Bài giảng Sinh lý hệ nội tiết - Lê Quốc Tuấn

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1  Còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc Insulin.  Chiếm 5-10% tổng số ca ĐTĐ.  Có tính chất di truyền rõ rệt, ít phụ thuộc môi trường.  Xuất hiện sớm (< 20 tuổi), trên cơ địa gầy.  Khởi phát nhanh, cấp tính, rầm rộ (4 nhiều)  Cơ chế: hệ miễn dịch tạo kháng thể tấn công làm hủy hoại tế bào beta tụy --> thiếu Insulin.  Chẩn đoán: theo ADA + đo Insulin máu  Điều trị: tiêm Insulin ngoại sinh  Thường gặp biến chứng nhiễm toan ceton. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2  Còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc Insulin.  Chiếm 90% tổng số ca ĐTĐ.  Phụ thuộc nhiều vào thói quen và môi trường (như chế độ ăn uống, tập luyện thể thao).  Xuất hiện muộn (> 40 tuổi), trên cơ địa béo phì.  Khởi phát chậm, mạn tính trong nhiều năm  Cơ chế: đề kháng với Insulin là chính.  Chẩn đoán: theo tiêu chuẩn ADA.  Điều trị: thuốc hạ đường huyết uống đơn thuần hoặc kết hợp tiêm Insulin.  Ít gặp biến chứng nhiễm toan ceton.

pdf155 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh lý hệ nội tiết - Lê Quốc Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOGO SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT ThS. BS. Lê Quốc Tuấn Bộ môn Sinh lý học - Khoa Y - Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh LOGO NỘI DUNG Nguyên lý hoạt động của hệ nội tiết: (1) hormon - thụ thể, (2) trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến cấp dưới1 Sinh lý hormon tăng trưởng GH2 Sinh lý tuyến giáp3 Sinh lý tuyến thượng thận4 Sinh lý tuyến tụy nội tiết5 LOGO ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT LOGO ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT TUYẾN NỘI TIẾT Không có ống dẫn Chất tiết (hormon) thấm trực tiếp vào máu. Chất tiết tác động lên nhiều cơ quan đích. Ví dụ: tụy nội tiết là các đảo Langerhans tiết insulin vào máu. TUYẾN NGOẠI TẾT Có ống dẫn Chất tiết được đổ vào một cơ quan nhất định. Chất tiết tác động ở một nơi nhất định. Ví dụ: tụy ngoại tiết tiết men tiêu hóa đổ vào tá tràng. LOGO ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT LOGO 2 HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA CƠ THỂ: HỆ THẦN KINH VÀ HỆ NỘI TIẾT LOGO Hệ nội tiết điều hoà hoạt động của cơ thể:  Duy trì sự hằng định nội môi, bảo đảm môi trường cho hoạt động chuyển hóa tại các tế bào.  Giúp cơ thể đáp ứng trong những trường hợp khẩn cấp như: đói, nhiễm trùng, chấn thương, stress tâm lý  Tác động trên sự tăng trưởng.  Đảm bảo hoạt động sinh sản. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT LOGO ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT LOGO LOGO NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG NỘI TIẾT 1 THỤ THỂ - HORMON LOGO HORMON Về hóa học, hormon được chia làm 2 loại: Hormon tan trong nước (protein): hormon của vùng hạ đồi, hormon của tuyến yên, insulin, glucagon Hormon tan trong lipid: bao gồm:  Hormon steroid (được tổng hợp từ cholesterol): hormon của vỏ thượng thận (cortisol, aldosterone) và tuyến sinh dục (estrogen, progesterone, testosterone).  Hormon giáp (T3, T4). LOGO THỤ THỂ HORMON (RECEPTOR) Đều là các phân tử protein Mỗi thụ thể đặc hiệu với một hormon Có 2 nhóm thụ thể tại tế bào đích dành cho các hormon nội tiết: • Thụ thể màng: nằm trên màng tế bào, dành cho nhóm hormon tan trong nước. • Thụ thể nhân: nằm bên trong tế bào, dành cho hormon tan trong lipid. LOGO THỤ THỂ HORMON LOGO THỤ THỂ HORMON (RECEPTOR) Hormon tan trong nước gắn lên thụ thể màng, dẫn đến sự thay đổi phản ứng sinh hóa tức thì ngay tại tế bào, thường tác động trong một thời gian ngắn. Hormon tan trong lipid gắn lên thụ thể nhân, dẫn đến sự thay đổi biểu hiện gen, làm tang cường hay ức chế tổng hợp protein, tác động chậm trong một thời gian dài. LOGO THỤ THỂ HORMON 3 loại thụ thể màng thường gặp: Thụ thể liên kết với kênh ion (ion-channel linked receptor): thường gặp trong hoạt động của hệ thần kinh. Thụ thể liên kết với protein G (G-protein coupled receptors): thường gặp trong hoạt động của hệ nội tiết Thụ thể tyrosine kinase: thường gặp trong hoạt động của các yếu tố tăng trưởng. LOGO THỤ THỂ HORMON LOGO THỤ THỂ LIÊN KẾT KÊNH ION LOGO THỤ THỂ LIÊN KẾT PROTEIN G LOGO THỤ THỂ TYROSINE KINASE LOGO THỤ THỂ NHÂN LOGO NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG NỘI TIẾT 2 TRỤC HẠ ĐỒI - TUYẾN YÊN - TUYẾN CẤP DƯỚI LOGO TRỤC HẠ ĐỒI - TUYẾN YÊN - TUYẾN CẤP DƯỚI Vùng hạ đồi tiết hormon điều khiển lên tuyến yên trước. Tuyến yên trước tiết hormon điều khiển lên các tuyến cấp dưới (tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến vú, tuyến sinh dục). Tuyến cấp dưới điều hòa ngược lên vùng hạ đồi và tuyến yên trước. LOGO TUYẾN YÊN Là một tuyến nhỏ, nằm trong hố yên ở nền sọ, liên hệ trực tiếp với vùng hạ đồi. Gồm 2 phần: • Tuyến yên trước (có bản chất là tế bào tuyến): tiết ra 6 loại hormon chính, kiểm soát chức năng chuyển hóa của các tuyến nội tiết cấp dưới và toàn cơ thể. • Tuyến yên sau (có bản chất là các nơron): nơi dự trữ hormon do các nơron của vùng hạ đồi bài tiết. LOGO LOGO TUYẾN YÊN LOGO PHÔI THAI HỌC TUYẾN YÊN LOGO TUYẾN YÊN TRƯỚC Tuyến yên trước tiết ra 6 loại hormon chính: 1. Hormon phát triển cơ thể GH (Growth Hormon) 2. Hormon hướng vỏ thượng thận ACTH (Adrenocorticotropin Hormon) 3. Hormon kích thích tuyến giáp TSH (Thyroid Stimulating Hormon) 4. Hormon kích thích tuyến vú tiết sữa Prolactin 5. Hormon kích thích nang trứng FSH (Follicle Stimulating Hormon) 6. Hormon tạo hoàng thể LH (Luteinizing Hormon) LOGO TUYẾN YÊN SAU Tuyến yên sau dự trữ 2 loại hormon: 1. Hormon chống bài niệu ADH (Antidiuretic Hormon) 2. Hormon Oxytocin: co cơ trơn tử cung (gây chuyển dạ và phòng ngừa bang huyết sau sinh); co cơ trơn tuyến vú (phóng thích sữa theo ống dẫn sữa ra ngoài). LOGO TUYẾN YÊN SAU LOGO HORMON ADH (Vasopressin) LOGO HORMON ADH (Vasopressin) LOGO LOGO HORMON OXYTOCIN LOGO VÙNG HẠ ĐỒI Những nơron của vùng hạ đồi bài tiết các hormon có chức năng kiểm soát sự hoạt động của tuyến yên trước. Chức năng kiểm soát này được thực hiện thông qua hệ mạch cửa vùng hạ đồi - tuyến yên. LOGO LOGO HỆ MẠCH CỬA HẠ ĐỒI - TUYẾN YÊN LOGO CÁC HORMON VÙNG HẠ ĐỒI Các hormon chính của vùng hạ đồi: 1. TRH: kích thích giải phóng hormon TSH 2. CRH: kích thích giải phóng hormon ACTH 3. GHRH: kích thích giải phóng hormon GH 4. GHIH: ức chế giải phóng hormon GH 5. GnRH: kích thích giải phóng cặp hormon hướng sinh dục FSH và LH 6. PIH: ức chế giải phóng hormon Prolactin 7. PRH: kích thích giải phóng Prolactin LOGO LOGO CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA NGƯỢC ÂM TÍNH VÍ DỤ TRÊN TUYẾN GIÁP LOGO HORMON TĂNG TRƯỞNG GH LOGO CHỨC NĂNG CỦA HORMON GH Chuyển hóa protid: tăng tổng hợp protein cho cơ thể Chuyển hóa lipid: tăng sử dụng acid béo tạo năng lượng Chuyển hóa glucid: làm tăng dự trữ glucose dưới dạng glycogen. Kích thích sụn và xương phát triển: qua đĩa sụn nối và cả màng xương thông qua yếu tố tăng trưởng dạng insulin 1 (IGF-1: insulin- like growth factor -1). LOGO LOGO LOGO BẤT THƯỜNG BÀI TIẾT HORMON GH  Suy tuyến yên • U chèn ép tuyến yên • Hội chứng SHEEHAN sau băng huyết sau sinh  Cường tuyến yên • Bệnh khổng lồ (gigantism): u tế bào somatotrop (u tế bào ưa acid) xảy ra trước tuổi trưởng thành. • Bệnh to đầu chi (acromegaly): u tế bào somatotrop xảy ra sau tuổi trưởng thành. LOGO SUY TUYẾN YÊN DO U CHÈN ÉP LOGO BỆNH KHỔNG LỒ (GIGANTISM) LOGO BỆNH TO ĐẦU CHI (ACROMEGALY) LOGO TUYẾN GIÁP (THYROID GLAND) LOGO CẤU TRÚC TUYẾN GIÁP Nằm dưới thanh quản, phía trước khí quản Bài tiết 2 hormon cùng chức năng: T3 và T4 Gồm nhiều nang tuyến, trong chứa đầy chất tiết dự trữ (chất keo thyroglobulin) Thyroglobulin có chứa các hormon giáp trong phân tử, được các tế bào giáp bài tiết vào lòng nang. Khi cơ thể cần, thyroglobulin được hấp thu trở vào tế bào giáp, tách các phân tử hormon và đưa vào máu đến cơ quan đích. LOGO TUYẾN GIÁP LOGO MÔ HỌC TUYẾN GIÁP LOGO MÔ HỌC TUYẾN GIÁP LOGO HORMON TUYẾN GIÁP LOGO HORMON TUYẾN GIÁP Hormon T3 7% hormon giáp tiết ra Tác dụng mạnh Thời gian tác dụng ngắn Là dạng tác dụng chính ở mô đích. Hormon T4 93% hormon giáp tiết ra Tác dụng yếu hơn 4 lần Thời gian tác dung dài Được khử bớt một iod thành T3 ở mô đích mới có tác dụng. LOGO SINH TỔNG HỢP HORMON GIÁP Các giai đoạn tổng hợp hormon tuyến giáp: Tổng hợp và bài tiết chất keo thyroglobulin vào nang giáp (mỗi phân tử thyroglobulin chứa khoảng 70 acid amin tyrosine - tiền thân của hormon giáp) Oxy hóa ion iodur (I-) Iod hóa các gốc tyrosine, tạo thành hormon giáp (còn ở dạng kết hợp với thyroglobulin trong nang giáp) Cắt rời và giải phóng các phân tử T3, T4 từ thyroglobulin trong tế bào giáp --> vào máu. LOGO SINH TỔNG HỢP HORMON GIÁP LOGO LOGO CHỨC NĂNG CỦA HORMON GIÁP Làm tăng sao mã nhiều gen, tổng hợp lượng lớn enzym, protein dẫn đến tăng các hoạt động của toàn cơ thể: Làm tăng hoạt động của tế bào, tăng cường chuyển hóa glucid và lipid tạo năng lượng, gây giảm cân. Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tim, tăng nhịp hô hấp để cung cấp oxy cho sự tăng chuyển hóa ở các mô. Tăng hoạt động của não bộ và hệ thần kinh. Tác dụng trên sự phát triển cơ thể, đặc biệt là não bộ. LOGO TÁC ĐỌNG CỦA HORMON GIÁP - T4 chuyển thành T3 ở mô đích. - Thụ thể hormon giáp (TR: thyroxine receptor) ở trong nhân. - T3 làm tăng sao mã nhiều gen. LOGO CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA NGƯỢC ÂM TÍNH TRH (hạ đồi) kích thích sự bài tiết TSH (tuyến yên). TSH đến kích thích tuyến giáp: làm tăng số tế bào giáp, tăng bài tiết hormon giáp (T3, T4). T3, T4 khi được tiết ra nhiều sẽ quay lại ức chế tuyến yên và vùng hạ đồi. LOGO LOGO RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP Gồm 2 nhóm: Cường giáp: tăng bài tiết hormon T3, T4 Suy giáp: giảm bài tiết hormon T3, T4 Bilan xét nghiệm chức năng tuyến giáp: fT3, fT4, TSH fT3: free T3 fT4: free T4 LOGO CƯỜNG GIÁP Biểu hiện hội chứng cường giáp: Da niêm: da ẩm, nóng, rụng tóc, gãy móng Chuyển hóa: sợ nóng, thân nhiệt tăng, khó ngủ, sụt cân nhanh, tiêu chảy do tăng nhu động ruột, run tay, teo cơ (tứ đầu đùi) Nhịp tim nhanh (>100l/ph), HA tâm thu cao Tâm thần: dễ cáu gắt, tức giận, khó tập trung, bứt rứt . LOGO CƯỜNG GIÁP Nguyên nhân:  Cường giáp tại tuyến yên: fT4 tăng, TSH tang (hiếm gặp)  Cường giáp tại tuyến giáp: fT4 tăng, TSH giảm. • Thường gặp do bệnh Basedow (bệnh Graves hay bướu cổ lồi mắt), nhân giáp độc Cường giáp dưới lâm sàng: fT4 bình thường, TSH giảm nhẹ LOGO CƯỜNG GIÁP: BỆNH GRAVES LOGO Cơ chế gây cường giáp trong bệnh Graves LOGO SUY GIÁP Biểu hiện: Phù niêm: mặt tròn, ít biểu lộ cảm xúc, môi dày, lưỡi to, tay chân thô, khàn tiếng do thâm nhiễm dây thanh, ù tai do thâm nhiễm vòi Eustache Chuyển hóa: sợ lạnh, thân nhiệt giảm, mệt mỏi, buồn ngủ, tăng cân, táo bón, tiểu ít, yếu cơ Nhịp tim chậm (<60l/ph), HA tâm thu thấp Tâm thần: thờ ơ, chậm chạp, suy giảm hoạt động trí óc, giảm trí nhớ LOGO SUY GIÁP Nguyên nhân:  Suy giáp tại tuyến yên: fT4 giảm, TSH giảm (hiếm gặp)  Suy giáp tại tuyến giáp: fT4 giảm, TSH tăng. • Thường gặp do bệnh tự miễn (viêm giáp Hashimoto: 50%), tai biến điều trị (phẫu thuật cắt giáp, quá liều thuốc kháng giáp, iod đồng vị phóng xạ ) Suy giáp dưới lâm sàng: fT4 bình thường, TSH tăng nhẹ LOGO SUY GIÁP LOGO BỆNH ĐẦN ĐỘN Bệnh đần độn: do suy tuyến giáp từ thời kỳ bào thai, đưa đến chậm phát triển trí não --> thể nặng nhất của suy giáp. LOGO PHÌNH GIÁP: BƯỚU CỔ ĐỊA PHƯƠNG Do thiếu iod trong khẩu phần ăn Do đó tuyến giáp không bắt đủ iod để tạo hormon T3, T4, nhưng vẫn tạo ra được thyroglobulin. Tuyến giáp tăng hoạt động, vì vậy ngày càng to lên thành bướu cổ, bên trong các nang giáp chứa đầy chất keo. Thường không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp LOGO PHÌNH GIÁP LOGO TUYẾN THƯỢNG THẬN LOGO LOGO LOGO TUYẾN THƯỢNG THẬN Gồm 2 phần: 1. Vỏ thượng thận: 3 lớp:  Lớp cầu: tiết aldosteron (mineralocorticoid)  Lớp bó: cortisol (glucocorticod)  Lớp lưới: tiết androgen 2. Tủy thượng thận: tiết epinephrine / norepinephrine LOGO LOGO VỎ THƯỢNG THẬN LOGO Aldosterone (Mineralocorticoi d) Cortisol (Glucocorticoid) HORMON VỎ THƯỢNG THẬN LOGO TỔNG HỢP HORMON VỎ THƯỢNG THẬN Bản chất là các hợp chất steroids (vòng cholesterol). Đa số tổng hợp từ cholesterol do các lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) cung cấp, một phần nhỏ từ acetyl coenzym A. LOGO LOGO LOGO 2 hormon chính của vỏ thượng thận: Aldosterone: bài tiết 150-250 mg/ngày, nồng độ trung bình 6 nanogram/dl. Cortisol: bài tiết 15-20 mg/ngày, nồng độ trung bình 12 mg/dl. HORMON VỎ THƯỢNG THẬN LOGO ALDOSTERONE Xem như hormon “sinh mạng” Tạo ra 90% hoạt tính mineralocorticoid Mất toàn bộ mineralocorticoid --> chết sau 3 ngày - 2 tuần LOGO  Tác dụng trên thận và tuần hoàn (quan trọng) • Kích thích tái hấp thu Na+ và bài tiết K+ tại ống thận xa • Làm tăng thể tích dịch ngoại bào và áp suất động mạch (huyết áp)  Tác dụng trên tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt và ruột: cùng cơ chế với tác dụng trên thận và tuần hoàn, nhưng ít quan trọng. CHỨC NĂNG CỦA ALDOSTERONE LOGO Tác dụng của aldosterone trên ống xa LOGO Tác dụng của aldosterone trên ống xa LOGO Các yếu tố kiểm soát bài tiết aldosterone:  Nồng độ K+ dịch ngoại bào tăng (quan trọng nhất): làm tăng bài tiết aldosterone. Hệ thống renin-angiotensin: tăng tiết angiotensin làm tăng bài tiết aldosterone.  Nồng độ Na+ dịch ngoại bào tăng: làm giảm bài tiết aldosterone.  Hormon ACTH từ yên trước: rất ít vai trò. ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT ALDOSTERONE LOGO LOGO HỆ RAA (RENIN-ANGIOTENSIN-ALDOSTERONE) LOGO HỆ RAA (RENIN-ANGIOTENSIN-ALDOSTERONE) LOGO CORTISOL Hormon chính của lớp bó vỏ thượng thận Chiếm 95% hoạt động glucocorticoid LOGO  Tác dụng trên chuyển hóa  Tác dụng trong stress  Tác dụng kháng viêm  Tác dụng kháng dị ứng  Tác dụng ức chế miễn dịch CHỨC NĂNG CỦA CORTISOL LOGO  Chuyển hóa glucid: gây tăng glucose máu • Kích thích tân tạo glucose tại gan • Giảm sử dụng glucose tại các tế bào  Chuyển hóa protid: tăng acid amin máu • Làm giảm tổng hợp protein tế bào • Tăng protein gan và huyết tương  Chuyển hóa lipid: tăng huy động acid béo --> Cung cấp glucose, acid amin, acid béo cho tế bào, nhất là các tế bào bị tổn thương. TÁC DỤNG CỦA CORTISOL TRÊN CHUYỂN HÓA LOGO  Cortisol làm tăng tổng hợp các enzym chuyển acid amin thành glucose trong tế bào gan (G6Pase, PEPCK).  Cortisol huy động acid amin từ các tổ chức ngoài gan. Tân tạo glucose tại gan LOGO TÁC DỤNG CỦA CORTISOL TRONG STRESS LOGO Gắn vào thụ thể nằm trong tế bào chất: Tác động ngoài gen: như ức chế enzyme phospholipase A2 (enzyme xúc tác chuyển phospholipid màng thành acid arachidonic trong quá trình tạo các hóa chất trung gian trong viêm. Tác động lên gen trong nhân: thông qua 2 cách:  Ức chế gen viêm (pro-inflammatory genes)  Kích thích gen kháng viêm (anti-inflammatory genes) CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA COTISOL LOGO LOGO LOGO LOGO LOGO LOGO LOGO ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT CORTISOL: ACTH LOGO TỦY THƯỢNG THẬN LOGO Cùng nguồn gốc hệ thần kinh giao cảm Gồm các tế bào thần kinh không sợi trục. Tiết hormon nhóm catecholamin: adrenalin (80%) và noradrenalin (20%) TỦY THƯỢNG THẬN LOGO Tùy kích thích lên thụ thể nào (alpha, beta) tại cơ quan nào sẽ gây tác dụng khác nhau. Noradrenalin: kích thích chủ yếu trên thụ thể alpha Adrenalin: kích thích cả hai loại thụ thể alpha và beta Thần kinh giao cảm: chỉ giải phóng Noradrenalin (kích thích chủ yếu là thụ thể alpha). THỤ THỂ CATECHOLAMIN LOGO THỤ THỂ CATECHOLAMIN LOGO Thụ thể alpha Thụ thể beta Co mạch Giãn đồng tử Giãn ruột Co cơ thắt ruột Co cơ dựng lông Co cơ thắt bàng quang Giãn mạch (β2) Tăng hoạt động tim (β1) Tăng chiều dài cơ tim (β1) Giãn ruột (β2) Giãn cơ tử cung (β2) Giãn tiểu phế quản (β2) Sinh năng lượng (β2) Tiêu glycogen (β2) Tiêu lipid (β1) Giãn vách bàng quang (β2) THỤ THỂ CATECHOLAMIN LOGO TỤY NỘI TIẾT VÀ ĐIỀU HÒA GLUCOSE HUYẾT LOGO CẤU TẠO TUYẾN TỤY  Tuyến tụy gồm 2 phần: • Tụy ngoại tiết (acini): tiết dịch tiêu hóa. • Tụy nội tiết (đảo Langerhans): tiết hormon insulin, glucagon, somatostatin.  Đảo tụy Langerhans chứa 3 loại tế bào chính: • Tế bào beta (60%): insulin • Tế bào alpha (25%): glucagon • Tế bào delta (10%): somatostatin LOGO LOGO MÔ HỌC TUYẾN TỤY LOGO HORMON INSULIN LOGO CẤU TẠO PHÂN TỬ INSULIN LOGO Do gen ở nhánh ngắn NST 11 quy định Từ ADN/ARN dịch mã thành preproinsulin Enzyme ty thể tách preproinsulin thành proinsulin Proinsulin dự trữ trong các hạt tại Golgi Khi các hạt trưởng thành: 1 Proinsulin  1 insulin + 1 peptide C SINH TỔNG HỢP INSULIN LOGO LOGO Mô đích của insulin là toàn bộ các tế bào trong cơ thể, trong đó 3 mô đích chính yếu là:  Mô gan  Mô mỡ  Mô cơ vân MÔ ĐÍCH CỦA INSULIN LOGO ĐỀ KHÁNG INSULIN: XẢY RA TẠI CÁC MÔ ĐÍCH LOGO THỤ THỂ CỦA INSULIN Thuộc nhóm thụ thể tyrosine kinase, gồm: - 2 tiểu đơn vị alpha bên ngoài màng đón nhận insulin - 2 tiểu đơn vị beta xuyên màng truyền tín hiệu vào nội bào qua sự phosphoryl hóa tyrosine. LOGO Tác dụng trên chuyển hóa glucid Tác dụng trên chuyển hóa lipid Tác dụng trên chuyển hóa protid Tác dụng trên sự phát triển: đồng tác dụng với GH TÁC DỤNG CỦA INSULIN LOGO Mở kênh GLUT4 đưa glucose vào tế bào Tại cơ: đẩy mạnh sử dụng glucose tạo năng lượng, tổng hợp glycogen. Tại gan: đẩy mạnh sử dụng và dự trữ glucose - Tổng hợp glycogen dự trữ sau bữa ăn - Chuyển glucose thừa thành acid béo - Ức chế tân tạo glucose Tại mô mỡ: tổng hợp triglyceride từ glucose Tế bào thần kinh: sử dụng glucose không qua trung gian insulin (do không có kênh GLUT4). TÁC DỤNG TRÊN CHUYỂN HÓA GLUCID LOGO Insulin mở kênh GLUT4 (glucose transporter 4) - Kênh GLUT4 có mặt trên các mô đích của insulin, mở ra phụ thuộc vào sự gắn của insulin vào thụ thể. - Các kênh GLUT khác ít chịu tác động của insulin. LOGO LOGO Tăng hoạt tính enzym glucokinase --> phosphoryl hóa glucose sau khi khuếch tán vào tế bào gan --> bắt giữ glucose lại trong tế bào gan. Bất hoạt enzym phosphorylase (enzyme cắt glycogen thành glucose) Tăng hoạt enzym glycogen synthase (enzyme tổng hợp glycogen từ glucose) Tác dụng của insulin tại gan LOGO LOGO Insulin kích hoạt tổng hợp glycogen LOGO Tổng hợp và dự trữ lipid từ glucose, nhất là tại các tế bào mỡ. Ức chế ly giải lipid và giải phóng acid béo (ức chế enzyme lipase HSL). TÁC DỤNG TRÊN CHUYỂN HÓA LIPID LOGO Enzyme HSL: hormon sensitive lipase LOGO Chuyển hóa lipid khi thiếu insulin Enzym HSL không bị ức chế bởi insulin, giải phóng acid béo vào máu, trở thành chất cung cấp năng lượng thay glucose. Các acid béo qua quá trình beta oxy hóa, giải phóng acetyl-CoA, tạo thành ceton --> tích tụ ceton gây toan huyết. Gan thu nhận acid béo, tổng hợp thành các lipoprotein, dễ xơ vữa mạch. LOGO LOGO TÁC DỤNG TRÊN CHUYỂN HÓA PROTID LOGO TÓM TẮT TÁC DỤNG CỦA INSULIN LOGO Các yếu tố điều hòa bài tiết insulin từ tế bào beta tụy: 1. Nồng độ đường huyết: quan trọng nhất 2. Nồng độ acid amin huyết 3. Hệ thần kinh tự chủ: TK đối giao cảm 4. Các hormon dạ dày ruột 5. Các hormon khác ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT INSULIN LOGO ĐÁP ỨNG TIẾT INSULIN 2 PHA SAU ĂN Hai giai đoạn đáp ứng tiết insulin sau khi truyền glucose liên tục: - Giai đoạn 1: phóng thích lượng insulin có sẵn - Giai đoạn 2: tế bào beta tổng hợp thêm insulin Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 LOGO ĐÁP ỨNG TIẾT INSULIN 24 GIỜ LOGO HORMON GLUCAGON LOGO Do tế bào alpha đảo tụy tiết ra: Tại gan: giải phóng glucose vào máu do:  Phân giải glycogen thành glucose  Tân tạo glucose Tại mô mỡ: thoái biến dự trữ lipid TÁC DỤNG CỦA GLUCAGON LOGO TÁC DỤNG CỦA GLUCAGON LOGO ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT GLUCAGON Nồng độ đường huyết: quan trọng nhất Nồng độ acid amin huyết LOGO ĐIỀU HÒA NỒNG ĐỘ GLUCOSE HUYẾT LOGO ĐIỀU HÒA GLUCOSE HUYẾT Glucose máu: Là chỉ số sinh học quan trọng Luôn được giữ ở mức ổn định trong cơ thể Đường huyết đói bình thường 70-100 mg/dL (3,6-5,6 mmol/L) LOGO Glucose máu được điều hòa ổn định cho hoạt động của các cơ quan, thông qua: (1) Gan: cơ quan dự trữ chính của gluocse (2) Hệ nội tiết: điều hòa hoạt động của các cơ quan chính yếu tham gia kiểm soát glucse máu (gan, cơ, mỡ). (3) Hệ thần kinh: điều tiết hệ nội tiết ĐIỀU HÒA GLUCOSE HUYẾT LOGO HỆ NỘI TIẾT ĐIỀU HÒA GLUCOSE HUYẾT Hormon làm giảm glucose máu: Insulin Hormon làm tăng glucose máu (đối kháng với Insulin): các hormon còn lại trong cơ thể. Insulin Glucose máu Glucagon Cortisol T3, T4 Adrenaline ACTH LOGO LOGO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Đái tháo đường (Diabetes mellitus):  Là bệnh lý chuyển hóa phức tạp Đặc trưng bởi sự tăng đường huyết mạn tính Rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protid Do thiếu insulin hoặc đề kháng insulin hoặc do cả hai. LOGO CHẨN ĐOÁN ĐTĐ THEO ADA 2013 (1) HbA1c ≥ 6,5%. (2) Đường huyết đói ≥ 126 mg/dL. (3) Đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dL. (4) Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL kết hợp với triệu chứng 4 nhiều điển hình (tiểu nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều). Xét nghiệm (1), (2), (3) cần lặp lại để chẩn đoán xác định. ADA: American Diabetes Association LOGO CHẨN ĐOÁN TIỀN ĐTĐ THEO ADA 2013 (1) Rối loạn đường huyết đói : đường huyết đói trong khoảng 100 – 125 mg/dL. (2) Rối loạn dung nạp glucose: đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose trong khoảng 140 – 199 mg/dL. (3) Gồm cả 2 rối loạn đường huyết đói và rối loạn dung nạp glucose . (4) HbA1c trong khoảng 5.7 – 6.4%. LOGO LOGO Có 4 típ đái tháo đường theo phân loại ADA 2013:  Type 1: do hủy tế bào β tụy, thiếu insulin tuyệt đối  Type 2: chủ yếu do tình trạng đề kháng insulin  Các type khác: ĐTĐ do khiếm khuyết gen quy định chức năng tế bào β, khiếm khuyết gen quy định hoạt tính insulin, do thuốc, do bệnh tụy ngoại tiết, do bệnh nội tiết khác  ĐTĐ thai kỳ (GMD: Gestational diabetes mellitus): ĐTĐ được chẩn đoán lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LOGO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1 Còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc Insulin. Chiếm 5-10% tổng số ca ĐTĐ. Có tính chất di truyền rõ rệt, ít phụ thuộc môi trường. Xuất hiện sớm (< 20 tuổi), trên cơ địa gầy. Khởi phát nhanh, cấp tính, rầm rộ (4 nhiều) Cơ chế: hệ miễn dịch tạo kháng thể tấn công làm hủy hoại tế bào beta tụy --> thiếu Insulin. Chẩn đoán: theo ADA + đo Insulin máu Điều trị: tiêm Insulin ngoại sinh Thường gặp biến chứng nhiễm toan ceton. LOGO TYPE 1 LOGO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc Insulin. Chiếm 90% tổng số ca ĐTĐ. Phụ thuộc nhiều vào thói quen và môi trường (như chế độ ăn uống, tập luyện thể thao). Xuất hiện muộn (> 40 tuổi), trên cơ địa béo phì. Khởi phát chậm, mạn tính trong nhiều năm Cơ chế: đề kháng với Insulin là chính. Chẩn đoán: theo tiêu chuẩn ADA. Điều trị: thuốc hạ đường huyết uống đơn thuần hoặc kết hợp tiêm Insulin.  Ít gặp biến chứng nhiễm toan ceton. LOGO TYPE 2 LOGO www.themegallery.comBộ môn Sin lý học - Khoa Y - Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_sinh_ly_he_noi_tiet_le_quoc_tuan.pdf
Tài liệu liên quan