Thanh lý hợp đồng tín dụng
• Thanh lý tín dụng mặc nhiên : là việc chấm dứt hiệu lực hợp đồng tín dụng khi khoản nợ đã được hoàn trả đầy đủ
• Thanh lý tín dụng bắt buộc ; ngan hàng dựa vào cơ sở pháp lý để tìm kiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý nợ do kháh hàng không tự giác thực hiện nghĩa vụ tả nợ cho ngân hàng.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quy trình tín dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Khái niệm tín dụng
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời 1lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụngvà sau 1 thời gian nhất định được quay trở lại người sở hữu 1 lượng giá trị lớn hơn ban đầu.
II.nguyên tắc vay vốn
Điều 6 QD 1627: Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
III.Điều kiện vay vốn
Điều 7 (Qđ 1627):Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều kiện này trước đây là 1 nguyên tắc vay vốn, nhưng luật mới chỉ quy định là điều kiện. Trước đây TSĐB là 1 tiêu chí quan trọng nhất để cho vay, nhưng theo luật mới TSĐB chỉ là 1 điều kiện để ngân hàng cho vay.
IV.Phân loại tín dụng
1/ Theo mục đích:
- cho vay bất động sản: cho vay liên quan đến việc mua sắm xây dựng bất động sản nhà ở,đất đai,bất động sản công nghiệp,thương mại,dịch vụ
- cho vay công nghiệp và thương mại: cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho DN trong lĩnh vực công nghiệp,thương mại,dịch vụ
- cho vay nông nghiệp: cho vay để trang trải các chi phí như phân bón,thuốc trừ sau,giống cây,thức an gia súc,..
- cho vay các định chế tài chính: cấp tín dụng cho các ngân hàng,công ty tài chính,công ty cho thuê tài chính,công ty bảo hiểm,quỹ tín dụng,..
- cho vay cá nhân: cho vay đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng,như mua sắm vật dụng đắt tiền,cho vay để trang trải các chi phí thông thường thông qua phát hành thẻ tín dụng
- cho thuê: bao goòm cho thue vận hành và cho thuê tài chính.Tài sản cho thuê bao gồm bát động sản và động sản,trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị
2/ Thời hạn cho vay:
- cho vay ngắn hạn: thời hạn đến 12 tháng.
sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động cua các doanh nghiệp và các nhu càu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân
- cho vay trung hạn:từ 1 đến 5 năm,theo quy định của NHNN.
Sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định,cải tiến máy móc thiết bị,công nghệ,mở rộng sản xuất kinh doanh,xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ,thời gian thu hồi vốn nhanh.Ngoài ra cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưư động thường xuyên của các DN(thường là mứi thành lập)
- cho vay dài hạn : ch vay trên 5 năm,tối đa có hể lên đến 20-30 năm,cá biệt có thể lên đến 40 năm
Sử dụng để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây nhà,xây xí nghiệp mới,các thiết bị,phương tiện có quy mô lớn
3/ Mức độ tín nhiệm đói với khách hàng:
- cho vay không đảm bảo: không có tài sản hế chấp,cầm cố,bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân ngân hàng.đó là những khách hàng tốt,trung thực trong kinh doanh,cókhả năng ài chính lành mạnh,quản trị hiệu quả.
- cho vay có đảm bảo: cho vay dựa trên các bảo đảm như thế chấp,cầm cố,hoặc phải có sự bảo lãnh của nười thứ 3.đối với các khách hàng không có uy tín cao với ngân hàng,đây là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm 1 nguồn thứ hai,bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiéu chắc chắn.
4 Phương pháp hoàn trả:
- Cho vay có thời hạn: có thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thểtheo hợp đồng
+ Cho vay chỉ có 1 kì hạn trả nợ: thanh toán 1 lần theo thời hạn đã thoả thuận
+ Cho vay có nhiều kì hạn trả nợ(cho vay trả góp) khách hàng phải hoàn trả gốc vàlĩa tưng định kì.thường áp dụng trong cho vay bất đông sản nhà ở thương mại,cho vay tiêu dùng.cho vay với nhũng người kinh doanh nhỏ để mua sắm máy móc thiêt bị
+ Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kì hạ nợ cụ thể,việc trả nợ phụ thuộc vào khả năngtài chính của người đi vay
Khách hàng có thể trả nợ trước hạn nhưng ngân hàng có quyền thu lái toàn bộ kì hạn trả nợ theo hợp đồng,trừ khi có thoả thuận khác
- cho vay không có thời hạn cụ thể: NH yêu cầu hay người đi vay tự nguyenẹ trả nợ bất kì lúc nào,nhưng phải báo trước 1 thời gian hợp lí,có thể thoả thuận trước trong hợp đồng
5/ Xuất xứ tín dụng
- Cho vay trực tiếp: cấp vốn trực tiép cho người có nhu cầu,người đi vay trực tiếp hoàn trả cho NH
- Cho vay gián tiếp: Khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước,chứng từ nợ đã phát sinhvà còn trong thời hạn thanh toán.
+ chiét khấu thương phiếu(GT/26)
+Mua các phiếu bán hàng
V. Vai trò của tín dụng
VI. Quy trình tín dụng : 6 bước
1/ Lập hồ sơ
1.1 cơ sở lập hồ sơ:
Số lượng giấy tờ trong hồ sơ được lập ở giai đoạn này phụ thuộc vào loại khách hàng, loại và kỹ thuật câp tín dụng,quy mô nhu cầu tín dụng
1.2 Nội dung hs : 3
a/ giấy đề nghị vay vốn : Nhằm chứng minh rằng KH tự nguyện đến vay vốn. Nội dung cho biết : ai vay, mục rich sử dụng vốn (hợp lý hay không), thời gian.
b/ Tài liệu chứng minh năng lực pháp lý:
Đối với pháp nhân :
+ Quyết định thành lập
+ Giấy phép đầu tư(đối với DN nước ngoài phải có giấy phép hoạt động tại VN do cơ quan có thẩm quyền của VN cấp)
+ Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
+ Giấy phép hành nghề của cơ quan quản lý ngành chuyên môn (đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của NN)
+ Điều lệ hoạt động
+ Quyết định bổ nhiệm CTHĐQT,người đại diện pháp nhân,kế toán trưởng
+ Biên bản góp vốn hoặc chứng nhận góp đủ vốn pháp định(DN cổ phần,TNHH,liên doanh)
+ Nghị quyết của HĐQT về việc vay vốn và uỷ nhiệm người đi vay vốn(nếu không được dề cập trong điều lệ)
+ Các VBPL khác liên quan tư cách pháp nhân của khách hàng
Đối với thể nhân:
+ Giấy CMND
+Hộ khẩu thường trú
+ Hộ chiếu,giấy phép cư trú có thời hạn được phép cư trú tại VN dài hơn thời hạn vay vốn
+ Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (nếu có)
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương,của hiệp hội...
c/ Tài liệu thuyết minh vay vốn
- Các báo cáo tài chính:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới
+ Báo cáo các nguồn thu nhập(đối với cho vay cá nhân)
- Các giấy tờ phản ánh phương án,dự án vay vốn
đối với vay vốn lưu động:
+ Phương án sản xuất kinh doanh
+ kế hoach vay vốn và trả nợ
+ Giấy tờ có liên quan: đơn hàng.hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hoá dịch vụ,hợp đồng bao tiêu sản phẩm,hợp đồng xuất nhập khẩu,hoá đơn chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hoá,dịch vụ
+ thông báo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao
+ Giấy phép XNK,thư tín dụng, thư bảo lãnh
+ các tliệu khác liên quan đến nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn
đối với các khoản vay trung và dài hạn
+ Dự án đầu tư,quyết định phê duyệt DAĐT
+ Các văn bản liên quan đến đấu thaùa,chọn thầu
+ Thiết kế kĩ thuật,các tài liệu liên quan đén việc thi công công trình,thực hiện DA
+ tổng dự toán.văn bản phê duyệt tổng dự toán
+ Các loại giấy phép cần thiết: giấy phép xây dựng,giấy phép vệ sinh môi trường,giấy cấp đất hoặc thuê đất(thời hạn còn lại của giấy thuê đất phải bằng hoặc dài hơn đời dự án)
+ Các hợp đồng: hợp đồng thi công,hợp đồng xây dựng,hợp đồng thuê đất thuê nhà xưởng,hợp đồng cung cấp vạt tư thiết bị,hợp đồng bao tiêu sản phẩm,..
+ các tài liệu liên quan đến thị trường của sản phẩm,nguồn cung cấp nguyên vật liệu và các tài liệu liên quan khác(nếu có)
- Các giấy tờ phản ánh tài sản đảm bảo tiền vay(nếu có)
+ Hợp đồng thế chấp cầm cố,bảo lãnh,và các giấy tờ chứng nhận quyền sở hứu tài sản và quyền sử dụng đất...
2/ Phân tích tín dụng
Mục đích phân tích tín dụng
- hạn chế tình trạng thông tin không cân xứng
- đánh giá chính xác nhu cầu vay của khách hàng,để xác định mức cho vay hợp lý,tránh cho vay thừa hoặc thiếu,dẫn đến sử dụng vốn không hiệu quả, lãng phí vốn, sử dụng vốn sai mục đich => rủi ro không trả được nợ.
- đánh giá chính xác mức độ rủi ro của khách hàng,nếu rủi ro ở mức vẫn chấp nhận được thì có thể cho vay,nhưng phải trích lập quý dự phòng rủi ro
=> Tạo cơ sở định giá tín dụng : lãi suất
Lãi suất cho vay = lãi suất huy động + chi phí hoạt động + bảo hiểm tiền gửi + phần bù rủi ro + lợi nhuận kỳ vọng.
Phần bù rủi ro được lượng hóa dựa vào việc chấm điểm tín dụng => xếp hạng tín dụng => xếp hạng khách hàng vào 1 hạng rủi ro nào đó. Tương ứng với mỗi mức độ rủi ro thì có 1 mức bù rủi ro tương ứng.
Nguồn thông tin:
- HS đề nghị cấp TD của KH
- HS lưu giữ tại ngân hàng,hoặc từ các ngân hàng,TCTD khác
- đặc biệt từ trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của hệ thống các định chế tài chính trung gian,..
- Các cơ quan chức năng như thuế,pháp luật,...
- Các ấn bản kinh tế,báo chí,phương tiện thônng tin đại chúng,..
- trực tiếp phỏng vấn khách hàng và nhân viên của họ,đối thủ cạnh tranh
- Thẩm tra tại cơ sở
Cơ sở phân tích tín dụng
a/ Hồ sơ tín dụng
+ CBTD kiểm tra hồ sơ của khách hàng về số lượng, tính hợp lý, hợp lệ, sự phù hợp về nội dung và hình thức giữa các hồ sơ do khách hàng cung cấp với các quy định hiện hỡnh có liên quan. Lưu ý các dấu hiệu sửa chữa, mâu thuẫn hay trái quy luật thông thường của các hồ sơ và giữa các hồ sơ do khách hàng cung cấp.
+ Phân tích năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn thông qua các hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin từ các nguồn khác (nếu có).
+ Kiểm tra các phương pháp tính toán, kết quả tính toán cũng như các nội dung trong hồ sơ. Đối chiếu với các chuẩn mực, tiêu chuẩn đã được công bố thừa nhận (nếu có). Đặc biệt chú ý tới các khoản tăng đột biến, bất thường, hoặc lớn/nhỏ hơn giá trị, quy mô thông thường, hoặc các khoản mục khó hiểu, không rõ ràng.
+ Đối với hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp, CBTD và cán bộ tái thẩm định phải đánh giá được năng lực tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị từ nguồn báo cáo tài chính và báo cáo sản xuất kinh doanh của đơn vị trong ba năm gần nhất (nếu có)
+ Đối chiếu nội dung hồ sơ do khách hàng cung cấp với các thông tin thu thập được.
+ Lên danh mục các vấn đề cần quan tâm, các mâu thuẫn trong nội dung hồ sơ để chuẩn bị cho việc khảo sát thực tế.
=>Qua hồ sơ tín dụng : hiểu qua về khách hàng : lãnh đạo , lịch sử, nhân viên, …từ đó xác ddinghj những thông tin phải tìm hiểu thêm.
b/ Phỏng vấn khách hàng vay vốn: Các thông tin cần tìm hiểu khi tiếp xúc với KH
- Thông tin chung về doanh nghiệp
+ Lịch sử hình thành doanh nghiệp
+ Cơ cấu tổ chức
+ Tình hình nhân sự ( CBCNV , Ban lãnh đạo,kế toán trưởng_)
+ Thu nhập
+ Mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu
+ Thị trường tiêu thụ chính/ mạng lưới phân phối
+ Khách hàng chính
+ Đối thủ cạnh tranh chủ yếu
+ Điểm mạnh/điểm yếu của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề
- Tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu
+ Tình hình công nợ của doanh nghiệp (lưu ý công nợ khó đòi)
+ Tình hình sử dụng vốn vay Ngân hàng ( bao gồm các khoản vay từ các NHTM khác)
+ Lãi /lỗ qua các năm
- Về phương án/dự án vay vốn lần này
+ Các thông tin chung về phương án/dự án vay vốn
+ Tính nổi trội của phương án dự án kinh doanh lần nỡy so với các phương án kinh doanh lần trước hoặc so với các doanh nghiệp khác hoặc so với các dự án tương đương ( lợi thế về giá cả, công nghệ, thị trường tiêu thụ)
+ Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
+ Hiệu quả dự tính
- Về tài sản bảo đảm (nếu có)
+ Các thông tin chung về tài sản bảo đảm
+ Xem xét trực tiếp tình hình tài sản bảo đảm .
+ Các căn cứ xác định giá trị tài sản bảo đảm.
- Các thông tin khác liên quan
+ Các chính sách liên quan của Chính phủ
+ Sự hỗ trợ/phối hợp của Cơ quan chủ quản
+ Các thông tin chung về thị trường, sản phẩm, giá cả_
+ Chiến lược kinh doanh/ kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn tới
- Một số lưu ý
+ Nên tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo kế toán trưởng của doanh nghiệp,những người biết rõ nhất nhiều loại mảng thông tin vì vậy có thể trả lời đầy đủ các câu hỏi do phía ngân hàng đặt ra.
+ Chủ động tạo không khí lỡm việc cởi mở, gần gũi nhằm mục đích có thể thu thập được càng nhiều thông tin càng tốt.
+ Kết thúc buổi tiếp xúc, CBTD phải khẳng định được :
◊ Đánh giá chung về doanh nghiệp: Sự thiện cảm, độ tin cậy, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, quy mô sản xuất, kinh doanh_
◊ tư chất của Ban lãnh đạo và kế toán trưởng : Tuổi tác,trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, năng lực lãnh đạo, đối xử với cán bộ nhân viên_
◊ Các thông tin thu thập được tại buổi tiếp xúc có khớp đúng với các thông tin thu thập được trên giấy tờ trước đó?Các thông tin nào cần xác định lại
c/ Điều tra cơ sở sxkd của khách hàng:
d/ Nguồn thông tin bên ngoài
- trung tâm thông tin tín dụng CIC (cơ quan chuyên định giá tín dụng)
- Thông tin tại chính ngân hàng : HS lưu giữ tại ngân hàng.Hiện nay thông tin tại ngân hàng được quản lý bằng core- banking, giữa các chi nhánh của 1 ngân hàng có thể tra cứu thông tin của nhau.
- Từ các ngân hàng, TCTD khác
- Các ấn bản kinh tế,báo chí,phương tiện thônng tin đại chúng,..
- Các cơ quan chức năng như thuế, kiểm toán, pháp luật, trung tâm đăng kí giao dịch bảo đảm,công chứng nhà nước, hải quan, quản lý thị trường, quản lý nhà đất, địa chính,…
- Tổ chức, người thường xuyên có quan hệ với KH: nhà cung cấp, chủ nợ, người tiêu thụ,đ ối thủ cạnh tranh..
- Trường hợp cần thiết, CBTD có thể đề xuất mua thông tin nhằm bảo đảm thu thập đủ thông tin và có chất lượng.
Khi khai thác từ các nguồn thông tin khác, CBTD tập trung đánh giá tính khớp đúng so với thông tin được khách hàng cung cấp ; uy tín của khách hỡng/sản phẩm của khách hàng trên thị trường; mối quan hệ , đặc biệt là quan hệ tín dụng của khách hàng với NHTM khác
CBTD nên ghi chép lại nội dung các buổi làm việc với các cơ quan liên quan ( trường hợp phỏng vấn trực tiếp) hoặc sao chụp lại các thông tin in trên báo chí, sách... và lưu hồ sơ cho vay như các căn cứ thuyết minh cho Báo cáo thẩm định.
Nội dung phân tích : 7ND về phân tích định tính và phân tích định lượng
Phân tích định tính
a/ Năng lực pháp lý:
Đối với cá nhân:
+ Năng lực pháp luật dân sự : (điều 14-luật dân sự) Là khả năng của công dân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự
Đối với cá nhân nước ngoài ( điều 761,760- luật dân sự)
+ Năng lực hành vi dân sự : (điều 17-luật Ds) Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đối với cá nhân nước ngoài : điều 762,760- luật DS
Đối với DN(điều 84-luật DS)
Năng lực pháp luật dân sự: điều 86-luật DS
Đối với DN nước ngoài : điều 765-luật DS,trường hợp pháp nhân nước ngoài thực hiện giao dịch tại VN thì áp dung Đ86-LDS
+ Được thành lập hợp pháp
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
VD : Nếu DN là công ty con không độc lập thì không là 1 pháp nhân => HĐ vô hiệu
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật 1 cách độc lập
VD : Giám đốc được ủy quyền của TGĐ, nhưng phải còn thời hạn ủy quyền, và người ủy quyền cũng như người dược ủy quyền đều pải còn năng lực PLDS và năng lực HVDS.
b/ Uy tín tính cách KH vay vốn
Cá nhân : cách sống, mối quan hệ , thái độ với những người xung quanh
DN : Kiểu kinh doanh được thể hiện, phẩm chất đạo đức của người đứng đầu, văn hóa DN.
c/ Năng lực kinh doanh của khách hàng vay
Thị trường và sản phẩm :
Mức độ đa dạng hóa thị trường
Biến động thị trường
Danh mục sản phẩm
+ Đa dạng hay hạn hẹp
+ Thiết yếu hay xa xỉ
+ Có giá cạnh tranh
+ có rủi ro về thị hiếu hay không.
Phát triển sản phẩm
Kênh phân phối
+ Kênh phân phối riêng hay phụ thuộc vào các nhà bán buôn độc lập
+ Lực lượng bán hàng riêng hay sử dụng các đại lý
Nguồn nhân lực
Số lao động
Chất lượng bộ máy lãnh đạo và các quản trị viên
Chất lượng nhân viên về chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp
Nguồn lực vật chất :
Cơ sở vật chất kỹ thuật : TSCĐ, công nghệ
Nguồn cung ứng NVL
+ Nlmua trực tiếp hay gián tiếp
+ Nhiều nhà cung ứng hay chỉ 1
+ Những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả NVL
+ Có NL thay thế ?
+ Tác động của NL thay thế đến chi phí sản xuất, chất lượng và nhu cầu đối với sản phẩm.
Đánh giá khả năng quản lý :
Kết quả kinh doanh của DN
DS bán hàng
Lợi nhuận
Kiểm soát chi phí
Gia tăng vốn tự có
Đánh giá ban điều hành
Thành tích trong quá khứ
Trình độ của BLĐ :
+ Kinh nghiệm
+ Lĩnh vực thể hiện tài năng
+ Quan trọng nhất là sự chính trực
d/ Môi trường kinh doanh :
Môi trường vĩ mô : Mô hình PESLT
P : chính trị
E : kinh tế
S : xã hội
L : pháp lý
T : công nghệ
Môi trường vi mô : Mô hình Porter
Nguy cơ gia nhập :
+ Những DN mới gia nhập bổ sung năng lực và nguồn lực mới
+ Ảnh hưởng đến thị phần
+ Gây áp lực giảm giá
6 rào cản về việc gia nhập :
+ Kinh tế theo quy mô : DN mới gia nhập phải có 1 năng lực sản xuất ở mức đáng kể
+ Sự khác biệt của sản phẩm : Kh đã quen với thương hiệu, DN mơi gia nhập phải chịu chi phí lớn cho quảng cáo sản phẩm.
+ Đòi hỏi về vốn : DN mới gia nhập cần rất nhiều vốn
+ Chi phí cho việc chuyển đổi : Chi phí cao cho việc đào tạo lại , mua sắm thiết bị để chuyển sang sản xuất 1 sp mới
+ Tiếp cận các kênh phân phối : DN mới gia nhập phải giảm giá bán cho các nhà phân phối để đưa sản phẩm vào các siêu thị , cửa hàng bán lẻ để cạnh tranh với các thương hiệu có tiếng trên thị trường, Những mối quan hệ lâu dài đã có giữa các nhà cung ứng và các nhà phân phối địa phương.
+Lợi thế chi phí không phụ thuộc theo quy mô : các DN đang sản xuất có lợi thế chi phí như : đăng ký bản quyền CN sản xuất, các hợp đồng cung ứng NL dài hạn với các điều kiện thuận lợi, địa điểm thuận lợi.
Nguy cơ sản phẩm thay thế :
+ Một DN mới gia nhập thị trường với sản phẩm tương tự và bán với giá thấp hơn
Quyền mặc cả của người mua
+ Những người mua với khối lượng lớn có thể được chiết khấu khi mua
Quyền mặc cả của nhà cung ứng
+ Các nhà cung ứng có quyền đòi giá cao hơn nếu : chỉ có ít nà cung ứng, không phải cạnh tranh với sản phẩm tay thế, sản phẩm của nhà cung ứng là thiết yếu với khách hàng.
Cạnh tranh giữa các đối thủ trên thị trường
+ Càng có nhiều nhà cung ứng, nhà sản xuất, mức độ cạnh tranh càng cao.
+ Nhiều rào cản đói với việc ra khỏi ngành
+ Các tài sản chuyên dụng có giá trị thanh lý thấp
+ Tăng trưởng thấp của ngành => tranh giành thị phần
Mô hình SWOT
e/ Bảo đảm tiền vay
Phân tích định lượng :
f/ Năng lực tài chính của KH
Thực chất: Xác định quy mô của nhu cầu vay
Xác định thời hạn cho vay hợp lý, kỳ hạn trả nợ
Mục tiêu : dự kiến những rủi ro có thể xảy ra với khoản tín dụng sẽ cấp,vì vậy sau khi phân tích phải xếp hạng rủi ro của DN theo nhhững tiêu chí nhất định,được dịnh lượng bằng cách chấm điểm các tiêu chí.
Nội dung :
Vốn lưu động ròng :
+ Là nguồn vốn ổn định thường xuyên dùng vào việc tài trợ cho các nhu cầu kinh doanh
+ Cách tính :
VLĐR = NVDH – NDH = (NVCSH + NDH) – TSCĐ và đầu tư dài hạn
VLĐR = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn – nợ ngắn hạn
VLĐR > 0 : chứng tỏ TSDH được tài trợ hết bằng NV dài hạn và có 1 phần NVDH dầu tư cho
TSNH. Điều này thường đem lại cho DN 1 nguồn vốn tài trợ ổn định , 1 dấu hiệu an toàn,
1 quyền độc lập nhất định.
VLĐR < 0 : Chứng tỏ NVDH không đủ để tài trợ TSDH mà DN phải sử dụng thêm NVNH để đầu tư
cho TSDH. DN kinh doanh với cơ cấu vốn rất mạo hiểm.
+ Nguyên nhân gây biến động VLĐR :
VLĐR biến động do sự biến động của NVDH ( VCSH, nợ DH ), TSDH.
Việc tăng/ giảm các yếu tố trên đều cần phải tìm lý do giải thích. Nhưng nhìn chung các trường hợp NVDH giảm ( Đặc biệt là VCSH giảm, TSDH giảm làm giảm năng lực sản xuất, hoặc TSDH tăng nhưng gây mất cân đối tình hình tài chính của DN là những vấn đề cần được xem xét hơn cả)
VCSH thay đổi do : Lợi nhuận không chia để lại
Phát hành thêm cổ phiếu
Phân chia lợi nhuận cho cổ đông
VCSH tăng thể hiện DN có xu hướng tăng quy mô hoạt động
VCSH giảm do phân chia lợi nhuận cho cổ đông hoặc trả lại vốn góp cho chủ sở hữu
Tỷ lệ NDH/VCSH <1.0
NDH thay đổi do vay và nợ dài hạn
TSDH thay đổi do TSCĐ, BĐS đầu tư.
=>VLĐR tăng do NVDH tăng hoặc TSDH giảm. Đây chưa hẳn là dấu hiệu tốt nếu nguyên nhân do TSDH giảm. (TSDH giảm => năng lực sản xuất của DN giảm )
=>VLĐR giảm do NVDH giảm hoặc TSDH tăng. Đây chưa hẳn là dấu hiệu không thuận lợi nêu TSDH tăng
=> Qúa trình thẩm định cho vay ít nhất phải khẳng định được các nội dung sau:
+ Hiểu KH như thế nào : thông tin về khách hàng có đúng không
+ Khách hàng có thiện chí trả nợ hay không : đánh giá uy tín tính cách
+ Khách hàng có đủ khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi theo kỳ hạn đề nghị?
+ Khoản vay có đáp ứng đủ các điều kiện theo qui định cho vay của pháp luật?
+ Khoản vay có mang tính khả thi và hiệu quả ?
+ Trường hợp xấu nhất xảy ra, rủi ro dự kiến ở mức nào?
Các hệ số tài chính cơ bản :
g/ Phương án sản xuất kinh doanh :
Nội dung phương án sản xuất kinh doanh
Giới thiệu DN
Mục tiêu của PA SXKD
Thị trường và tiêu thụ
Hiệu quả kinh tế
Kế hoạch tài chính
Kết luận
Nội dung phân tích PASXKD
Căn cứ pháp lý và kinh tế
Vốn tự có tham gia vào PASXKD
Hiệu quả kinh tế của PAKD ( mức sinh lời)
Khả năng vay trả, nguồn trả, hạn trả.
3/ Quyết định tín dụng
a/ Cơ sở ra quyết định tín dụng
Thông tin từ thị trường và các cơ quan có liên quan
Chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định hoạt động tín dụng của NHNN
Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định
Kết quả thẩm định bảo đảm tín dụng
b/ Quyền phán quyết tín dụng : tập quyền, phân quyền
c/ Nội dung ra quyết định
Mức cho vay :
+ Nhu cầu vay
+ Khả năng nguồn vốn của ngân hàng
+ Giới hạn cho vay tối đa : theo thông tư 13
Theo VTC của ngân hàng :
Đối với 1 khách hàng : cho vay <15%VTC, cho vay +bảo lãnh < 25%VTC, cho thuê TC < 30%
Đối với nhóm KH : cho vay < 50% VTC, cho vay + bảo lãnh < 60%VTC, cho thuê TC < 80%
Theo VTC của khách hàng
Theo giá trị TSBĐ
Tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hanjsuwr dụng cho vay trung dài hạn : 40%
Kỳ hạn trả nợ
Thời hạn cho vay
+ Vay sxkd : phụ thuộc vào đặc điểm luân chuyển vốn
+ Vay tiêu dùng : phụ thuộc vào giá trị khoản vay, mục đich tiêu dùng, nguồn trả nợ
+ Tính chất nguồn vốn của ngân hàng
+ Cơ sở pháp lý : thời gian cho vay trung dài hạn < thời gian hoạt động còn lại của DN
Lãi suất
+ Lãi suất bình quân đầu vào
+ Chi phí hoạt động của ngân hàng
+ Mức rủi ro của từng khoản tín dụng
+ Chi phí VTC : ROE dự kiến
+ lãi suất cho vay thị trường (đối thủ cạnh tranh )
Quyền và nghĩa vụ hai bên
4/Giải ngân
Giải ngân bằng tiền mặt
Giải ngân bằng chuyển khoản : NH kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay, tạm thời tận dụng
được nguồn vốn chưa sử dụng của khách hàng, NH không muốn rút tiền mặt ra khỏi ngân hàng.
5/ Giám sát và thu nợ
Mục đích :
Ngăn ngừa những hành vi vi phạm của khách hàng, hạn chế rủi ro đạo đức nhằm đảm bảo an toàn tín dụng
Phát hiện kịp thời những biểu hiện vi phạm, qua đó có biện pháp xử lý thích hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng
Nội dung :
Theo dõi khoản vay
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay
Theo dõi, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và bảo đảm tín dụng của khách hàng
Xếp hạng tín dụng theo mức độ rủi ro
6/ Thanh lý hợp đồng tín dụng
Thanh lý tín dụng mặc nhiên : là việc chấm dứt hiệu lực hợp đồng tín dụng khi khoản nợ đã được hoàn trả đầy đủ
Thanh lý tín dụng bắt buộc ; ngan hàng dựa vào cơ sở pháp lý để tìm kiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý nợ do kháh hàng không tự giác thực hiện nghĩa vụ tả nợ cho ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy trinh tin dung.doc