Bài giảng Tư pháp quốc tế - Bài 6: Tố tụng dân sự quốc tế - Bùi Thị Thu
Thẩm quyền công nhận
• Khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011.
• Điểm b Khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011 thì yêu cầu công nhận và cho
thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thuộc thẩm
quyền xem xét giải quyết sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh).
• Điều 35 Khoản 2 Điểm d Bộ luật Tố tụng dân sự 2011, còn quy định cụ thể về Tòa án
có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài .
Điều 356 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011 quy định các trường hợp không công nhận sau:
• Bản án, quyết định dân sự nước ngoài chưa có hiệu lực pháp luật.
• Người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại
phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.
• Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam.
• Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đang có hiệu lực pháp luật của
Tòa án Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận,
hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, Tòa án Việt Nam đã thụ
lý và đang xem xét vụ án đó.
• Đã hết thời hiệu thi hành án theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án đã ra
bản án, quyết định đó hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
• Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự nước ngoài đó tại Việt
Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
29 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tư pháp quốc tế - Bài 6: Tố tụng dân sự quốc tế - Bùi Thị Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu
1
BÀI 6
TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ
Giảng viên: ThS. Bùi Thị Thu
2
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được khái niệm, các đặc trưng cơ bản của tố
tụng dân sự quốc tế;
• Trình bày được khái niệm, nội dung, nguyên tắc luật
toà án;
• Trình bày được các quy định về địa vị tố tụng của
người nước ngoài tại Việt Nam;
• Trình bày được nguyên tắc, trình tự thủ tục ủy thác tư pháp;
• Nắm được trình tự, thủ tục, điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.
3
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để học được môn học này, sinh viên phải học xong các
môn học:
• Luật Dân sự;
• Luật Thương mại;
• Luật Hôn nhân và gia đình.
4
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc giáo trình.
• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về
vấn đề trình tự thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài.
• Trả lời các câu hỏi của bài học.
• Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề tố tụng dân sự
quốc tế.
5
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài tại Việt Nam
6.3
Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài6.2
Khái quát chung6.1
6
6.1. KHÁI QUÁT CHUNG
6.1.1. Khái niệm, đặc
điểm của tố tụng dân
sự quốc tế
6.1.2. Nguyên tắc cơ
bản của tố tụng dân
sự quốc tế
6.1.3. Hệ thống pháp
luật về tố tụng dân sự
quốc tế
7
6.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ
Khái niệm: Tố tụng dân sự quốc tế là các quy định
về trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự
theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
• Khái niệm vụ việc dân sự bao gồm: Việc dân sự
và các tranh chấp dân sự, lao động, thương mại,
hôn nhân gia đình.
• Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Khoản 2
Điều 405 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011).
8
6.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ (tiếp theo)
Nội dung “tố
tụng dân sự
quốc tế”
bao gồm:
Giải quyết xung đột thẩm quyền và xác định
thẩm quyền xét xử của Tòa án.
Vấn đề ủy thác tư pháp quốc tế.
Trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài tại Tòa án.
Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài,
quyết định của Trọng tài nước ngoài...
9
6.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ (tiếp theo)
10
Đặc điểm của
tố tụng dân
sự quốc tế
Thủ tục đặc biệt. Đây là các vụ việc liên quan
đến hệ thống pháp luật và hệ thống tài phán của
các quốc gia khác nhau (xung đột pháp luật và
xung đột thẩm quyền).
Giải quyết theo pháp luật về trình tự thủ tục của
mỗi quốc gia tại hệ thống Cơ quan tư pháp của
quốc gia.
Các nguyên
tắc cơ bản của
tố tụng dân sự
quốc tế
Tôn trọng độc lập chủ quyền, an ninh
quốc gia của nhau.
Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của
Nhà nước nước ngoài và những người
được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao.
Đối xử quốc gia.
Có đi có lại, cùng có lợi.
Luật tòa án (Lex fori).
6.1.2. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ
11
6.1.2. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ
12
Lex fori
• Khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng
có yếu tố nước ngoài, Tòa án có thẩm quyền chỉ
áp dụng pháp luật nước có Tòa án đó (bao gồm
luật tố tụng, luật nội dung và Tư pháp quốc tế).
• Xem Khoản 3 Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự 2011.
6.1.3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ
Các Điều ước quốc tế song phương
Việt Nam đã tiến
ký kết 16 Hiệp định
tương trợ tư pháp
Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tương
trợ tư pháp.
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử của
Cơ quan tư pháp các nước ký kết.
Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật.
Bảo hộ công dân, pháp nhân của các nước
ký kết.
Thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế.
Thủ tục tống đạt tài liệu, hồ sơ vụ án.
Công nhận và thi hành các bản án, quyết
định của Tòa án nước ký kết hữu quan.
13
6.1.3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ
14
Các Điều ước quốc tế đa phương:
Công ước Lahay 1954 về các vấn đề tố tụng dân sự quốc tế;
Công ước 1956 về tống đạt các hồ sơ tư pháp và các tài liệu có liên quan mang
tính chất tố tụng dân sự và thương mại cho Tòa án nước ngoài;
Công ước Lahay ngày 15/11/1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp
trong lĩnh vực dân sự, thương mại ra nước ngoài;
Công ước Lahay 18/3/1970 về thu thập chứng cứ cho các vụ kiện dân sự và
thương mại;
Công ước Lahay 1958 về công nhận và cho thi hành bản án về cấp dưỡng
trẻ em;
Công ước năm 1952 về thống nhất hóa một số nguyên tắc liên quan đến thẩm
quyền xét xử các vụ kiện về tai nạn đâm va tàu biển
Các nước Châu Âu EU có Công ước Brucxell năm 2008 về thẩm quyền xét xử
quốc tế, về công nhận và thi hành các bản án dân sự - thương mại của Tòa án
nước ngoài, về giá trị bắt buộc của các tài liệu do cơ quan công quyền cấp
Công ước Cộng đồng Châu Âu 27/9/1968 về trách nhiệm quốc tế và thi hành
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Nội dung các công ước La Hay được đăng tải trên website: www.hcc.net
6.2. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
6.2.1. Địa vị pháp lý trong
lĩnh vực tố tụng của người
nước ngoài
6.2.2. Năng lực pháp luật
tố tụng dân sự và năng
lực hành vi tố tụng dân sự
của người nước ngoài
6.2.3. Vấn đề uỷ thác tư
pháp, tương trợ tư pháp
15
6.2.1. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
• Bảo hộ pháp lý cho người nước ngoài khi tham gia tố tụng trước các Cơ quan tài
phán quốc gia, cụ thể trong:
Điều ước quốc tế (Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định lãnh sự, Hiệp định
thương mại, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư)
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 về quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của cá
nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài (Điều 406).
• Địa vị tố tụng của người nước ngoài được xác định dựa trên các quy định về năng
lực chủ thể của các đối tượng này.
16
6.2.2. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ NĂNG LỰC HÀNH VI TỐ
TỤNG DÂN SỰ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Quốc tịch của cá nhân
Nơi cư trú của cá nhân
Nơi thực hiện hành vi tố tụng.
Năng lực pháp luật
và năng lực hành vi
Tố tụng dân sự của
cá nhân nước ngoài
(Điều 407 Bộ luật tố
tụng dân sự 2011)
Cá nhân nước ngoài
17
6.2.2. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ NĂNG LỰC HÀNH VI TỐ
TỤNG DÂN SỰ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
18
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế
• Điều 408 Bộ luật tố Tụng dân sự 2011 là năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ
quan, tổ chức, được xác định theo pháp luật của nước mà cơ quan, tổ chức đó
thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
• Đối với chủ thể tham gia tố tụng dân sự quốc tế là các tổ chức quốc tế thì năng lực
pháp luật tố tụng dân sự được xác định dựa trên cơ sở các Điều ước quốc tế là cơ
sở pháp lý để thành lập tổ chức quốc tế đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế
hoặc các Điều ước quốc tế đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam.
6.2.2. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ NĂNG LỰC HÀNH VI TỐ
TỤNG DÂN SỰ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
19
Cá nhân, tổ chức được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao
• Bộ luật Tố tụng dân sự 2011, Pháp lệnh về quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế
tại Việt Nam năm 1993; Nghị định số 73/CP ngày 30/7//1994 của Chính phủ quy định
chi tiết thực hiện Pháp lệnh trên
• Tranh chấp dân sự quốc tế mà một bên đương sự là quốc gia hoặc người được
hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao của Việt Nam sẽ được Nhà nước Việt Nam
giải quyết bằng con đường ngoại giao (Khoản 4 Điều 2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011).
6.2.3. VẤN ĐỀ ỦY THÁC TƯ PHÁP, TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
Khái niệm:
• Ủy thác tư pháp quốc tế là sự yêu cầu bằng văn bản chính thức của Cơ quan tư
pháp quốc tế nước này đối với Cơ quan tư pháp quốc tế của nước kia (thường là
Tòa án cùng cấp) thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt tại lãnh thổ nước kia theo
những nội dung chỉ định trong văn bản yêu cầu.
• Điều 6 Luật Tương trợ tư pháp của Việt Nam năm 2008 quy định: “Ủy thác tư pháp
là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có
thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ
tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc Điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên”.
20
6.2.3. VẤN ĐỀ ỦY THÁC TƯ PHÁP, TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP (tiếp theo)
Nguyên tắc
thực hiện ủy
thác tư pháp
Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia,
không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau.
Thực hiện ủy thác tư pháp phải phù
hợp với các Điều ước quốc tế mà
quốc gia là thành viên và phù hợp với
pháp luật của quốc gia.
Nguyên tắc có đi có lại
21
6.2.3. VẤN ĐỀ ỦY THÁC TƯ PHÁP, TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP (tiếp theo)
Nội dung thực hiện ủy
thác Tư pháp quốc tế
(Điều 10 Luật tương
trợ tư pháp 2008)
Cách thức liên hệ với Tòa án
Trợ giúp pháp lý
Chuyển giao giấy tờ
Thu thập chứng cứ
22
6.2.3. VẤN ĐỀ ỦY THÁC TƯ PHÁP, TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP (tiếp theo)
23
Cách thức thực
hiện hoạt động
ủy thác Tư pháp
quốc tế
Thông qua con đường ngoại giao.
Thông qua cơ quan tư pháp Trung ương.
Liên hệ ủy thác trực tiếp giữa các Tòa án
của các nước liên quan.
6.3. CÔNG NHẬN VÀ CHO THI THÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA
ÁN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
6.3.1. Nguyên tắc
công nhận
6.3.2. Trình tự,thủ tục
công nhận
6.3.3. Các trường hợp
không công nhận
24
6.3.1. NGUYÊN TẮC CÔNG NHẬN
Nguyên tắc công
nhận (Điều 343 Bộ
luật tố tụng dân sự
2011)
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước mà Việt Nam và nước đó đã ký
kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế.
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài được pháp luật Việt Nam
quy định công nhận và cho thi hành.
Công nhận trên cơ sở nguyên tắc có đi
có lại.
25
6.3.2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN
Thẩm quyền công nhận
• Khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011.
• Điểm b Khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011 thì yêu cầu công nhận và cho
thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thuộc thẩm
quyền xem xét giải quyết sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh).
• Điều 35 Khoản 2 Điểm d Bộ luật Tố tụng dân sự 2011, còn quy định cụ thể về Tòa án
có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài .
26
6.3.2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN
27
Thủ tục công nhận
Gửi đơn yêu cầu
Chuyển hồ sơ đến Tòa án
cấp tỉnh có thẩm quyền
Phiên tòa xét đơn
Kháng nghị, kháng cáo
6.3.3. CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG CÔNG NHẬN
Điều 356 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011 quy định các trường hợp không công nhận sau:
• Bản án, quyết định dân sự nước ngoài chưa có hiệu lực pháp luật.
• Người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại
phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.
• Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam.
• Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đang có hiệu lực pháp luật của
Tòa án Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận,
hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, Tòa án Việt Nam đã thụ
lý và đang xem xét vụ án đó.
• Đã hết thời hiệu thi hành án theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án đã ra
bản án, quyết định đó hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
• Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự nước ngoài đó tại Việt
Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
28
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau:
• Khái quát về tố tụng dân sự quốc tế;
• Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài;
• Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài tại Việt Nam.
29
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_tu_phap_quoc_te_bai_6_to_tung_dan_su_quoc_te_bui_t.pdf