Mục 2.2: Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường phát sinh từ những thay đổi bất lợi về giá trị của các trạng thái hoặc
các danh mục tài sản do những thay đổi trong giá cả thị trường, lãi suất hay tỷ giá. Khi
thực hiện giao dịch cho chính mình, các ngân hàng xem xét tác động của rủi ro thị
trường trực tiếp đối với trạng thái trong sổ kinh doanh của ngân hàng cũng như trong
mối liên hệ với vai trò của ngân hàng như là một trung gian tài chính cho các
khách hàng.
Rủi ro thị trường bao gồm:
Rủi ro cụ thể: rủi ro do một thay đổi bất lợi trong giá của một chứng khoán là do
các yếu tố đó chỉ áp dụng chứng khoán đó hoặc tổ chức phát hành đó.
Rủi ro thị trường chung: Rủi ro của một thay đổi bất lợi trong giá thị trường được
áp dụng trên tất cả các công cụ khác nhau.
Để đo lường rủi to tín dụng, ngân hàng có thể lựa chọn một trong hai phương pháp,
theo phê duyệt của cơ quan thanh tra, giám sát.
Mục 2.2.1: Phân tích tiêu chuẩn (SA)
Phương pháp tiêu chuẩn sử dụng phương pháp tính toán riêng cho mỗi rủi ro cụ thể và
rủi ro chung phát sinh từ các trạng thái công cụ nợ và công cụ vốn chủ sở hữu. Hầu
hết các mô hình nội bộ đều tập trung vào rủi ro thị trường chung, còn rủi ro cụ thể
được đo lường chủ yếu thông qua các hệ thống đo lường rủi ro tín dụng riêng.
Bốn loại rủi ro đề cập trong phương pháp tiêu chuẩn là: Rủi ro lãi suất, trạng thái rủi
ro vốn chủ sở hữu, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa
16 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị rủi ro - Bài 2: Rủi ro thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Rủi ro thị trường
18 TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212
BÀI 2 RỦI RO THỊ TRƯỜNG
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Hoàng Đình Tuấn (2010), Giáo trình Mô hình phân tích và định giá tài sản tài
chính, tập 1, NXB khoa học kỹ thuật.
2. Nguyễn Văn Nam và Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tài chính – Thực tiễn và
phương pháp đánh giá, NXB Tài chính.
3. Joel Bessis, Risk Management in Banking, A John Wiley and Sons, Ltd,
Publication.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Ở bài trước, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về các định chế tài chính, các loại rủi ro
của các định chế tài chính và quy trình quản trị rủi ro của các tổ chức này. Trong bài này,
chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về rủi ro thị trường và cách đo lường loại rủi ro này. Đó là một
loại rủi ro xuất phát từ những thay đổi của thị trường. Tất cả các loại rủi ro liên quan đến
sự biến động của thị trường đều được Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel gộp vào rủi ro
này, chẳng hạn: Rủi ro lãi suất gắn với sự biến động của thị trường lãi suất, rủi ro tỷ giá
gắn với sự biến động của tỷ giá các đồng ngoại tệ, rủi ro biến động giá các tài sản tài
chính gắn với sự biến động của thị trường chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ
có giá khác), rủi ro biến động giá các hàng hóa khác (vàng, bạc, dầu mỏ, các loại
nông sản).
Mục tiêu
Mục tiêu đầu tiên của bài học là giới thiệu và hướng dẫn sinh viên hiểu được về rủi ro thị
trường và các quy định chuẩn mực của thế giới về loại rủi ro này. Tiếp theo, sinh viên
được hướng dẫn các phương pháp đo lường rủi ro thị trường và ưu nhược điểm của mỗi
phương pháp đó. Kết thúc bài, sinh viên cần nắm được cách sử dụng phương pháp đo
lường phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
Bài 2: Rủi ro thị trường
TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212 19
Tình huống dẫn nhập
Hoạt động kinh doanh nguồn vốn của ngân hàng
Bạn có biết bộ phận nguồn vốn (thường là ban nguồn vốn hoặc khối nguồn vốn) làm gì không?
Họ quản lý và kinh doanh vốn, quản lý và kinh doanh ngoại tệ, họ tham gia tất cả các trading mà
mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tất cả những nghiệp vụ của họ như cho vay chênh lệch lãi
suất, mua bán ngoại tệ, mua bán vàng và các kim loại quý khác, mua bán dầu mỏ, cà phê, cao
su đều mang về cho ngân hàng những khoản lời rất lớn, tuy nhiên nó cũng hàm chứa rủi ro rất
lớn vì tất cả các thị trường hàng hóa nói trên đều biến động rất mạnh. Do đó bên cạnh mục tiêu
lợi nhuận cao thì mục tiêu tối thiểu hóa rủi ro thị trường cũng là vấn đề mà các ngân hàng thương
mại quan tâm chú trọng rất nhiều hiện nay.
1. Vậy rủi ro thị trường là gì?
2. Đo lường nó như thế nào?
Bài 2: Rủi ro thị trường
20 TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212
2.1. Tổng quan về rủi ro thị trường
2.1.1. Khái niệm rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường được hiểu là những biến cố có thể ảnh hưởng đến thu nhập của tổ
chức tài chính có nguyên nhân xuất phát từ những thay đổi của thị trường.
Ví dụ: rủi ro biến động tỷ giá, rủi ro biến động giá vàng, rủi ro biến động lãi suất
2.1.2. Đặc điểm rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là loại rủi ro được yêu cầu trong trụ cột thứ nhất (yêu cầu vốn tối
thiểu) của Basel.
“Rủi ro thị trường phát sinh từ những thay đổi bất
lợi về giá trị của các trạng thái hoặc các danh mục
tài sản do những thay đổi trong giá cả thị trường, lãi
suất hay tỷ giá. Khi thực hiện giao dịch cho chính
mình, các ngân hàng xem xét tác động của rủi ro thị
trường trực tiếp đối với trạng thái trong sổ kinh
doanh của ngân hàng cũng như trong mối liên hệ
với vai trò của ngân hàng như là một trung gian tài
chính cho các khách hàng” (Basel II).
Rủi ro thị trường bao gồm:
Rủi ro cụ thể (rủi ro riêng): rủi ro do một thay đổi bất lợi trong giá của một chứng
khoán là do các yếu tố đó chỉ áp dụng chứng khoán đó hoặc tổ chức phát hành đó.
Rủi ro hệ thống: Rủi ro của một thay đổi bất lợi trong giá thị trường được áp dụng
trên tất cả các công cụ khác nhau.
2.1.3. Lựa chọn cách tiếp cận đo lường rủi ro thị trường
Để đo lường rủi to tín dụng, ngân hàng có thể lựa chọn một trong ba phương pháp sau:
Phương pháp phân tích tiêu chuẩn (SA: Standard Analysis);
Phương pháp mô hình nội bộ (IMA: Internal Model Analysis);
Phương pháp phân bổ tổn thất (LD: Loss Distribution).
Hiện tại phương pháp được sử dụng phổ biến và phù hợp nhất với điều kiện các ngân
hàng thương mại Việt Nam là phương pháp phân bổ tổn thất vì phương pháp này có
thể áp dụng cho mọi loại rủi ro nằm trong rủi ro thị trường. Do đó, trong phần tiếp
theo, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu cách thức đo lường rủi ro thị trường bằng
phương pháp phân bổ tổn thất.
Bài 2: Rủi ro thị trường
TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212 21
2.2. Đo lường rủi ro thị trường
2.2.1. Độ biến động (Volatility)
Hãy cũng xem xét một ví dụ về sự biến động của chuỗi lợi suất chỉ số VN Index qua
đồ thị sau:
-.06
-.04
-.02
.00
.02
.04
.06
100 200 300 400 500 600
RVN
Trong đồ thị trên, lợi suất trung bình của VN Index xấp xỉ bằng 0 và các đường màu
xanh cho thấy thấy sự biến động của các lợi suất xung quanh giá trị trung bình. Để đo
lường sử biến động này người ta dùng một tham số đặc trưng trong xác suất thống kê
là phương sai là đại lượng đo lường độ biến động của các giá trị có thể có quanh giá
trị trung bình của một biến ngẫu nhiên.
2.2.1.1. Công thức tính
22
1
1
1
n
i
i
S x x
n
Trong đó:
ix là giá trị thứ i của chuỗi số liệu;
x là giá trị trung bình của chuỗi số liệu.
2.2.1.2. Ý nghĩa
Phương sai (độ biến động) càng lớn thể hiện tài sản, danh mục đầu tư càng rủi ro cao.
Phương sai là căn cứ để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Nhà đầu tư e ngại rủi
ro sẽ chọn tài sản hoặc danh mục đầu tư có phương sai nhỏ nhất.
Giá cả hay lợi suất của các tài sản tài chính trên thị trường tài chính là cố định
hay thay đổi? Đương nhiên câu trả lời sẽ là thay đổi. Sự thay đổi này nhiều hay ít,
mạnh hay nhẹ? Vì sự biến đổi của giá cả càng mạnh cho biết tài sản tài chính đó
hàm chứa rủi ro càng cao. Vậy chúng ta sẽ đo lường mức độ biến đổi của giá cả
hay lợi suất bằng cách nào? Trong phần này sẽ trả lời các câu hỏi này.
Bài 2: Rủi ro thị trường
22 TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212
Ví dụ: Khi ngân hàng kinh doanh ngoại tệ, một chiến lược phòng hộ hay được sử
dụng là chọn những đồng ngoại tệ nào có phương sai nhỏ nhất để tối thiểu hóa rủi ro
cho ngân hàng.
2.2.1.3. Hạn chế
Phương sai là phương pháp đánh giá rủi ro tương đối đơn giản và hiệu quả. Rất nhiều
tổ chức tài chính, nhà đầu tư sử dụng nó như một thông tin quan trọng để đánh giá, so
sánh và lựa chọn danh mục đầu tư.
Tuy nhiên, trong trường hợp thị trường có những cú sốc mạnh tác động đến giá cả
trong một thời gian rất ngắn, đẩy giá biến động rất lớn, sau đó trở lại với bình thường
thì phương sai lại không phải chỉ tiêu phản ánh chính xác rủi ro vì trong trường hợp
này, phương sai là rất cao do những quan sát dao động mạnh trong thời gian ngắn xảy
ra cú sốc, nhưng những khoảng thời gian khác giá cả tương đối ổn định nên phương
sai cao không đồng nghĩa với độ biến động lớn.
Trong trường hợp này, chúng ta phải sử dụng các phương pháp khác để thay thế.
Trong đó, phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp tính toán giá trị
rủi ro VaR.
2.2.2. Phương pháp VaR (Value at Risk)
2.2.2.1. Giới thiệu VaR
Tình huống dẫn nhập: Giả sử bạn đang nắm giữ một tài sản A (cổ phiếu) có giá trị
10 triệu đồng. Bạn muốn biết: sau một chu kỳ (1 ngày), với độ tin cậy 99%, nguy cơ
thua lỗ tối đa là bao nhiêu? (trong điều kiên thị trường bình thường).
Phương pháp ước tính giá trị rủi ro sẽ giải đáp tình huống trên. Vậy VaR là gì? Hãy
quan sát hình vẽ sau:
Ý tưởng đằng sau VAR:
o Tính không ổn định = thước đo rủi ro phổ biến nhất;
o Nhưng tính không ổn định không quan tâm đến chiều hướng;
o Cổ phiếu có thể biến động → đột nhiên tăng giá;
o Các nhà đầu tư không bao giờ phải lo âu bởi những khoản lời như vậy.
Rủi ro đối với các nhà đầu tư:
o Khả năng có thể mất tiền;
o VaR = khả năng có thể thua lỗ rất lớn.
Bài 2: Rủi ro thị trường
TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212 23
VaR trả lời các câu hỏi sau:
o Kịch bản trường hợp xấu nhất của tôi là gì?
o Tôi có thể mất bao nhiêu tiền trong một ngày tồi tệ?
Các ngân hàng:
o VaR hàng ngày?
o Họ có thể mất bao nhiêu trong một ngày?
Quỹ lương hưu:
o VaR hàng tháng?
o Họ có thể mất bao nhiêu trong một tháng?
Lịch sử của VaR: Phương pháp VaR được Ngân hàng JP Morgan (Mỹ) sử dụng
đầu tiên năm 1994.
Mục đích tính toán VaR: Để thiết lập quỹ dự phòng rủi ro cho các định chế tài chính.
Độ chính xác của VaR phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giá trị hiện tại của danh mục,
mức độ tin cậy, chu kỳ, số liệu và phương pháp tính.
Giá trỉ chịu rủi ro VaR:
o Đo lường rủi ro sụt giá;
o Không đưa ra một thống kê đơn lẻ;
o Không thể hiện sự chắc chắn tuyệt đối;
o Thực hiện một ước lượng xác suất;
o Với một độ tin cậy nhất định, trả lời câu hỏi: “Thua lỗ dự kiến tối đa là bao
nhiêu trên một khoảng thời gian cụ thể?".
2.2.2.2. Các phương pháp ước lượng VaR
a. Phương pháp tham số
Giả định lợi suất danh mục có phân phối chuẩn:
VaR(1 ngày, (1 – ).100%) = + N–1().
Trong đó:
là trung bình của chuỗi số liệu;
là độ lệch chuẩn (bằng căn bậc 2 của phương sai);
(1 – ).100% là độ tin cậy của giá trị VaR tính được;
N–1() là số đối của giá trị tới hạn chuẩn mức .
Khi trung bình và phương sai chưa biết thì được ước lượng bởi trung bình mẫu và
phương sai mẫu.
Độ tin cậy thường lấy 95%, 97,5%, 99%.
Chu kỳ 1 ngày, 10 ngày, 1 tháng
Bài 2: Rủi ro thị trường
24 TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212
Lưu ý: Sự chuyển đổi từ một khoảng thời gian sang một khoảng thời gian khác:
Độ lệch chuẩn (SD) của lợi nhuận chứng khoán có xu hướng tăng theo căn bậc hai của
thời gian.
Nếu độ lệch chuẩn (SD) 1 ngày = 2,94% (STB chẳng hạn) và 20 ngày giao dịch/tháng,
khi đó độ lệch chuẩn (SD) 1 tháng = 2,94% 20
Vì vậy,
Từ độ lệch chuẩn hàng ngày chuyển sang hàng tháng, nhân 20 (không phải là 20!).
Từ độ lệch chuẩn hàng ngày chuyển sang hàng năm, nhân 250 .
Từ độ lệch chuẩn hàng tháng chuyển sang hàng năm, nhân 12 .
Ví dụ: Xem xét số liệu về biến động của đồng USD trong thời gian 1/2010 → 9/2011
tại Techcombank.
Yêu cầu: Tính VaR cho chuỗi lợi suất tỉ giá RUSD.
Lời giải:
Trước tiên chúng ta vẽ đồ thị của chuỗi lợi suất tỷ giá RUSD
Và đồ thị lịch sử của chuỗi số liệu này:
Bài 2: Rủi ro thị trường
TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212 25
Thực hiện phân tích thống kê mô tả đối với chuỗi số liệu này ta được kết quả như sau:
Thống kê RUSD
Trung bình mẫu 0,00029475
Độ lệch chuẩn mẫu 0,0063692
Phương sai mẫu 4,0567E–05
Hệ số nhọn 23,3826686
Hệ số bất đối xứng 0,01693131
Giá trị nhỏ nhất –0,04619287
Giá trị lớn nhất 0,05091543
Số quan sát 444
Thay giá trị trung bình và phương sai vào công thức tính VaR ở trên, chúng ta được
kết quả như sau:
Độ tin cậy 0,95 0,975 0,99
VaR –0,01018 –0,01219 –0,01452
b. Phương pháp lịch sử
Đưa ra giả thuyết rằng sự phân bố lợi suất trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai.
Tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư;
Tính lợi suất của danh mục đầu tư;
Xếp các lợi suất theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất;
Tính VaR theo độ tin cậy và số liệu lợi suất quá khứ.
Ví dụ: Áp dụng phương pháp tính VaR lịch sử cho chuỗi số liệu ở ví dụ trên, ta thu
được kết quả như sau:
Độ tin cậy 0,95 0,975 0,99
VaR –0,00489 –0,01005 –0,02384
c. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo ta sẽ sinh ra số ngẫu nhiên được sử dụng để
ước lượng lợi suất (hoặc giá) của tài sản sau mỗi chu kỳ tính toán:
o Mô phỏng một số lượng rất lớn N bước lặp;
o Xác định lợi suất cho danh mục;
o Xếp các lợi suất theo thứ tự giá trị từ thấp nhất đến cao nhất;
o Tính VaR theo độ tin cậy và tỷ lệ phần trăm (percentile) của số liệu.
Thuật ngữ “mô phỏng Monte Carlo” bản thân nó:
o Đề cập đến bất kỳ phương pháp nào tạo ra các phép thử một cách ngẫu nhiên;
o Không giải thích phương pháp luận cơ bản rõ ràng.
Mô phỏng Monte Carlo: chính là một bộ phát “hộp đen” các kết quả ngẫu nhiên.
Bài 2: Rủi ro thị trường
26 TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212
Những phép thử giả định:
o Nếu, chẳng hạn, đầu tiên tiến hành 250 phép thử giả định, sau đó làm lại một
lần nữa:
Nhận được một kết quả khác nhau
Nhưng dường như sự khác nhau sẽ bị thu hẹp lại
o 100 phép thử giả định được tiến hành:
12,5 kết quả xấu nhất (có nghĩa là, một điểm giữa nằm giữa kết quả xấu nhất
thứ 12 và thứ 13) thấp hơn –5% chẳng hạn.
o Chúng ta có thể nói:
Với độ tin cậy 95%, chúng ta tin rằng thua lỗ hàng tháng xấu nhất của chúng ta
sẽ không vượt quá 5%.
Hoặc, nếu chúng ta đầu tư $100, chúng ta tin tưởng 95% rằng thua lỗ hàng tháng
xấu nhất của chúng ta sẽ không vượt quá $5.
Dựa trên các mô hình thương mại mang tính lịch sử.
Ví dụ: Trên cơ sở sinh 1000 số ngẫu nhiên dựa trên phân phối chuẩn trung bình =0
và phương sai = 1 và từ chuỗi dữ liệu ban đầu ước lượng được các tham số trung
bình và phương sai.
Ta tính được VaR như sau:
Độ tin cậy 0,95 0,975 0,99
VaR –0,01048 –0,012 –0,01405
2.2.2.3. Hậu kiểm mô hình VaR (Back testing)
Để đánh giá tính chính xác của mô hình thì bắt buộc phải có phần hậu kiểm này.
Quá trình hậu kiểm VaR như sau:
Bước 1: Sử dụng công thức VaR(Profit&Loss) tính P&L từng ngày của tài sản
(P&L lý thuyết theo VaR). Chú ý khi tính VaR(P&L) của từng ngày ta phải sử
dụng giá trị thực tế của tài sản trong ngày trước đó.
Bước 2: Tính P&L thực tế của từng ngày.
Bước 3: So sánh P&L lý thuyết và thực tế của từng ngày để tìm số ngày có P&L
thực tế (P&L âm: ngày lỗ) vượt quá P&L lý thuyết.
Ví dụ, tiến hành hậu kiểm với mô hình VaR tính cho chuỗi lợi suất tỷ giá đồng USD ở
trên ta được kết quả sau:
Số ngày vượt quá 0 → 4 5 → 9 10
VaR(99%) Green Yellow Red
Bài 2: Rủi ro thị trường
TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212 27
Ta có đồ thị hậu kiểm
2.2.2.4. Ưu và nhược điểm của ba phương pháp tính VaR
Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Lịch sử
- Thiết kế và áp dụng dễ dàng;
- Không cần giả thuyết về quy
luật phân bố.
- Thị trường biến động lớn
không phù hợp;
- Tương lai có thể không
giống quá khứ.
Tham số
- Thiết kế và áp dụng dễ dàng;
- Áp dụng cho danh mục đầu
tư bao gồm chứng khoán
tuyến tính.
- Tính VaR không tốt cho
những danh mục phi tuyến
(quyền chọn);
- Ít quan tâm đến trường hợp
xấu nhất (thị trường biến
động bất thường).
Monte Carlo
- Có khả năng tính VaR rất
chính xác;
- Áp dụng cho danh mục đầu
tư bao gồm chứng khoán
phi tuyến.
- Không dễ chọn một phân
bố xác suất;
- Chi phí tính toán rất cao
(thời gian thực thi, bộ nhớ
máy vi tính mạnh).
2.2.2.5. Năng lực độ lệch chuẩn
Không có độ lệch chuẩn cho hai phương pháp sau:
Phương pháp mang tính lịch sử chỉ xếp lại thứ tự các lợi nhuận thực tế từ thấp nhất
đến cao nhất, bằng cách sử dụng các số liệu mang tính lịch sử.
Mô phỏng Monte Carlo đơn giản chỉ đưa ra các kết quả cuối cùng bằng cách sử
dụng các mô hình phức tạp.
Bài 2: Rủi ro thị trường
28 TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212
Phương pháp tham số là phương pháp dễ nhất để chuyển đổi các khoảng thời gian để
nhận các thua lỗ tối đa:
1,65T T với độ tin cậy 95%
2, 23T T với độ tin cậy 99%
2.2.2.6. Hạn chế của VaR
Không phù hợp với quy tắc đa dạng hóa danh mục đầu tư;
Có thể mất tối đa trong phần lớn các tình huống.
Liên hệ thực tiễn: Hãy tính VaR của ba cổ phiếu ở Việt Nam sau dựa vào hai phương
pháp đầu tiên ở trên.
DHG (sản xuất dược phẩm): Công ty cổ phần dược phẩm Hậu Giang, được niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM từ ngày 1/12/2006, chủ yếu sản xuất
và bán ra thị trường dược phẩm và thuốc, cũng như mua bán các dược liệu và các
trang thiết bị phục vụ sản xuất.
REE (thiết bị điện): Công ty cổ phần cơ điện lạnh, được niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Tp. HCM từ ngày 18/7/2000, chủ yếu sản xuất, bán ra thị trường và
lắp đặt các hệ thống cơ điện lạnh phục vụ cho mục đích thương mại và
công nghiệp.
STB (ngân hàng): Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank), được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM từ ngày
2/6/2006, chủ yếu hoạt động như một tổ chức ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài
chính cho công ty và khách hàng tiêu dùng, bao gồm mở tài khoản, cho vay và đầu
tư, tài chính kho bạc và thương mại, và các dịch vụ liên quan khác.
DHG
o Cột cao nhất → 52 ngày với lợi nhuận hàng ngày từ –0,1 đến 0,6%.
o “Left tail” → thấp nhất (xấu nhất) 5% của tất cả lợi nhuận hàng ngày = – 4,4%
(thua lỗ).
Bài 2: Rủi ro thị trường
TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212 29
Chúng ta có thể nói:
o Với độ tin cậy 95%, chúng ta tin rằng thua lỗ hàng ngày xấu nhất của chúng ta
sẽ không vượt quá 4,9%.
o Nếu chúng ta đầu tư 100 triệu VND, chúng ta tin rằng 95% rằng thua lỗ hàng
ngày xấu nhất của chúng ta sẽ không vượt quá 4,9 triệu VND
REE
o Cột cao nhất (gần 0%) → 20 ngày với lợi nhuận hàng ngày từ –0,4 đến 0,0%.
o “Left tail” → thấp nhất (xấu nhất)5% của tất cả lợi nhuận hàng ngày = – 4,9%
(thua lỗ).
Chúng ta có thể nói:
o Với độ tin cậy 95%, chúng ta tin rằng thua lỗ hàng ngày xấu nhất của chúng ta
sẽ không vượt quá 4,9%.
o Nếu chúng ta đầu tư 100 triệu VND, chúng ta tin rằng 95% rằng thua lỗ hàng
ngày xấu nhất của chúng ta sẽ không vượt quá 4,9 triệu VND.
STB
Bài 2: Rủi ro thị trường
30 TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212
o Cột cao nhất (gần 0%) → 25 ngày với lợi nhuận hàng ngày từ 0,0 đến 0,6%.
o “Left tail” → thấp nhất (xấu nhất)5% của tất cả lợi nhuận hàng ngày = – 4,6%
(thua lỗ).
Chúng ta có thể nói:
o Với độ tin cậy 95%, chúng ta tin rằng thua lỗ hàng ngày xấu nhất của chúng ta
sẽ không vượt quá 4,6%.
o Nếu chúng ta đầu tư 100 triệu VND, chúng ta tin tưởng 95% rằng thua lỗ hàng
ngày xấu nhất của chúng ta sẽ không vượt quá 4,6 triệu VND.
Trích Quy định của Basel II về Rủi ro thị trường
Mục 2.2: Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường phát sinh từ những thay đổi bất lợi về giá trị của các trạng thái hoặc
các danh mục tài sản do những thay đổi trong giá cả thị trường, lãi suất hay tỷ giá. Khi
thực hiện giao dịch cho chính mình, các ngân hàng xem xét tác động của rủi ro thị
trường trực tiếp đối với trạng thái trong sổ kinh doanh của ngân hàng cũng như trong
mối liên hệ với vai trò của ngân hàng như là một trung gian tài chính cho các
khách hàng.
Rủi ro thị trường bao gồm:
Rủi ro cụ thể: rủi ro do một thay đổi bất lợi trong giá của một chứng khoán là do
các yếu tố đó chỉ áp dụng chứng khoán đó hoặc tổ chức phát hành đó.
Rủi ro thị trường chung: Rủi ro của một thay đổi bất lợi trong giá thị trường được
áp dụng trên tất cả các công cụ khác nhau.
Để đo lường rủi to tín dụng, ngân hàng có thể lựa chọn một trong hai phương pháp,
theo phê duyệt của cơ quan thanh tra, giám sát.
Mục 2.2.1: Phân tích tiêu chuẩn (SA)
Phương pháp tiêu chuẩn sử dụng phương pháp tính toán riêng cho mỗi rủi ro cụ thể và
rủi ro chung phát sinh từ các trạng thái công cụ nợ và công cụ vốn chủ sở hữu. Hầu
hết các mô hình nội bộ đều tập trung vào rủi ro thị trường chung, còn rủi ro cụ thể
được đo lường chủ yếu thông qua các hệ thống đo lường rủi ro tín dụng riêng.
Bốn loại rủi ro đề cập trong phương pháp tiêu chuẩn là: Rủi ro lãi suất, trạng thái rủi
ro vốn chủ sở hữu, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa.
Mục 2.2.2: Phương pháp mô hình nội bộ (IMA)
Chỉ khi có sự phê quyệt của cơ quan thanh tra, giám sát thì các ngân hàng mới được
sử dụng mô hình nội bộ. Các cơ quan thanh tra, giám sát nước nguyên xứ và nước sở
tại mà ngân hàng có nhiều hoạt động kinh doanh trọng yếu phải hợp tác để bảo đảm
quá trình phê quyệt có hiệu quả.
Cơ quan thanh tra, giám sát sẽ chỉ phê duyệt, nếu các ngân hàng đạt được mức tối
thiểu như sau:
Hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng xây dựng hợp lý và được triển khai một
cách nhất quán;
Theo đánh giá của cơ quan thanh tra, giám sát, ngân hàng có đủ số lượng nhân
viên với trình độ và kỹ năng cần thiết để sử dụng các mô hình không chỉ trong quá
Bài 2: Rủi ro thị trường
TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212 31
trình kinh doanh mà còn trong việc kiểm soát rủi ro, kiểm toán và cả khu vực hỗ
trợ kinh doanh nếu cần thiết;
Theo đánh giá của cơ quan thanh tra, Giám sát, các mô hình của ngân hàng chứng
minh được mức độ chính xác ở mức hợp lý khi đo lường rủi ro;
Ngân hàng thường xuyên thực hiện kiểm tra sức chịu đựng theo yêu cầu của Basel II.
Cơ quan thanh tra giám sát có quyền yêu cầu về khoảng thời gian giám sát ban đầu và
trực tiếp kiểm tra các mô hình nội bộ của ngân hàng trước khi nó được sử dụng cho
mục đích tính toán vốn theo yêu cầu giám sát.
Bài 2: Rủi ro thị trường
32 TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212
Tóm lược cuối bài
Trong bài này, chúng ta đã hiểu rõ rủi ro thị trường là gì và cách đo lường loại rủi ro này như thế
nào. Đặc biệt bài này giúp chúng ta tiếp cận một phương pháp đo lường rủi ro của tài chính hiện
đại, đang được rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, đó là mô hình VaR. Ứng dụng của mô
hình này rất mạnh, không chỉ dừng ở quản trị rủi ro thị trường, mà có thể sử dụng tốt trong cả
hoạt động đầu tư tài chính.
Bài 2: Rủi ro thị trường
TXNHTM08_Bai2_v1.0015112212 33
Câu hỏi ôn tập
1. Sử dụng phương sai lợi suất làm độ đo rủi ro, dựa trên 100 giá trị lợi suất của cổ phiếu CTG
và 100 giá trị lợi suất của cổ phiếu VCB tính được phương sai mẫu tương ứng là 0,00050 và
0,00046. Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng khi đầu tư vào cổ phiếu CTG thì rủi ro hơn
khi đầu tư vào cổ phiếu VCB hay không? Giả thiết lợi suất cổ phiếu phân phối chuẩn.
2. Một công ty tính được giá trị rủi ro (VaR) của danh mục đầu tư của mình là 10 triệu đồng
(xét về độ lớn) với chu kỳ 1 ngày và độ tin cậy 99%. Các bạn cho biết giải thích nào dưới đây
về VaR là đúng:
a. Với xác suất 99%, danh mục đầu tư của công ty đó sẽ lỗ 10 triệu đồng ở ngày tiếp theo.
b. Với xác suất 99%, danh mục đầu tư của công ty đó có thể lỗ tối đa là 10 triệu đồng ở
ngày tiếp theo.
3. Cho bảng véc tơ trung bình và ma trận hiệp phương sai của 2 chuỗi lợi suất (chu kỳ 1 ngày)
RBVH và RDPM:
Trung bình Ma trận hiệp phương sai
RBVH RDPM
0,001162 RBVH 0,000908 0,000276
–0,000769 RDPM 0,000276 0,000498
Xét danh mục (P) của 2 chuỗi lợi suất trên với trọng số (0,3; 0,7). Giả thiết (RBVH, RDPM)
có phân phối chuẩn.
a. Tính trung bình và phương sai của danh mục P.
b. Tính VaR(1 ngày, 99%) của danh mục P. Nêu ý nghĩa của giá trị tính được.
4. Cho lợi suất (chu kỳ 1 ngày) kỳ vọng của một danh mục P là 0,0005 và độ lệch chuẩn của lợi suất
danh mục đó là 0,00005. Giả thiết lợi suất của danh mục là biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn.
a. Tính VaR(1 ngày, 99%).
b. Tính VaR(10 ngày, 99%).
5. Cho bảng véc tơ trung bình và ma trận hiệp phương sai của 2 chuỗi lợi suất (chu kỳ 1 ngày)
RCTG và RVCB:
Trung bình Ma trận hiệp phương sai
RCTG RVCB
–0,00112 RCTG 0,000493 0,000247
–0,00164 RVCB 0,000247 0,000461
Giả thiết (RCTG, RVCB) có phân phối chuẩn.
a. Tính VaR(99%) của R1= 0,5*RCTG và R2=0,5*RVCB.
b. Xét danh mục (P) của 2 chuỗi lợi suất trên với trọng số (0,5; 0,5). Tính VaR(99%) của P.
So sánh giá trị rủi ro của danh mục P với tổng giá trị rủi ro của R1 và giá trị rủi ro của
R2. Qua đó có nhận xét gì?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_quan_tri_rui_ro_bai_2_rui_ro_thi_truong.pdf