở lưu trú như khách sạn,
làng du lịch để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của
du khách.
- Mạng lưới các cơ sở phục vụ ăn uống như nhà
hàng, quán ăn nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống
cho du khách.
- Mạng lưới các sơ sở kỹ thuật phục vụ vui chơi
giải trí cho du khách.
45
3. Các mô hình sản phẩm du lịch.
Dựa trên các thành phần cơ bản của sản
phẩm du lịch và tùy thuộc vào các đặc trưng
đặc thù của mỗi nước mà có các mô hình du
lịch sau:
3/19/2013
16
46
3. Các mô hình sản phẩm du lịch.
3.1 Mô hình 4S.
+ Biển (Sea): Các bãi biển là yếu tố quan trọng và
có sức hút lớn đối với khách du lịch.
+ Mặt trời (Sun): Đối với khách du lịch mặt trời
là một yếu tố quan trọng để du khách không
chỉ tắm biển mà còn tắm nắng.
+ Cửa hàng bán đồ lưu niệm, mua sắm (Shop):
Mua sắm là một nhu cầu không thể thiếu trong
một chương trình du lịch. Đặc biệt là các sản
phẩm lưu niệm mang đậm bản sắc vă hóa dân
tộc.
+ Yếu tố hấp dẫn giới tính (Sex): Là yếu tố hấp
dẫn giới tính nhằm kích thích nhu cầu thỏa
mãn về tâm sinh lý của khách du lịch.
47
3. Các mô hình sản phẩm du lịch.
3.2 Mô hình 3H:
+ Heritage: Di sản văn hóa, di sản truyền thống
dân tộc.
+ Hopitality: Lòng hiếu khách.
+ Honesty: Tính lương thiện.
48
3. Các mô hình sản phẩm du lịch.
3.3 Mô hình 6S: Đây là mô hình sản phẩm du
lịch của Cộng hòa Pháp.
+ Sanitaire: Vệ sinh
+ Santé: Sức khỏe
+ Séccuríté: An ninh trật tự xã hội
+ Sereníté: Thanh thản
+ Service: Dịch vụ, phong cách phục vụ.
+ Satisfacsion: Sự thỏa mãn
3/19/2013
17
49
4. Đặc tính của sản phẩm du lịch.
4.1 Tính tổng hợp.
- Tính tổng hợp của hoạt động du lịch thể hiện ở
sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh
doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu
cầu của du khách.
- Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa nhiêu yếu
tố như tài nguyên, dịch vụ do đó nó mang
tính tổng hợp.
50
4. Đặc tính của sản phẩm du lịch.
4.2 Tính không dự trữ.
- Sản phẩm du lịch là sản phẩm dịch vụ, là sản
phẩm không có hình dạng nhất định chứ không
phải là sản phẩm vật chất nên nó không thể lưu
trữ.
- Sản phẩm du lịch chỉ tồn tại trên giấy tờ biểu
hiện qua các chương trình du lịch và sau khi sử
dụng xong thì mới cảm nhận được chất lượng
của nó.
51
4. Đặc tính của sản phẩm du lịch.
4.3 Tính dễ dao động.
- Sản phẩm du lịch nhằm mục đích thỏa
mãn nhu cầu của du khách do đó nó cũng
thay đổi theo ước muốn của khách du
lịch.
- Con người luôn có nhu cầu khám phá và
tìm hiểu cái mới nên sản phẩm du lịch
cũng luôn đổi mới.
3/19/2013
18
52
4. Đặc tính của sản phẩm du lịch.
4.4 Tính không thể chuyển dịch.
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra song
song cùng một thời gian và không gian sản xuất
ra chúng vì vậy nó không thể chuyển dịch từ
nơi này sang nơi khác.
- Khách du lịch chỉ tạm quyền sử dụng sản phẩm
du lịch trong thời gian thực hiện chuyến đi chứ
không chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm.
53
II. Các loại hình du lịch.
1. Phân loại tổng quát.
1.1 Du lịch sinh thái.
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với
giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực
bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia
tích cực của cộng đồng địa phương”.
Du lịch sinh thái còn được hiểu dưới các tên gọi
sau: DL thiên nhiên;DL xanh; DL thám hiểm;
DL môi trường; DL bản xứ; DL có trách
nhiệm; DL nhẹ cảm; DL nhà tranhDL bền
vững
54
II. Các loại hình du lịch.
Sự khác nhau giữa du lịch sinh thái với các loại hình
du lịch khác thể hiện trên các mặt sau:
- Có mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh
thái.
- Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con
người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức
được giáo dục để biến bản thân du khách thành
những người đi tiên phong trong công tác bảo tồn
môi trường.
- Phát triển du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác
động tiêu cực của du khách đến văn hóa và môi
trường, đảm bảo cho địa phương hưởng nguồn lợi
tài chính do du lịch mang lại.
3/19/2013
19
55
II. Các loại hình du lịch.
1.2 Du lịch văn hóa.
“Là loại hình du lịch mà khách du lịch
muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một
nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử,
văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện
diện”.
56
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ.
2.1.1 Du lịch quốc tế: Là hình thức du lịch mà điểm
xuất phát và điểm đến nằm ở hai quốc gia khác
nhau. Du lịch quốc tế được chia ra làm hai loại:
+ Du lịch đi vào (Inbound tourist): Là người nước
ngoài, người của một quốc gia nào đó định cư ở
nước khác vào quốc gia nào đó đi du lịch và tiêu
thụ ngoại tệ tại quốc gia đó.
+ Du lịch quốc tế đi ra (outbound tourist): Là công
dân của một quốc gia và người nước ngoài đang
cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch.
57
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.1.2 Du lịch nội địa: Là hoạt động tổ chức, phục
vụ người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và
tham quan các đối tượng trong lãnh thổ quốc
gia và cơ bản không thanh toán bằng ngoại tệ.
3/19/2013
20
58
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.2 Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách.
2.2.1 Du lịch chữa bệnh: Du khách kết hợp giữa
du lịch với khám và điều trị các loại bệnh tật về
thể xác và tinh thần nhằm mục đích phục hồi
sức khỏe.
2.2.2 Du lịch nghỉ ngơi giải trí: Nhu cầu chính của
du khách là nghỉ ngơi giải trí để phục hồi thể
lực và tinh thần, đưa lại sự thư giản, sảng
khoái.
59
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.2.3 Du lịch thể thao: Là loại hình du lịch kết
hợp giữa thể thao và du lịch. Chia làm hai loại.
+ Du lịch thể thao chủ động: Khách du lịch
tham gia chuyến du lịch và lưu trú lại để trực
tiếp tham gia vào các hoạt động thể thao.
+ Du lịch thể thao bị động: Là chuyến du lịch
của khách để xem các cuộc thi đấu thể thao.
60
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.2.4 Du lịch công vụ: Mục đích chính là thực
hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào
đó (Tham dự các hội nghị, hội thảo ) Du lịch
công vụ chia làm hai loại.
+ Du lịch công vụ chính trị.
+ Du lịch công vụ kinh tế.
2.2.5 Du lịch tôn giáo: Loại hình du lịch nay
nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt
của những người theo đạo, tôn giáo.
3/19/2013
21
61
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.2.6 Du lịch khám phá: Mục đích của người du
lịch là khám phám và tìm hiểu vùng đất mới.
2.2.7 Du lịch thăm hỏi: Loại hình này nảy sinh do
nhu cầu giao tiếp xã hội, nhắm mục đích thăm
hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân quen ở những
nước và những vùng khác nhau.
2.2.8 Du lịch quá cảnh: Du khách quá cảnh tại
một nước nào đó trước khi đến nước thứ ba
muốn tham quan du lịch tại nước quá cảnh.
62
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.3 Căn cứ vào phương tiện giao thông.
+ DL bằng xe đạp, mô tô
+ DL bằng tàu hỏa
+ DL bằng tàu biển
+ DL bằng ôtô
+ DL hàng không
63
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.4 Căn cứ theo phương tiện lưu trú.
2.4.1 DL ở khách sạn: Là loại hình du lịch phổ biến
nhất hiện nay, phù hợp với mọi đối tượng du
khách.
2.4.2 DL ở Motel: Là loại hình giành cho khách du
lịch ôtô.
2.4.3 DL ở nhà trọ: Phù hợp với du khách có khả
năng chi tiêu trung bình và thấp.
2.4.4 DL Camping: Loại hình du lịch phát triển trất
mạnh trong hiện tại, phù hợp với các đối tượng
khách là thanh thiếu niên.
2.4.5 DL ở Resort: Khách du lịch có khả năng chi
tiêu cao, thích hợp với du lịch hưởng thụ và nghỉ
dưỡng.
3/19/2013
22
64
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.5 Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch.
2.5.1 Du lịch miềm biển: Mục đích chủ yếu là tắm
biển, tắm nắng và tham gia các loại hình thể
thao dưới nước.
2.5.2 Du lịch miền núi: Khách có nhu cầu tham
quan cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thích
nghiên cứu, thám hiểm hang động.
65
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.5.3 Du lịch đô thị: Các thành phố có sức hấp
dẫn lớn đối với du khách bởi các công trình
kiến trúc mỹ thuật, nền văn hóa đặc sắc
2.5.4 Du lịch đồng quê: Khách du lịch có xu
hướng hưởng thụ cảm giác thỏa mái và không
khí trong lành tại các làng quê.
- Khách quốc tế rất thích loại hình du lịch này.
66
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.6 Căn cứ vào thời gian đi du lịch.
2.6.1 Du lịch dài ngày: Có thời gian từ 02 ngày
trở lên.
2.6.2 Du lịch ngắn ngày: Có thời gian dưới 02
tuần.
3/19/2013
23
67
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.7 Căn cứ theo hình thức tổ chức du lịch.
2.7.1 Du lịch theo đoàn: Các thành viên đi du lịch
được tổ chức theo đoàn và thường đi theo một
chương trình định sẵn. Chia hai loại.
+ Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du
lịch.
+ Du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du
lịch.
2.7.2 Du lịch cá nhân: Thường cá nhân đi du lịch tự
thiết kế chương trình đi và tự tổ chức hoặc thông
qua các công ty du lịch.
68
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.8 Căn cứ vào thành phần du khách.
2.8.1 Du khách thượng lưu: là những người có
khả năng chi tiêu cao, hưởng thụ các dịch vụ
cao cấp.
2.8.2 Du khách bình dân: Là những người chi
tiêu thấp và trung bình.
69
2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch.
2.9 Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng du
lịch:
2.9.1 Du lịch trọn gói: Khách du lịch mua toàn bộ
chương trình du lịch và giao cho các công ty du
lịch thực hiện.
2.9.2 Open tour: Khách du lịch mua từng phần
dịch vụ của chương trình du lịch (mua dịch vụ
vận chuyển hoặc mua dịch vụ khách sạn ).
Thường các đối tượng là khách nước ngoài.
3/19/2013
24
70
71
I. Động cơ du lịch.
1. Khái niệm về động cơ du lịch.
“Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý
khuyến khích con người thực hiện du lịch, đi
du lịch tới nơi nào, theo loại hình du lịch nào,
thường được biểu hiện ra bằng các hình thức
nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, săn lùng mới
lạ, từ đó thúc đẩy nảy sinh hành động du lịch”.
72
2. Các nhân tố hình thành động cơ du lịch.
2.1 Nhân tố tâm lý.
Nhân tố tâm lý tác động thôi thúc con
người tìm cái mới, tìm kiếm cảm giác mới lạ,
tức thay đổi môi trường sống và lối sống quen
thuộc hàng ngày, tìm kiếm niềm vui và kiến
thức, tìm cách thể hiện chính mình.
3/19/2013
25
73
2. Các nhân tố hình thành động cơ du lịch.
Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và phân
chia thành ba dạng nhân tố tâm lý như sau:
A) Những người dị tâm lý.
+ Thích phiêu lưu mạo hiểm một mình.
+ Thích khám phá tìm tòi kinh nghiệm mới lạ.
+ Thích được là người đầu tiên ở những nơi du lịch mới
mở.
+ Ưa chuộng những nơi nào có vẻ không phục vụ du lịch
được.
+ Chấp nhận những tiện nghi ăn ở tối thiểu.
+ Thích giao tiếp với cư dân đia phương khác và có nền
văn hóa khác.
74
2. Các nhân tố hình thành động cơ du lịch.
B) Những người đồng tâm lý.
+ Thích du lịch theo tour trọn gói.
+ Là những người ít hoạt động.
+ Ưa thích những sinh hoạt vui chơi thông
thường như tắm nắng, đùa vui trên cát và lướt
ván
+ Thích lái xe đến nơi du lịch.
+ Thích có người quen ở nơi du lịch.
75
2. Các nhân tố hình thành động cơ du lịch.
C) Những người tâm lý trung gian:
Những du khách thuộc kiểu tâm lý trung
gian thể hiện đặc điểm không rõ ràng, thuộc
kiểu hổn hợp, vừa không thích mạo hiểm cũng
không sợ du lịch.
3/19/2013
26
76
2. Các nhân tố hình thành động cơ du lịch.
2.2 Các nhân tố cụ thể.
2.21 Lứa tuổi:
- Đối với người trẻ thường ham thích và tìm tòi
cái mới, tìm tòi tri thức.
- Đối với người ở độ tuổi trung niên là thời kỳ
thành đạt trong sự nghiệp, đủ điều kiện du lịch
trong và ngoài nước với chương trình DL chất
lượng cao
- Đối với người già có nhiều thời gian rỗi và có
điều kiện đi du lịch
77
2.2 Các nhân tố cụ thể.
2.2.2 Giới tính.
Sự chênh lệch về địa vị trong xã hội và gia
đình sẽ dẫn tới sự khác nhau về tâm lý hành vi
của động cơ du lịch. Thường nam giới đi du
lịch với mục đích khám phá tìm hiểu trí thức
hoặc mục đích thương mại còn nữ giới du lịch
với mục đích hưởng thụ và mua sắm.
78
2.2 Các nhân tố cụ thể.
2.2.3 Mức độ giáo dục và trình độ văn hóa.
Người có mức độ giáo dục cao và trình độ
văn hóa tốt dễ khắc phục trở ngại tâm lý như:
cảm giác xa lạ về môi trường sống, phong tục
tập quán, ăn uống, ngôn ngữ từ đó dễ thích
nghi với môi trường mới, dễ tìm hiểu và tiếp
thu cái mới.
Ngược lại người có mức độ giáo dục và
trình độ văn hóa thấp sẽ thiếu sự hiểu biết đối
với sự vật bên ngoài. Khả năng thích ứng với
môi trường lạ tương đối kém dễ sinh cảm giác
sợ sệt và ngại đi du lịch.
3/19/2013
27
79
3. Các loại hình động cơ du lịch.
3.1 Động cơ thể chất.
Thông qua các hoạt động du lịch như nghỉ
ngơi, vui chơi, giải trí, vận động để khắc phục
sự căng thẳng, làm thư giản, sảng khoái về đầu
óc, phục hồi sức khỏe.
80
3. Các loại hình động cơ du lịch.
3.2 Động cơ văn hóa.
Thông qua các hoạt động du lịch để thỏa
mãn sự ham muốn tìm hiểu kiến thức, hiểu biết
nhiều hơn về các nền văn hóa khác.
81
3. Các loại hình động cơ du lịch.
3.3 Động cơ giao tiếp.
Tham gia du lịch để kết bạn, mở rộng quan
hệ xã hội, thăm bạn bè người thân và thiết lập
các mối quan hệ bền vững từ đó tiếp thu kiến
thức và tìm hiểu lẫn nhau.
3/19/2013
28
82
3. Các loại hình động cơ du lịch.
3.4 Động cơ địa vị.
Thông qua các hoạt động du lịch như khảo
sát khoa học, tham dự các hội nghị hội thảo
để khẳng định địa vị và uy tín cá nhân trong
cộng đồng.
83
3. Các loại hình động cơ du lịch.
3.5 Động cơ kinh tế.
Tham gia các chương trình du lịch nhằm
mục đích tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm thị
trường để đạt được lợi ích kinh tế.
84
4. Các giải pháp kích thích động cơ du lịch.
4.1 Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch:
Việc cung cấp du lịch (cung ứng du lịch)
bao gồm khả năng cung ứng thiết bị du lịch và
khả năng của các dịch vụ du lịch đón tiếp du
khách.
3/19/2013
29
85
4. Các giải pháp kích thích động cơ du lịch
4.2 Tài nguyên du lịch đặc sắc, độc đáo: mới tạo
được sức hấp dẫn, mới biến nhu cầu du lịch
thành động cơ du lịch.
86
4. Các giải pháp kích thích động cơ du lịch
4.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá,
tiếp thị du lịch:
Làm cho khách du lịch có lượng thông tin
du lịch đầy đủ, tin cậy, làm tăng khả năng đi
du lịch của du khách.
87
II. Các điều kiện phát triển du lịch.
ĐIỀU KIỆN
PHÁT TRIỂN
DU LỊCH
2. Điều kiện chế độ chính trị XH
4. Chính sách phát triển du lịch
1. Điều kiện kinh tế
3. Điều kiện giao thông vận tải
6. Sự sẳn sàn đón tiếp du khách
5. Thời gian rỗi
3/19/2013
30
88
89
I. Khái niệm về thời vụ du lịch.
1. Định nghĩa về thời vụ du lịch.
“Thời vụ du lịch được hiểu là những biến
động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu
các dịch vụ và hàng hóa du lịch dưới tác động
của một số nhân tố xác định”.
90
2. Định nghĩa về qui luật thời vụ du lịch.
“Lượng khách không đều giữa các tháng
trong năm mà biến động mạnh thay đổi theo
mùa, sự biến thiên này diễn ra không hỗn độn
mà theo một trật tự phổ biến và tương đối ổn
định được gọi là qui luật thời vụ”
Thời vụ du lịch ở một quốc gia hoặc một
vùng là một tập hợp của sự tương tác theo mùa
của đại lượng cung và đại lượng cầu trong tiêu
dùng du lịch.
3/19/2013
31
91
3. Ý nghĩa của qui luật thời vụ.
- Giúp các nhà cung ứng du lịch xây dựng chiến
lược phát triển cho từng thời điểm.
- Xác định thị trường trọng điểm theo qui luật
thời vụ.
- Chủ động trong việc đón tiếp và phục vụ khách
du lịch.
92
4. Đặc điểm của tính thời vụ du lịch
- Tính thời vụ có ở tất cả các nước, các vùng có hoạt
động du lịch.
- Có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch trong
một năm.
- Cường độ của thời vụ không đều nhau ở các
tháng.
+ Thời gian cường độ đạt cực đại gọi là thời vụ
chính (mùa chính).
+ Thời gian cường độ nhỏ hơn trước và sau mùa
chính gọi là thời vụ trước mùa chính và sau mùa
chính.
+ Thời gian còn lại là ngoài mùa chính.
93
4. Đặc điểm của tính thời vụ du lịch
- Ở các nước có nền du lịch phát triển thì thời vụ
du lịch kéo dài hơn và cường độ du lịch yếu
hơn.
- Ở các nước có nền du lịch phát triển yếu hơn thì
thời vụ du lịch ngắn hơn và cường độ mạnh
hơn.
- Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch
còn phụ thuộc vào các loại hình du lịch.
3/19/2013
32
94
II. Các nhân tố tác động đến sự hình thành
tính thời vụ du lịch.
1. Khí hậu.
- Là nhân tố quyết định tính thời vụ du lịch, nó
tác động lên cả cung và cầu trong hoạt động du
lịch.
- Về mặt cung: Đa số các điểm tham quan du
lịch, giải trí đều tập trung số lượng lớn dịch vụ
vào mùa hè.
- Về mặt cầu: Mùa hè là mùa có lượng du khách
lớn nhất.
95
II. Các nhân tố tác động đến sự hình thành
tính thời vụ du lịch.
2. Thời gian rỗi.
- Đa số khách du lịch đi du lịch vào thời gian rỗi.
- Độ dài của thời gian rỗi qui định độ dài và
cường độ thời vụ du lịch.
- Sự phân bố thời gian rỗi quyết định thời vụ du
lịch xảy ra.
96
II. Các nhân tố tác động đến sự hình thành
tính thời vụ du lịch.
3. Sự quần chúng hóa trong du lịch.
- Sự quần chúng hóa trong du lịch là nhân tố tác
động đến lượng cầu trong hoạt động du lịch.
- Chính sách đưa du lịch đến mọi người góp
phần làm giãm tính thời vụ du lịch.
3/19/2013
33
97
II. Các nhân tố tác động đến sự hình thành
tính thời vụ du lịch.
4. Phong tục tập quán của dân cư.
- Truyền thống về các lễ hội làm tăng lượng cầu
du lịch.
Ví dụ: Tháng 1 âm lịch có 69 lễ hội, tháng 2
có 15; tháng 3 có 26
- Quan niệm của người dân về các tháng trong
năm.
Ví du: Tháng giêng là tháng ăn chơi
98
II. Các nhân tố tác động đến sự hình thành
tính thời vụ du lịch.
5. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách.
- Sự sẵn sàng đón tiếp du khách là nhân tố ảnh
hưởng đến độ dài của thời vụ thông qua đại
lượng cung trong hoạt động du lịch.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và cách thức tổ chức
hoạt động trong các cơ sở du lịch ảnh hưởng
đến sự phân bổ hợp lý các nhu cầu của khách
du lịch.
- Chính sách giá cả của cơ quan du lịch cũng là
nhân tố tác động đến thời vụ du lịch.
99
III. Các biện pháp khắc phục tính bất lợi
của thời vụ du lịch.
1. Tác động bất lợi của tính thời vụ du lịch.
- Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử
dụng tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật
và lao động du lịch không hết công suất gây
lãng phí lớn.
- Tỉ trọng chi phí cố định trong giá thành của
sản phẩm, hàng hóa dịch vụ du lịch lớn ảnh
hưởng đến chính sách giảm giá thành để tạo lợi
thế cạnh tranh.
3/19/2013
34
100
III. Các biện pháp khắc phục tính bất lợi
của thời vụ du lịch.
- Làm hạn chế khả năng tìm các dịch vụ thích
hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn của du
khách.
- Chất lượng các dịch vụ du lịch sẽ giảm trong
các thời vụ du lịch chính.
- Tính thời vụ du lịch cũng gây ành hưởng không
tốt đến các ngành kinh tế và dịch vụ có liên
quan như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
vận tải
101
2. Các biện pháp khắc phục tính bất lợi của
thời vụ du lịch.
2.1 Kéo dài thời vụ du lịch.
- Xây dựng các loại hình du lịch đa dạng, phong
phú và phù hợp.
- Chủ động khai thác nguồn khách hàng hiện có
và tiềm năng.
- Chính sách giảm giá cho các đối tượng du
khách.
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.
102
2. Các biện pháp khắc phục tính bất lợi của
thời vụ du lịch.
2.2 Hình thành thời vụ du lịch thứ hai trong năm.
- Cần xác định được những loại hình du lịch mới
và phải dựa trên các tiêu chuẩn sau:
- Tính hấp dẫn của các tài nguyên du lịch đưa vào
khai thác cho thời vụ thứ hai.
- Xác định lượng khách tiềm năng theo số lượng
và cơ cấu.
- Lượng vốn dầu tư cần thiết để xây dựng thêm
trang thiết bị nhằm thỏa mãn nhu cầu cho du
khách.
3/19/2013
35
103
2. Các biện pháp khắc phục tính bất lợi của
thời vụ du lịch.
2.3 Nghiên cứu thị trường.
Để xác định số lượng và thành phần và sở thích
của luồng du khách triễn vọng ngoài mùa du
lịch chính, phải chú ý đến các nhóm du khách
sau:
Khách du lịch công vụ.
- Công nhân viên không được sử dụng phép năm
vào mùa du lịch chính.
- Những người hưu trí.
- Những người có nhu cầu đặc biệt.
104
2. Các biện pháp khắc phục tính bất lợi của
thời vụ du lịch.
2.4 Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách
quanh năm cho cả nước vùng và khu du lịch.
- Phối hợp giữa các cơ sở dịch vụ du lịch có liên
quan để thực hiện sự đón tiếp có hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu của cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch, tạo cho nó khả
năng thích ứng để thỏa mãn nhu cầu đa dạng
của du khách.
105
2. Các biện pháp khắc phục tính bất lợi của
thời vụ du lịch.
2.5 Sử dụng tích cực các động lực kinh tế.
- Đối với du khách, các tổ chức và công ty thì sử
dụng chính sách giảm giá, khuyến mãi để kích
thích du khách đi du lịch ngoài mùa chính.
- Khuyến khích tính chủ động của các tổ chức
kinh doanh du lịch, các cơ sở trong việc kéo dài
thời vụ du lịch.
3/19/2013
36
106
107
I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của
nguồn nhân lực trong du lịch.
1. Khái niệm lao động.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con
người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá
trị tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản
thân và xã hội, là hoạt động gắn liền với sự
hình thành và phát triển của con người.
108
2. Khái niệm nguồn nhân lực.
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc thì
nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến
thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con
người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát
triển kinh tế xã hội của một cộng đồng người.
3/19/2013
37
109
2. Khái niệm nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp được hiểu là
một bộ phận của dân số bao gồm những người
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo
quy định của bộ luật lao động Việt Nam (nam từ
15 – 60 ; nữ từ 15 – 55)
Thống kê cho thấy, năm 2011, tại Việt Nam lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 51,39 triệu
người, tăng 1,97% so với năm 2010, trong đó lao
động nam chiếm 51,6%; lao động nữ chiếm 48,4%.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48
triệu người, tăng 0,12%. (báo dân trí).
110
Nguồn nhân lực bao gồm:
+ Lực lượng lao động: Là những người
đang lao động và những người có nhu cầu lao
động nhưng không có việc làm.
+ Lao động dự trữ: Gồm những người
trong độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu
lao động.
111
3. Khái niệm nguồn nhân lực du
lịch.
Nguồn nhân lực du lịch bao gồm
những người trong độ tuổi lao động có
trình độ, năng lực và kiến thức chuyên
môn về du lịch tại thời điểm hiện tại hoặc
tương lai góp phần phát triển nền du lịch
của một nước.
3/19/2013
38
112
4. Phân loại nguồn nhân lực du lịch:
Nhóm lao động chức năng
quản lí Nhà Nước về du lịch
Nhóm lao động chức năng sự
nghiệp ngành du lịch
Nhóm lao động chức năng
kinh doanh du lịch
Nguồn
nhân
lực
du
lịch
113
Nhóm
lao
động
chức
Năng
kinh
doanh
du
lịch
Bộ phận lao động chức năng quản
lí chung của doanh nghiệp du lịch
Bộ phận lao động chức năng quản
lí theo các nghiệp vụ
Bộ phận lao động chức năng đảm
bảo điều kiện kinh doanh
Bộ phận lao động chức năng trực
tiếp cung cấp các DV cho KDL
114
5. Đặc điểm của lao động trong ngành du lịch.
- Lao động trong du lịch là lao động chủ yếu sản
xuất ra sản phẩm phi vật chất
- Lao động trong du lịch đa dạng, phong phú có tính
chuyên môn hóa cao, có mối quan hệ biện chứng
lẫn nhau.
- Thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu
dùng của khách.
- Cường độ lao động trong du lịch cao và áp lực tâm
lý lớn.
- Có cơ cấu lao động trẻ hơn các ngành kinh tế khác.
3/19/2013
39
115
6. Vai trò của lao động đối với phát triển
du lịch.
- Lao động là nguồn nhân lực đóng vai trò
chủ yếu trong quá trình phát triển của
các ngành kinh tế nói chung và ngành du
lịch nói riêng.
- Lao động là lực lượng trực tiếp sản xuất
ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm
thỏa mãn nhu cầu du lịch.
- Lao động du lịch là những người đưa ra
các chiến lược, kế hoạch để phát triển du
lịch.
116
II. YÊU CẦU VỚI LĐ TRONG NGÀNH DL
1. Các yêu cầu chung
- Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công
việc
- Có kỹ năng giao tiếp tốt (trực tiếp và gián
tiếp)
- Có trình độ ngoại ngữ. Có ngoại hình,
trang phục
- Đúng giờ, xếp thời gian hợp lý, biết lắng
nghe
- Nhiệt tình, có chí tiến thủ
117
II. YÊU CẦU VỚI LĐ TRONG NGÀNH DL
- Có lòng yêu nghề, có khả năng làm việc
nhóm
- Có khả năng lập kế hoạch thực hiện các
nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu
- Có kiến thức cớ bản về công nghệ thông
tin
- Quan tâm giúp đỡ khách hàng
- Hiểu biết về luật lệ, các quy định vệ sinh an
toàn
3/19/2013
40
118
2.Các yêu cầu về phẩm chất cá nhân
- Có thái độ, ý thức tốt
- Trung thực
- Tự tin
- Thân thiện, lịch sự
- Có tính tổ chức
- Có tính cẩn thận, chắc chắn
- Có tính hài hước, vui vẻ
- Xử sự tốt với người khác, sẵn sàng giúp
đỡ khách hàng và mọi người
119
- Nghề lễ tân
- Nghề phục vụ bàn
- Nghề phục vụ buồng
- Nghề chế biến món ăn
- Nghề lữ hành
3. Các yêu cầu đối với một số nhóm
LĐ trực tiếp
120
III. Thực trạng nguồn lao động trong du
lịch tại Việt Nam.
1. Thực trạng chung.
- Nguồn lao động trong du lịch tại Việt
Nam hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu.
- Sự phân bố nguồn lao động không đều
giữa các tỉnh, thành phố, và các vùng
trong cả nước.
- Xu hướng sử dụng nguồn lao động nước
ngoài ngày càng cao.
3/19/2013
41
121
Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam
ĐVT: 1000 người
1990
1995
2000
2002
2005
2006
2007
2010
Tổng
số
70
184
450
710
834
915
1.035
1.300
LĐ
Trực
tiếp
20
64
150
210
234
255
285
420
LĐ
gián
tiếp
50
120
300
500
600
660
750
880
122
Cơ cấu trình độ lao động trực tiếp có
chuyên môn của ngành du lịch
123
Cơ cấu trình độ lao động gián tiếp của
ngành du lịch
3/19/2013
42
124
Cơ cấu lao động trong các khu vực của du
lịch
125
2. Xét theo trình độ đào tạo.
- Lực lượng lao động trong ngành du lịch có trình
độ thấp hơn so với các ngành kinh tế khác.
- Sự chênh lệch trình độ trong ngành còn tương
đối lớn.
- Số lượng lao động có trình độ dưới sơ cấp chiếm
tỉ lệ lớn trong cơ cấu lao động du lịch (chiếm
53,59% và 45,30%).
- Số lượng lao động trong du lịch có trình độ sơ
cấp là 18%.
- Số lượng lao động trong du lịch có trình độ trung
cấp là 15,36%.
- Số lượng lao động trong du lịch có trình độ cao
đẳng trở lên là 12,75%.
126
3. Xét theo ngành nghề kinh doanh.
- Sự phân bố lao động không đều giữa các ngành
kinh doanh trong du lịch, chủ yếu tập trung
nhiều lao động trong khách sạn nhà hàng.
- Lao động gián tiếp trong du lịch chiếm tỉ lệ lớn
so với lao động trực tiếp.
3/19/2013
43
127
IV. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
1. Cơ cấu nghề nghiệp du lịch.
Trong cơ cấu nghề nghiệp du lịch ở
Việt Nam hiện nay chúng ta chủ yếu tập trung
đào tạo hai chuyên ngành sau:
128
1.1 Chuyên ngành quản trị kinh doanh
khách sạn nhà hàng
Gồm các chuyên ngành nhỏ sau:
Quản trị lễ tân.
Quản trị buồng, giường.
Quản trị ẩm thực.
Quản trị nhân sự.
Quản trị Marketing và kinh doanh.
Quản trị dịch vụ bổ sung.
129
1.2 Chuyên ngành quản trị kinh doanh lữ
hành và hướng dẫn viên du lịch
Gồm các chuyên ngành nhỏ sau:
Quản lý các hãng lữ hành, đại lý lữ hành.
Chuyên gia thiết kế và tổ chức tour du lịch.
Tiếp thị lữ hành.
Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa.
3/19/2013
44
130
2. Nội dung đào tạo.
Do hoạt động du lịch là hoạt động cung cấp
thông tin nhắm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của
du khách, do đó nội dung đào tạo lao động
trong ngành du lịch bao gồm sự chuẩn bị về các
loại kiến thức sau:
Kiến thức văn hóa chung.
Kiến thức kinh tế.
Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ.
Kiến thức về tư tưởng chính trị.
Kiến thức ngoại ngữ.
Các kỹ năng giao tiếp, hoạt náo
131
2. Nội dung đào tạo.
Trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn
nhân lực có kiên thức chuyên sâu về:
- Kiến thức về quản lý phát triển, toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế, thị trường và cạnh
tranh; kiến thức, kỹ năng quản trị: quản trị
thay đổi, quản trị dự án, quản trị rủi ro, quản
trị chất lượng, quản trị nhân lực, quản trị tài
chính
132
2. Nội dung đào tạo.
- Kiến thức về phát triển sản phẩm du lịch,
marketing; kỹ năng phát triển ý tưởng
(concept), xúc tiến quảng bá; kiến thức về các
loại hình du lịch, đặc biệt các loại hình du lịch
mới: MICE, du lịch khai thác giá trị văn hóa
bản địa, du lịch xanh
- Kiến thức về quản lý và phát triển điểm đến;
quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu, tuyến,
điểm du lịch
3/19/2013
45
133
2. Nội dung đào tạo.
- Kỹ năng chuyên sâu, đặc biệt kỹ năng xúc
tiến bán, kỹ năng PR, giao tiếp, ngôn ngữ
(các tiếng ưu tiên như: tiếng Anh, Trung
Quốc, Nhật, Hàn, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban
Nha); kỹ năng ứng dụng công nghệ cao
(IT) và làm việc trong môi trường kết nối
toàn cầu
- Kỹ năng ra quyết định, xử lý tình huống,
ứng phó với rủi ro, vượt lên thách thức,
kỹ năng làm việc theo nhóm
134
3. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực.
3.1 Đào tạo chuyên nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay nguồn nhân lực du
lịch được đào tạo theo hệ thống ba cấp sau:
3.1.1 Hệ sơ cấp.
Chủ yếu là đào tạo về kỹ năng thực hành,
các thao tác công việc như bàn, bar
3.1.2 Hệ trung cấp.
Mục tiêu chủ yếu là đào tạo sâu các chuyên
môn công nghệ hướng dẫn và thực hành ngay
sau khi kết thúc môn học.
135
3. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực
3.1.3 Hệ cao đẳng và đại học.
Tập trung đào tạo sâu, rộng về lý thuyết cơ
bản của ngành cùng với thực hành kèm theo để
rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp tương ứng với
thực tế. Hướng sinh viên làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học và học hỏi kinh nghiệm
của nước ngoài về du lịch
3/19/2013
46
136
3.2 Bồi dưỡng, huấn luyện
3.2.1 Bồi dưỡng huấn luyện tại trường.
Các doanh nghiệp gửi cán bộ, nhân viên
đến tu nghiệp tại các trường chuyên ngành để
học tập lý luận một cách hệ thống, nắm vững
các quy luật cơ bản của sự phát triển ngành du
lịch và học được một số kiến thức quản lý nhất
định.
137
3.2 Bồi dưỡng, huấn luyện
3.2.2 Bồi dưỡng huấn luyện tại chức.
Là huấn luyện trước khi nhân viên đi làm
hoặc ngoài thời gian làm việc theo hai hướng.
a. Huấn luyện ngành nghề. Chủ yếu là huấn luyện
kỹ năng, thao tác công việc (nắm vững các kiến
thức, phương pháp và quá trình đảm nhiệm
công việc).
b. Huấn luyện phát triển. Đối tượng chủ yếu là
nhân viên quản lý, nhằm bồi dưỡng và phát
triển kỹ năng, năng lực xử lý vấn đề và năng
lực ứng xử của họ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quantridulich_7959.pdf