Bài giảng Xã hội học pháp luật - Chương 1: Nhập môn xã hội học pháp luật - Phạm Hoàng Linh

1. Chức năng nhận thức ◦Chức năng nhận thức của xã hội học pháp luật trước hết biểu hiện ở chỗ, xã hội học pháp luật trang bị cho người nghiên cứu môn học cách thức tiếp cận nghiên cứu các quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, hoạt động và phát triển của pháp luật bằng tri thức xã hội học thông qua việc nghiên cứu các khái niệm, lý thuyết và phương pháp của môn học.2. Chức năng thực tiễn ◦ Chức năng thực tiễn của xã hội học pháp luật có quan hệ mật thiết với chức năng nhận thức. Việc nghiên cứu xã hội học pháp luật không chỉ đơn thuân là vận dụng vào nhận thức thực hiện các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong thực tiễn mà quan trọng là đưa ra các giải pháp đúng đắn, kịp thời kiểm soát các sự kiện hiện tượng đó ◦ Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, xã hội học pháp luật củng cố và xây dựng những luận cứ khoa học giúp cho Đảng và Nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật, đúng đắn, kịp thời phù hợp với tình hình phát triển xã hội ở từng giai đoạn cụ thể ◦ Hoạt động nghiên cứu xã hội học pháp luật về những mặt, khía cạnh của đời sống pháp luật cung cấp những thông tin được phản ánh từ cơ sở thực tiễn đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giúp họ cập nhật thường xuyên những thông tin cần thiết, kịp thời phát hiện được những mâu thuẫn, xung đột hay những sai lệch, từ đó tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật.3. Chức năng dự báo ◦ Trên cơ sở các kết quả khảo sát thu thập thông tin, xử lý thông tin, các nhà xã hội học pháp luật phân tích logic, tính khách quan, nhận diện các sự kiện, hiện tượng pháp luật trong quá khứ và hiện tại, từ đó đưa ra các dự báo khoa học để làm sáng tỏ triển vọng phát triển xa hơn nữa của các sự kiện, hiện tượng pháp luật trong tương lai. ◦ Bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, xã hội học pháp luật thu thập thông tin định tính, định lượng đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA) giúp các chủ thể có thẩm quyền nhận biết những khả năng xảy ra khi văn bản pháp luật được ban hành. ◦ Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng về ý thức pháp luật của các nhóm xã hội, về hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, tội phạm và hiệu quả của các biện pháp đấu tranh phòng, chống hành vi sai lệch, tìm ra nguyên nhân để đưa ra những dự báo về diễn biến tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trong tương lai, giúp cho các chủ thể có thẩm quyền đưa ra các biện pháp hạn chế hành vi sai lệch và tội phạm.

pdf30 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Xã hội học pháp luật - Chương 1: Nhập môn xã hội học pháp luật - Phạm Hoàng Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT NCS Phạm Hoàng Linh NỘI DUNG MÔN HỌC ◦ CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT ◦ CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT ◦ CHƯƠNG 3: MỖI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CƠ CẤU XÃ HỘI ◦ CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN MỰC XÃ HỘI ◦ CHƯƠNG 5: CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ◦ CHƯƠNG 6: CÁC KHÍA CẠNH XẪ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ◦ CHƯƠNG 7: SAI LỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT Nhiệm vụ của sinh viên ◦ Tham gia trên lớp ít nhất 80% ◦ Đọc trước giáo trình và ghi chép lại các ý chính trong mỗi buổi học; tham gia thảo luận ◦ Tham gia kiểm tra giữa kỳ ◦ Tham gia thi kết thúc học phần ◦ Chủ động tự học theo những vấn đề mà giảng viên gợi ý Đánh giá môn học Phân loại Thời lượng Tỷ trọng (%) Quy định Đánh giá chuyên cần 20% Điểm danh hoặc kiểm tra kiến thức hoặc kết hợp cả hai hình thức Kiểm tra giữa kỳ 30-45 phút 20% Bài kiểm tra tự luận trên lớp Kiểm tra cuối kỳ 60 phút 60% Bài thi kiểm tra tự luận (được sd tài liệu GỐC, VB QPPL, sách giáo trình) CHƯƠNG 1: ◦NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT I. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT 1. ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT - Cuối thế kỷ thứ 18, Tây Âu biến đổi xã hội diễn ra mạnh mẽ => Khoa học Tự nhiên đạt được thành tựu lớn => Tác động đến ngành Khoa học Xã hội => Nguyên lý về trật tự cân bằng và lực hấp dẫn tương tự trong xã hội - Cách mạng tư sản đã làm thay đổi trật tự xã hội phong kiến => Biến đổi về kinh tế kéo theo những thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội - Pháp luật thực chứng không lý giải hết nội dung cũng như chức năng của pháp luật. Khái niệm Xã hội học pháp luật ◦Xã hội học pháp luật là ngành xã hội học chuyên biên nghiên cứu các quy luật xã hội, các quá trình xã hội của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật tỏng xã hội, trong mối liên hệ với các loại chuẩn mực xã hội khác, nguồn gốc, bản chất, các chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và các sự kiện, hiện tượng pháp lý thể hiện trong hoạt động của chủ thể pháp luật I. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT ◦2. Quan điểm của một số trường phái Xã hội học pháp luật tiêu biểu ◦2.1. Trường phái Xã hội học pháp luật châu Âu: De La Brede – Montesquieu (1689 – 1755) ◦Tác phẩm “Tinh thần pháp luật” là cơ sở nghiên cứu xã hội học pháp luật ◦03 tầng lớp: Vua chúa; quý tộc và dân thường ◦Quyền lực nhà nước chia làm 2 loại: chuyên chế và hành chính. Quyên lực hành chính: lập pháp, hành pháp và tư pháp ◦03 dạng nhà nước tồn tại: Quân chủ; Cộng hòa; Độc tài ◦ Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” – quá trình hình thành xã hội và nhà nước ◦ Trật tự xã hội là quyền nền tảng cho mọi quyền khác. Trật tự xã hội không tự nhiên có, được xác lập dựa trên công ước. Trật tự xã hội do các quyết định cá nhân tạo ra, cá nhân lại tự đặt mình dưới ý chí chung thể hiện trong khế ước. ◦ Con người công cộng là Nhà nước; cá nhân riêng lẻ là công dân. Nhà nước tồn tại thì phải có lực lượng chung mang tính cưỡng chế ◦ Phát luật xác lập quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi người; đo lường sự phải trái trong quan hệ giữa các thành viên trong xã hội; giữ cho xã hội trong vòng trật tự ◦ 03 loại luật: Luật cơ bản (luật chính trị), luật dân sự, luật hình sự ◦ Xây dựng thiết chế chính trị dựa trên quyết định tư do của các cá nhân. Quyền lực tối cao không phân chia, nhưng các cơ quan vẫn thực hiện phân chia chức năng thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Jean Jacques Rousseau (1712 – 1778) Karl Marx (1818 – 1883) ◦Pháp luật ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước ◦Chế độ tư hữu xuật hiện, xã hội phân chia thành giai cấp, giữa các giai cấp có sự mâu thuẫn gay gắt không điều hòa được, các chuẩn mực xã hội cũ không còn khả năng duy trì được trật tự xã hội, cần có một loại chuẩn mực xã hội mới có tính cưỡng chế mạnh mẽ hơn, thể hiện ý chí giai cấp đó là pháp luật ◦Pháp luật luôn là công cụ thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền thể hiện trực tiếp ý chí của giai cấp thống trị Emile Durkheim (1858 – 1917) ◦Luật pháp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sự đoàn kết xã hội ◦Xã hội tiến hóa từ thần quyền đến chủ nghĩa thế quyền; chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân ◦Luật pháp hướng tới sự bồi thường hơn là chỉ trừng phạt ◦Đoàn kết cơ học và đoàn kết hữu cơ ◦ Đoàn kết cơ học là kiểu đoàn kết đựa trên sự thuần nhất, đơn điệu về các giá trị và niềm tin ◦ Đoàn kết hữu cơ là dựa trên cơ sở của phân công lao động, tính đa dạng và sự khác biệt trong xã hội ◦Hiện tượng tội phạm là một hiện tượng bình thường trong đời sống xã hội. Nếu coi TP là căn bệnh thì hình phạt là phương thuốc chữa. Max Weber (1864 – 1920) ◦Nhà nước là một tổ chức độc quyền, hợp pháp sử dụng sức mạnh bạo lực ◦ 03 loại hình thống trị: thống trị bằng luật pháp; thộng trị mang tính truyền thống; thống trị bằng uy tín ◦Sự phát triển của luật pháp là quá trình từ tính phi duy lý sang tính duy lý. ◦Pháp luật chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi hoàn cảnh kinh tế, sự chuyên đối cơ cấu xã hội tư bản có ảnh hưởng đến sự phát triển của pháp luật. Eugen Ehrlich (1862 – 1922) ◦Tính xã hội và tính đa nguyên của pháp luật, Có 02 loại pháp luật: pháp luật của nhà nước và pháp luật từ thực tiễn cuộc sống. Leon Petrazycki (1867 – 1931) ◦Ông phân biệt hình thức “Pháp luật thực định” được ban hành và bảo đảm bởi nhà nước và “Pháp luật trực quan” (intuitive legal rules). Pháp luật trực quan bao gồm những kinh nghiệm pháp lý hình thành qua một quá trình phức tạp xừ xúc cảm trong tâm trí của các cá nhân (xúc cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, người khác và với bản thân) thúc đẩy cá nhân hành động. ◦Pháp luật tồn tại dưới nhiều hình thức trong đó bao bồm cả các quy chế hoạt động của các nhóm, tiền lệ pháp, tập tục Georges Gurvitch (1894 – 1965) ◦Các nhóm xã hội, các cộng đồng xã hội khác nhau, cho dù được thành lập và tổ chức chính thức hay không luôn tạo ra các quy tắc riêng để kiểm soát và điều chỉnh quan hệ với các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội khác. (tư tưởng đa nguyên pháp lý) ◦ 03 đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật ◦Lĩnh vực vi mô: quy tắc pháp lý có tính tổ chức được bảo đảm bằng sự trừng phạt và cưỡng chế bên ngoài; hình thức pháp luật hoạt động trên cơ sở một hệ thống phân cấp phụ thuộc lẫn nhau với từng quan hệ cụ thể. ◦Lĩnh vực vĩ mô: Mối liên hệ thực tại với các lĩnh vực pháp luật ◦Nguồn gốc pháp luật ◦ 2. Quan điểm của một số trường phái Xã hội học pháp luật tiêu biểu ◦ 2.2. Trường phái Xã hội học pháp luật Hoa Kỳ ◦Roscoe Pound (1870 – 1964) ◦Talcott Parsons (1902 – 1979) I. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT Roscoe Pound (1870 – 1964) ◦Hiệu trưởng trường Luật thuộc đại học Harvard ◦Pháp luật hành động ◦Luật tự nhiên tương đối ◦Pháp luật là công cụ kiểm soát xã hội, là công cụ làm hài hòa và thỏa hiệp các lợi ích Talcott Parsons (1902 – 1979) ◦Hệ thống xã hội (quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức) bao gồm bốn chức năng cơ bản (được khái quát thành sơ đồ lý thuyết hệ thống AGIL của Talcott Parsons): ◦A (Adaption) – thích ứng với môi trường tự nhiên; ◦G (Goal Attainment) – đạt mục đích (huy động các nguồn lực nhằm vào các mục đích đã xác định_); ◦ I (Intergration) – liên kết (phối hợp các hoạt động, điều chỉnh và giải quyết các xung đột, mâu thuẫn); ◦L (Latency) – duy trì khuôn mẫu (tạo ra sự ổn định, trật tự). ◦Mỗi hành động của con người đều định hướng ba giá trị cơ bản: thực tế của tình huống nhu cầu của chủ thể hành động; đánh giá tình huống dựa trên nhu cầu của cá nhân với yêu cầu xã hội Một số quan điểm khác ◦ Philip Selznick cho rằng pháp luật hiện đại ngày càng đáp ứng nhu cầu xã hội và cần phải được tiếp cận về mặt đạo đức. ◦Rolanld Dworkin lại khẳng định pháp luật không chỉ bao gồm những quy tắc pháp lý mà còn cả những tiêu chuẩn không quy tắc. ◦Lawrence Friedman khẳng định: Xã hội học pháp luật nghiên cứu về pháp luật và thiết chế pháp luật như một lĩnh vực học thuật liên ngành với phương pháp nghiên cứu đa ngành I. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT ◦ 2. Quan điểm của một số trường phái Xã hội học pháp luật tiêu biểu ◦ 2.3. Tình hình nghiên cứu xã hội học pháp luật ở Việt Nam ◦Ở Việt Nam, Xã hội học pháp luật là một lĩnh vực nghiên cứu mới, đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này là các nhà luật học. Trước những đòi hỏi của thực tiễn đời sống pháp lý đặt ra: vị trí và vai trò của pháp luật trong xã hội hiện đại như thế nào? Làm thế nào để xây dựng được những văn bản pháp luật phù hợp để điều chỉnh quan hệ xã hội? Làm thế nào để hoạt động áp dụng pháp luật có hiệu quả? Làm thế nào để những quy định của pháp luật được nhân dân đồng tình và biến thành những hành vi hiện thực, thành thói quen và lối sống tuân theo pháp luật? II. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật ◦ 1. Nội dung nghiên cứu của xã hội học pháp luật ◦ - Nghiên cứu những quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong đời sống xã hội nói chung, trong mối liên hệ của nó với các loại chuẩn mực xã hội khác nhau, như chuẩn mực chính trị, chuẩn mực tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán, chuẩn mực thẩm mĩ ◦ - Nghiên cứu tính quyết định xã hội của pháp luật thông qua việc phân tích nguồn gốc, bản chất xã hội, vai trò và các chức năng xã hội của pháp luật. ◦ - Nghiên cứu tính đặc trưng, đặc thù của các quy luật và sự tương tác của pháp luật trong hệ thống xã hội và với các phân hệ của cơ cấu xã hội, vai trò công cụ điều tiết của pháp luật với phân hệ đó. II. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật 1. Nội dung nghiên cứu của xã hội học pháp luật ◦Nghiên cứu bản chất, phân loại, hậu quả, các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật; các biện pháp phòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp luật. ◦Nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật; các nhân tố xã hội tác động đến công tác xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này. ◦Nghiên cứu ý thức pháp luật, hành vi pháp luật và lối sống theo pháp luật của các bộ phận dân cư, các nhóm xã hội cũng như các cá nhân trong xã hội. ◦Phân tích và thực hiện các hoạt động thống kê, dự báo các xu hướng biến đổi, phát triển của pháp luật trong từng giai đoạn phát triển của xã hội II. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật 1. Nội dung nghiên cứu của xã hội học pháp luật Ngoài những nội dung cơ bản thuộc đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật nói trên, ở những mức độ khác nhau, các nhà xã hội học pháp luật còn chú ý nghiên cứu một số vấn đề như: ◦Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học pháp luật, tìm hiểu và ghi nhận những đóng góp của các nhà xã hội học pháp luật tiền bối đối với sự phát triển của xã hội học pháp luật ngày nay. ◦Nghiên cứu nhằm tìm ra những phương pháp nghiên cứu, khảo sát, điều tra xã hội học về các vấn đề xã hội của pháp luật mang tính khoa học sâu sắc và có giá trị thực tiễn cao. ◦2. Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và luật học ◦2.1. Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và lý luận nhà nước và pháp luật ◦Lý luận nhà nước và pháp luật và pháp luật và Xã hội học pháp luật có môi quan hệ tác động qua lại với nhau. II. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật ◦ 2. Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và luật học ◦ 2.2. Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và khoa học pháp lý chuyên ngành ◦Hôn nhân gia đình ◦Luật Lao động ◦Luật Hình sự II. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật III. Các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật ◦Chức năng nhận thức ◦Chức năng thực tiễn ◦Chức năng dự báo 1. Chức năng nhận thức ◦Chức năng nhận thức của xã hội học pháp luật trước hết biểu hiện ở chỗ, xã hội học pháp luật trang bị cho người nghiên cứu môn học cách thức tiếp cận nghiên cứu các quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, hoạt động và phát triển của pháp luật bằng tri thức xã hội học thông qua việc nghiên cứu các khái niệm, lý thuyết và phương pháp của môn học. 2. Chức năng thực tiễn ◦ Chức năng thực tiễn của xã hội học pháp luật có quan hệ mật thiết với chức năng nhận thức. Việc nghiên cứu xã hội học pháp luật không chỉ đơn thuân là vận dụng vào nhận thức thực hiện các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong thực tiễn mà quan trọng là đưa ra các giải pháp đúng đắn, kịp thời kiểm soát các sự kiện hiện tượng đó ◦ Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, xã hội học pháp luật củng cố và xây dựng những luận cứ khoa học giúp cho Đảng và Nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật, đúng đắn, kịp thời phù hợp với tình hình phát triển xã hội ở từng giai đoạn cụ thể ◦ Hoạt động nghiên cứu xã hội học pháp luật về những mặt, khía cạnh của đời sống pháp luật cung cấp những thông tin được phản ánh từ cơ sở thực tiễn đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giúp họ cập nhật thường xuyên những thông tin cần thiết, kịp thời phát hiện được những mâu thuẫn, xung đột hay những sai lệch, từ đó tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật. 3. Chức năng dự báo ◦ Trên cơ sở các kết quả khảo sát thu thập thông tin, xử lý thông tin, các nhà xã hội học pháp luật phân tích logic, tính khách quan, nhận diện các sự kiện, hiện tượng pháp luật trong quá khứ và hiện tại, từ đó đưa ra các dự báo khoa học để làm sáng tỏ triển vọng phát triển xa hơn nữa của các sự kiện, hiện tượng pháp luật trong tương lai. ◦ Bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, xã hội học pháp luật thu thập thông tin định tính, định lượng đánh giá dự báo tác động pháp luật (RIA) giúp các chủ thể có thẩm quyền nhận biết những khả năng xảy ra khi văn bản pháp luật được ban hành. ◦ Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng về ý thức pháp luật của các nhóm xã hội, về hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, tội phạm và hiệu quả của các biện pháp đấu tranh phòng, chống hành vi sai lệch, tìm ra nguyên nhân để đưa ra những dự báo về diễn biến tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trong tương lai, giúp cho các chủ thể có thẩm quyền đưa ra các biện pháp hạn chế hành vi sai lệch và tội phạm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_xa_hoi_hoc_phap_luat_chuong_1_nhap_mon_xa_hoi_hoc.pdf
Tài liệu liên quan